Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

2- Về kĩ năng.

- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

3- Về thái độ.

- Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ.

- Bồi dưỡng tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: yêu nước qua việc tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha anh; có trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: lòng cảm phục những chiến sĩ lái xe Trường Sơn, lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

 

doc 18 trang linhnguyen 6120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
ung tâm?
- Mục tiêu: hiểu được hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,của những con người dã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : yêu nước, trách nhiệm	
- Thời gian : 20 phút.
? Hai câu thơ đầu có nhiệm vụ gì?
? Hình ảnh " bom giật", " bom rung" gợi tả được điều gì?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ở hai câu thơ đầu? Giọng điệu ấy có phù hợp với tính cách người chiến sĩ không?
? Có thể nói ntn về hai câu thơ đầu?
? Hai câu thơ tiếp theo diễn tả được điều gì?
? Nhận xét về nghệ thuật hai câu thơ và tác dụng của nghệ thuật ấy?
- TL: Khổ thơ đầu tứ thơ về xe không kính xuất hiện. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nói về vẻ đẹp ung dung, hiên ngang của những chiến sĩ lái xe. 
? Khổ thơ thứ hai ghi lại điều gì?
? Cảm giác ấy được ghi lại ntn?
 Tổ chức chia sẻ cặp đôi: 3’.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở khổ thơ này? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật với nội dung đoạn thơ?
- Bổ sung, chốt.
? Có thể nói khổ thơ đã thể hiện cảm giác gì của người lính lái xe không kính?
TL cá nhân
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đại diện trình bày
- Các nhóm bổ sung.
- Đọc, tìm hiểu chú thích
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân:
 + hình ảnh những chiếc xe không kính.
Hình ảnh trung tâm: người chiến sĩ lái xe.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’
- Báo cáo
- Nhận xét
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả.
- Sinh năm 1941, quê Phú Thọ
- Là nhà thơ trẻ, trưởng thành trong KC chống Mĩ, chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn.
2- Bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính..
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung.
* Đề tài: người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
* Xuất xứ- hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, giữa lúc cuộc KC chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, in trong tập Vầng trăng - quầng lửa”( 1970), ” Thơ một chặng đường” ( 1994).
* Thể thơ:
Thơ tự do( các câu thơ số tiếng khác nhau, vần được gieo ở tiếng cuối cùng của dòng thơ).
 * Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả 
* Nhân vật trữ tình:
 Ta – tác giả- người lính lái xe.
* Nhan đề bài thơ.
- Bài thơ có nhan đề khá dài nhưng thu hút bởi vẻ độc đáo mới lạ của nó.
- Hình ảnh những chiếc xe không kính trần trụi, xây xước méo mó, không kính, không đèn, không mui vẫn ung dung, băng băng trên tuyến đường Trường Sơn chở quân, chở đạn, gạo, súng hướng về miền Nam. Đây là hình ảnh rất thực, thường gặp trong những năm tháng chống Mĩ gian lao và hào hùng.
- Thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực khốc liệt về chiến tranh mà còn chủ yếu nói về chất thơ viết lên từ hiện thực ấy- chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm trẻ trung vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của chiến tranh.
II- Phân tích.
1- Khổ thơ đầu: Tứ thơ không kính xuất hiện.
* Lí giải vì sao xe không có kính.
 Không có kính không phải vì xe không có kính.
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
 - Hình ảnh "bom giật bom rung”: gợi tả tính chất khốc liệt của chiến tranh làm những chiếc kính xe bị bị vỡ.
 - Giọng điệu ngang tàng như lí sự, như tranh cãi ( Không có, không phải vì không có) : phù hợp với tính cách ngang tàng, dũng cảm, đầy nghị lực, thích tếu nhộn của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
-> Hai câu đầu ngắn gọn, gợi được hiện thực máu lửa về những năm tháng chống Mĩ ác liệt ở Trường Sơn.
* Tư thế của người lính : 
 Ung dung....ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
 - Đảo trật tự từ, đưa ”ung dung ” lên trước ĐT ” ngồi”: nhấn mạnh tư thế ung dung tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai.
 - Đại từ "ta” : thể hiện tư thế chủ động, đứng trên đầu thù.
 - Điệp từ ” nhìn”: mở ra cái nhìn khoáng đạt (nhìn thấp, nhìn cao, nhìn xa, nhìn thẳng); 
