Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 24

TUẦN 24 - TIẾT 111

LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ

LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN( Luyện tập )

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Thông qua bài hs củng cố kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn.

Vận dụng các kiến thức đã học về liên kết để phân tích tính liên kết trong đoạn văn, nắm được một số lỗi liên kết thường gặp.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích tính liên kết trong đoạn văn.

Nhận biết và sửa lỗi liên kết.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt

 

docx 12 trang linhnguyen 720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 24
p luật thì ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “ làm rối loạn trị an” , (4)/............./việc công, việc tư ông đều được trọn vẹn. (5)/ ...................../ , không những ông được hả giận lại còn được tiếng mẫn cán là khác.
 ( “ Đồng hào có ma”- Nguyễn Công Hoan )
1.Chon các từ : vì, mà rồi, thế là, bởi vì, tức thì điền vào các chỗ trống trong đoạn văn để liên kết câu?
2.Cụm từ “ thằng khốn nạn ấy” thay thế cho cụm từ:.................................................................
ở câu trên.
3. Trong đoạn văn đã điền hoàn chỉnh , tác giả đã sử dụng những phép liên kết câu nào
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Gv giao bài tập cho HS 
- Tổ chức cho HS làm ra giấy 
-Thời gian :12 phút.
- GV hướng dẫn chấm
- Tổ chức cho HS chấm chéo
- Cho HS nhận xét và báo cáo kết quả.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
1.(5 điểm): Mỗi từ điền đúng: 1 đ
- Tức thì. (2) Mà rồi 
 (3) Bởi vì (4) Thế là (5) Vì
2. Thằng khốn nạn ấy - thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo ( 1Đ )
3. Phép nối ( 1Đ):...
- Phép lặp ( 1Đ):...
- Phép thế ( 1 Đ):...
- Phép đồng nghĩa ( 1Đ):...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Viết đoạn văn về tinh thần tự học có sử dụng phép liên kết câu? Gạch chân ...
TUẦN 24 - TIẾT 112
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
 ( Chế Lan Viên )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được cách đọc bài thơ từ đó cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ, vẻ đẹp của tình mẫu tử.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ tác phẩm thơ hiện đại, cảm thụ các hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu gia đình.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Chế Lan Viên. - Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc và cảm nhận nội dung ý nghĩa của văn bản.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: thảo luận một số chi tiết trong văn bản.
- Kĩ thuật sáng tạo: Đọc diễn cảm, đọc có lời bình. 
- PP đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, thuyết trình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nếu lòng con là một khoảng trời xanh
Ngôi sao sáng nhất là tình thương của mẹ
 Nhà thơ Thanh Hải đã viết như thế về tình mẹ. Còn với nhà thơ Chế Lan Viên, ông đã mượn âm hưởng những làn điệu ca dao dân ca và hình ảnh con cò để thể hiện vẻ đẹp tình mẫu tử. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Đọc thầm chú thích SGK
- Giới thiệu về tác giả Chế lan Viên? Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản ?
-Gọi HS bổ sung
-GV cho HS quan sát hình ảnh và khắc sâu kiến thức,
1. Tác giả.
- Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.
2. Văn bản.
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1962 in trong tập “ Hoa ngày thường, chim báo bão ”
- Thể thơ: Tự do.
II. Đọc-hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
-H thực hiện theo y/c của G
- Nêu bố cục vb? Từ bố cục đó, em có nhận xét gì về sự phát triển của bài thơ và hình tượng thơ?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1.Đọc và tìm bố cục
- Phần 1: ( Đoạn 1 ) Hình ảnh con cò trong lời ru tuổi thơ.
- Phần 2: ( đoạn 2 ) Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ.
- Phần 3 ( Đoạn 3 ) Suy ngẫm về triết lí tình mẹ, ý nghĩa của lời ru.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV đọc lại đoạn 1
-Tg đã sử dụng những câu ca dao nào.
- Cách sử dụng có gì độc đáo? Em hãy đọc lại toàn bộ những bài ca dao đó?
- Đan xen trong lời ru con cò đó, người mẹ nói gì với con mình?
- Những cụm từ bên gợi lên lời bài ca dao nào? 
+ Em hãy trình bày cảm nhận của em về chất dân gian trong các câu thơ bằng đoạn văn nói 5-7 câu?
