Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 34

TUẦN 34 - TIẾT 161

 LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thông qua bài. học sinh ôn lại lí thuyết về đặc điểm, chức năng, bố cục và cách viết hợp đồng từ đó viết được một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi.

2. Kĩ năng : Rèn ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức tuân thủ nghiêm túc những điềm kí kết trong hợp đồng.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức khi tạo lập văn bản hành chính.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt

 

docx 12 trang linhnguyen 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 34
ạy :....................
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức :Thông qua bài học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản về văn học nước ngoài trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn THCS.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức, liên hệ với các tác phẩm VHVN cùng đề tài.
3. Thái độ : Giáo dục thái độ trân trọng nền văn học nước ngoài.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 -Xem lại các văn bản đã học.
 -Soạn bài theo câu hỏi sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổnghợp kiến thức của phần văn học nước ngoài.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc hoặc tóm tắt một văn bản nước ngoài.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trong các văn bản văn học nước ngoài, em tâm đắc nhất văn bản nào? Hãy khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản ấy?
=>Giáo viên giới thiệu tiết học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Bảng hệ thống các văn bản nước ngoài
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp( ở nhà - yêu cầu cuối tiết trước)
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả chuẩn bị .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Nước
Thế kỉ
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
Đô- đê
Pháp
19
Truyện ngắn
2
Lòng yêu nước
Ê- ren- bua
Nga
19
Bút kí
3
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
T. Quốc
8
Thơ
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
T. Quốc
8
Thơ
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Hạ Tri chương
T. Quốc
7- 8
Thơ
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
T. Quốc
8
Thơ
7
Cô bé bán diêm
An- đéc xen
Đan Mạch
19
Truyện ngắn
8
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc- van téc
Tây Ban Nha
16- 17
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng
Ô- hen- ri
Mĩ
19-20
Truyện ngắn
10
Hai cây phong
Ai- ma- tốp
Cư- rơ -gư -xtan
20
Truyện ngắn
11
Đi bộ ngao du
Ru -xô
Pháp
18
Tiểu thuyết
12
Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục
Mô -li- e
Pháp
17
Kịch
13
Cố hương
Lỗ Tấn
T. Quốc
19- 20
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ
Go- rơ- ki
Nga
19- 20
Tiểu thuyết
15
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông -Ten
H. Ten
Pháp
19
Nghị luận
16
Rô -bin -xơn ngoài đảo hoang
Đi-phô
Anh
17-18
Tiểu thuyết
17
Bố của Xi- mông
Mô -pa -xăng
Pháp
19
Truyện ngắn
18
Con chó Bấc
Giắc- lân- đơn
Mĩ
19-20
Tiểu thuyết
19
Mây và sóng
Ta -Go
ấn Độ
19- 20
Thơ
2. Giá trị nội dung
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- GV cho HS thảo luận nhóm rút ra các đặc điểm chung về giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm
- GV tổng hợp ý kiến.
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Phát biểu cảm nhận về một nhân vật yêu thích
Gv cho HS làm bài tập nghị luận văn học.
- Gọi HS trình bày bằng đoạn văn, bài văn ngắn dạng văn nói.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm:
- Tình yêu thương đồng loại, con vật, thiên nhiên.
- Lòng yêu nước, lòng nhân ái, bao dung.
- Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn
- Sức mạnh của văn nghệ chân chính.
- Lên án, tố cáo chế độ xã hội PK, TB
2. Giá trị nghệ thuật:
-Nghệ thuật độc đáo của thơ Đường qua các tác phẩm của Lí Bạch, Hạ Tri Chương.
- Bút kí chính luận sắc sảo, giàu hình ảnh ( Ê-ren-bua). Nghị luận sắc bén, thuyết phục(Rut-xô, Ten)
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, xây dựng tính cách nhân vật thơ Ta go.
- Hài kịch đặc sắc: Mô-li-e
- 
3. Phát biểu cảm nhận về một nhân vật yêu thích:
-Hình thức : Đoạn văn có câu chủ đề.
-Đề tài: Nhân vật ( cô bé bán diêm, Xi- mông,...)