-> Hai câu thơ thể hiện được vẻ đẹp tinh thần dũng mãnh, tư thế hiên ngang đứng trên đầu thù của người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự Trường Sơn.
2- Khổ thơ thứ hai: Cảm giác của người lính lái xe.
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 Thấy con đường chạy thẳng vào tim
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
 Như sa như ùa vào buồng lái.
- Nghệ thuật :
 + Sử dụng điệp từ " thấy” kết hợp với phép liệt kê: thể hiện cảm xúc mạnh, trực tiếp về gió, con đường, sao trời, cánh chim. 
 + Nhân hóa "gió xoa mắt đắng” ( gió lùa trực tiếp vào con mắt cay xè vì thiếu ngủ).
 + Hình ảnh đa nghĩa, có sức gợi "con đường chạy thẳng vào tim”: Vừa là con đường cụ thể, con đường chiến lược nguy hiểm; nó còn hàm nghĩa là con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì độc lập tự do của đất nước, dân tộc.
 + Động từ mạnh "sa, ùa”: đặc tả tốc độ phi thường của những chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn.
 -> Đó là cảm giác mạnh, sự thích thú. Từ cái khó khăn nguy hiểm của không kính biến thành niềm vui được giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên( sao trời, cánh chim trở thành đối tượng giao hòa)
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
TG: 5'.
 ? Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe qua hai khổ thơ đầu?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiết 1 viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ đầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
TG: 2 phút.	
 Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ đầu.
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích lại nội dung đã phân tích.
- Chuẩn bị : Tiếp phần còn lại.
.......................................................................................................................................
Soạn: 10/11/ 2020 - Dạy: /11 /2020.
Tiết 48- Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH( tiếp)
 (Phạm Tiến Duật).
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng" Bài thơ về tiểu đội xe không kính"?Phân tích hai khổ thơ đầu?
Gv dẫn vào bài mới: Như vậy, ở tiết đầu các em đã được biết đến vẻ đẹp của tư thế ung dung, hiên ngang, tinh thần chủ động đón nhận khó khăn để hòa mình vào thiên nhiên khi lái những chiếc xe không kính. Tiết ngày hôm nay ta lại cùng nhau tìm hiểu thêm những vẻ đẹp khác của người lính lái xe TS những năm kc chống Mĩ qua phần còn lại của VB.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ của HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
? Khổ thơ 3 và 4 cho ta biết thêm điều gì về chiến sĩ lái xe không kính?
? Hiện thực về khó khăn hiện lên ntn trong khổ thơ thứ ba và 4?
? Khó khăn có khiến người lính bị khuất phục hay làm giảm bước tiến về Nam không?
? Thái độ của họ trước khó khăn ntn? Biểu hiện bằng câu thơ nào?
 Tổ chức chia sẻ cặp đôi: 3’.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật 2 khổ thơ 3,4?
 - Bổ sung, chốt.
? Những biện pháp nghệ thuật trên giúp em cảm nhận được điều gì về người lính lái xe trong KC chống Mĩ?
? Tình đồng đội của họ được hình thành ntn?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ và tác dụng của nghệ thuật trong việc diễn tả tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe?
Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: 
Liên hệ thực tế (phim tư liệu):
- Con đường Trường Sơn 
- Bom đạn kẻ thù
- Bếp Hoàng Cầm
(Kiểu bếp dã chiến của bộ đội do anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm sáng chế ra, thực, thực hiện yêu cầu tối mật của cách mạng: oangHÔHaHoang
	Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng.)
(GV: Những khoảnh khắc của chiến tranh giữa sống và chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng chung một lí tưởng đã gắn bó với nhau như tình ruột thịt. Cái bắt tay thể hiện những tâm hồn cởi mở, thân thiện, thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, lời thề quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ. Trong niềm vui gặp gỡ họ tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Chính lòng yêu nước là động lực tạo ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc)
? Khổ thơ cuối hình ảnh những chiếc xe vận tải quân sự được miêu tả ntn?
? Nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ này là gì?
? Những mất mát ấy có làm ảnh hưởng đến khả năng lăn bánh của đoàn xe không? Câu thơ nào biểu hiện điều này?
? Hai câu cuối bài thơ sử dụng nghệ thuật gì?
? Tóm lại: khổ thơ cuối bài giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp nào của người chiến sĩ lái xe?
