Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25

TUẦN 25 - TIẾT 116

 MÙA XUÂN NHO NHỎ

 ( Thanh Hải )

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân tươi đẹp và khát vong dâng hiến cho đời của nhà thơ.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ hiện đại, trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ.

 Kĩ năng sống: giao tiếp trình bày, trao đổi về vẻ đẹp của thiên nhiênvà khát vọng của nhà thơ.

Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo bày tỏ nhận thức cá nhân để đongá góp vào cuộc sống.

 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.

- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt

 

docx 14 trang linhnguyen 22/10/2022 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25
ạy :....................
 MÙA XUÂN NHO NHỎ (tiếp)
 ( Thanh Hải )
MỤC TIÊU
( Đã trình bày ở tiết 116)
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Thanh Hải. Soạn bài theo câu hỏi sgk.
-Sưu tầm 1 số tranh ảnh về mùa xuân đất nước, sông Hương, cánh đồng lúa, bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: suy nghĩ bộc lộ ý kiến cá nhân về đóng góp cá nhân vào cuộc sống.
- Thảo luận, trình bày một phút: về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cho HS biểu diễn bài Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn.
Nhận xét - giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thầm khỏ thứ hai.
- Có gì riêng trong cách tổ chức lời thơ ở khổ 2 này? Hình ảnh màu xuân hiện ra có gì khác?
+ Em hiểu gì về từ “ lộc”?
-Em đọc được cảm xúc gì của con người từ lời thơ náo nức ấy?
-Khổ thơ thứ 3 mang đậm chất trữ trình hay suy tư? Nghệ thuật nổi bật của khổ thơ và tác dụng?
- Em hãy khái quát lại nội dung đã phân tích?
- Tg mong muốn làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
GV giảng bình.
*Mùa xuân đất nước
-Người cầm súng-lộc ...> bảo vệ đất nước
-Người ra đồng-lộc...->xây dựng đất nước
->Vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân với 2 nhiệm vụ chiến lược...
=> Dùng nhiều điệp từ và từ láy: Mùa xuân tràn đầy sức sống, sôi động, hối hả nhịp điệu của cuộc sống chiến đấu và dựng xây đất nước, hứa hẹn .
- Cảm xúc của con người: Say mê, tin yêu con người, cuộc sống khi mùa xuân sang.
- Đất nước bốn ngàn năm-vất vả gian lao
- Đất nước như ... đi lên phía trước.
=> Hình ảnh so sánh: Gợi lên cả một chiều dài lịch sử của đất nước: vất vả, gian lao nhưng lớn mạnh không ngừng. -> niềm thương cảm, trân trọng, tự hào.
 Từ cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả nhớ đến truyền thống bốn ngàn năm dựng và giữ nướcViệt Nam. Những câu thơ khẳng định sự tin tưởng của nhà thơ vào sự phát triển trường tồn , bất diệt của dân tộc. Mỗi độ xuân về, đất nước lại bừng lên sức sống mới. Bài thơ ra đời khi đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng từng câu , từng chữ đều gửi gắm niềm tin son sắt của tác giả .
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Cho HS đọc thầm đoạn thơ.
- Nguyện ước lớn nhất cả tg là gì?
- Em hiểu ý nguyện đó như thế nào, có khác gì với thông thường?
-Cảm nhận vê hình ảnh “ Một mùa xuân nho nhỏ/ lặng lẽ dâng cho đời”?
- Em hiểu được gì về quan niệm cống hiến.
- Hiện tượng chuyển đổi từ xưng hô trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
b. Cảm nghĩ mùa xuân của lòng người:
- Ta làm con chim hót->biểu tượng cho niềm vui 
- một cành hoa ->Biểu tượng cho cái đẹp
 - Ta nhập vào hoà ca- một nốt trầm xao xuyến.->Điệp từ, giọng thơ tha thiết ý nguyện được chung sống, chia sẻ buồn vui với mọi người.
- Một mùa xuân nho nhỏ,lặng lẽ dâng cho đời.=> Từ láy, ẩn dụ - tâm nguyện được cống hiến cho cuộc đời chung
- Dù là tuổi hai mươi -dù là khi tóc bạc.
-> Hình ảnh ẩn dụ: Nguyện ước sống cống hiến âm thầm, khiêm nhường->Sự cống hiến cho đất nước không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp . Đó là một cách sống tốt đẹp, cao cả.
