Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 27

TUẦN 27 - TIẾT 126

. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thông qua bài hs nắm được khái niện về nghĩa tường minh và hàm ý, tác ụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết,phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, sử dụng hàm ý phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức dùng từ, đặt câu.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

 

docx 11 trang linhnguyen 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 27
trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
-Đúng
+Nghĩa thực: Đồng bào dân tộc lao động vất vả dựng nhà, dựng cửa...
+Ý thức tự lực, tự cường xây dựng, tôn vinh vẻ đẹp của quê hương
 Trong giao tiếp, có những trường hợp được hiểu theo cả nghĩa đen cả từ ngữ và lớp nghia suy ra từ nghĩa đen=> Tường minh và hàm ý.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS đọc ví dụ.
- Đoạn văn có mấy lượt lời?
- Lượt lời 1 có đơn thuần chỉ thông báo về thời gian không? Vậy anh thanh niên muốn nói điều gì? Có được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu không? Vậy tại sao chúng ta biết được điều anh muốn nói?
- Đó là cách nói hàm ý, vậy thế nào là hàm ý?
- Lượt lời 2 có ẩn ý gì không? Vậy anh thanh niên muốn nói điều gì? Điều đó có dễ dàng nhận không?
- Câu thoại 1 có nghĩa tường minh là gì? Vậy em hãy kết luận lại kiến thức cơ bản?
-GV nhận xét, liên hệ thực tế trường hợp b?
- Trong các trường hợp trên, trường hợp nào em không cần thiết sử dụng hàm ý.?
? Theo em, kiểu văn bản nào được sử dụng hàm ý, kiểu văn bản nào không được phép sử dụng hàm ý.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Ví dụ: Sgk
2. Nhận xét:
- Câu thoại 1: Rất tiếc vì thời gian còn ít.
-> Không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, mà chỉ suy ra được thông qua các trợ từ, tình thái từ.
- Câu thoại 2: Cô gái đã quên chiếc khăn.
-> Diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
3. Kết luận: ghi nhớ: Sgk tr.75
Lưu ý: các trường hợp cần phải sử dụng hàm ý.
- Kiểu văn bản tự sự thường được sử dụng các câu văn có hàm ý (Ngôn ngữ nghệ thuật)
GV tổng hợp: Khi lĩnh hội ý nghĩa của các câu nói ta cần hiểu nghĩa nguyên văn của các từ ngữ trong câuvà từ mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy ( nghĩa tường minh). Ngoài ra, ngôn ngữ còn có ý nghiã vô hình không sẵn có trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong mối quan hệ cú pháp của câu nhưng vẫn thấu đên người nghe qua sự suy luận ( nghĩa hàm ý). Những câu nói hàm ý được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, trong văn chương nghệ thuật, trong văn bản chính luận. Chúng ta cần hiểu hàm ý của câu nói và nên dùng hàm ý những khi cần thiết. ( Ngữ điệu nói hàm ý thường khác câu nói không có hàm ý)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bài tập 1:
- Em thử tìm hàm ý ẩn chứa trong các từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ đó.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Nhận xét giá trị của hàm ý trong văn tự sự?
GV cho HS đọc và lần lượt làm các bài tập.
-Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Cho HS nhận xét.
GV: Có những trường hợp, nếu người nói cố tình để câu nói lửng thì cũng tạo hàm ý.
Bài tập 1:
a. Câu văn: nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
-> Sự tiếc nuối.
b. Những từ ngữ: "mặt đỏ ửng", "nhận lại chiếc khăn", "quay vội đi" -> Sự ngượng ngùng, xấu hổ.
-Vậy, ngoài ngôn ngữ hội thoại, hàm ý còn thể hiện qua các câu văn miêu tả cử chỉ, hành động...-> Trở thành 1 tín hiệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. 
Bài 2: 
Hàm ý: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
Bài 3: Câu: Vô ăn cơm: Hàm ý mới ông Sáu vào ăn cơm.
Bài 4: 
a. Câu nói lảng.
b. câu nói lửng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.GV nêu 3 tình huống y/c HS đặt các câu nói có sử dụng hàm ý.
a. Muốn mẹ may cho 1 cái áo mới.
b. Từ chối anh thanh niên lạ muốn đi nhờ xe.
c. Muốn bạn mời mình đến nhà chơi.
2.GV treo bảng phụ có bảng so sánh, y/c HS thảo luận nhóm, các nhóm báo cáo kết quả.
