Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 32
TUẦN 32 - TIẾT 151
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A. MỤC TIÊU
A. Mục tiêu .
1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh ôn tập đặc điểm và cách viết biên bản từ đó vận dụng vào việc viết các biên bản cụ thể.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết một biên bản hội nghị hay biên bản sự vụ.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập biên bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 32
TUẦN 32 - TIẾT 151 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN MỤC TIÊU A. Mục tiêu . 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh ôn tập đặc điểm và cách viết biên bản từ đó vận dụng vào việc viết các biên bản cụ thể. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết một biên bản hội nghị hay biên bản sự vụ. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập biên bản. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Theo yêu cầu SGK PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Xem lại cách làm bài. - Chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề bài sgk. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Khi nào cần viết biên bản? Nội dung không thể thiếu trong một biên bản? =>GV giới thiệu bài học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP I. Kiến thức về biên bản HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP 1. Biên bản nhằm mục đích gì? 2. Người viết biên bản cần có trách nhiệm gì và thái độ như thế nào? 3. Nêu bố cục phổ biến của biên bản? 4. Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt. GV gọi theo sổ điểm, nhận xét, cho điểm. -HS nhớ lại liến thức trả lời miệng II. Cách viết biên bản hội nghị: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - GV cho HS đọc nội dung ghi chép về hội nghị thảo luận và rút kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn? - Nhận xét về nội dung đó. - GV cho HS khôi phục lại biên bản hội nghị theo bố cục như trong ghi nhớ. - Nội dung ghi chép: - Cách sắp xếp các nội dung: - Trình tự các nội dung hợp lý: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm, thời gian, hội nghị + Tên biên bản. + Thành phần tham dự . + Diễn biến và kết quả hội nghị. + Thời gian kết thức, thủ tục kí xác nhận. III. Luyện tập viết biên bản sự vụ thông dụng HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - GV cho HS đọc và làm tập 4. - GV cho HS đọc bài. - GV cho lớp nhận xét, - GV chấm điểm. HS độc lập suy nghĩ, chọn nội dung HS viết bài. HS đọc bài. HS lớp nhận xét. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI 1-Biên bản có cần thiết trong cuộc sống không? Cho ví dụ? 2-Yêu cầu đối với người ghi biên bản? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. -Rất cần thiết.. -Trung thực, khách quan... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Tiếp tục rèn kỹ năng viết biên bản. - Chuẩn bị soạn bài : Hợp đồng theo yêu cầu SGK ------------------------ TUẦN 32 - TIẾT 152 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... HỢP ĐỒNG MỤC TIÊU 1. Giúp HS phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng. HS viết được một hợp đồng đơn giản. 2. Rèn kỹ năng viết văn bản hành chính công vụ. 3. Giáo dục HS có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp dodòng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU Một số hợp đồng có mẫu. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não suy nghĩ nhận diện đặc điểm và cách làm hợp đồng - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập 1. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về đặc điểm của hợp đồng. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV nêu tình huống: Có một anh sinh viên thuê nhà trọ. Cuối tháng anh phải trả một số tiền ngoài sức tưởng tượng mà không có căn cứ pháp lý nào để giải quyết nên đành ngậm ngùi tiếc tiền. Vậy anh ta đã sai ở chỗ nào? =>Vậy hợp đồng là gì? Khi nào cần phải có hợp đông? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Đặc điểm của hợp đồng HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -GV cho HS đọc thầm văn bản sgk. -GV cho HS thu thập và xem 1 số hợp đồng đã sưu tầm. - Tại sao cần phải có hợp đồng? - Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì? - Những y/c về nội dung và hình thức của bản hợp đồng? -GV tổng hợp ý kiến, ghi những nội dung chính. - Nêu các loại hợp đồng mà em biết? - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - Cách thức trình bày từng nội dung như thế nào? - Cách dùng từ ngữ và viết câu có gì đặc biệt? -GV gọi HS tổng kết - Gọi HS đọc to ghi nhớ. - GV tổng hợp ý kiến. 1. Hợp đồng là cơ sở pháp lý về việc thoả thuận giữa các cá nhân hoặc tổ chức trong 1 vấn đề nào đó để giàng buộc lẫn nhau nhằm đảm bảo cho công việc tiến hành thuận lợi, trách thiệt hại cho các bên. 2. Ghi lại các điều khoản mà các bênđã thoả thuận và cùng nhau thực hiện. 3. Yêu cầu: + Nội dung: Tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với truyền thống, nội dung cụ thể, chính xác với: Các bên tham gia kí kết; các điều khoản, nội dung thoả thuận; hiệu lực của hợp đồng. + Hình thức: Tuân thủ theo quy định chung. 