Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 28
TUẦN 28 - TIẾT 131
ÔN TẬP VỀ THƠ
A. MỤC TIÊU
1. HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức về các tp thơ hiện đại trong chương trình NV 9. Củng cố kiến thức về thể loại thơ trữ tình, hình thành hiểu biết sơ lợc về đặc điểm và thành tựu của thơ VN sau cách mạng tháng Tám.
2. Rẽn kỹ năng phana tích thơ.
3. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ và bình giảng thơ trữ tình.
4.Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 28
ụng nhiều điệp ngữ. 8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 5 chữ - Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước; ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. - Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca. - Hình ảnh đẹp , giản dị; những so sánh ẩn dụ sáng tạo. 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 8 chữ Lòng thành kính biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ. - Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị cô đúc 10 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 1975 5 chữ - Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều giác quan; ngôn ngữ tinh tế, chính xác, gợi cảm; từ láy gợi hình, biện pháp nhân hoá độc đáo; sự tưởng tượng, liên tưởng độc đáo. 12 Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do - Thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương. - Đạo lí sống của dân tộc.sâu xa. - Cách nói giàu hình ảnh, vưà cụ thể, vừa gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa. 2. Tìm hiểu về giai đoạn sáng tác Hãy ghi tên bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể Các tác phẩm đã thể hiện ntn về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người ? Giai đoạn Tác phẩm Nội dung chính tư tưởng 1945- 1954 Đồng chí. Ca ngợi con người VN trong cuộc k chiến chống Pháp 1954- 1964 -Đoàn thuyền đánh cá. - Bếp lửa - Con cò. -Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. -Ca ngơi tình cảm tốt đẹp của con người: gia đình, đất nước... -1964- 1975 -Bài thơ về tiểu đội xe -Khúc hát ru - Tình yêu nước gắn với chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ VN. -Cuộc sống của đồng bào chiến khu trong KC - Sau 1975 -Ánh trăng -Mùa xuân nho nhỏ -Viếng lăng Bác -Nói với con -Sang thu -Tình cảm cao đẹp của con người với cách mạng, với đất nước, lãnh tụ. - Tình gia đình, đất nước, quê hương. - Suy ngẫm về quá khứ và đạo lí . - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP 1.Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Cho biết tên tác phẩm và ý nghĩa nhan đề bài thơ? 2. Câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng? 3. Vẻ đẹp của người lính lái xe trong khổ thơ? 4. Theo em, ngày nay tuổi trẻ cần thể hiện lòng yêu nước như thế nào? HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Giao đề cho HS. -Hướng dân HS làm bài - Tỏ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét HƯỚNG DẪN: 1.Tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác giả: Phạm Tiến Duật Nhan đề tưởng như thừa hai chữ “ bài thơ” nhưng lại là một chủ ý nghệ thuật của tác giả: - “tiểu đội xe không kính”: Khác lạ, độc đáo thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh. - “Bài thơ”:+ Thể hiện cách nhìn, cách khai thác đề tài chiến tranh của tác giả. + Chất thơ thắp lên từ đời sống chiến đấu gian khổ, bừng lên từ tâm hồn trẻ trung, sáng lên từ ý chí chiến đấu của người lính cách mạng. 2. Câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng phép tu từ hoán dụ. - Tác dụng: Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ. Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. 3. Vẻ đẹp của người lính lái xe trong khổ thơ: - Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, hiểm nguy. Trên những chiếc xe tàn tạ, biến dạng, người lính vẫn bon bon ra chiến trường chi viện cho miền Nam ruột thịt. - Người lính lái xe giàu lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm: Ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến. 4. Tuổi trẻ Việt Nam luôn xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là truyền thống vẻ vang, là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ trong mọi giai đoạn lịch sử. - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: + Bảo vệ Tổ quốc bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. + Học sinh: Rèn luyện sức khỏe, Tích cực học tập tốt. Trau dồi kiến thức về quốc phòng- an ninh; Quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Đấu tranh với hành động phá hoại đất nước. +Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG G cho HS đọc và bình 1 đoạn thơ, 1 hình ảnh thơ mà em thích. - Chuẩn bị bài kiểm tra về thơ VN. ------------------------ TUẦN 28 - TIẾT 132 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... ÔN TẬP VỀ THƠ ( tiếp) MỤC TIÊU 1. HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức về các tp thơ hiện đại trong chương trình NV 9. Củng cố kiến thức về thể loại thơ trữ tình, hình thành hiểu biết sơ lợc về đặc điểm và thành tựu của thơ VN sau cách mạng tháng Tám. 2. Rẽn kỹ năng phana tích thơ. 3. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ và bình giảng thơ trữ tình. 4.Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU Hs lập bảng hệ thống theo hướng dẫn sgk. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não: suy nghĩ lập bảng hệ thống kiến thức. - Kĩ thuật sáng tạo: Đọc diễn cảm 1 số bài thơ. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về nội dung, nghệ thuật các bài thơ. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Qua phần chuẩn bị ở nhà hãy đọc và bình 1 đoạn thơ, 1 hình ảnh thơ mà em thích? =>GV nhận xét và giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC/ LUYỆN TẬP 3. So sánh các bài thơ THẢO LUẬN CẶP ĐÔI . Nhận xét về những điểm chung và điểm riêng trong cách biểu hiện tình cảm mẹ con ở các bài: Khúc hát ru..., Con cò. - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. + Điểm chung: Đề tài tình mẫu tử-Tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, bền chặt, vĩnh hằng. + Điểm riêng: - Khúc hát...: T/y con gắn với tình yêu dân làng, yêu bộ đội, yêu kháng chiến. - Con cò: Ca ngợi tình mẹ bao la qua lời ru thiết tha với hình tượng con cò giàu ý nghĩa biểu tượng. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Hình ảnh người lính và tình cảm đồng đội của họ qua các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về..., ánh trăng. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. 2. Cuộc sống và hình ảnh người lính: - Cuộc chiến đấu gian khổ. - Vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn người lính: Dũng cảm, lạc quan, .... - Thời hòa bình: THẢO LUẬN CẶP ĐÔI Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ : Đoàn thuyền..., ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, con cò.- Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. . Bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ: Đoàn thuyền..., ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, con cò: -H/a liên tưởng,tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng( ĐTĐC) - Gợi tả, hình ảnh bình dị, biểu tượng( AT). - Hình ảnh tượng trưng...(con cò) - Hình ảnh cụ thể, đặc trưng...(Mùa xuân HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” ( Ngữ văn 9, tập 2) 1. Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Em hiểu gì về nhan đề văn bản? 2. Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng? 3. Cảm nhận của em về đất nước trong khổ thơ trên? HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Giao đề cho HS. -Hướng dân HS làm bài - Tỏ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét HƯỚNG DẪN: 1. Khổ thơ trên trích từ văn bản : “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải ) - Em hiểu gì về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ: "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời. - “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời, là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết để cống hiến , để đóng góp vào mùa xuân lớn của đất nước. -Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. - Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng, sống hòa nhập và cống hiến cho đất nước 2. Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ : nhân hóa và so sánh. - Tác dụng: phép nhân hóa gợi lại truyền thống lịch sử bốn ngàn năm dựng và giữa nước đầy gian nan,thử thách nhưng hết sức kiêu hùng của dân tộc. Phép so sánh “ đất nước -vì sao” thể hiện niềm tự hào và tin tưởng vào phát triển sự trường tồn, tỏa sáng của dân tộc. 3. Cảm nhận của em về mùa xuân đất nước trong khổ thơ : - Khổ thơ tha thiết với hình ảnh so sánh đẹp. - Đất nước Việt Nam có chiều dài lịch sử dựng và giữa nước gian nhổ nhưng vẻ vang và kiêu hùng. Suốt bốn ngàn năm dân tộc phải đương đầu với thiên tai tàn khốc, với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm... Đất nước tươi đẹp được gây dựng từ biết bao xương máu, mồ hôi của các thế hệ người Việt. - Hình ảnh so sánh mới mẻ “đất nước - vì sao”. “Sao” là nguồn sáng lấp lánh của bầu trời và luôn trường tồn, tỏa sáng. Cách diễn đạt vừa ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách dân tộc vừa thể hiện niền trân trong, kiêu hãnh dãnh cho đất nước. - Câu thơ “ Cứ đi lên phí trước” là lời khẳng định và niềm tin bất diệt vào sự phát triển không thế lực nào ngăn cản được của đất nước. => Đặt ý thơ vào thời điểm sáng tác - năm 1980, đất nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và tác giả đang nằm trên giường bệnh ta càng thâm thía tình yêu nước tha thiết, sâu sặng, cao đẹp của nhà thơ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Ôn tập chương trình thơ hiện đại. Tích hợp với nghị luận về đoạn thơ/ bài thơ để tìm ra phương pháp học tập hiệu qua. Tìm đọc các bài nói chuyện về tác phẩm của các tác giả, nhà phê bình văn học. ------------------ TUẦN 28 - TIẾT 133 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được các điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp từ đó biết cách sử dụng hàm ý hiệu quả. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý đúng mục đích. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng hàm ý trong giao tiếp. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Theo yêu cầu SGK. - Phiếu học tập Nghĩa tường minh Hàm ý Khái niệm Điều kiện sử dụng C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não: nhận diện và phân tích nghĩa tường mình và hàm ý. - Kĩ thuật trình bày 1 phút về điều kiện sử dụng hàm ý D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG -Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ minh hoạ? - Đặt 1 đoạn thoại có sử dụng câu chứa hàm ý? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Điều kiện sử dụng hàm ý HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -GV cho HS đọc đoạn trích? - Quan sát các câu in đậm? Xác định nghĩa tường minh và hàm ý? - Theo em, vì sao chị Dậu không nói thẳng mà phải dùng cách nói hàm ý? - Vậy điều kiện sử dụng hàm ý với người nói là gì? - Quan sát lại 2 câu văn, câu nào hàm ý rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn? - Theo em, vì sao cái Tý "giãy nảy"? - Vậy trong giao tiếp, khi người nói đưa hàm ý vao câu nói, người nghe cần chú ý điều gì? - Nhắc lại 2 chú ý khi dùng hàm ý? GV gọi HS đọc ghi nhớ. BT nhỏ: cho 2 HS tạo và giải đoán hàm ý với chủ đề: ngày 8/3. - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận 1. Ví dụ: Sgk Tr.90 2. Nhận xét: - Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài -> mẹ sẽ bán con cho cụ Nghị thôn Đoài. - Chị Dậu rất đau lòng, chị không thể nói thẳng điều đó ra. =>Người nói (người viết) chủ động đưa hàm ý vào lời nói . - Cái Tý đã giải đoán được hàm ý của lời chị Dậu. => Người nghe(đọc) có đủ năng lực giải đoán hàm ý. 3. Kết luận: *Ghi nhớ: sgk. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Cho HS đọc và xác định y/c bài 1 - GV cho HS đọc lập làm bài, gọi HS xung phong lên bảng trình bày phần a,b. - Cho lớp nhận xét, hoàn thành bài . - Nhắc HS hoàn thành phần còn lại ở nhà Bài tập 1: (Tr.91) a. Chè đã ngấm rồi đấy.-> mời bác và cô vào uống nước. - Người nghe (ông hoạ sĩ): đã hiểu (liền theo) b. Chúng tôi cần phải ....-> không thể cho được Hàm ý được sử dụng rộng rãi trong đời sống ngày thường và trong văn chương nghệ thuật. Đây là cách nói ý nhị, bóng bẩy thể hiện văn hoá ứng xử của người tham gia giao tiếp. Vì vậy trong những trường hợp cho phép, người nói nên sử dụng hàm ý. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Theo em vì sao em bé không nói thẳng a mà lại dùng hàm ý? - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì sao? - Theo em trong trường hợp nào không nen sử dụng hàm ý? 2. Bài tập 2(Tr.92) - Hàm ý: nhờ chắt nước hộ. - Trước đó, em bé đã nói thẳng nhưng không có kết quả. Hàm ý nhấn mạnh sự bức thiết về thời gian và sự việc. - Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe không hợp tác. Không phải lúc nào cũng sử dụng hàm ý. Trong trường hợp sự việc diễn ra trong sự bức th iết của thời gian, sự việc thì không nên dùng hàm ý, tránh gây hậu quả xấu. Cũng không nên dùng hàm ý với mục đích thiếu trong sáng như câu thành ngữ “ chửi mèo quèo chó”. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Gv gọi HS đọc, xác định bài tập. Cho 2 HS tạo thành một cặp thực hành theo y/c của bài tập. - Em rút ra bài học gì qua bài tập? Bài tập 3 (TR.92) + hàm ý từ chối: A. Tiếc thật, mai mình phải đi thư viện. B. Mai mình về quê. C. Mình mà đi mấy cậu á? Cùng một hàm ý có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có cách nói văn minh lịch sự. Có cách nói thô thiển gây khó chịu cho người đối thoại. Vì vậy khi sử dụng hàm ý cần có sự lựa chọn để “ lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gv gọi HS đọc, xác định bài tập. - Gọi HS trình bày miệng - Gv nhận xét. Bài tập 4(Tr92): Hàm ý: Tuy hy vọng chưa có thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng thì có thể đạt được. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận.- phiếu học tập - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HS thảo luận nhóm bàn. - Báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nêu ý kiến. Hoàn thành bảng so sánh sau: Nghĩa tường minh Hàm ý Khái niệm Điều kiện sử dụng Là phần thông báo được diễn dạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. - Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe(đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1.Nắm vững ghi nhớ. Làm bài tập 5 theo yêu cầu SGK. Lưu ý hàm ý thường liên quan đến sự thay đổi kiểu câu phân loại theo mục đích nói ( dùng kiểu câu không theo mục đích nói của kiểu câu đó) 2. Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương. 3. Vận dụng bài học vào tiết đọc - hiểu văn bản. --------------------------- TUẦN 28 - TIẾT 134 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... KIỂM TRA PHẦN VĂN ( Phần thơ) MỤC TIÊU 1. Đánh giá kết quả học tập của HS về các tác phẩm thơ: Về tên bài thơ, nghị luận về thơ hiện đai Việt Nam trong chường trình kì II. 2. Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra. 3. Giáo dục ý thức tích cực tự giác làm bài. 4. Năng lực cần phát triển - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU Đề: Phần I: Trắc nghiệm: (3,5 điểm). Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách điền vào ô trống hoặc khoanh tròn vào các ý trả lời đúng. 1.Điền vào ô trống để đúng tên bài thơ với tác giả và tác phẩm, năm sáng tác và thể loại? Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể loại Y Phương Sau 1975 Nguyễn Duy 1978 Sang thu Hữu Thỉnh 1969 Trữ tình; thơ tự do 2." Bài thơ chất dân gian sâu lắng với triết lí sống sâu sắc của tác giả” là nhận xét về bài thơ nào sau đây: A. Mùa xuân nho nhỏ C. Nói với con B. Viếng Lăng Bác D. Con cò 3. Nhóm bài thơ nào ca ngợi tình mẫu tử ? A. Sang thu, Con cò, Viếng lăng Bác. C. Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ B. Viếng lăng Bác, Nói với con D. Nói với con , Mùa xuân nho nhỏ 4. Dòng thơ nào mang ý nghĩa tường minh? A Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương C Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. B Đêm nay rừng hoang sương muối D Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời 5. Câu thơ nào không có thành phần gọi- đáp hoặc cảm thán? A. Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác C. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con. B. Ơi, con chim chiền chiện... D. Người đồng mình yêu lắm, con ơi. 6. Cặp câu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống? A Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời B. Quê hương anh nước mặn đồng chua- làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ- Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. D. Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. 7. Nét đậm đà phong vị Huế trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" được thể hiện ở đâu? A. Hình ảnh màu sắc: Dòng sông xanh - bông hoa tím B. Âm thanh, điệu dân ca Nam ai Nam bình, nhịp phách tiền C. Nhịp điệu, giọng điệu khi khoan thai, dịu dàng, khi hối hả, khẩn trương. D. Cả ba ý kiến trên II. Phần tự luận (7,5 điểm): 1. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? 2. Phân tích hai câu thơ: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục (Nói với con - Y Phương) 2 Đáp án: I, Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm- Toàn phần : 3,5 điểm. 1.Điền vào ô trống để đúng tên bài thơ với tác giả và tác phẩm, năm sáng tác và thể loại? Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do ánh trăng Nguyễn Duy 1978 năm chữ Sang thu Hữu Thỉnh 1977 năm chữ Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 thơ tự do 2- D; 3-C ; 4 - A ; 5- A ; 6 - C ; 7- D. II, Tự luận:Câu 1: 3,5 điểm. * Nội dung:2,5 đ-Nhan đề bài thơ là một hình ảnh độc đáo, là cách nói ẩn dụ thể hiện khát vọng, lẽ sống và ý thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Cuộc đời mỗi con người như một mùa xuân nhỏ, như tiếng chim hót, như một cành hoa, nhạc nốt nhạc trầm. Mùa xuân lớn là mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng. Mỗi cá nhân đơn lẻ không thể làm nên mùa xuân lớn, mùa xuân lớn được nhiều cá nhân, nhiều mùa xuân nho nhỏ gom góp tạo thành. Ngược lại mùa xuân lớn lại giúp mùa xuân nhỏ được tô diểm, được khoe sắc toả hương.( 1,5đ) Nhan đề thể hiện chủ đề tư tưởng của bài thơ: Hãy sống đẹp, sống có ích như mùa xuân, hãy hoà nhập, dâng hiến để làm nên những mùa xuân cách mạng, mùa xuân đất nước bất tận.(1đ) * Hình thức: 1 đ: Viết đoạn văn hoặc bài văn ngăn có tính liên kết, diễn đạt rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. Câu 1: 3 điểm. - Hình ảnh cụ thể :cuộc sống gian nan , vất vả, cực nhọc của đồng bào miền núi... ( 1đ) - Nghĩa hàm ý :Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê hương.- Giàu chí khí, niềm tin và mong ước góp phần xây dựng quê hương.( 1,5 Đ) - Diễn đạt, trình bày( 0,5 Đ) PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.ổn định lớp: 2.Bài mới: Hoạt động 1: Phát đề, giải đáp thắc mắc về đề (nếu có)- Hoạt động 2: HS làm bài. Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét tiết làm bài. 3.HDVN: - Tiếp tục ôn về thơ VN- chuẩn bị bài tổng kết văn bản nhật dụng theo câu hỏi SGK ---------------------- TUẦN 28
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_28.docx