Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

 Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện nội dung kiến thức ở cả ba phân môn.

2- Kĩ năng :

 Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.

3- Thái độ :

 Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.

=> Năng lực, phẩm chất hình thành:

- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.

B- Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, bài đã chấm, biên soạn đề kiểm tra 15 phút.

 

doc 26 trang linhnguyen 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
ấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
* Gợi nỗi nhớ thương:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Cụm từ " biết mấy nắng mưa" là cách nói ẩn dụ gợi phần nào vất vả lo toan của bà.
- Từ ” thương” gợi nỗi lòng thương nhớ bà trong tâm hồn đứa cháu ở xa.
TL: Với phép tu từ điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy, khổ thơ đầu hình ảnh bếp lửa có tác dụng khơi gợi, đánh thức những nỗi nhớ, niềm thương người bà yêu quý của Bằng Việt.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- TG: 5'
? Đọc diễn cảm bài thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
? Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ đầu của bài thơ: 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Đọc thêm: Bếp lửa, tình người ( Vũ Dương Quỹ ).
 Tiếng chim tu hú ( Anh Thơ, lời bình của Trịnh Thanh Sơn)
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
.............................................................................................................................................
Soạn: 23/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 63- Văn bản:
BẾP LỬA.
 ( Bằng Việt)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được những kỉ niệm tuổi thơ hạnh phúc bên bà, hình ảnh người bà tần tảo, cùng những suy ngẫm về bà.
+ Biết phân tích tác dụng biểu đạt của những hình ảnh thơ và những biện pháp tu từ độc đáo. 
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm	
- Thời gian : 25 phút.
- Y/c HS quan sát đoạn thơ từ : Lên bốn tuổi-> Ôi kì lạ....bếp lửa!
? Toàn bộ phần văn bản đó tác giả đã hồi tưởng những kỉ niệm nào?
( Dự kiến: 3 kỉ niệm: 
 + Năm BV lên bốn tuổi
 + Tám năm ròng nhóm bếp cùng bà
 + Năm giặc Pháp mở rộng chiến tranh)
 Tổ/c thảo luận nhóm: 5’
 ( Kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1+ 2: Kí ức khi Bằng Việt 4 tuổi:
? Hiện thực lịch sử nào được nhắc tới trong lời thơ tái hiện kỉ niệm khi tác giả mới lên 4 tuổi? Nhắc lại hiện thực ấy nhằm mục đích gì?
? Trong khi nhớ lại quá khứ, hình ảnh nào trở thành ấn tượng đậm nét mà đến giờ mỗi khi nhớ lại tác giả vẫn thấy như vừa xảy ra? 
? Nhắc lại kỉ niệm khi lên 4 tuổi nhà thơ muốn ta hiểu điều gì?
 Nhóm 3+ 4: Kí ức trong tám năm nhóm bếp cùng bà:
? Ấn tượng của tác giả về khoảng thời gian này là âm thanh gì? 
? Âm thanh ấy vang vọng trong trí nhớ giúp tác giả nhớ lại những gì về bà?
? Theo em có nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ: 
 " Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa"?
 Nhóm 5+6: Kí ức về thời gian giặc Pháp mở rộng chiến tranh.
? Cảnh giặc đốt làng được tái hiện ntn trong tâm trí cháu? Hình ảnh gợi cảm giác ntn?
? Hình ảnh bà hiện lên ntn trong cảnh tượng ấy?
? Việc dẫn những lời dặn trực tiếp của bà với cháu nhằm mục đích gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
 + GV bổ sung, chốt kiến thức: 
- Đọc ba câu :
Rồi sớm rồi chiều -> dai dẳng"
? Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa"?
- Sau khi suy ngẫm về bếp lửa:
? Ở đoạn cuối người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà ntn? Tìm chi tiết?
? Đoạn thơ dùng phương thức biểu đạt nào? Nghệ thuật gì được sử dụng khi suy ngẫm về bà?