Thanh Hải đã từng trải qua những năm tháng gian khổ với cả dân tộc đánh giặc, hơn ai hết, ông càng trân trong cuộc sống hòa bình. Ông viết bài thơ khi đang nằm trên giường bệnh nhưng bài thơ vẫn ngời lên một lẽ sống cao đẹp: Cống hiến trọn đời cho Tổ quốc và nhân dân. Việc thay đổi từ xưng hô “tôi”- “ta” trong bài khiến chúng ta cảm nhận được: Thanh Hải đang mượn tiếng lòng mình để nói lên tâm nguyện chung của mỗi người dân xứ Huế, tất cả dân Việt Nam. Khổ kết bài thơ, ông hướng lòng mình về với dòng Hương Giang và ngọn Ngự Bình thơ mộng, với câu Nam ai nam bình-điệu hồn quê hương.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
3.Tổng kết:
* Ghi nhớ: Sgk 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Qua tiết học, bài thơ cho em hiểu gì về ý nghĩa cuộc sống mỗi con người.
2. Cho HS nghe bài hát bài hát.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người. Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp, mỗi người phải biết cống hiến cho cuộc đời 
2. HS nghe bài hát.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THAM KHẢO
Nhan đề bài thơ là một hình ảnh độc đáo, là cách nói ẩn dụ thể hiện khát vọng, lẽ sống và ý thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Cuộc đời mỗi con ngời như một mùa xuân nhỏ, như tiếng chim hót, như một cành hoa, nhạc nốt nhạc trầm. Mùa xuân lớn là mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng.Mỗi cá nhân đơn lẻ không thể làm nên mùa xuân lớn, mùa xuân lớn được nhiều cá nhân, nhiều mùa xuân nho nhỏ gom góp tạo thành. Ngược lại mùa xuân lớn lại giúp mùa xuân nhỏ được tô diểm, được khoe sắc toả hương. Nhan đề thể hiện chủ đề tư tưởng của bài thơ: Hãy sống đẹp, sống có ích như mùa xuân, hãy hoà nhập, dâng hiến để làm nên những mùa xuân cách mạng, mùa xuân đất nước bất tận. Nói như nhà thơ Tố Hữu:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu gọi nhân gian
Sống chăng, chỉ đốm lửa tàn mà thôi.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Từ cảm nhận về hai câu thơ:
 Một mùa xuân nhi nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
(Thanh Hải - “ Mùa xuân nho nhỏ”)
 Hãy trao đổi với bạn để viết bài văn nghị luận về sự cống hiến.
2. Tìm hiểu những tấm gương cống hiến, hy sinh vì tập thể ở địa phương em?
3. Tìm hiểu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ “ Viếng lăng Bác”
----------------------
TUẦN 25 - TIẾT 118
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
VIẾNG LĂNG BÁC
MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của nhà thơ đối với Bác. Phân tích được những đặc điểm nghệ thuật (giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ) của bài thơ Viếng lăng Bác
- Tích hợp lịch sử : Lãnh tụ Hồ Chí Minh và lịch sử Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.
-Tích hợp GDQP – AN : HS cảm nhậc được tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận thơ hiện đại, trình bày những cảm nhận suy nghĩ về hình ảnh thơ.
 KNS: HS tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM từ đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo tư tưởng HCM.
Suy nghĩ, sáng tạo đánh giá về vẻ đẹp những hình ảnh trong bài thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính lãnh tụ, thấy được sự hi sinh quên mình của Bác đối với đất nước, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị của Bác.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tiếp nhận văn bản thơ: qua đọc hiểu bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: nhận ra vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Viễn Phương. - Soạn bài theo câu hỏi sgk.
- Hình ảnh, bài hát... - Phiếu học tập:
THẢO LUẬN NHÓM (5 PHÚT)
Nhóm.........Nhóm trưởng.....................................
Đọc kỹ khổ thơ thứ 2 trong bài “ Viếng lăng Bác ” và hoàn thiện bảng sau:
Câu thơ
Hình ảnh thực
Hình ảnh ấn dụ
Nhận xét
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời 
mặt trời 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