- dg: Kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sắc thái biểu hiện. Mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc muôn vàn thiếu thốn hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy " chỉ cần trong xe có một trái tim". Tưởng như là vô lí bởi xe phải chạy bằng xăng, nhưng thật ra là có lí khi bộ não của xe, linh hồn của xe bây giờ là tấm lòng, tinh thần chiến sĩ lái xe. Nói đến xe mà nói đến người, thật là độc đáo. Kiểu kết thúc đó vừa gói vào lại vừa mở ra đã tăng thêm ý tưởng chủ đề bài thơ lên rất nhiều lần làm cho bài thơ có một vẻ đẹp khó quên.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ?
? Bài thơ thể hiện nội dung gì?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân:
Khó khăn không cản trở được bước tiến của đoàn xe không kính.
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’
- Báo cáo
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân:
 Mất mát không ảnh hưởng đến khả năng lăn bánh của đoàn xe.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích( tiếp)
3- Khổ thơ 3,4: Sự ngang tàng phớt đời.
- Hiện thực khó khăn khi không kính:
 + Bụi đường "phun tóc trắng như người già"
 + Mưa tuôn "mưa tuôn mưa xối như ngoài trời"
- Thái độ: ngạo nghễ.
 + Chưa cần rửa phì phèo...
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 + Chưa cần thay...khô mau thôi”.
- Nghệ thuật: 
 + Lặp cấu trúc ( khổ 4 lặp cấu trúc khổ 3).
 + Hình ảnh đối lập ( khó khăn- tinh thần bất chấp khó khăn)
 + Giọng thơ ngang tàng, chữ ừ vang lên như một thách thức.
 + Hình ảnh so sánh đầy chất hiện thực, hóm hỉnh ” bụi phun tóc trắng ngoài trời”.
 Kiểu hút thuốc rất ấn tượng mà cũng rất lính ” phì phèo).
 Nụ cười lạc quan, yêu đời và hồn nhiên khi nhìn gương mặt lấm của nhau.
 + Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng ( mưa ngừng gió lùa khô mau thôi).
-> Những người lính trẻ hiện lên với nhiệt tình CM cao: dũng cảm, sôi nổi, lạc quan, tươi trẻ, sẵn sàng bất chấp khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.
4- Khổ thơ 5,6: Tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe:
Hình thành:
 + Từ trong bom rơi, về họp thành tiểu đội.
 + Từ cái bắt tay qua cửa kính vỡ.
 + Từ bữa cơm chung như một gia đình.
 + Từ cuộc sống đơn sơ mà ấn tượng ( võng mắc chông chênh).
-> Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chân thực.
- Từ láy chông chênh có giá trị gợi hình, gợi giấc ngủ theo con đường gập ghềnh trên cánh võng.
- Ẩn dụ trời xanh thêm : biểu hiện sự vĩnh hằng của hi sinh mất mát, của cuộc sống hòa bình.
=> Tình đồng chí đồng đội hình thành tự nhiên mà keo sơn, gắn bó; sức mạnh của nó làm nên cuộc sống độc lập, bình yên.
5- Khổ thơ cuối:
- Hình ảnh những chiếc xe:
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước.
-> Nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ ” không có” nhắc lại ba lần, nhân lên, làm chồng chất những mất mát khốc liệt mà quân thù gieo xuống .
- Tinh thần người lái:
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
-> Nghệ thuật đối lập: tinh thần vượt khó với mất mát, khó khăn .
 Hình ảnh hoán dụ " trái tim” : chỉ người chiến sĩ lái xe. Có trái tim, chiếc xe trở thành cơ thể thống nhất với chiến sĩ. Và như thế không một tổn thất nào có thể ngăn cản được.
=> Khổ thơ làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tinh thần và khát vọng cao cả- khát vọng chiến đấu vì sự giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật.
- Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu giống hình thức văn xuôi, giọng thơ phóng khoáng, ngang tàng.
- Nhịp thơ sôi nổi trẻ trung.
- Sự đối lập được vận dụng trong từng khổ thơ nhưng tập trung cao nhất là khổ thơ cuối : một bên là trái tim- biểu tượng của tấm lòng, tình cảm, người chiến sĩ; bên kia là sự thiếu thốn, tổn thất, mất mát” không kính, không đèn, không mui, thùng có xước nhưng trái tim yêu nước, nhiệt tình CM của người chiến sĩ đã chiến thắng..
2- Nội dung:
- Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong KC chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan bất chấp khó khăn nguy hiểm chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
Hoạt động 3: Luyện tập.	
- Mục tiêu: củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
? Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe? Thái độ của em với thế hệ trẻ trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
? Học xong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào việc viết đoạn văn cảm thụ về hình ảnh thơ hay.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
TG: 2 phút.
 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc thêm: Những trái tim cầm lái ( Vũ Dương Quỹ- Những ấn tượng văn chương).