 ( Nghĩa đen: là gắn bó với hành động nhóm bếp, nhóm lửa.
 Nghĩa bóng: Khi thì "nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt thấu xương
 Khi thì "nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" bà mở lòng với làng xóm, láng giềng.
 Cuối cùng là nhóm dậy, khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ) 
? Nhận xét về phạm vi tình cảm thể hiện qua mỗi động từ " nhóm"?
? Vậy vì sao tác giả đi tới khẳng định:
" Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!"
( Dự kiến: Tác giả nhận ra một điều sâu xa: Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu mà còn được nhen nhóm từ ngọn lửa lòng bà- ngọn lửa của sức sống, niềm yêu thương, niềm tin yêu truyền vào trong cháu). 
- Y/c HS đọc khổ cuối:
? Người cháu tự thấy mình đã có những may mắn gì trong cuộc sống của mình?
? Nhận xét về cuộc sống mà cháu đang được hưởng?
? Những cái " có" chưa để lòng cháu thanh thản vì sao?
? Khi viết lời thơ :
Nhưng cũng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
người cháu đã tự nhắc lòng mình điều gì?
? Khổ thơ cuối, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
? Nghệ thuật ấy khẳng định điều gì?
? Em có liên hệ gì đến cuộc sống của thế hệ mình hôm nay?
( Dự kiến: Cuộc sống hôm nay đầy đủ niềm vui trăm ngả có thể khiến ta quên những điều bình thường mà thiêng liêng kì diệu như bếp lửa của bà). 
? Khái quát nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Nêu nội dung bài thơ?
HS bộc lộ
- Tạo nhóm
- HS làm việc cá nhân 5 phút.
- HS làm việc nhóm 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + HS cùng nhóm khác nhận xét
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
HS bộc lộ
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
TL cá nhân 
HS bộc lộ
TL cá nhân 
TL cá nhân 
II- Phân tích.
1- Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
a- Khơi nguồn cho dòng hồi tưởng.
b- Những kí ức bên bà, bên bếp lửa.
* Kỉ niệm khi Bằng Việt mới lên 4 tuổi.
- Hiện thực: nạn đói năm 1945:
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi.
 -> Nhắc lại nạn đói chỉ là cái cớ để tác giả nhớ về một tuổi thơ cay cực, thiếu thốn trăm bề.
- Ấn tượng đậm nét đọng rất sâu trong tâm thức là mùi khói:
 + 4 tuổi đã quen mùi khói
 + Khói hun nhèm mắt cháu.
 + Đến giờ sống mũi còn cay.
-> Nhắc lại kỉ niệm khi lên 4 tuổi nhà thơ khẳng định : Tuổi thơ mình dẫu có thiếu thốn về vật chất nhưng không bao giờ thiếu thốn tình cảm nhất là tình cảm của bà
* Kỉ niệm về khoảng thời gian 8 năm nhóm bếp cùng bà.
 - Âm thanh: tiếng tu hú.
 + Gợi nhớ những câu chuyện bà kể về những ngày ở Huế.
 + Gợi những cử chỉ, việc làm tận tuỵ đầy tình thương, che chở của bà với cháu thay cha mẹ công tác xa:
 " Bà dạy cháu làm, bà bảo cháu nghe, bà chăm cháu học".
- Tiếng tu hú đoạn cuối thể hiện nỗi nhớ nhà nhớ quê, nỗi xót xa cho cuộc đời lận đận trong hiu quạnh của bà.
* Kỉ niệm về những năm giặc đốt làng.
- Cảnh giặc đốt làng:
 Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
-> Làng xóm tiêu điều xơ xác, chỉ còn là đống tro tàn lụi, tang tóc thương đau.
- Hình ảnh bà: 
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
 Bố ở chiến khu bố còn việc bố
 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
-> Lời dặn trực tiếp của bà không chỉ giúp ta hình dung rõ ràng giọng nói, tỉnh cảm và suy nghĩ của bà mà còn sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ VN yêu nước, chịu đựng khó khăn âm thầm , hi sinh lặng lẽ để làm trong nhiệm vụ của người hậu phương . Đó là con người kiên trì nhóm lửa và giữ lửa.
2- Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
* Suy ngẫm về bếp lửa:
- Hình ảnh bếp lửa: là hình ảnh thực tĩnh tại và tương đối khách quan -> thể hiện cuộc sống âm thầm lặng lẽ trong căn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu. 