dòng người 
tràng hoa 
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ, trình bày, cảm nhận, ước muốn của tác giả từ đó liên hệ với bản thân ý thức phấn đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Trình bày một phút những cảm nhận, ấn tượng về nội dung bài thơ.
-PP phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Quan sát hình ảnh và cho biết cảm xúc, suy nghĩ của em về những diều mà những bức ảnh đã chạm đến trái tim mình?
Bác Hồ - Người là tình yêu và niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Khi Bác mất, nhà thơ Thu Bồn viết:
Có người thợ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!
Con đi dưới một vòm trời
Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin...
 Có bao nhiêu hồn thơ như thế và biết bao tấm lòng như thế hướng về vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh. Khi lăng Bác khánh thành, nhà thơ Viễn Phương được đến viếng người với niềm cảm xúc ngập tràn. Bài Viếng lăng Bác cho ta hiểu rõ điều đó
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua tìm hiểu, em hãy nêu những nét lớn về tác giả Viễn Phương?
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Trình tự cảm xúc như thế nào?
- GV cho HS quan sát chân dung nhà thơ Viễn Phương.
GV giới thiệu thêm về tg.
1. Tác giả.
- Viễn Phương hoạt động văn nghệ từ kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của văn nghệ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Văn bản.
- Bài thơ viết năm 1976 trong tập “ Như mây mùa xuân ”- Trình tự cảm xúc: trước lăng Bác, trong lăng Bác, khi rời lăng Bác. 
- Hoàn cảnh sáng tác: 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch khánh thành...
GV bổ sung lời nhà thơ chia sẻ về bài thơ “ Viếng lăng Bác”:
Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.
Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực 
Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng uốn dừng thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh sáng dịu dàng toả xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không cầm nổi nước mắt. Ra khỏi làng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu kỳ, làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác. Tôi viết như là ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sỹ ở Nam Bộ với Bác.
II. Đọc - hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV hướng dẫn đọc: trầm lắng, tiết tha...
-GV cho HS đọc lại đoạn thơ
- Khi viếng lăng Bác, tg đã cảm nhận được những gì đang diễn ra.
- Đại từ được xưng hô ở bài thơ có ý nghĩa gì? Em hình dung ra không gian nơi đây ntn? Tg sử dụng các nghệ thuật gì và tác dụng. 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
GV liên hệ, bình giảng về hình ảnh cây tre VN trong thơ Thép Mới và Nguyễn Duy.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
-GV tổng hợp - kết luận
1.Đọc-chú thích:
2. Phân tích:
a. Cảm xúc trước lăng Bác:
- Con ở miền Nam
-> Đại từ “con”: Niềm thành kính lớn lao.
- Đã thấy trong sương: hàng tre bát ngát =>Không gian huyền ảo, 
- Hàng tre ... Việt Nam...-> Hình ảnh ẩn dụ: tượng trưng cho dân tộc VN hiên ngang, bất khuất trong khó khăn, gian khổ.
- hình ảnh ẩn dụ+thành ngữ: quang cảnh trang nghiêm, tràn đầy cảm xúc, dân tộc VN bất khuất, kiên cường,tinh thần đoàn kết, anh hùng quây quần quanh Người.
=> Nỗi xúc động trước những điều gần gũi, bình dị, thiêng liêng
- * Cảm xúc khi đứng trước lăng 
-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
-> Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. “ Mặt trời”- Bác Hồ: Khảng định Bác như mặt trời mang ánh sáng, sự sống đến cho DT. Qua đó ca ngợi rực rỡ, ca cả, vĩ đại và sự trường của Người cùng DT.
-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa  bảy mươi chín mùa xuân
-> Ẩn dụ- Gợi tả tấm lòng thành kính của dân tộc, nhân loại dành cho cuộc đời đẹp như mùa xuân của Bác 