Nghĩa tường minh
Hàm ý
Khái niệm
Là nghiã của câu, được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
Là phân thông báo ngầm, ẩn chứa trong từ ngữ của câu.
Cách thể hiện
Qua các từ ngữ trong câu.
- Qua ngôn ngữ hội thoại. 
- Qua các từ ngữ miêu tả cử chỉ, hành động...-> Ngôn ngữ nghệ thuật
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm các câu văn, câu thơ có chứa hàm ý trong các tác phẩm đã học?
Giải đoán hàm ý trong những ví dụ vừa tìm?
------------------------ 
TUẦN 27 - TIẾT 127 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
MỤC TIÊU
 1.Thông qua bài hs nắm được đặc điểm, yêu cầu; các bước làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ từ đó vận dụng vào làm bài văn.
2.Rèn kĩ năng thực hiện các bước làm kiểu bài, tổ chức triển khai các luận điểm.
3.Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Theo yêu cầu SGK .
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ nhận diện kiểu bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Thảo luận về yêu cầu bài nghị luận 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Suy nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng bác "của Viễn Phương?
=>GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu các dạng đề văn: Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi H1 đọc văn bản SGK. 
- Văn bản trên nghị luận về vấn đề gì? Căn cứ?
- Hãy xác định bố cục 3 phần của VB? Đoạn?
- Xác định các luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài?
1. Văn bản: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời. 
2. Nhận xét.
Mở bài:(Đoạn 1)
Thân bài:(Đoạn 2.3.4)
Kết bài:(Đoạn 5)
Hình ảnh mùa xuân...mang nhiều tầng ý nghĩa
Đánh giá chung về nghệ thuật
và ý nghĩa
của
bài thơ.
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến.
Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xuác tha thiết, trìu mến
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Để làm rõ mỗi luận điểm trên, người viết đã sử dụng những luận cứ nào? Vậy em hãy nêu cách diễn đạt trong từng đoạn?
- Quan sát sơ đồ trên và nhận xét về bố cục của văn bản?
+ Lời văn có đặc điểm gì? Ví dụ minh hoạ?
- Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ? Căn cứ?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Gọi H đọc ghi nhớ.
- Chọn - phân tích - bình luận những câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu để có đánh giá, nhận xét xác đáng về luận điểm.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện tình cảm chân thành của người viết.
- Trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật bài thơ ấy.
3. Kết luận:
 Ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:
1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì?
A. Nêu tình cảm của mình với tác giả bài thơ, đoạn thơ.
B.Trình bày những thông tin liên quan đến bài thơ, đoạn thơ.
C. Kể lại trình tự diễn biến các sự việc trong bài thơ, đoạn thơ.
D. Trình bày những cảm nhận , đánh giá về vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ.
2. Vẻ đẹp của một bài thơ, đoạn thơ thường được thể hiện qua những yếu tố nào?
A. Chủ đề tư tưởng.
B. Nghệ thuật : vần nhịp, hình ảnh thơ, giọng thơ, bố cục...
C. Cả A và B.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-HS trả lời miệng phần trắc nghiệm
-Nhận xét cung.
- Gọi HS đọc yêu cầu phần luyện tập.
- Gọi HS trình bày và lý giải.
Trắc nghiệm:
1- D
2-C
-Sản phẩm của hS.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” (Xuân Diệu). Bằng sự trải nghiệm của em về một bài thơ hay đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm rõ nhận định trên.
2. Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ theo hướng dẫn SGK.
--------------------------- 
TUẦN 26 - TIẾT 128 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
MỤC TIÊU
 - H biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đúng yêu cầu tiết 124.
- Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bồi dưỡng năng lực tạo lập VB nghị luận và cảm thụ tác phẩm trữ tình.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Theo yêu cầu SGK .
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ nhận diện kiểu bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Thảo luận về yêu cầu bài nghị luận 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Nêu khái niệm và đặc điểm của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
2. Đặt vấn đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
I. Đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho H đọc đề SGK , gạch chân dưới từ ngữ.
- Cho H quan sát đề- nhận xét:
+ Đối tượng nghị luận?
+ Dạng đề?
- Gọi H trình bày- nhận xét.
- Xác định cụ thể từng đề yêu cầu trình bày về vấn đề gì?
- Nhận xét chung về kiểu bài NLVH ?
1. Đề bài:
2. Nhận xét: 
- Đối tượng : Đoạn thơ ( Đề 1.2.6) Bài thơ (5.7)
+ Tình cảm của tác giả ( đề 3) - Hình tượng nhân vật (Đ4) nội dung (Đ8).