- Hình ảnh ngọn lửa: là hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hơn, chủ quan hơn. Đó là biểu tượng của tình thương, niềm tin của bà với cuộc KC chống thực dân Pháp. Ngọn lửa soi sáng chân dung tinh thần bà, soi sáng tình bà cháu bất diệt, biểu tượng cho sự sống muôn đời. 
 * Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Cuộc đời: Tần tảo, chịu thương chịu khó lặng lẽ hi sinh:
 " Lận đận đời bà...nồng đượm"
- Hoạt động nhóm bếp của bà: Nhóm niềm yêu thương, niềm vui, sự san sẻ, khơi dậy tâm tình tuổi thơ:
 " Nhóm niềm yêu thương, sẻ chung vui, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ".
-> Phương thức tự sự, biểu cảm kết hợp với nghị luận; điệp từ " nhóm" nhắc lại nhiều lần mang hai nét nghĩa đen và nghĩa bóng.
=> Phạm vi tình cảm được mở rộng dần: Ban đầu chỉ là tình cảm của hai bà cháu trong căn nhà nhỏ hẹp rồi mở rộng ra là tình cảm với xóm làng, quê hương; ban đầu chỉ là bồi dưỡng cho cháu tình yêu quê hương qua hương vị khoai sắn ngọt bùi, sau đó là khắc sâu, khơi dậy những kí ức tuổi thơ, những tâm tình khi Bằng Việt còn nhỏ bên bà, bên bếp lửa.
Bếp lửa trở thành mảnh hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
3- Niềm thương nhớ của cháu.
- Người cháu tự cảm thấy mình có nhiều may mắn:
 + Được đi nước ngoài: Giờ cháu đã đi xa...
 + Được tiếp nhận những điều tốt đẹp: Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả.
-> Cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
- Cháu chưa cảm thấy thanh thản vì không quên ánh sáng hơi ấm bên bếp lửa của bà nơi quê hương:
 - Lời thơ: Nhưng vẫn chẳng...lên chưa"
-> Tác giả nhắc nhở mình không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên hình bà của một thời thơ ấu nghèo khổ gian nan và những lận đận đời bà. Không được quên tấm lòng ấm áp của bà, không quên những tận tuỵ hi sinh vì tình nghĩa của bà .
 + Điệp từ " trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ: cháu đã có rất nhiều thứ mới mẻ, cái nào cũng đẹp, cũng vui 
 + Đối lập giữa sự đầy đủ, niềm vui được có tất cả với cuộc sống cơ cực bên bà.
-> Khẳng định tinh thần uống nước nhớ nguồn, không quên quá khứ gian nan khi cuộc sống thay đổi.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà vừa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng.
- Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
2- Nội dung:
Sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng cảm thụ văn học 
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
? Đọc diễn cảm bài thơ?
? Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB để viết đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
? Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 ..........................................................
Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Đọc thêm: Bếp lửa, tình người ( Vũ Dương Quỹ ).
 Tiếng chim tu hú ( Anh Thơ, lời bình của Trịnh Thanh Sơn)
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị: HDHS tự đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
..............................................................................................................................................
Soạn: 23/ 11/ 2020- Dạy: / 12/2020
Tiết 64- Văn bản:
ÁNH TRĂNG.
 ( Nguyễn Duy)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Nguyễn Duy và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. 
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu suy nghĩ mang ý nghĩa biểu tượng.
2- Về kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3- Về thái độ:
 Biết trân trọng quá khứ tốt đẹp, tự bồi dưỡng cách sống ân tình thuỷ chung cho mình.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