GV:“Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng. Đó cũng là hàm chứa sự vĩnh cửu của sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực hiện: xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di chúc của Bác.” Còn “Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa. Và dâng cho Bảy mươi chín màu xuân, là hoa tươi của cuộc sống”- Viễn Phương.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1 Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” có gì đặc biệt? 
-Hãy tìm những câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời” ?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
- Tố Hữu:
+ Mặt trời chân lý chói qua tim.
-Nguyễn Khoa Điềm:
+ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
....
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tích hợp QP – AN : GV giới thiệu và chiếu cho HS xem một đoạn phim tài liệu về tình cảm mà nhân dân ta và nhân dân thế giới dành cho Bác kính yêu.
- Nghe hát bài “ Viếng lăng Bác”
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1, Sưu tầm những câu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác.
2, Thảo luận với bạn và viết bài nghị luận về lòng biết ơn
3. Học thuộc bài thơ và tập hát theo băng hình bài thơ được phổ nhạc.
---------------------- 
TUẦN 25 - TIẾT 119
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
VIẾNG LĂNG BÁC (tiếp)
Viễn Phương
MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của nhà thơ đối với Bác. Phân tích được những đặc điểm nghệ thuật (giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ) của bài thơ Viếng lăng Bác
- Tích hợp lịch sử : Lãnh tụ Hồ Chí Minh và lịch sử Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.
-Tích hợp GDQP – AN : HS cảm nhậc được tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận thơ hiện đại, trình bày những cảm nhận suy nghĩ về hình ảnh thơ.
 KNS: HS tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM từ đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo tư tưởng HCM.
Suy nghĩ, sáng tạo đánh giá về vẻ đẹp những hình ảnh trong bài thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính lãnh tụ, thấy được sự hi sinh quên mình của Bác đối với đất nước, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị của Bác.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tiếp nhận văn bản thơ: qua đọc hiểu bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: nhận ra vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 -Tư liệu về Viễn Phương. -Soạn bài theo câu hỏi sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: Suy nghĩ, trình bày, cảm nhận, ước muốn của tác giả từ đó liên hệ với bản thân ý thức phấn đấu theo gương bác Hồ vĩ đại.
- Trình bày một phút những cảm nhận, ấn tượng về nội dung bài thơ.
-PP phân tích, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Kể một câu chuyện cảm động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ ( đã chuẩn bi ở nhà)? Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện?
 GV :Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đẹp như huyền thoại. Chính vậy : Cả dân tộc gọi Người là Bác Bác ra đi là tổn thất lớn không gì bù đắp của đất nước. Nỗi đau ấy được Viễn Phương thể hiện như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Khi vào trong lăng cảm nhận của tác giả về Bác ntn ?
-Hình ảnh vằng trăng gợi cho em liên tưởng gì?
-Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong giấc ngủ ?
Ôi! lòng Bác vậy cứ thương ta
...
Như dòng sông chảy nặng phù sa
 ( Tố Hữu)
- Khổ thơ còn xuất hiện 1 hình ảnh ẩn dụ nữa, đó là hình ảnh nào? Em hãy giải mã hình ảnh ẩn dụ đó.
? T/c của tg biểu hiện qua từ nào? Đau “ nhói”?
GV cho HS đọc đoạn thơ.
- Nguyện ước của tg là gì? Vì sao tg lại chọn những hình ảnh đó.
- Khổ thơ đã sử dụng nghệ thuật gì? Phân tích nét đẹp của biện pháp nghệ thuật đó.
+ Điệp ngữ?
+ Các hình ảnh tượng trưng?
+ Cây tre trung hiếu?
Cảm nhận về khổ kết?
* Cảm xúc khi vào trong lăng 
- Bác nằm trong lăng-giấc ngủ bình yên
- Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
-> Hình ảnh so sánh vừa rất thật, vừa chân thành, xúc động: Biểu thị tình cảm của tg cũng như làm hiện lên tính cách vĩ đại của Bác Hồ: Người giản dị, hiền hậu biết bao.
Cuộc đời Người rực sáng như mặt trời nhưng cách sống của người, tâm hồn người lại thanh cao như vầng trăng,
- Trời xanh mãi mãi.
-> Hình ảnh ẩn dụ: Công đức của người cao đẹp, vĩnh hằng
- Nhói: Đau đột ngột, quặn thắt: Nỗi mất mát lớn
c. Cảm xúc khi rời lăng Bác:
- Muốn làm con chim hót.
- Muốn làm một đoá hoa.
- Muốn làm cây tre.
-> Điệp ngữ, hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong lành để biểu thị ơn nghĩa chân thành và sâu sắc của tg. Muốn được gần Bác, muốn làm vui lòng Bác,.
- Cây tre trung hiếu - Ẩn dụ, nhân hóa-muốn được t\làm người con trung thành với dự nghiệp cách mạng của Người.
 Khổ thơ đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Ông gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác.
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
- Gọi HS trình bày?
- Gọi HS nhận xét
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
3.Tổng kết:
-Về nội dung : Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
-Về nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc,...
Ghi nhớ: SGK
 Bác Hồ- người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Ai là người VN đều xúc động và rất đỗi tự hào mỗi khi nghe câu hát ấy. Nhân dân ta gọi Người là Bác bởi vì cả đời người là của nước non. Bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương như một nén tâm nhang của tác giả và đồng bào miền Nam kính dâng lên Bác
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Viết đoạn văn: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ hàng tre” “ cây tre” trong bài “ Viếng lăng Bác”?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- Gợi ý về nội dung
+ Qui định về hình thức.
- Tổ chức cho HS viết bài.
+ Quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS trình bày và nhận xét.
- HS suy nghĩ, nghe hướng dẫn.
- Thực hành viết bài.
- Trình bày bài.
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
Định hướng nội dung:
+ Khổ đầu :- “ hàng tre bát ngát” là hình ảnh thực của những hàng tre trải dài trong lăng Bác. Hình ảnh này gợi cảm giác thân thuộc của bóng tre trùm mát rượi lên làng xóm, bản mường. Đó là làng quê, đất nước Việt Nam. 
- “ Hàng tre xanh xanh Việt Nam”- bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá- biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường bền bỉ, hiên ngang bất khuất trước mọi thử thách, gian lao.->“ Hàng tre” chỉ số nhiều : liên tưởng cả dân tộc đoàn kết thực hiện lí tưởng của Bác.
+ Khổ kết: “ Cây tre trung hiếu” là hình ảnh nhân hoá, “cây tre ” chỉ số ít. Đó là tác giả với tâm nguyện được làm người con trung hiếu trong hàng ngũ những người con trung hiếu với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trung thành với Bác.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Gv cho Hs nghe một số câu thơ về Bác:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
 ( Tố Hữu)
Việt Nam ơi, giống Tiên Rồng
Bốn ngàn năm lấy máu hồng làm hoa
Gửi lòng con đến cùng Cha
Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng
 ( Thu Bồn)
+ Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng, trăng ơi hãy yên lặng cúi đầu
Trọn cuộc đời Bác ngủ có yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ
 ( Hải Như)
2.Nghe băng bài hát: Viếng lăng Bác, Trăng lên, Vầng trăng Ba Đình.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Đọc mở rộng các bài thơ viết về mùa xuân, về đất nước, về Bác Hồ.
3.Các bài bình thơ, các bài thơ sưu tầm . 
--------------------
TUẦN 25 - TIẾT 220
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
HOẶC ĐOẠN TRÍCH
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài hs nắm được khái niệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_25.docx