Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

2- Về kĩ năng.

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của trong bài thơ.

- Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3- Về thái độ.

- Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài, vở bài tập, sgk.

 

doc 22 trang linhnguyen 06/10/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 9 theo CV417 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
nh đồng chí có sức mạnh như thế nào khi họ thấu hiểu tâm sự về hoàn cảnh riêng?
- Tiếp tục quan sát 10 câu thơ:
? Lời thơ nào tái hiện trải nghiệm cuộc sống của người lính khi ở chiến trường?
? Nhận xét về những chi tiết thơ( có thật hay hư cấu)? Cấu trúc câu thơ có gì đặc biệt?
? Từ đó ta thấy cuộc sống của những người lính hiện lên ntn?
- dg: Những câu thơ về những trải nghiệm của người lính trong quân ngũ như dựng lại cả một thời kì dài- đầu KCCP gian khổ, khốc liệt. Ta đánh giặc trong muôn vàn thiếu thốn: cơm không đủ no, áo không đủ mặc, chiến sĩ ta có gì mặc nấy, không có quân trang cấp phát như bây giờ . Vì vậy có những giai thoại vui về các anh vệ túm, vệ trọc: Áo quần rách lấy dây rừng túm lại; thiếu thuốc thang nên tóc trọc cả đầu.
? Cuộc sống thiếu thốn song tinh thần của họ được thể hiện bằng câu thơ nào? Đó là tinh thần gì?
- dg: Đến đây ai mà không hiểu, không cảm động trước hình ảnh cha ông ta đánh giặc giữa trăm ngàn thiếu thốn. Có hiểu mới thấy thương quý hơn lớp người đi trước, đánh giặc bằng vũ khí tự tạo:
 Lột sắt đường tàu
 Rèn thêm dao kiếm
 Áo vải chân không
 Đi lùng giặc đánh.
 Hay người nông dân “ Mến nghĩa làm quân chiêu mộ” ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) : “Chẳng cần qua 18 ban võ nghệ” vẫn dũng cảm lao vào chiến đấu chống xâm lăng với 
“ rơm con cúi”, “ lưỡi dao phay” mà cũng làm nên chiến thắng).
? Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
? Như vậy, đến đây tình đồng chí còn có thêm sức mạnh nào nữa?
- dg: Với hình ảnh thơ chân thực, giàu chất liệu cuộc sống, Chính Hữu đã gửi đến chúng ta một thông điệp rất thực về tình đồng chí, đồng đội những năm đầu KCCP. Cuộc sống thiếu thốn gắn bó họ với nhau, là tiền đề của sức mạnh chiến thắng ngoại xâm.
- Y/c Hs đọc 3 câu cuối:
Hoạt động nhóm: 5’
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
+ GV giao nhiệm vụ: 
Câu 1: Hình ảnh người lính được gợi ra từ bối cảnh thời gian, không gian, thời tiết nào?
Câu 2: Trong hiện thực nghiệt ngã ấy, hình tượng người lính được khắc họa trong tư thế ntn? Họ phát hiện ra điều gì?
Câu 3: Đoạn thơ kết hợp những bút pháp nào? Em cảm nhận gì về hình ảnh thơ “ Đầu súng trăng treo”?
 + Thời gian: 5 phút.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức. 
( Đó là cái vắng lặng của rừng hoang, cái tê buốt của giá rét luồn vào da thịt của sương muối cộng với cái căng thẳng của trận đánh sắp tới)
( GV: Tư thế này cũng phần nào phản ánh đựợc cục diện của chiến cuộc Việt Bắc thu đông 1947, thế chủ động đã thuộc về ta. Họ đứng cạnh bên nhau truyền cho nhau hơi ấm, vượt lên sự nghiệt ngã của rừng hoang, cái tê buốt của sương muối ).
 (GV: Phục kích giặc, vầng trăng xuống thấp dần cảm giác như trăng đang treo trên đầu mũi súng. Từ “ treo” nối liền bầu trời và mặt đất. Hình ảnh bất ngờ mà lí thú trăng treo đầu mũi súng” được phát hiện qua con mắt, đúng hơn là tâm hồn nhạy cảm của người lính. Trong cuộc chiến đấu gian khổ khắc nghiệt, người lính vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng lãng mạn. Sự thật là lãng mạn đã giúp người lính vượt lên mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.
? Có thể nói gì về sức mạnh của tình đồng chí qua 3 câu thơ cuối?
( Hình ảnh đẹp đẽ này đã trở thành nhan đề cho cả tập thơ của Chính Hữu).
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ?
? Bài thơ thể hiện nội dung gì?
- Quan sát.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Đọc 3 câu
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- HĐ cá nhân 2’; nhóm 3’.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
II- Phân tích.
1- Cơ sở của tình đồng chí.
2- Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
* Hoàn cảnh riêng:
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
 Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính
- Chọn lọc hình ảnh “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” là hình ảnh quen thuộc, gắn bó như máu thịt với người nông dân.
- Biện pháp nhân hóa+ hoán dụ “ giếng nước gốc đa” chỉ quê hương, người thân đang nhớ về các anh. 
