Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35

TUẦN 35 - TIẾT 166

 TỔNG KẾT VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU

1. HS hình dung lại hệ thống tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chư¬ơng trình THCS, hình thành những hiểu biết ban đầu về nền VHVN: Các bộ phận văn học, những đặc sắc nổi bật về tư tư¬ởng và nghệ thuật.

Củng cố, hệ thống hoá về tri thức đã học về các thể loại văn học từng thời kỳ, biết vận dụng những hiểu biết đó để học các tác phẩm trong ch¬ương trình.

2. Rèn các kỹ năng tổng hợp, đánh giá, khái quát vấn đề văn học.

3. Bồi dưỡng lòng yêu quý và gìn giữ nền văn học VN.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm

- Giao tiếp Tiếng Việt.

 

docx 7 trang linhnguyen 22/10/2022 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35
TUẦN 35 - TIẾT 166
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT VĂN HỌC
MỤC TIÊU
1. HS hình dung lại hệ thống tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình THCS, hình thành những hiểu biết ban đầu về nền VHVN: Các bộ phận văn học, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
Củng cố, hệ thống hoá về tri thức đã học về các thể loại văn học từng thời kỳ, biết vận dụng những hiểu biết đó để học các tác phẩm trong chương trình.
2. Rèn các kỹ năng tổng hợp, đánh giá, khái quát vấn đề văn học.
3. Bồi dưỡng lòng yêu quý và gìn giữ nền văn học VN. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung đã học. -Chuẩn bị bảng thống kê theo mẫu sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp kiến thức của phần văn.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo các văn bản
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Nối thông tin ở hai cột sau cho phù hợp ( theo mẫu)
A..VH DÂN GIAN
4. ĐỒNG CHÍ
2.TRUYỆN KIỀU
1.CA DAO
C. VH HIỆN ĐẠI
3.TRUYỆN CỔ TÍCH
B. VH TRUNG ĐẠI
5.BÁNH TRÔI NƯỚC
6.LÀNG
=>GV nhận xét câu trả lời của HS ( A - 1+3, B - 2+5, C - 4+6) và giới thiệu bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
, Nhìn vào nhan đề các cột trong bảng thống kê, em hãy cho biết:
- VHVN được tạo thành từ những bộ phận nào? 
- Nêu những điều em biết về bộ phận văn học đó?
- Bộ phận VH đó được viết bằng loại văn tự nào?
- Gv cho HS lấy VD minh hoạ.
- GV cho HS lấy vd minh hoạ.
- Gv phân biệt chữ Nôm và chữ Hán, chữ quốc ngữ.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
1. Các bộ phận hợp thành VHVN:
+ VH dân gian: - Là sản phẩm của nhân dân (bình dân).
- Được sáng tác bằng miệng, lưu truyền bằng miệng-> có dị bản. VD
- Có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân.
- Bao gồm các văn học của nhiều dân tộc. Nó tiếp tục phát triển trong suốt thời kỳ trung đại.
- Thể loại: Chung (thần thoại, ...) riêng (vè, chèo, tuồng ...)
+ Văn học viết:- Xuất hiện từ thế kỉ X.
-VH chữ Hán (từ X-hết XIX): Tiếp thu tư tưởng Trung Hoa nhưng mang tinh thần dân tộc, tư tưởng, tâm lí dân tộc. VD
-VH chữ Nôm (từ XIII) với những thành tựu nổi bật: Quốc âm thi tập (XV), 
-VH chữ quốc ngữ (từ XVII đến cuối XIX mới sáng tác) 
II.Tiến trình lịch sử Văn học VN:
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv cho HS đọc mục II.
- Em cho biết, VHVN có mấy thời kỳ, là những thời kỳ nào? 
- Gv kết hợp lấy dẫn chứng minh hoạ cho các nhận định trên?
- GV cho HS đọc mục III
- Em hãy khái quát lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của VH VN trong suốt tiến trình lịch sử đó.
- GV kết hợp lấy ví dụ minh hoạ.
- Qua phần tìm hiểu trên, em hãy phân biệt sự khác nhau giữa VHDG và VHV?
- Nêu những ảnh hưởng của VHDG đối với VHV qua các tác phẩm cụ thể?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-Từ thế kỉ X-XIX: Văn học trung đại. 
- Từ thế kỉ XX-1945: Văn học hiện đại.
-Từ 1945 đến nay: 1945-1975: Văn học phục vụ 2 cuộc kháng chiến và cách mạng, nêu cao tình thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh và đa sáng tạo ra những hình ảnh cao đẹp về đất nước và con người VN thuộc nhiều thế hệ.