* Tích hợp môi trường: Liên hệ sự thay đổi của môi trường với tình cảm của con người.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được chủ đề phẩm, tạo tâm thế hào hứng.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày một phút.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
- HS nghe bài hát Bài ca không quên.
? Bài hát gợi trong em điều gì? 
Bài ca không quên chính là vết khắc trong tâm khảm con người về một thời máu lửa đã đi qua. Vậy mà khi trở về với cuộc sống hòa bình có biết bao con người đã bị cuốn vào những giá trị vật chất tầm thường mà quên đi tình nghĩa trong quá khứ. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy nhẹ nhàng sâu lắng như một lời nhắc nhở con người một đạo lí sống. Đạo lí ấy là gì? Cô sẽ cùng các em đến với bài thơ này để thấm nhuần đạo lí đó nhé.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Mục tiêu: Học sinh có được những hiểu biết ban đầu về Tác giả, tác phẩm
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 10 phút.
- Y/c HS quan sát chân dung nhà thơ Nguyễn Duy:
? Căn cứ hợp đồng học tập đã giao từ tiết trước, đại diện nhóm 1( 2, 3...) trình bày những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Duy? 
GV chốt, diễn giảng:
- Hướng dẫn đọc:
 + 3 khổ đầu giọng kể bình thường, nhịp nhàng. 
+ Khổ 4: giọng cao ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của vầng trăng.
+ Khổ 5,6: giọng tha thiết trầm lắng, suy tư
- Tìm hiểu chú thích: Tri kỉ: bạn bè, hiểu nhau.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
? Xác định thể thơ?
? Bài thơ được bố cục thành mấy phần?
? Nhận xét mạch vận động của cảm xúc trong bài thơ? ( diễn biến theo trình tự nào?)
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Mục tiêu: Hiểu được mạch cảm xúc của Nhân vật trữ tình, những đổi thay trong suy nghĩ trước Vầng trăng.
+ Phân tích được giá trị biểu đạt của các từ ngữ chọn lọc và các biện pháp tu từ
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 25 phút.
- Quan sát 2 khổ thơ đầu:
? Hãy cho biết khổ thơ đầu tái hiện lại mấy thời điểm trong cuộc đời của người lính? 
( Dự kiến: 2 thời điểm: Hồi nhỏ và hồi chiến tranh).
- Trước hết là hồi nhỏ:
? Cuộc sống của nhân vật trữ tình gắn với những vùng không gian nào?
- Quan sát vào ba từ với và những từ đồng, sông, bể :
? Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng qua hai câu thơ đầu? 
? Với phép điệp từ và liệt kê, 2 câu thơ gợi được điều gì?
( GV: Hai câu thơ đầu không nhắc đến vầng trăng. Thì ra thứ ánh sáng bàng bạc lúc này cũng dễ nhớ, dễ quên như khí trời. Chỉ tới khi lớn lên, trở thành người lính, cái ánh sáng mơ hồ kia mới neo đậu vào trí nhớ con người).
- Quan sát vào hai câu thơ tiếp theo:
? Ở thời điểm thứ hai – hồi chiến tranh, không gian có sự thay đổi, đó là không gian nào? 
? Cụm từ hồi chiến tranh gắn với định ngữ ở rừng giúp em hình dung gì về cuộc sống của con người trong không gian ấy?
? Trong không gian mới ấy, người lính có cảm thấy đơn độc không? 
( Dự kiến: không).
Vì sao họ không đơn độc? 
( Dự kiến : có vầng trăng tri kỉ).
 ? Em hiểu tri kỉ nghĩa là gì? Đây là cách nói vận dụng phép tu từ nào? Quan hệ giữa người và trăng lúc này ra sao?
( Dự kiến: Tri kỉ: những người bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình).
( GV: Chỉ với 1 từ tri kỉ đã gói ghém biết bao sự gắn bó, sự yêu mến thiết tha giữa người lính và vầng trăng. Và tình cảm ấy không phải là nhất thời mà nó lớn dần theo thời gian. Vầng trăng gắn bó với tuổi ấu thơ hôm nào giờ đây mới gieo hạt vào tâm hồn người lính, nuôi dưỡng, chở che cho cho người lính trong cuộc sống chiến trường nhiều gian khổ).
? Mỗi giao tình giữa con người và vầng trăng tiếp tục được tái hiện như thế nào trong khổ thơ tiếp theo?
? Nhận xét về ngôn từ và nghệ thuật ở khổ thơ thứ hai? 
( GV: gợi được lối sống chan hòa, không còn khoảng cách giữa con người với thiên nhiên. Họ sống vô tư hồn nhiên giữa núi rừng. Họ không phải e dè hay giấu giếm bản thân mình giữa thiên nhiên, không phải đề phòng thiên nhiên). 