- “ gian nhà không” : gợi tả rất hay về cái nghèo mà không tội nghiệp, không ảm đạm
- Từ “ mặc kệ” : chỉ thái độ ra đi đánh giặc một cách dứt khoát của anh bộ đội.
-> Từ tâm sự, họ thấu hiểu, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau, tình đồng chí càng thêm gắn bó keo sơn, quyết tâm vì thế cũng càng cao.
=> Tình đồng chí giúp người lính vượt lên hoàn cảnh riêng tư để gắn bó trọn vẹn với cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước.
* Những trải nghiệm cuộc sống chiến trường:
- Trải nghiệm:
“ Biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày”.
 + Chi tiết thơ miêu tả hết sức chân thành, mộc mạc, giản dị.
 + Cấu trúc câu thơ cân xứng
( “ áo anh- quần tôi”, “ rách vai- vài mảnh vá”)
-> Người lính trải nghiệm cuộc sống thiếu thốn, gian khổ những năm đầu KC chống Pháp.
- Tinh thần: 
 “ Miệng cười buốt giá” 
-> Đó là sự vui vẻ, tinh thần lạc quan thanh thản, là chất dũng cảm thuộc về bản chất của người dân lao động.
- Hình ảnh “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay” bộc lộ tình thương yêu của các anh bộ đội thật thấm thía:
 + Thể hiện sự cảm thông chân thành.
 + Sự sẻ chia lặng lẽ, sâu lắng.
 + Lời thề quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.
=> Tình đồng chí tiếp thêm sức mạnh khiến người lính có nghị lực vượt qua khó khăn, thiếu thốn, quyết tâm vì thế cũng ngày càng cao.
3- Biểu tượng về người lính chống Pháp:
- Bối cảnh:	
 “Đêm nay rừng hoang sương muối” 
 + Gợi thời gian cụ thể( đêm nay).
 + Không gian cụ thể( rừng hoang) 
 + Thời tiết cụ thể(sương muối)
-> Câu thơ gợi một hiện thực nghiệt ngã về thời gian, không gian, thời tiết làm nền cho hình ảnh người lính.
Hình ảnh người chiến sĩ:
 + Tư thế: “ đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” -> tư thế chủ động chờ giặc, đoàn kết chiến đấu. 
 + Phát hiện: “ Đầu súng trăng treo”.
 là một phát hiện mới mẻ đầy sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn bay bổng.
-> Ba câu thơ cuối nâng hình ảnh cụ thể, hiện thực của người lính gác đêm giữa rừng hoang sương muối thành một biểu tượng đẹp đẽ, thi vị về chân dung người lính những năm đầu KCCP.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật.
- Hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất lãng mạn bay bổng.
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng hàm súc, giàu sức gợi, có ý nghĩa khái quát cao.
2- Nội dung:
- Phác họa thành công hình ảnh anh bộ đội từ những miền quê nghèo của khắp miền đất nước đi đánh giặc.
- Ca ngợi tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó, ấm áp của các anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu KCCP.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: luyện tập, củng cố thêm về bài thơ.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'	
? Bài thơ giúp ta cảm nhận được gì về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu KCCP?
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Mục tiêu: biết vận dụng kiến thức về bài thơ để viết đoạn văn cảm thụ theo hình thức diễn dịch về vẻ đẹp ba câu thơ cuối.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 2 phút.
Em hãy viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc: + Đồng chí của Chính Hữu (Trần Đình Sử - “ Đọc văn, học văn”).
 + Đồng chí- bài thơ hiện thực hay lãng mạn ( Nguyễn Mạnh Hùng - Báo GD và thời đại số 24).
 + Bài thơ được biết đến nhiều nhất của Chính Hữu ( Vũ Quần Phương – Thơ với lời bình).
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
.........................................................................................................................................
Soạn: 3/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tiết 45: KIỂM TRA GIỮA KÌ I.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong chương trình từ học kì I đến giữa kì I.
2. Về kĩ năng: 
Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới.
3. Về thái độ: 
Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
 1- Thầy: Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm.
BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Văn bản:
- Các văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới ...trẻ em.
- Các văn bản truyện trung đại:
 Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14), Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở Lầu Ngưng Bích,
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Nắm vài nét sơ lược về tác giả.
- Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; bố cục, đề tài, ...
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB nhật dụng, truyện trung đại VN.