-HS khá giỏi trình bày
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2. Tìm hiểu bài thơ
a. Lời ru mong ước tuổi con ấu thơ:
- Con cò bay làcon cò Đồng Đăng.
 Con cò ăn đêmcò sợ sáo măng.
- Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
 Cành có mềm, mẹ sẵn tay nâng.
 Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
-> Sự đối lập hình ảnh cò (đơn độc, vất vả, sợ hãi trước cuộc sống) với hình ảnh đứa trẻ (được chở che, âu yếm)=> Hình ảnh lặp lại, giọng ru thiết tha, sự vận dụng sáng tạo hình ảnh ca dao: Gợi lên một cuộc sống vừa yên ả thanh bình nhưng lại vừa nhọc nhằn đầy những bất trắc b. Lời ru bồi dưỡng tình cảm gia đình, lòng nhân ái
 Chế Lan Viên chỉ chọn vài chữ trong mỗi bài ca dao để gơi lại những bài ca dao ấy. Các câu ca dao ít nhiều thể hiện sự phong phú của hình ảnh biểu tượng “ con cò’. Tác giả gợi lại không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống xa xưa từ làng quê đến phố xá. Đó là sự yên bình, nhịp nhàng, thơ mộng của cuộc sống ít biến động xưa. Những câu ca còn mang nội dung sâu sắc: Những người mẹ, người phụ nữ đảm đang tần tảo...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc diễn cảm đoạn: “Ngủ yên... tay nâng”?
- Câu hát ru hướng về những đối tượng nào? cảm nhận của em về tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru?
- Gọi HS nhận xét.
* Khổ 2.
+ Hai đối tượng: con cò yếu đuối
 Đứa con bé bỏng
 Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức. Sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn con người chính là lời ru của mẹ và những bài ca dao - điệu hồn dân tộc. Tuy đứa trẻ chưa nhận thức hết ý nghĩa của lời ru nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào dịu dàng , đằm thắm , sự che chở, yêu thương của mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh vừa mới mẻ vừa thân thuộc của cuộc sống yên bình:
 Ngủ yên! ngủ yên!
 ....chẳng phân vân. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc GV đoc HS đọc lại đoạn thơ.
- Tìm những câu thơ biểu thị sự gắn bó giữa hình ảnh con cò và con? Lúc này, con cò mang biểu tượng gì?
-Em có nhận xét gì về hình ảnh trong đoạn thơ? Hình ảnh đó gợi lên một cuộc sống như thế nào?
- Qua lời ru đó, em hiểu được mong ước gì của mẹ?
- Trong đoạn thơ, hình ảnh thơ nào em thấy thú vị nhất? em hãy nêu cảm nhận của em.
GV phát huy sự sáng tạo trong cảm nhận hình ảnh thơ của HS.
- Vậy lời có ý nghĩa gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
b. Lời ru mong ước tuổi con học trò:
- Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
- Mai khôn lớn, con theo cò đi học. 
- Con làm thi sĩ-cánh cò hơi mát câu văn
-> Cò trắng mang biểu tượng bạn bè, thi ca.
=> Hình ảnh đẹp và giầu ý nghĩa biểu cảm gợi lên cuộc sống ấp ám tươi sáng của tuổi thơ, được che chở, nâng niu.
- Mẹ mong ước con được học hành , được sống trong tình cảm trong sáng của tuổi học trò.
- Thi sĩ-cánh cò trong hơi mát câu văn: Thi sĩ là người tạo ra cái đẹp, khơi gợi, bồi đắp những tình cảm đẹp của con người. Cánh cò trắng: Sự thanh tao, cao đẹp và mát lành, trong trắng.
-> Mong ước của mẹ: Tâm hồn con trong sáng, ấm áp làm đẹp cho đời.
Lời ru bồi đắp nhân cách và trí tuệ cho con.
 Trong khúc ru này, cánh cò đã đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi . Cánh cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng như đã bay từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người để theo cùng và nâng đỡ họ trong mỗi chặng đường. Hình ảnh con cò gợi biểu tượng vè lòng mẹ và sự dìu dắt nâng đỡ dụi dàng và bền bỉ của mẹ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gv đọc đoạn thơ III.
? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ là biểu tượng gì? Tìm những câu thơ mang biểu ượng đó.
?Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ.
? Qua lời ru đó, em thấy hiện lên hình ảnhngười mẹ như thế nào.
? Từ cánh cò trong câu hát thành cuộc đời vỗ cánh qua nôi, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì.
GV tổng hợp ý kiến, khái quát vấn đề.
? Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về ý nghĩa của lời ru.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
c. Lời ru mong ước con lớn khôn, trưởng thành:
- Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Cũng là cuộc đời-vỗ cánh qua nôi.
-> Hình ảnh con cò-biểu tượng của người mẹ, và biểu tượng của cuộc đời nhân ái, bao dung.
=> Đoạn thơ mang hình ảnh giầu sự liên tưởng
, ngắt câu linh hoạt, sự hoá thân kỳ diệu của cò-người mẹ: Gợi lên hình ảnh người mẹ với bao nỗi gian lao, lận đận và đức hi sinh quên mình vì con, với một tình yêu con bền chặt, bao dung.
- Cánh cò-đó là hình ảnh của cuộc đời. Nó mang theo những buồn vui của cuộc đời, nó chứa đựng cả tấm lòng và số phận của người mẹ.
- Cánh cò-đó là cuộc đời chung với cả tấm lòng bao dung mỗi số phận.
Lời ru bồi đắp sự bao dung, và tình mẹ cao cả. 
 Từ “con cò mẹ hát”đến “ cuộc đời” ta càng hiểu trong cành cò chất chứa những ngọt ngào, cay đắng. Như vậy hơn cả chức năng ru ngủ những câu hát còn là nơi giãi bày tình cảm. bộc lộ tâm tư nguyện vọng của mẹ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
-Qua đó, em hiểu được tấm lòng và tình cảm gì của nhà thơ? Bài thơ khơi gợi những tình cảm gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
3. Tổng kết:
1. Nội dung: Lời hát ru nuôi dưỡng và bồi đắp lòng nhân ái trong cuộc đời mỗi con người.
2. Nghệ thuật: Khai thác và làm mới ý nghĩa của ca dao. Phóng túng trong thể thơ tự do. Sáng tạo những hình ảnh thơ mới lạ bằng trí tưởng tượng, liên tưởng.
* ghi nhớ: Sgk Tr.48
 Qua bài thơ ngọt ngào, đằm thắm, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và biết ơn tình cảm cao đẹp của tình mẹ con và tâm hồn dân tộc qua bài hát ru. Ông luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Bài thơ khơi gợi tình mẹ con, gợi cảm xúc yêu thương, che chở và hi vọng, gợi niềm tin yêu vào cuộc đời.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. HS đọc và cảm nhận số câu thơ có hình ảnh con cò.
2. Hình ảnh con cò xuyên suốt bài thơ nhưng người đọc vẫn thấy nổi bật hai chủ đề: tình mẹ con và ý nghĩa lời hát ru với cuộc đời mỗi con người.
Em có đồng ý không? vì sao?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
+ Hình ảnh con cò xuất hiện ở cả ba đoạn thơ. Con cò từ trong những câu ca dao bước ra ngoài đời qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Hình ảnh con cò gắn liền với lời ru của mẹ và theo suốt cuộc đời con, nâng đỡ tâm hồn.
-> Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu thương, vỗ về, chở che cho con suốt cuộc đời . Hình ảnh con cò mang ý nghĩa triết lí sâu sắc : tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt.
+ Hai chủ đề vừa độc lập lại vừa nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau trong bài thơ. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Có ý kiến cho rằng: “Con cò” của Chế lan Viên vừa mang biểu tượng truyền thống vừa mang biểu tượng mới mẻ, hiện đại.
 Trình bày ý kiến của em bằng đoạn văn 3-5 câu?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Hình tượng con cò bao trùm bài thơ được khai thác từ ca dao truyền thống. Con cò là biểu tượng của của người phụ nữ xưa:yêú duối, vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. 
-Từ việc nhắc lại một số câu ca dao quen thuộc, tác giả khai thác xây dựng ý nghĩa biểu tượng: Con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời hát ru.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động cộng đồng: -Nghe bà/ mẹ hát ru .