- Dạng đề: 
(1): Có lện làm bài- vấn đề nghị luận.
(2): Đề mở- chỉ nêu vấn đề nghị luận
 GV: Qua một số đề trên ta thấy hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng và phong phú. Có đề định hướng rõ lại có đề đòi hỏi người viết phải tự định hướng nên tập trung vào vấn đề nào. Đó là sự khác nhau về sắc thái chứ không phải khác kiểu bài
II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương " của Tế Hanh.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Cho 2 H tạo thành cặp hỏi - đáp và thảo luận các câu hỏi SGK - trình bày kết quả.
- Vậy nêu phương pháp và yêu cầu của bước tìm ý. 
- Gọi 1 H. đọc dàn bài (SGK -81)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Từ dàn bài cụ thể trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Gọi 2 H. trình bày - lớp nhận xét.
- Dựa vào SGK, trình bày thao tác viết bài hoàn chỉnh.
- Vì sao phải đọc lại và sửa chữa bài viết?
- Cho H. đọc văn bản " quê hương trong tình thương nỗi nhớ"
- Xác định bố cục bài viết? Em có nhận xét gì về bố cục trên?
- Cho H. thảo luận câu hỏi a. (SGK -83)
1. Các ước làm bài văn nghị luận
a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Tìm hiểu đề: - Xác định kiểu bài - ND nghị luận.
* Tìm ý: - H. đọc lại bài thơ - trả lời câu hỏi SGK.
-> Phương pháp đặt câu hỏi tìm luận điểm ( hiểu đúng, hiểu sâu về đối tượng - > cảm nhận, đánh giá)
b. Lập dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu đoạn( bài)thơ. NX chung.
* Thân bài: Trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung - nghệ thuật 
* Kết bài: Khái quát giá trị - ý nghĩa.
c. Viết bài: SGK (81)
d. Đọc lại bài và sửa chữa SGK (81)
2. Cách tổ chức triển khai luận điểm.
a. vb: 
b. NX. - Bố cục: 3 phần: 
-> Mạch lạc, chặt chẽ.
Giáo viên khái quát bằng sơ đồ:
Nhà thơ đã viết... trong sáng đầy thơ mộng...
Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng thơ 
Hình ảnh người dân chài
Hình ảnh con thuyền trở về
Hình ảnh con thuyền ra khơi
Quan sát SGK. Nhận xét cách triển khai luận điểm?
- Chỉ ra sự liên kết trong VB.
- Muốn làm tốt bài NL về đoạn thơ, bài thơ ta cần chú ý gì? 
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- Phân tích, bình giảng + suy nghĩ, nhận xét.
- Sử dụng các phép liên kết hình thức + liên kết nội dung.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ SGK
HOẠT ĐÔNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 “ Cảnh ngày xuân” - Nguyễn Du ( Ngữ văn 9, tập I)
Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên?
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Sản phẩm của học sinh
Giáo viên hướng dẫn:
- Sáu câu thơ là bức tranh hội tan, ngày tàn trong niềm buâng khuâng, nuối tiếc của con người.
- Phong cảnh thiên nhiên buổi chiều tà trong bước đi chầm chậm của thời gian. Nắng nhạt, khe nước nhỏ, phong cảnh thanh thanh, dìu dịu, dòng nước dưới cầu xao động... Mọi vật chuyền động nhẹ nhàng trong sự nhạt dần, lặng dần của vạn vật. Cảnh thanh nhẹ mang đầy tâm trạng. 
- Con người - chị em Kiều “ thơ thẩn” buâng khuâng, lưu luyến trước vẻ đẹp của lễ hội mùa xuân và cảnh nhạt dần, chiều lặng dần...
=> Sáu câu thơ với nhiều từ láy gợi tả, gợi cảm đã tái hiện khung cảnh trầm buồn, êm êm, dìu dịu hé mở một vẻ đẹp tâm hồn thiếu nữ tha thiết, nhạy cảm và sâu sắc với cuộc sống. Cảnh và người như có sự tương hợp, giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, xao xuyến, thoáng nỗi sầu muộn. Có thể mơ hồ cảm nhận được những dự cảm về tương lai của Kiều
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm đọc các bài nghị luận về đoạn thơ- bài thơ- hình tượng thơ ?