-Thể hiện tình cảm với nhân vật.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Theo em, giữa nền văn học Việt Nam và văn học thế giới có những nét gì giống nhau? Cho ví dụ minh hoạ?
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Lòng yêu nước mãnh liệt.
-Lòng nhân ái.
-Tình đoàn kết
- Yêu thiên nhiên
-...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm đọc những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới “ Thép đã tôi thế đấy” (VH Nga)
2.Tiếp tục tìm hiểu về các tác phẩm văn học nước ngoài
3.Trao đổi với bạn: Em học tập được gì từ các văn bản nước ngoài?
--------------------------- 
TUẦN 34 - TIẾT 163 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
 2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức; kĩ năng đọc hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu VB; nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản; kết hợp hài hoà các kiểu VB khi làm bài.
 3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung đã học
-Chuẩn bị bài sgk.
-Phiếu học tập:
Các kiểu văn bản:
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Mục đích tạo lập văn bản
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Nghị luận
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp kiến thức của phần tập làm văn.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật viết sáng tạo..
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kể tên các phương thức biểu đạt tương ứng các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS?
=> GV: Trục 6 kiểu văn bản tương ứng 6 phương thức biểu đạt xuyên suốt chương trình Đọc -hiểu và tạo lập văn bản ơ bậc học THCS.
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS
1. Các kiểu văn bản:
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Mục đích tạo lập văn bản
Tự sự
Trình bày các sự việc
Nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện
Miêu tả
Tái hiện các tính chất, thuộc tính, ...của SVHT
Cảm nhận được các SVHT
Biểu cảm
bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc...
Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết
 đối với svht
Thuyết minh
trình bày tri thức khoa học...
Nhận thức được đối tượng
Nghị luận
Bày tỏ quan điển, nhận xét, đánh giá về 1 vấn đề nào đó
Để thuyết phục người đọc tin vào một 
vấn đề nào đó.
Điều hành
Trình bày theo thể thức nhất định.
Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ 
pháp luật.
*Lưu ý - Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được.
- Có thể phối hợp hai hay nhiều phương thức biểu đạt trên trong một văn bản cụ thể.
- Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung 1 PTBĐ nào đó.
 Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. Thể loại văn học là môi trờng để xuất hiện 
các kiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy môt ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn lền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa, đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và phương thức biểu đạt tác phẩm có đoạn trích đó?
2. Nhân vật “cháu” trong đoạn văn là ai? Làm công việc gì? Em hiểu gì về nhân vật cháu qua đoạn trích trên.
3. Câu văn: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
4. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
- Gv phát đề bài cho HS.
- Hướng dẫn các em độc lập làm bài.
- GV công bố đáp án đề HS so sánh mức độ đạt được cuae bài làm: T -K - Đạt - Chưa đạt.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
-HS suy nghĩ, độc lập làm bài
- Đối chiếu với yêu cầu cụ thể
-Tự đánh giá, nhận xét bài làm.
-Tự rút kinh nghiệm
Giáo viên nêu yêu cầu cụ thể:
1.- Tác giả: Nguyễn Thành Long
- Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa”
- Hoàn cảnh: mùa hè năm 1970, nhân chuyến đi thực tế của tác giả lên Lào Cai.
-Phương thức biểu đạt: tự sự
2. - Nhân vật: anh thanh niên.
 - Công việc: Công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn 2600m
 - Hiểu về nhân vật: là người có lối sống đẹp, suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm.
3. - Cách dẫn: trực tiếp.
- Vì: dẫn nguyên văn lời của nhân vật anh thanh niên, có để trong ngoặc kép.
4. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Từ hiểu biết về nhân vật bé Thu trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và hiểu biết thực tế qua các kênh truyền hình, hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh với trẻ thơ?
2. Tiếp tục chuẩn bị phần còn lại bài tổng kết.
TUẦN 34 - TIẾT 164
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức:Thông qua bài học sinh nắm được đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức; kĩ năng đọc hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu VB; nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản; kết hợp hài hoà các kiểu VB khi làm bài.
 3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung đã học
-Chuẩn bị bài sgk.
-Bài tập bổ sung (pho tô)
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp kiến thức của phần tập làm văn.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật viết sáng tạo..