-Xem chương trình hát ru từ nguồn Internet.
 2. Tập hát ru để cảm nhận ý nghĩa lời hát ru.
 3. Tim hiểu về Thanh Hải và bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
TUẦN 24 - TIẾT 113
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
C¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn
vÒ mét vÊn ®Ò t­ t­ëng, ®¹o lÝ
MỤC TIÊU
1. H ôn tập kiến thức về nghị luận nói chung, nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý nói riêng.
2. H rèn kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội: Thao tác tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài viết văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
3. Giáo dục H có ý thức khi bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước một vấn đề đạo lý, tư tưởng.
4. Năng lực. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp.
	- Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo.
	- Năng lực tự quản bản thân.
 - Năng lực thưởng thức văn học - cảm thụ thẩm mỹ
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Phân tích các bước làm bài nghị luận xã hội.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập.
- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành, ...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống?
=> Vậy cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý có gì khác?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Gọi HS đọc đề văn SGK
- Em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau trong các đề văn đó?
-GV tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
? Em hãy tự ra 1 đề và xác định dạng đề văn vừa ra.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
I.Tìm hiểu các dạng đề văn:
1. Ví dụ: Sgk Tr.51,52
2.Nhận xét:
- Giống nhau: Các đề y/c nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Khác nhau:
+ Dạng đề có mệnh lệnh: Đề 1, đề 3, đề 10
+ Dạng đề không có mệnh lệnh: đề 2, 4, 5,
 6, 7, 8, 9. (-> Đó là dạng đề mở)
HS tự ra 1 đề và nêu dạng đề đó.
II. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho HS chép đề văn
- Dựa vào thao tác tìm hiểu đề, tìm ý trong bài văn NL về SVHT, em hãy nêu các thao tác làm bài văn NL ?
- Nêu cách tìm ý cho dạng văn NL này ?
- Vậy, với nội dung đó, em cần có kiến thức về lĩnh vực nào ?
- Để làm được bài, em phải tìm ra ý nghĩa của câu tục ngữ này ?
- Vậy em tìm ra bằng cách nào ?
Gv cho HS giải thích, FGV ghi bảng.
- Vậy bước đầu tiên để tìm ý là gì ?
- Vậy, em hãy khái quát lại cách tìm ý cho bài văn NL về TTĐL ?
- Nêu dàn bài chung cảu văn nghị luận ?
- Vậy mở bài của dạng bài NL này. theo em nên làm gì ?
GV nhận xét và nêu 1 cách mở bài chung nhất.
- Dựa vào phần tìm ý, hãy phát triển thành một dàn bài với các luận điểm chính ?
- Từ đó, em hãy rút ra kinh nghiệm khi tìm ý và lập dàn ý cho bài văn NL về TTĐL ?
?
- GV cho HS đọc cách viết theo Sgk Tr.53.54
- Em hãy kết luận lại kiến thức cần ghi nhớ.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
B1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: NL về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Y/ nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ. Tức là cảm nhận và hiểu được bài học rút ra từ câu tục ngữ đó.
- Tri thức: Sự hiểu biết thực tế cuộc sống và tục ngữ, văn hoá VN.
B2. Tìm ý:
+ Giải thích câu tục ngữ:
- Nước là có vai trò quan trọng trong c/slà thành quả là ta hưởng thụ (như)
- Nguồn là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy-là những người có công tạo dựng nên nước
- Nhớ nguồn:Phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ
->Vấn đề nghị luận: Những người được hưởng thành quả hôm nay phải biết ơn những người làm ra nó.
+Vấn đề đó đúng. Vì sao?
+ Ngày nay, đạo lý đó có ý nghĩa như thế nào?
=> Giải thích để tìm ra vấn đề nghị luận-> Khẳng định vấn đề -> áp dụng 
B3. Lập dàn ý:
HS nhớ lại kiến thức, trả lời.
Mở bài:
- Đánh giá chung vai trò của kho tàng tục ngữ VN
- Giới thiệu câu tục ngữ và cảm nhận chung của mình về câu tục ngữ đó.
Thân bài:
+ Giải thích câu tục ngữ -> Vấn đề nghị luận.