( GV: tô đậm, hữu hình hóa tâm hồn con người với vẻ đẹp hoàn toàn vô tư không toan tính của cỏ cây hoa lá). 
( GV: ẩn dụ cho nghĩa tình trong quá khứ, nghĩa tình của nhân dân, đồng đội.
Từ vầng trăng tri kỉ ở trên đến đây đã hóa thành vầng trăng tình nghĩa. Sự chuyển hóa ấy diễn ra hết sức tự nhiên như thứ tình cảm tự nhiên của con người.
? Động từ “ ngỡ” khẳng định điều gì?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hai khổ thơ đầu được kể theo trình tự nào? Em thấy trong quá khứ, người với trăng có quan hệ ntn? 
GV chuyển ý: ĐT “ ngỡ” khép lại quá khứ ân tình mở ra một hiện tại mới mẻ. Nhưng nếu để ý kĩ ta sẽ nhận ra ngay trong từ ngỡ vẫn có cái gì đó như là sự dự báo về cái điều bất trắc sẽ xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Và tình cảm của người lính với vầng trăng diễn biến như thế nào trong hiện tại, ta cùng tìm hiểu tiếp phần b.
- Quan sát vào khổ thơ thứ ba
? Hãy cho biết cuộc sống của con người trong hiện tại được mở ra bằng chi tiết nào về không gian và điều kiện sống?
? Không gian và điều kiện ấy ẩn dụ một cuộc sống ntn? 
( GV: ánh điện cửa gương quý giá thay cho ánh sáng tự nhiên và cuộc sống đơn sơ).
? Tình cảm con người đối với vầng trăng khi ấy được diễn tả bằng câu thơ nào?
? Dựa vào chủ thích (1): Em hiểu người dưng là người như thế nào? ( Dự kiến: Người không có quan hệ họ hàng, không thân thiết, quen biết gì với người được nói đến)
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả vầng trăng? 
Dùng so sánh và nhân hóa diễn tả sự đổi thay nào trong tình cảm con người?
- Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Theo em vì sao có sự xa cách giữa người và trăng?
( Dự kiến: Có sự xa lạ, cách biệt là vì:
- Không gian khác biệt: Ở quê, ở rừng-> thành phố.
- Thời gian cách biệt: tuổi thơ, người lính -> công chức.
- Điều kiện sống cách biệt: Khó khăn, thiếu thốn-> c/s hiện đại khép kín, chật hẹp, phương tiện hiện đại.
( GV: Sau chiến thắng ở rừng về với cuộc sống hiện đại, người lính quen dần với ánh điện cửa gương. Những tưởng cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp thì tâm hồn con người cũng trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng hóa ra việc quen với cuộc sống mới đầy đủ ấy lại khiến con người thay đổi. Trong căn phòng buyn đinh hiện đại, thứ ánh sáng nhân tạo khiến người ta quên mất vẻ đẹp của ánh trăng tự nhiên. Con người bỗng quên đi quá khứ và nghĩa tình trong quá khứ. Sự dửng dưng vô tình tới mức tàn nhẫn. Đặt trong hoàn cảnh ra đời bài thơ- năm 1978, sau khi chiến tranh đã kết thúc, nhà thơ đã khái quát một hiện thực đau xót: biết bao con người từng sống tốt đẹp trong chiến tranh thế mà khi hòa bình họ bị cuốn vào cuộc sống vật chất trở nên biến chất. Những câu thơ đọc lên nghe mà chua xót bởi nhà thơ đâu chỉ là nói về tình người với trăng mà đang nói về nhân tình thế thái).
 ? Có thể thấy, trong cuộc sống hiện tại, tình cảm của con người với trăng ntn? 
(GV: Sự bội bạc của con người với vầng trăng, với quá khứ sẽ mãi là như thế nếu không có một tình huống đặc biệt. Tình huống ấy ntn, ta tiếp tục tìm hiểu phần 2.
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm học hợp đồng.
+ Đại diện 1 nhóm HS trình bày.
+ Nhóm khác bổ sung
HS đọc, nhận xét
Tìm hiểu chú thích
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp
- HĐ cá nhân 1’; Trao đổi theo cặp: 2 phút
- Trình bày, nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân 
HS bộc lộ
TL cá nhân
- HS tạo cặp
- HĐ cá nhân 1’; Trao đổi theo cặp: 2 phút
- Trình bày, nhận xét
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả :
- Tên khai sinh là Nguy

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_truon.doc