- Hiểu được 
vấn đề được đặt ra từ những văn bản đã học.
Vận dụng kiến thức về liên kết câu, đoạn văn, chủ đề,... để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề đặt ra từ VB.
Tiếng Việt: 
Các phương châm hội thoại,
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp,
Sự phát triển từ vựng, Thuật ngữ, Tổng kết từ vựng.
- Nắm được các khái niệm và đặc điểm : phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt.
- Phân biệt được các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Nhận biết các loại từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng,...trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng các phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt,...phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phương châm về lượng, về chất, về quan hệ, về cách thức, lịch sự; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt; thuật ngữ; từ vựng tiếng Việt.
Tập làm văn
- Văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.
- Nắm chắc quy trình làm một văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
- Hiểu được tầm quan trọng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
Vận dụng tạo lập được một bài văn thuyết minh vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, hấp dẫn.
- Tạo lập được văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Cộng
I- Phần đọc- hiểu.
Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; xác định được biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ. 
Lí giải được ý nghĩa của câu thơ trong văn bản.
Hiểu được những thông điệp được gợi ra từ một văn bản cụ thể.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2	
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4.
Số điểm 3
Tỉ lệ: 30%
II- Tập làm văn
- Tạo lập đoạn văn.
- Tạo lập văn bản Biểu cảm.
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được gợi ra từ văn bản.
- Biết cách tạo lập văn bản Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2.
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu:6
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
ĐỀ BÀI.
I- Đọc hiểu văn bản(3đ).
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu 
TỰ SỰ
 Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
 Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
 Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
 Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
 Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
 Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
 Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
 Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
 Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
 Ai trong đời cũng có thể tiến xa
 Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
 Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
 Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
 (Lưu Quang Vũ)
Câu 1: (0,5 điểm): Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên?
Câu 2: (0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì?
 Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
 Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Câu 3: (1,0 điểm): Theo em vì sao tác giả nói rằng:
 Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Câu 4: (1,0 điểm): Thông điệp nào được gửi tới qua hai câu thơ sau?
 Ai trong đời cũng có thể tiến xa
 Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
II- Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ ) bàn về ý chí và nghị lực?
Câu 2 (5đ): Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 
Đọc hiểu
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm + nghị luận.
0,5đ
2
Hai câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa: Đất ấp ôm, chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
0,5đ
3
Nếu cuộc sống của mỗi người không trải qua những gian nan, thử thách thì chúng ta không biết sức của mình để tự vươn lên đạt được ước mơ, hoài bão.
1,0đ
4
Cuộc sống cần có ý chí, nghị lực để ta đạt được ước mơ, khát vọng.
1,0đ
 Phần 
Tập làm văn.
1
Viết đoạn văn suy nghĩ về ý chí, nghị lực
Đảm bảo thể thức đoạn văn.
0,25đ
Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25đ
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau:
Giới thiệu: Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách cần ý chí, nghị lực.
Nêu khái niệm: Ý chí, nghị lực là lối sống dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn thử thách, không nản chí sờn lòng, sẵn sàng vượt qua những khó khăn gian khổ. 
Biểu hiện và tác dụng:
 + Nghị lực, bản lĩnh sống giúp chúng ta sống dũng cảm, không hèn nhát, tự ti, yếu đuối; không nhẫn nhục cúi đầu trước thất bại, khó khăn( nêu d/c)
+ Người có bản lĩnh, nghị lực là người dám thể hiện bản thân, dám dấn thân vào con đường chông gai phía trước. Nhờ bản lĩnh, mà họ dễ dàng trở thành người thủ lĩnh, người thành công đáng được vinh danh( d/c). 
+ Nghị lực, bản lĩnh còn là nguồn động lực giúp ta đứng lên sau vấp ngã, thất bại; giúp ta có niềm tin vào bản thân để đứng dậy hướng tới tương lai. ( d/c).
Bàn về biểu hiện trái ngược: Bên cạnh những người sống có bản lĩnh, nghị lực thì hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Những bạn đó rất dễ sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Cần phân biệt cách sống có bản lĩnh với lối sống ngang bướng, mạo hiểm. Sống ngang bướng, chỉ biết mình, không chịu tiếp thu ý kiến từ người khác; lối sống mạo hiểm có thể gây hại cho chính bản thân mình, tương lai của mình và ảnh hưởng cả gia đình, xã hội.
Nêu bài học, giải pháp: Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, đó chính là lối sống vinh quang. Là học sinh, chúng ta cần nỗ lực học tập, có bản lĩnh từ chối mọi cám dỗ, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, tệ nạn học đường  Hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường tiến tới thành công.
Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận.
0,25đ
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp,
0,25đ
2
Đảm bảo cấu trúc 3 phần của bài văn thuyết minh
0,25đ
Xác định đúng đối tượng thuyết minh
0,25đ
Vận dụng các thao tác cung cấp tri thức khách quan, kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí.
I- Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh- cây lúa Việt Nam (cây lương thực chính quan trọng, một trong những biểu tượng của nền nông nghiệp nước ta,...).
II- Thân bài
Giới thiệu nguồn gốc của cây lúa Việt Nam:
+ Lúa nước là loại cây quen thuộc với người dân nước ta, có lịch sử trồng trọt và canh tác lâu đời.
+ Là thế mạnh của xuất khẩu lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới.
Giới thiệu chi tiết về cây lúa:
 + Đặc điểm sinh học:
 Cây tự thụ phấn, rễ chùm, một lá mầm,...
 Môi trường sống: ngập nước
 Các giai đoạn phát triển: hạt giống => nảy mầm => mạ non => trổ bông => kết hạt => lúa chín.
+ Đặc điểm canh tác:
Số vụ gieo trồng: thường là 2 vụ/năm.
Quy trình trồng trọt và canh tác: ủ mầm => gieo mầm => cấy mạ => chăm sóc => thu hoạch.
Vai trò của cây lúa trong đời sống người Việt Nam:
Làm ra gạo tạo nguồn lương thực chính trong các bữa ăn.
Xay thành bột dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều loại bánh.
Cho ra những phụ phẩm sau hạt gạo (cám, tấm, vỏ trấu,...) dùng trong chăn nuôi và các việc khác.
Tạo nguồn thu nhập cho người trồng lúa.
Trở thành chủ lực mang lại lợi nhuận xuất khẩu, danh tiếng và cơ hội tiến xa hơn cho nước ta trên thị trường lương thực thế giới.
III- Kết bài
Nêu kết luận, nhận định chung về cây lúa Việt Nam (quan trọng, mang lại nguồn lợi to lớn,...).
0,5đ
3,0đ
0,5đ
Sáng tạo: Dùng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn; yếu tố miêu tả phù hợp. 
0,25đ
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp,
0,25đ
2- HS: Kiến thức tổng hợp từ đầu năm đến giữa kì I, giấy kiểm tra, bút và các dụng cụ học tập khác.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.	
 Ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra.
 - Phát đề kiểm tra và làm bài.
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng.
- Ôn tập lại kiến thức về truyện trung đại:
 + Tóm tắt được cốt truyện, nhớ thời điểm sáng tác, nếu là thơ thì học thuộc lòng các đoạn trích.
 + Nắm được nhân vật chính, nội dung, nghệ thuật của truyện trung đại.
 + Cảm nhận được những chi tiết hay trong tác phẩm.
- Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
.............................................................................................................................................
Soạn: 3/ 11/ 2020 - Dạy: / 11/ 2020
Tiết 50- Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ , biệt ngữ xã hội.
2- Về kĩ năng.
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu và tạo lập VB.
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, KT tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề..
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia mấy loại?
 	? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Khởi độn

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_theo_cv417_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_truon.doc