+ Khẳng định vấn đề đó hoàn toàn đúng:
+ Hiện nay, vấn đề có ý nghĩa quan trọng
B4. Viết bài 
B5. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
3.Kết luận:
* Ghi nhớ: Sgk Tr.54
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Tổ chức cho HS thảo luận nội dung 
- Tổ chức cho HS viết bài.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Cho HS trình bày bài viết
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
+Hình thức, dung lượng đoạn văn?
+ Nội dung triển khai?
+ Liên hệ?
- GV tổng hợp ý kiến.
Tuổi trẻ Việt Nam luôn xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là truyền thống vẻ vang, là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ trong mọi giai đoạn lịch sử.
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
+ Bảo vệ Tổ quốc bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
+ Học sinh: Rèn luyện sức khỏe, Tích cực học tập tốt. Trau dồi kiến thức về quốc phòng- an ninh; Quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Đấu tranh với hành động phá hoại đất nước.
+Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Hãy lập dàn ý cho đề văn : Trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
2. Nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con
( Chế Lan Viên)
---------------------- 
TUẦN 24 - TIẾT 114 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
C¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn
vÒ mét vÊn ®Ò t­ t­ëng, ®¹o lÝ (Tiếp)
(LUYỆN TẬP)
MỤC TIÊU
1. H ôn luyện, thực hành về kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý nói .
2. H rèn kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội: Thao tác tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài viết văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
3. Giáo dục H có ý thức khi bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước một vấn đề đạo lý, tư tưởng.
4. Năng lực. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp.
	- Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo.
	- Năng lực tự quản bản thân.
 - Năng lực thưởng thức văn học - cảm thụ thẩm mỹ
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Đọc trước bài, chuẩn bị phần luyện tập
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để hoàn thành các bài tập.
- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành, ...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Trình bày phần chuẩn bị ở nhà? Nêu thuận lợi và khó khăn của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ học tập đó ?
GV nhận xét, vào bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
I.Đề bài:
 Trong khi đại dịch CVID-19 đe dọa nhân loại khiến nhiều nước phải lao đao thì Việt Nam được đánh giá là nước khống chế đại dịch toàn cầu tốt nhất. Một trong những đóng góp vào thành công ấy là tinh thần “ Thương người như thể thương thân” của dân tộc. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa (giá trị) của tình yêu thương trong cuộc sống .
II. Thực hành
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Thực hiện thao tác tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn trên?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
- Tổ chức cho HS lập dàn ý cho đề văn?
-Yêu cầu kiểu bài
-Vấn đề nghị luận
+ Giải thích
+ Bàn luận
+ Bài học
 a.Mở bài “ Bầu ơi... giàn” hay “ Thương người...” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt tình yêu thương cộng đồng ấy được phát huy cao độ trong lúc khó khăn hoạn nạn...
b.Thân bài:
-Giải thích:Thương người như thể thương thân: là thương yêu người khác như thương chính bản thân mình, luôn quan tâm, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ và lo lắng cho người khác một cách chân thành và thiết thực nhất.
- Bàn luận: Tình yêu thương giữa con người có ý nghĩa quan trọng như động lực thúc đẩy xã hội và tạo sự bứt phá để có thể vượt qua những giới hạn hiện tại. 
+ Yêu thương cộng đồng là cội nguồn sức mạnh và sự hy sinh của mỗi người vì người khác (Yêu thương mọi người, lo lắng cho tính mạng của người khác là sức mạnh để những chiến sĩ gối đất nằm sương ngoài rừng phát hiện, ngăn chặn mầm bệnh, là động lực để các y, bác sỹ tuyến đầu đối mặt với nguy hiểm hết lòng vì người bệnh... )
+ Yêu thương gợi mở sáng tạo để giúp đỡ những người khác trong khó khăn. (Những cây ATM gạo, Siêu thị 0 đồng, Máy khử khuẩn toàn thân, bộ KIT kiểm tra nhanh vi rút... của người Việt được thế giới khâm phục )
+ Yêu thương tạo trách nhiệm tập thể, gắn kết cộng đồng. Chung tay, góp sức cùng nhau vượt khó khăn là trách nhiệm không của riêng ai. ( Những tấm gương đóng góp nhiều tỷ đồng mua thiết bị Y tế chống dịch, tất cả những người thuộc đối tượng 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_24.docx