 Những chiếc xe không kính trên đường Trường Sơn ( Nguyễn Văn Long- Ôn tập Ngữ văn 9).
 - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích lại nội dung nghệ thuật bài thơ theo cách đã phân tích.
- Chuẩn bị : Đoàn thuyền đánh cá.
. 
Soạn: 10/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
 Tiết 53,54: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
2- Về kĩ năng:
 Xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình tượng bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi người phụ nữ mà em được biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP dự án)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
Bước 1: Cả nhóm cùng thống nhất, lên ý tưởng cho buổi triển lãm.
- Nội dung triển lãm: Những nét tương đồng và sự khác biệt cơ bản về nét đẹp của phụ nữ xưa và nay.
- Hình thức triển lãm: Kết hợp nhiều hình thức như tranh vẽ, ảnh chụp, video clip phỏng vấn, hiện vật, các tác phẩm thơ, văn sư tầm hoặc tự sáng tác
- Thời gian tổ chức triển lãm: 2 tiết – Địa điểm tổ chức triển lãm: Phòng học tiếng Anh.
- Cách thức tuyên truyền, quảng bá: Làm tờ rơi, áp phích,...cho cuộc triển lãm.
Bước 2: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Sưu tầm: 
 + Chân dung phụ nữ thành đạt: tham khảo trên truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây về nhân vật nữ thành đạt, tấm gương người tốt, việc tốt,...
 + Chân dung bạn học sinh nữ có thành tích cao trong học tập ở lớp, ở trường.
- Viết lời thuyết minh, giới thiệu, chú thích cho các hình ảnh, tranh vẽ, hiện vật được trưng bày.
- Làm tờ rơi, áp phích quảng cáo cho cuộc triển lãm và chia sẻ đến các đối tượng quan tâm( các bạn cùng khối, GV Ngữ văn)
Bước 3: Các thành viên thực hiện nhiệm vụ đã được phân công theo đúng thười hạn.
Bước 4: Tập hợp sản phẩm của các thành viên, sắp xếp, bố trí theo không gian triển lãm, thời gian lịch sử, trang trí không gian trưng bày cho cuộc triển lãm .
- Y/c cả nhóm tổ chức triển lãm tại địa điểm đã lực chọn.
- Giới thiệu về các tác phẩm, hiện vật được trưng bày trong cuộc triển lãm cho người xem.
- Tiêu chí đánh giá: 
 + Về sản phẩm: Sản phẩm tham gia triển lãm thể hiện rõ nét những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa phụ nữa xưa và nay; sản phẩm có chú thích rõ ràng.
 + Về hoạt động: Các thành viên tích cực, chủ động, sáng tạo hoàn thành công việc được giao, xác định được nhiệm vụ cần làm; có sự phân công công việc chi tiết, cụ thể và phù hợp; làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả; hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đặt ra. Các thành viên trong nhóm đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác.
- HS tiến hành HĐ 
- Sắp xếp, trưng bày.
Đại diện HS giới thiệu sản phẩm trưng bày.
I- Xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của phụ nữ xưa và nay.
II- Tổ chức triển lãm về phụ nữ xưa và nay.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng. 
- Tiếp tục sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về người phụ nữ thành đạt.
- Tập trưng bày và viết lời thuyết minh cho nội dung đã sưu tầm.
- Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng( tiếp).
PHỤ LỤC: Phiếu đánh giá hoạt động.
Phiếu đánh giá số 1: Cá nhân tự đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0,1,2,3,4
Họ tên thành viên
Mức đóng góp
Phiếu đánh giá số 2: Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D.
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
................................................................................................................................................
Soạn: 10/ 11/2020- Dạy: / 11/2020
Tiết 55- Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG.
 ( Từ tượng thanh....Một số phép tu từ)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2- Về kĩ năng.
- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh trong VB.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một VB. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong Vb cụ thể.
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt ...
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Các cách phát triển từ vựng tiếng việt?
	? Thế nào là từ mượn? Từ Hán Việt? 
	? Thế nào là trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?
* Khởi động vào bài mới.
- Câu đố: Có một bức tranh toàn là đàn ông thì đó là bức tranh gì? ( Thiếu nữ).
GV dẫn vào bài: Câu đố trên dùng hình thức chơi chữ. Chơi chữ cũng là một trong những phép tu từ từ vựng. Bài hôm nay, ta sẽ cùng nhau tổng kết về từ vựng .
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_truon.doc