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Theo em, giữa phân môn Tập làm văn và Đọc - hiểu văn bản có liên quan đến nhau như thế nào?
=>Gv nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Theo em, phần Tập làm văn có mqh như thế nào với các phân môn khác?
Gv gợi ý:
- Về mô phỏng kểu văn bản? về kết cấu? Về cách diễn đạt? về cảm hứng sáng tác.
- Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp cho em học kể chuyện và làm văn miêu tả thế nào?
- Đọc các văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng gì cho cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-GV nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa các phân môn.
+ Phần đọc hiểu văn bản giúp cho việc học môn Tập làm văn được hiểu quả hơn:
- Mô phỏng theo văn bản đó
- Học PP kết cấu kiểu văn bản đó.
- Học cách diễn đạt kiểu văn bản đó.
- Gợi ý cho những sáng tạo.
-> Đọc nhiều thì học được cách viết tốt.
+ Tiếng Việt và phần văn: Phần Tiếng Việt cung cấp kiến thức để phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
- Tiếng việt và Tập làm văn : Phần Tiếng Việt cung cấp kiến thức , kĩ năng về dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản.
-Các phương thức biểu đạt có tác dụng rèn luyện kĩ năng viết văn đúng đặc trưng thể loại.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức để làm bài tập tổng hợp Đoc- hiểu và tạo lập văn bản:
1.Đọc đoạn thơ:
 Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười
 ( Trần Đăng Khoa, “ Em kể chuyện này”, 1968)
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 
Câu 2: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật chính nào? Tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: những câu thơ viết về hình ảnh đàn cò là vô cùng đặc sắc. Ý kiến của em như thế nào? ( Trả lời ngắn gọn 3 -4 câu)
Câu 4: Từ việc cảm nhận ở câu 2, câu 3, kết hợp với năm sáng tác bài thơ, em có cảm nhận gì về tác giả Trần Đăng Khoa?
Câu 5: Từ nội dung bài thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề: Bạn thích sống ở nông thôn hay thành thị?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Gv phát đề bài cho HS.
- Hướng dẫn các em độc lập làm bài.
- GV công bố đáp án đề HS so sánh mức độ đạt được cuae bài làm: T -K - Đạt - Chưa đạt.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
-HS suy nghĩ, độc lập làm bài
- Đối chiếu với yêu cầu cụ thể
-Tự đánh giá, nhận xét bài làm.
-Tự rút kinh nghiệm.
Giáo viên nêu yêu cầu cụ thể:
Câu 1
- Thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
Câu 2
- Biện pháp tu từ nghệ thuật chính: Nhân hóa.
- Tác dụng: hình ảnh thiên nhiên nơi đồng quê như đang mở ra một thế giới thật sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu, gần gũi với tuổi thơ của mỗi người
Câu 3
- Đồng tình với ý kiến nhận định trên.
- Vì: Khi viết về hình ảnh đàn có, nhà thơ đã tách thành 3 câu thơ ngắn, xuống dòng liên tiếp tạo thành nhịp thơ 3/2/2. Cách viết ấy đã diễn tả hành động khiêng nắng rất nặng, nhịp bay của cánh cò chậm đi nhiều, không còn là cánh có bay lả bay la như chúng ta thường thấy trong ca dao nữa.
Câu 4
Câu 5
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một cậu bé có khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm; có cách diễn tả độc đáo, thú vị đồng thời có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sống gắn bó với thiên nhiên
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, dung lượng khoảng 200 từ
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bạn thích sống ở nông thôn hay thành thị?
c. Nội dung: Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm của mình, không gò bó, miễn là phân tích, chứng minh được những mặt lợi khi ở nông thôn hay khi ở thành thị. Cũng có khi học sinh sẽ so sánh đối chiếu giữa việc sống ở nông thôn và thành thị. 
 Dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
+ Quan điểm thích sống ở nông thôn: Không gian rộng rãi, thoáng đãng, được đắm mình trong không khí trong lành, được ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, tuổi thơ luôn gắn liền với những triền đê lộng gió, cánh đồng bát ngátcon người sống gắn bó, nghĩa tình ( Mỗi lí do đưa ra đều phải phân tích, chứng minh)
+ Quan điểm thích sống ở thành phố: thấy cuộc sống sôi động với những tòa nhà cao ngất, cơ sở hạ tầng nhất là các công trình dân sinh đầy đủ, khang trang hơn; các loại dịch vụ đầy đủ, tiện lợi hơn, dễ tìm công ăn việc làm( Mỗi lí do đưa ra đều phải phân tích, chứng minh)
+ Quan điểm sống ở nông thôn hay thành thị đều được bởi ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu: 
- Sống ở nông thôn có những điều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những phiền toái.
- Sống ở thành thị cũng vậy.
Việc sống ở đâu không quan trọng, quan trọng là thái độ của chúng ta với môi trường sống như thế nào mà thôi. Dù sống ở nông thôn hay thành thị thì cũng phải luôn biết bảo vệ môi trường, sống gắn bó, hòa hợp với chung quanh; có ý thức cải tạo môi trường sống ngày một tốt hơn 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Vận dụng kiến thức các phân môn học Ngữ văn để nâng cao hiệu quả học tập.
Tiếp tục tìm hiểu các phương thức biểu đạt/kiểu văn bản quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS.
TUẦN 34 - TIẾT 165
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức:Thông qua bài học sinh nắm được đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức; kĩ năng đọc hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu VB; nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản; kết hợp hài hoà các kiểu VB khi làm bài.
 3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung đã học
-Chuẩn bị bài sgk.
-Bài tập bổ sung (pho tô)
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp kiến thức của phần tập làm văn.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật viết sáng tạo..
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
III. Các kiểu văn bản trong tâm:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk Tr.172.
- GV hướng dẫn HS lần lượt ôn lại theo hình thức vấn đáp.
- GV kết hợp với việc ghi bảng những nội dung kiến thức cơ bản.
+Văn bản thuyết minh?
+ Văn bản tự sự?
+ Văn bản nghị luận?
-Gọi HS nhận xét.
-GV nhấn mạnh đặc điểm văn nghị luận.
1. Văn bản thuyết minh:
Phải đảm bảo được các kiến thức khoa học và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật (miêu tả,liên tưởng...)
2. Văn bản tự sự:
- Đảm bảo các sự việc theo trình tự.
- Sử dụng nghệ thuật miêu tả ngoại cảnh, miêu
tả nội tâm, độc thoại nội tâm, đối thoại.
3. Văn bản nghị luận:
- Trình bày ý kiến, đánh giá, nhận xét của bản thân
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, tường minh. 
- Các khái niệm trong bài văn nghị luận:
*/ Luận đề( Chủ đề): là vấn đề bàn luận chủ đề bàn luận trong bài văn.
*/ Luận điểm: là những tư tưởng quan điểm, chủ trương mà người viết nêu trong bài.
Luận điểm cần phải chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
Trong bài văn nghị luận luận điểm là một hệ thống: Có luận điểm chính( Dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) Luận điểm phụ ( Dùng làm luận diểm xuất phát hay mở rộng).
 Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa cần phân biệt với nhau. Các luận điểm cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận
*/ Lập luận: Là cách trình bày lí lẽ => lí lẽ phải sắc bén, lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1.Cảm nhận của em về nhân vật “người thanh niên” trong đoạn trích sau ( Lập dàn ý chi tiết):
 Cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong cuộc đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh. 
 (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long , Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Gv phát đề bài cho HS.
- Hướng dẫn các em độc lập làm bài.
- GV công bố đáp án đề HS so sánh mức độ đạt được cuae bài làm: T -K - Đạt - Chưa đạt.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
-HS suy nghĩ, độc lập làm bài
- Đối chiếu với yêu cầu cụ thể
-Tự đánh giá, nhận xét bài làm.
-Tự rút kinh nghiệm.
GV hướng dẫn HS tham khảo:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Giới thiệu khái quát về đoạn văn và nhân vật “ người thanh niên.”
( Đoạn văn là những suy nghĩ, cảm nhận của ông hoạ sĩ về “người thanh niên”. Anh là nhân vật chính trong tác phẩm với những vẻ đẹp trong cuộc sống, trong công việc và trong

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_34.docx