2. Lập dàn ý cho các đề văn:
a. Hình ảnh người lính trong bài “ Đồng chí” - Chính Hữu?
b.Tình đồng chí trong bài “ Đồng chí” - Chính Hữu?
c. Cảm nhận về 7 câu thơ đầu trong bài “ Đồng chí” - Chính Hữu?
d. Cảm nhận về 13 câu thơ cuối trong bài “ Đồng chí” - Chính Hữu?
---------------------- 
TUẦN 27 - TIẾT 129-130
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
MÂY VẦ SÓNG
Ta -gor
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài hs cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện của em bé trong bài thơ, những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây duụng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả .
2. Kĩ năng :Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm thơ có chất văn xuôi.
3. Thái độ : Giáo dục tình yêu thương gia đình, yêu thiên nhiên và tạo dựng môi trường sống trong lành hoà hợp với thiên nhiên.
Tích hợp môi trường : Có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh.
 4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực tiếp nhận văn bản: qua đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận: qua hoạt động luyện tập về thơ.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của tác phẩm Mây và Sóng.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tư liệu liên quan đến bài thơ
- Phiếu học tập:
THẢO LUẬN NHÓM (10PHÚT)
Nhóm............Nhòm trường:.......................................
Qua chuẩn bị và hiểu về bài thơ “ Mây và sóng”, hãy điền các thông tin vào bảng sau:
Đoạn
Lời rủ rê (1)
Thái độ của em bé(2)
Trò chơi của bé.(3)
1. Em bé với Mây
2. Em bé với Sóng.
Nhận xét
.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ tìm hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ.
- Kĩ thuật sáng tạo: Đọc diễn cảm bài. 
- Kĩ thuật trình bày 1 phút về nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- PP thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Gọi HS kể tên một số bài hát, bài thơ về tình mẹcon?
- Gọi 1 HS biểu diễn ( đọc thơ/ hát) tác phẩm về đề tài trên?
=> GV dẫn vào bài.
 Có những em bé muốn đi chơi khắp nơi cùng mẹ nhưng điều đó thật xa vời. Bằng cách nào dung hòa khát khao với hiện thực? Bài thơ “ Mây và sóng” sẽ giúp ta hiểu về điều đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Tìm hiểu chung: 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua việc chuẩn bị bài, giới thiệu những nét chính về tác giả - Đọc thầm - tóm tắt SGK.
- Hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm
1. Tác giả ( 1861- 1914 )
Ta Go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
Ông để lại số lượng sáng tác rất đồ sộ.
2. Văn bản.
Bài thơ được in trong tập Si su, xuất bản năm 1909.
GV: Ta- go là một nhà thơ đã gặp nhiều không may trong c/s gia đình. Trong vòng 6 năm (1902-1907), ông đã mất đi 5 người thân: vợ ông -1902, con trai thứ hai-1904, cha và anh-1905, con trai đầu -1907. Phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho t/c gia đình trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV HD cách đọc, GV đọc 1 đoạn.
- Nêu PT biểu đạt của vb? Tác dụng của cách biểu đạt đó.
- Xác định bố cục?
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS thảo luận phần 1(Sgk Tr.88)
- GV tổng hợp ý kiến:
1. Đọc-chú thích:
HS thực hiện theo y/c của GV.
2. Phương thức biểu đạt: 
Biểu cảm+tự sự, miêu tả.
3. Bố cục: 2 phần
- Từ đầu->xanh thẳm: Bé trò chuyện với mây
- Còn lại: Bé trò chuyện với sóng.
GV:. Bài thơ bộc lộ t/c với mẹ của em bé trong tình huống có thử thách. Hai phần cho thấy: qua những thử thách khác nhau, t/c của bé dành cho mẹ được thể hiện trọn vẹn.
- Giống nhau giữa 2 phần: thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lý do từ chối, nêu trò chơi do bé sáng tạo. 
- Cấu tạo các câu thơ giống nhau- Nhân vật, số lần độc thoại, đối thoại những hình ảnh thơ tương tự nhau. Không gian hai chiều : cao- rộng
 => Tác dụng: Tạo sự cân đối cho vb, sự mới lạ cho hình thức thơ. Người đọc dễ thuộc, dễ hiểu (nhất là trẻ em)
 => Khác nhau: ý và lời trong 2 phần không trùng lặp.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
Phân tích.
(Sử dụng phieus học tập)
 Dự kiến sản phẩm của HS:
Đoạn
Lời rủ rê (1)
Thái độ của em bé(2)
Trò chơi của bé.(3)
1. Em bé với Mây
- Chơi từ khi thức dậy đến chiều tà.