4. Các loại hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng II. Cách làm hợp đồng * Ghi nhớ Sgk Tr.138. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Gọi HS đọc SGK. -Gv cho hs thảo luận chỉ ra các tình huống cần viết hợp đồng. -Gv cho hs đọc đề và phân tích yêu cầu. -Ch hs thảo luận về các mục lớn trong phần nội dung. - Nhận xét, thống nhất. Bài tập 1. - Các trường hợp cần viết hợp đồng: b, c, e. Bài tập 2. a. Phần mở đầu ( Theo mẫu ) b. Phần nội dung. - Điều 1: Nội dung hợp đồng: Thuê nhà. - Điều 2: Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên a. - Điều 3: Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên b. - Điều 4: Hiệu lực của hợp đồng. c. Phần kết thúc: ( Theo mẫu ) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Làm hoàn thiện bài tập 2 theo gợi ý trên. - Đọc trước phần chuẩn bị bài luyện tập viết hợp đồng. --------------------------- TUẦN 32 - TIẾT 153 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... BỐ CỦA XI MÔNG (G. Mô – pa- xăng) MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh thấy được nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khát vọng của em. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thương con người, thái độ thông cảm trước số phận bất hạnh. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về Mô- Pa- Xăng. - Soạn bài theo câu hỏi sgk PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não suy nghĩ phân tích nội dung văn bản - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về ý nghĩa văn bản. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Cho HS hát tập thể bài “ Ba ngọn nến lung linh ”. => Khao khát về một gia đình hạnh phúc bên ba mẹ là nhu cầu bình dị của mọi trẻ em. Nhưng không phải tất cả đều dễ dàng. Cậu bé Xi - mông cũng vậy... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu chung HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Nêu những nét lớn về tg. -Gv giới thiệu chân dung, bổ sung kiến thức - Xác định thể loại? Nêu tác dụng? 1. Tác giả. - Ông là nhà văn Pháp chủ yếu viết truyện ngắn và tiểu thuyết. - Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp cuối thế kỉ 19. 2. Văn bản. Được trích từ truyện ngắn cùng tên. II. Đọc –hiểu văn bản HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -GV đọc, hướngdẫn cách đọc. -GV gọi HS đọc + chú thích. - Nguyên nhân nào dẫn đến hành động của Xi-mông lúc ở bờ sông? - Lúc ở bờ sông, chú bé có những hành động gì? - Nhận xét cách kể chuyện của tg? Qua đó, em hình dung tâm trạng Xi-mông ntn. ?Xi-mông tìm được niềm vui nơi thiên nhiên nhưng lại bị chính những người bạn chế giễu, hạnh hạ, gợi cho suy nghĩ gì. ? Qua đó, em hình dung ra Xi-mông là chú bé như thế nào. - Theo em, ai là người có lỗi trong đau khổ của Xi-mông? Cách nào để giải thoát? Con người hay thiên nhiên? - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận 1. Đọc –chú thích: 2. Phân tích: a. Nỗi bất hạnh của Xi-mông: + Nguyên nhân: Bạn bè trêu, bắt nạt vì không có bố. + Hành động: Nhìn bầu trời Định bắt dế-bật cười. Cầu nguyện- Khóc hoài => Nghệ thuật miêu tả ngoại cảnh-> Tâm trạng luẩn quẩn, phức tạp, không lối thoát. Nỗi đau khổ tinh thần không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng-> chú bé đáng thương, tuyệt vọng, bất hạnh. Quan hệ cha - con là mối quan hệ tất yếu , rất cơ bản nhưng lại là điều bí ẩn trong cuộc đời cậu bé Xi - Mông. Tuổi thơ cứ bình thản trôi đi và Xi - Mông mặc nhiên không cần tới cho đến lúc cậu bị bạn bè đánh đập, trêu trọc là “ Không có bố”. Vừa bị xúc phạm về thể xác lại tổn thương về tinh thần, cậu bế tắc, tuyệt vọng và muốn tự giải thoát. Nỗi đau khổ vô bờ thể hiện ở những giọt nước mắt không thể kìm nén, ở những tiếng nấc nghẹn ngào và hành động ngây thơ mà quyết liệt.Tất cả toát lên từ tiếng lòng đòng cảm của Mô-pat-xăng với những mảnh đời, tuổi thơ bất hạnh. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Có bố, thái độ của Xi-mông nh thế nào ? Từ đó, em hiểu tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. + Xi-mông: quát ... ném hòn đá -> Cứng cỏi vì có lòng tự tin => Tình yêu thương sẽ chở che, tạo lên niềm vui, sức mạnh, lòng kiêu hãnh cho đứa trẻ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP / VẬN DỤNG " Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (“ Những ngày thơ ấu” Nguyên Hồng - Ngữ văn 8, tập I) - Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn trích trên khi nhìn và gọi mẹ và tâm trạng Xi -mông khiến em suy nghĩ gì về khao khát của trẻ thơ? THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. -Hai nhân vật đều có tuổi thơ bất hạnh, thiếu vắng tình tương của cha hoặc mẹ -Cùng khao khát có mọt gia đình hoàn chỉnh, được cha mẹ yêu thương... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1.Trao đổi trong tổ: a. Nhóm em có đồng tình với hành động của các bạn Xi -mông không? Hành động đó gọi là gi? b. Liên hệ trong lớp, trong trường có hành động tương tự không? Nêu có thì các em sẽ làm gì? 2. Viết bài nghị luận xã hôi nêu suy nghị về hiện tượng bạo lực học đường. ---------------------- TUẦN 32 - TIẾT 154 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... BỐ CỦA XI MÔNG (G. Mô – pa- xăng) MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh thấy được nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khát vọng của em. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thương con người, thái độ thông cảm trước số phận bất hạnh. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về chủ đề tình gai đình. - Soạn bài theo câu hỏi sgk PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não suy nghĩ phân tích nội dung văn bản - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về ý nghĩa văn bản. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * GV tóm tắt tiết trước. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Người giải thoát nỗi khổ đó của Xi-mông là ai? Nhân vật đó được tập trung miêu tả ở chi tiết nào? - Qua đó, em thấy chú là người ntn. - Thái độ và suy nghĩ của chú về chị blăng-sốt. - Chú nhận là bố của Xi-mông và có thái độ, cử chỉ gì? Điều đó nói lên tình cảm gì của chú Phi-líp? - Vì sao chú làm được việc giản dị mà vô cùng khó khăn? THẢO LUẬN CẶP ĐÔI -Theo em chị Blăng sốt đáng thương hay đáng trách ? Hoàn cảnh của chị có cần một sự cảm thông, che chở hay không ? - Tổ chức cho HS thảo luận. -Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. b. Nhân vật Phi líp + Chú Phi-líp xuất hiện: - Ngoại hình, cử chỉ, lời nói. -> Đó là một con người khoẻ mạnh, thương người và yêu trẻ. Đặc biệt sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ nỗi khổ của người khác. - Hiểu và thông cảm với nõi khổ và bất hạnh của họ. + Chú nhận làm bố của xi-mông: - Nhấc bổng em lênhôn vào hai má. -> Tình yêu thương chân thành, nồng nhiệt. => Đó là con người tử tế, giầu lòng vị tha, có tính cách hào hiệp. c. Nhân vật Blăng sốt - Hình dáng: Cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị. => Người phụ nữ đứng đắn, gặp nhiều bất hạnh. -Thái độ: Đôi mà đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy, nước mắt lã chã tuôn rơi. => Tâm trạng đau đớn, tủi nhục. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản? - Gọi HS nhận xét. - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. 3.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói. 2. Nội dung: - Phê phán sự lạnh lùng của xã hội. - Đề cao lòng nhân ái, vị tha. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Khái quát diễn biến tâm lý các nhân vật đã phân tích qua sơ đồ tư duy? -Gọi HS lên bảng vẽ còn HS vẽ vào vở. -Gọi HS đọc bản đồ tư duy? -Gọi HS nhận xét - rút kinh nghiệm Vẽ sơ đồ tư duy Đọc bản đồ tư duy Nhận xét. Ngạc nhiên, cảm thông chân thành. -Cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng XI - MÔNG CHÚ THỢ RÈN PHI -LIP BỐ CỦA XI - MÔNG Ngạc nhiên, vui mừng, hạnh phúc. Nhân hậu, sâu sắc, mạnh mẽ. BLĂNG -SỐT (MẸ XI- MÔNG) Đoan trang, yếu đuối, tội nghiệp Ngượng ngập-đau đớn, xấu hổ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI Qua bài học, em có thái đối với những đứa trẻ kém may mắn? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Cảm thông, chia sẻ. Giúp đỡ chân thành Bảo vệ, bênh vực ... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Chuẩn bị bài ôn tập truyện: - Hoàn thành bảng hệ thống tác phẩm truyện hiện đại. 2. Tìm hiểu và giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường, ở khu dân cư... ---------------------- TUẦN 32 - TIẾT 155 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... ÔN TẬP VỀ TRUYỆN MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học; nắm được đặc trưng thể laọi qua các yếu tố nhân vật, sự việc...; đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ : Giáo dục hs những tình cảm, đạo đức tốt đẹp. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Bảng thống kê - Phiếu học tập: TT TÁC PHẨM Tình huống Ngôi kể Cốt truyện 1 Làng 2 Lặng lẽ Sa Pa 3 Chiếc lược ngà 4 Những ngôi sao xã xôi 5 Bến quê PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC -Xem lại các truyện đã học -Soạn bài theo câu hỏi sgk. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kĩ thuật động não suy nghĩ tổng hợp các nội dung truyện đã học - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm một số đoạn văn bản. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về ý nghĩa các văn bản. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trong các tác phẩm đã học phần truyện hiện đại, em tâm đắc nhât tác phẩm nào? Vì sao? =>GV nhận xét và giới thiệu tiết học. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - GV cho HS thảo luận nhóm bàn. - GV kẻ bảng hệ thống các tp lên bảng. - GV cho đại diện các tổ trình bày và phát biểu, hoàn thiện bảng. - GV sử dụng bảng hệ thống trong sách thiết kế-Trang 324-325. 1. Hệ thống văn bản TT Tên tác phẩm Tác giả Năm st Giá trị nội dung 1 Làng Kim Lân 1948 - Kháng chiến chống Pháp. - Ông Hai yêu làng và yêu nước, quyết tâm trung thành với cụ Hồ, với kháng chiến. 2 Lặng lẽ Sa Pa N Thành Long 1970 - Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng CNXH- Anh thanh niên khiêm tốn, thầm lặng, giầu ước mơ và cống hiến cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà N.Q Sáng 1966 - Kháng chiến chống Mĩ giải phóng miền Nam. - Ông Sáu với tình cha con sâu nặng thiết tha trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, xa cách.- Bé Thu: tình cha con nồng nàn, cứng cỏi và thắm thiết, trong sáng, mãnh liệt. 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu 1985 . Những suy nghĩ và chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời, quê hương. Truyện thức tỉnh mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống. 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 - Khánh chiến chống Mĩ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.- Ba cô gái TNXP dũng cảm, lãng mạn, hồn nhiên, lạc quan ở cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. 2. Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Các tác phẩm truyện đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt nam qua các giai đoạn ? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến? - Yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. -Có tâm hồn trong sáng, nhân hậu -Sống tình nghĩa, thủy chung ... - Các tp phần nào phản ánh được những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người VN trong giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao: Kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước thống nhấtqua các nhân vật chính trong những tình huống truyện khá điển hình. - Thế hệ con người VN được miêu tả đủ mọi thành phần, lứa tuổi: già(ông Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoạ sĩ); trung niên (bác lái xe, Nhĩ, )anh thanh niên, ba cô gái TNXP; thiếu nhi (bé Thu)- Và họ có những p/c chung: yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước) 2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN -Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất ? -Gv có thể gợi ý một số nhân vật tiêu biểu. -Cho HS viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ. - Gọi HS trình bày và rút kinh nghiệm. -VD: +Khâm phục tinh thần chiến đấu của các nữ TNXP... + Biết ơn các thế hệ đi trước... + Quyết tâm phát huy... +... THẢO LUẬN CẶP ĐÔI -GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. 4. Tìm hiểu về ngôi kể và người kể Mô tả sản phẩm cần đạt của học sinh: TT TÁC PHẨM Tình huống Ngôi kể Cốt truyện 1 Làng Căng thẳng, thử thách, kịch tính Thứ ba Tâm lí 2 Lặng lẽ Sa Pa Đơn giản, giàu chất thơ Thứ ba Đơn giản 3 Chiếc lược ngà Éo le, bất ngờ, hợp lí Thứ ba Sự kiện, hành động 4 Những ngôi sao xã xôi Hành động Thứ nhất Sự kiện, hành động 5 Bến quê Nghịch lí Thứ ba Tâm lí HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nhập vai Phương Định kể lại diễn biến tâm lý trong một lần phá bom? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Thảo luận nhóm để hoàn thiện dàn ý đề văn: Vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến qua hai tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của lê Minh Khuê và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? 2. Học và đọc lại các truyện đã học. 3.Tiếp tục ôn tập.Chuẩn bị kiểm tra 45’ phần văn -------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_32.docx