 - 1975 đến nay: Vh bước vào thời kì đổi mới. Tiếp cận với đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng sự thức tỉnh các nhân và tinh thần dân chủ.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học VN;
+ Nội dung tư tưởng:
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng .
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan 
+ Nghệ thuật: Quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật trong những tác phẩm không lớn, chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hoà.
* Ghi nhớ: Sgk Tr.194
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1. Vẽ và thuyết minh sơ đồ tư duy khái quát các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam?
VH VIỆT NAM
VH DÂN GIAN
VH CHỮ HÁN
VH CHỮ QUỐC NGỮ
VH CHỮ NÔM
VH VIẾT
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát tiến trình phát triển Văn học viết Việt Nam?
2.Tiếp tục đọc và tìm hiểu bài tiếp theo.
------------------------ 
TUẦN 35 - TIẾT 167
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT VĂN HỌC (tiếp)
MỤC TIÊU
1. HS hình dung lại hệ thống tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình THCS, hình thành những hiểu biết ban đầu về nền VHVN: Các thể loại văn học dân gian và văn học viết. Củng cố, hệ thống hoá về tri thức đã học về các thể loại văn học từng thời kỳ, biết vận dụng những hiểu biết đó để học các tác phẩm trong chương trình.
2. Rèn các kỹ năng tổng hợp, đánh giá, khái quát vấn đề về lý luận văn học.
3. Bồi dưỡng lòng yêu quý và gìn giữ nền văn học VN. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung đã học. 
-Chuẩn bị bảng thống kê theo mẫu sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp kiến thức của phần văn.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo các văn bản
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Trình bày sơ đồ tư duy tiến trình phát triển của VHVN?
Trước TK X
VH dân gian
 TK X -hết TK XIX
VH trung đại
Trước TK X
VH hiện đại
=>GV nhận xét, giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Em đã học thể loại VHDG nào? Cho ví dụ cụ thể?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
- GV cho HS đọc mục II.
- Em đã học thể loại VH trung đại nào? Cho ví dụ cụ thể?
- Gv kết hợp giảng bình qua các dẫn chứng cụ thể.
- Em hãy kể tên các thể loại văn học hiện đại đã học, lấy ví dụ cụ thể.
- Qua đó, em có nhận xét gì về các thể loại văn học hiện đại.
-Gọi HS nhận xét.
- GV khái quát kiến thức;
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Một số thể loại văn học dân gian:
-Truyện DG: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
-Trữ tình DG: Ca dao
-Nghị luận DG: Tục ngữ
II. Một số thể loại văn học trung đại:
-Truyện trung đại
-Thơ trung đại (tứ tuyệt, ngũ ngôn...)
-Nghị luận trung đai (Hịch, cáo, chiếu, tấu)
-Tiểu thuyết chương hồi
-Truyện thơ Nôm
II. Một số thể loại văn học hiện đại:
- Thể truyện có sự tiếp nối và có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. (Sồng chết mặc bay)
- Thể ký, tuỳ bút in đậm dấu ấn của tg và tăng tính chất biểu cảm, trữ tình.
- Thơ hiện đại: thơ mới, thơ lục bát, thơ bốn chữ, 5 chữ
-Nghị luận.
* Ghi nhớ: Sgk Tr.201
* Các thể loại VHHĐ không ngừng biến đổi, vận động, xâm nhập vào nhan, có nhiều thể nghiệm và tìm tòi mới để phù hợp với những đổi thay trong đời sống Xh và đời sống tinh thần của con người, nhu cầu thẩm mĩ của xã hội
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Câu 2 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Truyền thuyết
-Cổ tích
-Ngụ ngôn
-Truyện cười
- Ca dao
-Tục ngữ
-Sân khấu
- Truyền thuyết: truyện kể dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh dũng sĩ có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, NV là động vật. Truyện thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công
- Truyện cười: loại truyện kể về những hiện đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
- Truyện ngụ ngôn: truyện kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời về loài vật, hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
- Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
- Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, vận dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày
Câu 3 (trang 182 sgk ngữ văn 9 tập 2
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về thể loại văn học trung đại.
-Gọi HS lên bảng vẽ,
-Gọi hS thuyết minh sơ đồ.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm,
-HS thực hiện từng bước theo yêu cầu của GV.
HƯỚNG DẪN:
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
NGHỊ LUẬN
TRUYỆN THƠ
THƠ
TRUYỆN
Hịch
Cáo
Chiếu
Tấu
Tiểu thuyết
Truyền kỳ
Truyện ngắn
Câu 4 (trang 182 sgk )
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Những thể loại văn học: Thơ Mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, văn xuôi
Mỗi thể loại có một phương thức chủ đạo khác nhau
   + Thơ tự do: Phương thức chủ đạo là biểu cảm, có kết hợp miêu tả
   + Văn xuôi: tùy tác phẩm, tự sự chủ đạo, biểu cảm, thuyết minh là chủ đạo
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Trao đổi với bạn: Sự phát triển nhân vật từ VHDG =>VHTĐ =>VHHĐ.
( Con người chức năng => Con người đạo lý => Con người tâm lý)
2. Tiếp tục tìm hiểu kiến thức về văn học sử và lý luận văn học.
--------------------------- 
TUẦN 35 - TIẾT 168 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Thông qua bài nhằm thông báo kết quả bài kiểm tra phần văn, Tiếng Việt, từ đó giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho hs.
 2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng chữa bài.
3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tự giác sửa chữa khuyết điểm.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Bài làm của HS đã chấm.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp chũa các lỗi sai.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành chữa bài.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc đoạn văn.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt:
- Gv cho HS đọc lại đề
- GV treo bảng phụ ghi đáp án. cho HS đọc
- Gv nhận xét chung về chất lượng và kết quả cụ thể của bài kiểm tra: Phần lớn Hs làm đúng. Câu điền vào mô hình cụm từ hay bị sai nhất. Nhắc lại cấu tạo cụm DT? ĐT? TT? 
1. Đề bài
2. Đáp án:
Phần trắc nghiệm: 
C1: B; C3: B; C4: A; C5:B; C7: B C8: C; C10: A, 
3. Nhận xét chung:
Cách làm bài: Biết phân lượng thời gian, hoàn thành các bài tập trong thời gian 45 phút. Hình thức trình bày: khá sạch sẽ, khoa học. Nội dung kiến thức: đảm bảo, hiểu bài và trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm. Kĩ năng của bài tự luận: chưa tốt, còn lan man, chưa tập trung vào yêu cầu của bài tập.
- Gv cho HS tra đổi bài cho nhau, căn cứ vào đáp án, HS phát hiện lỗi sai cho bạn, đánh dấu.
- Gv cho HS trả lại bài, tự sửa chữa vào phần cuối của bài kiểm tra.
- Gv quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Gv gọi tên ghi điểm.
- Gv cho HS quan sát, đọc bài làm của HS
- HS phát hiện lỗi sai trong bài cảu ban.
- HS sửa chữa bài của mình.
- HS báo điểm.
- HS nghe, ghi chép những điều mình thu hoạch được.
Kết quả:
9A
36
Giỏi:
Khá:
TB:
Yếu
9B
36
Giỏi:
Khá:
TB:
Yếu
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tổng hợp lại các bài kiểm tra viết trong năm học và kỳ II, đọc và tự rút kinh nghiệm những hạn chế của mình về kiến thức, kỹ năng để hạn chế trong những năm học sau.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục nghiên cứu chương trình chuẩn bị tốt cho thi chuyển cấp
---------------------- 
TUẦN 35 - TIẾT 169 -170
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MỤC TIÊU
1 Đánh giá kết kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy bộ mộn của giáo viên.
2. Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra.
3. Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, khoa học, khách quan khi đánh giá bài tập khoa học 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Đề, đáp án
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Viết tích cực
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
---------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_35.docx