- Chơi với bình minh vàng và trăng bạc
- Mẹ đang đợi ở nhà/.
Làm thế nào rời mẹ mà đến được.
- Con là mây, mẹ là trăng- Mái nhà ta là trời xanh.
2. Em bé với Sóng.
- Ca hát từ sáng ... hoàng hôn.
Ngao du nơi này, nơi nọ.
-Buổi chiều mẹ muốn tôi ở nhà/ Làm thế nào có thể rời mẹ...
- con là sóng, mẹ là bến bờ- con lăn lăn vào lòng mẹ... cười vỡ tan... ở đâu.
Nhận xét
- Tưởng tưởng, nhân hoá. Trò chơi hấp dẫn, phù hợp tâm lí trẻ em.
 -> Khao khát bay nhảy, vui chơi,yêu thiên nhiên,thích mạo hiểm.
- Câu hỏi-> băn khoăn, lưỡng lự muốn đi nhưng lại nghĩ đến mẹ, không muốn xa mẹ, không muốn mẹ buồn lo.
- Tưởng tượng bay bổng-Hoà hợp thiên nhiên và gia đình. Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt, hạnh phúc nhất.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho Hs quan sát cột (1), tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi sáng tạo lời của Mây và Sóng?
- Nhận xét của em về những trò chới mà Mây và Sóng nói với bé?
- Những trò chơi đó gợi cho em liên tưởng gì tới cuộc sống hiện tại?
- Cho Hs quan sát cột (2), tác giả đã sử dụng kiểu câu nào để thể hiện lời em bé với Mây và Sóng? Theo em kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc diễn đạt?
- Những nguyên nhân nào khiến bé từ chối đi chơi cùng Mây và Sóng?
- Nhận xét về sự lựa chọn của bé?
Hãy quan sát cột (3)trong trò chơi của bé với mẹ, những hình tượng thiên nhiên(mây, trăng, trời xanh,sóng, bến bờ) có ý nghĩa gì?
* Bé cho rằng: trò chơi của bé thú vị hơn, hay hơn trò của Mây và Sóng. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa các trò chơi để lí giải điều đó? 
+ Tưởng tưởng, nhân hoá. 
- Trò chơi hấp dẫn, phù hợp tâm lí, sự ham muốn bay nhảy, khám phá của trẻ em trẻ em
- Cuộc sống luôn luôn mới mẻ, cao xa, rộng lớn kì thú ... với trẻ em
+ câu hỏi- sự lưỡng lự nhưng quyết định từ chối những chuyến ngao du với Mây và Sóng của Bé.
- Bé nghĩ đến mẹ, không muốn mẹ buồn lo. 
+ Thiên nhiên thơ mộng, kì ảo, sống động, chân thực- tưởng tượng kì ảo- sự hoà hợp giữa thiên nhiên và tình mẫu tử.
 Trò chơi của bé thú vị hơn, hay hơn trò của Mây và Sóng vì không chỉ có Mây chính là em, trăng chính là mẹ và mái nhà của hai mẹ con là bầu trời bao la.Trò chơi ấy không chỉ có em là sóng mà còn có mẹ là bến bờ luôn rộng mở bao dung sẵn sàng đón em vào lòng. Bé đã thu tất cả vũ trụ thành một không gian riêng của hai mẹ con . Bài thơ ghi lại khát vọng đẹp của con người là khám phá, chinh phục thiên nhiên. Nhưng mang tính nhân văn hơn cả là quan niện về hạnh phúc. Hạnh phúc chẳng phải nơi cao xa mà ngay trong trần thế này, trong vòng tay yêu thương của mẹ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Bài thơ còn nói với ta những điều đáng quý nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go.
4. Tổng kết:
*ghi nhớ: Sgk.
-Vẻ đẹp trong tâm hồn và tài năng của Ta-go: Yêu quý và trân trong. Tin vào tình mẫu tử của con người. Trí tưởng tượng mãnh liệt, bay bổng.
GV: Bài thơ sử dụng đối thoại lồng độc thoại. Hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng. Cấu trúc lặp lại một cách sáng tạo. Một em bé yêu mẹ, yêu gia đình. Đó chính là quy luật của c/s: Tình mẫu tử bền chặt. Người mẹ luôn là nguồn vui lớn nhất của con...(Con cò, khúc hát ru...)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP /VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI:
1.Ngoài tình mẫu tử, bài thơ còn gợi cho các e

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_27.docx