Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 7

TUẦN 7 - TIẾT 31

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A.MỤC TIÊU

- Hiểu và nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi đó. Điều chỉnh quá trình dạy học.

- Củng cố cho h/s về cách sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả, tự sự trong văn thuyế minh.

. Rèn kỹ năng tự chữa bài.

- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tích cực của Hs.

* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.

 

docx 14 trang linhnguyen 22/10/2022 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 7
ảnh?
- Nhận xét về màu sắc và đường nét của cảnh vật? Qua đó nêu cảm nhận của em về cảnh lầu NB?
- Theo dõi chú thích và cho biết ý nghĩa cụm từ “ Mây sớm đèn khuya”? Thời gian?
+ Vị trí câu thơ thứ 6 có giá trị như thế nào trong mạch cảm xúc của nhân vật?
- Đọc câu thơ bộc lộ rõ nhất tâm trạng của Kiều? 
+ Từ : Bẽ bàng?Vì sao Kiều thấy bẽ bàng?
 Đó là tâm trạng gì? cảnh như thế nào?
3. Phân tích.
a. Cảnh trước cảnh lầu Ngưng Bích.
- Khóa xuân: - giam lỏng.
- Vẻ non xa - Tấm trăng gần 
- Bốn bề bát ngát => Tg sử dụng h. ảnh ước lệ
- cát vàng cồn nọ- bụi hồng dặm kia =>TT gợi đường nét bề bộn, màu sắc nhạt nhoà, hư ảo => sự ngổn ngang bề bộn của lòng người.
+ Không gian:rộng lớn, rợn ngợp, hiu quạnh. Không gian càng rộng lớn con người càng nhỏ bé. Cái vắng lặng của không gian khắc sâu thêm nỗi cô đơn của lòng người. 
+ Thời gian: mây sớm đèn khuya -> sự tuần hoàn khép kín của thời gian-Thời gian đằng đẵng kéo dài ngày dài rồi lại đêm thâu.=> sự cô đơn hiu quạnh của nàng Kiều.
+ Con người:Bẽ bàng: Xấu hổ, tủi thẹn
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.=> Cảnh đẹp - tình buồn khiến lòng người tan bát, đau thương. Câu thơ khép lại thế giới ngoại cảnh, mở ra thế giới tâm cảnh.
GV: Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cái nhìn đầy tâm trạng của Kiều. Sau biến cố đau đớn của cuộc đời, Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong nỗi đau đớn, tủi cực. Chính vậy cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu ý câu thơ: Tưởng ngườichờ? 
+Tin sương?
- Điều đó cho em hiểu Thúy Kiều đối với Kim Trọng như thế nào? 
- Nghĩ đến mình, Thúy Kiều đã khẳng định điều gì?
- Chân trời góc bể ? 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Em hiểu gì về hình ảnh tấm son? Hình ảnh tấm son gợi cho em sự liên tưởng tới câu thơ nào trong chương trình đã học? 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Tìm và giải thích các điển tích trong những câu thơ trên?
-Theo em , nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Qua 8 câu thơ em hiểu thêm gì về TK- Con người tài sắc ấy?
b. Nỗi nhớ người thân
* Nhớ Kim Trọng:
- Tưởng...chén đồng-> Nhớ đêm trăng thề hẹn, đính ước cùng Kim Trọng.
- Tin sương...- thương người yêu đang mong tin
- Bên trời...-> thương cho phận mình trên bước đường bơ vơ lưu lạc.
- Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
+ Lòng thuỷ chung không phai nhạt của Kiều dành cho Kim Trọng.
+Tấm lòng son của Kiều hoen ố biết bao giờ gột rửa được?
-> Tình cảm sâu nặng với mối tình đầu.
=> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Lòng thủy chung son sắt.
* Nhớ cha mẹ:
-Xót người tựa cửa hôm mai => Xót xa cho cha mẹ già vẫn ngày đêm mong ngóng đứa con lưu lạc
- Quạt nồng ấp lạnh... - câu hỏi thương cho tuổi già của cha mẹ thiếu mình phụng dưỡng
- Sân lai, gốc tử - điển tích
- Biết mẫy nắng mưa- Lời thơ đa nghĩa 
=> cảnh vật đã thay đổi do sự tan phá của thời gian - diễn tả sự day dắt, lo lắng, nỗi nhớ thương, sự dằn vặt về bổn phận, trách nhiệm của người làm con. 
=> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: Lòng hiếu thảo của Kiều.
* GV tổng hợp: Trong cảnh ngộ ấy, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng quên bản thân để nghĩ về người yêu, cha mẹ. Kiều là người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo và giàu đức hy sinh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(“ Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập I)
1.Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên?
2. a.Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì?
b. Có thể đổi vị trí hai từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên được không? Vì sao?
3.Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
- GV phát bài tập cho HS.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Gọi HS trình bày-rút kinh nghiệm.
- HS nhận bài tập.
- Tích cực suy nghĩ, làm bài.
-Nhận xét.
HƯỚNG DẪN:
1. Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
2.a.“Tấm son” thể hiện tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nhạt phai. 
- Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi hờn, nhục nhã khi tấm lòng son bị vùi dập, hoen ố, không biết gột rửa thế nào cho hết.
=> Dù hiểu theo cách nào cũng thể hiện tấm lòng son sắt thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng .
b. Không thể đổi vị trí hai từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên được. Vì:
- Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn đau đáu nỗi niềm thương nhớ người yêu 
-Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang mòm mỏi ngóng chờ tin tức của nàng.
3.Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Đây là tư tưởng tiến bộ của nhà thơ. Nó hoàn toàn hợp qui luật tâm lý của con người.
 + Kiều bán mình chuộc cha và em là đã thể hiện sự hiếu lễ của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt. Nàng đã hy sinh chữ “ tình” để làm tròn chữ “hiếu”.
+ Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu. Nàng đã bội ước khiến tâm trạng luôn day dứt.
+ Hơn thế, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, vừa thoát khỏi lầu xanh, trong lòng ngổn ngang trăm nỗi. Cô đơn trên lầu cao, nhìn vầng trăng xưa lại nhớ người yêu cũ, nhớ đêm trăng thề non hẹn biển ngọt ngào...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Học thuộc lòng đoạn thơ.
 Đọc tài liệu tham khảo liên quan trong : Tư liệu Ngữ văn 9 - Học luyện văn bản...
--------- 
TUẦN 7 - TIẾT 33 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A.MỤC TIÊU
( Đã trình bày ở tiết 33)
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (7 PHÚT)
Nhóm........Nhóm trưởng:..............................
Tìm hiểu tám câu thơ cuối đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” để điền vào phiếu học tập sau:
1. Điệp ngữ:............................................................................................Tác dụng....
......................................................................................................................................
2. Từ láy:......................................................................................................................
Tác dụng:.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng - ý nghĩa......................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn trích Truyện Kiều.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung theo câu hỏi của Gv.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận sau khi học đoạn trích 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv sử dụng phương pháp thuyết trình:
 Cuộc đời của nhân vật Thuý Kiều có nhiều sự kiện, biến cố, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau Kiều có những nét tâm trạng riêng. Ngòi bút của Nguyễn Du rất tinh tế trong việc thể hiện sự thay đổi đó, từ cách kể chuyện, tả cảnh đến miêu tả nội tâm... Do đó, cần chú ý đến vị trí của đoạn thơ, những sự kiện xảy ra trước đó và sau đó để hiểu và cảm thụ tốt nhất tâm trạng và phẩm chất của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ?
- GV giao phiếu học tập cho nhóm trưởng và hướng dẫn cách thức thực hiện.
- Tổ chức cho HS báo cáo lần lượt từng nội dung trong phiếu học tập.
+ Mỗi hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới cảnh ngộ - tâm trạng gì của Thúy Kiều?
- Kết hợp ý kiến học sinh và ghi bảng.
- Mối quan hệ giữa cảnh và tình. 
- Gọi đây là bút pháp tả cảnh ngụ tình , em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình?
- Nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ?
c. Nghĩ về bản thân
- Điệp ngữ: Buồn trông (4 lần ở đầu các dòng thơ 6 tiếng)=> nét chủ đạo chi phối tâm trạng Kiều: như tiếng kêu ai oán, não nùng. Buồn mà nhìn ra xa như mong đợi diều gì đến thay đổi thực tại.-> điệp cấu trúc thơ đồng thời điệp khúc của tâm trạng 
- Hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh,...=> Âm điệu hiu hắt, trầm buồn bi thương, hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nàng.
- Hệ thống hình ảnh tượng trưng: 
+ Cánh buồm xa xa: Gợi hành trình lưu lạc, mịt mùng, tha hương - Nỗi nhớ nhà , nhớ quê da diết...
+Hoa trôi man mác : thân phận mỏng manh, bèo bọt, trôi dạt lênh đênh trên dòng đời vô định- Lo lắng, sợ hãi...
+Nội cỏ dầu dầu: Màu của sự vàng úa, tàn lụi, chết chóc... - Đau đớn, tuyệt vọng.
+ầm ầm tiếng sóng-> đảo ngữ- Dự cảm những tai hoạ đang bủa vây rình rập từ bốn phía - Tâm trạng chao đảo, nghiêng đổ - Kinh hoàng, hoảng loạn.
=> Mỗi hình ảnh gợi ra một cảnh ngộ, một nỗi lòng hay một dự cảm về tương lai
 Cảnh cửa biển chiều hôm: vừa thực vừa hư, cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động...-> cảnh buồn bã, hoang vắng, hãi hùng. Tâm trạng từ buồn bã, cô đơn đến kinh hoàng, vô vọng trước số phận bị dập vùi, bị xô đẩy lênh đênh, chao đảo, nghiêng đổ, chìm nổi,... Tám câu thơ gieo vào lòng người đọc nỗi buồn thương mênh mang. Đó là bức tranh ngoại cảnh tâm cảnh đặc sắc. Tám câu thơ mượn cảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm- bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện của Nguyễn Du.
4. Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đánh giá quan điểm nhân sinh của tác giả?
- Gọi HS nhận xét.
-Nghệ thuật:
-Nội dung:
* Ghi nhớ (sgk Tr96)
* Tg đã theo sát nhân vật của mình-> sự cảm thông, nỗi xót xa vô tận với Kiều 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
 Lựa chọn phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Cụm từ “mây sớm đèn khuya”chủ yếu gợi tả điều gì?
	A. Cảnh thiên nhiên lầu Ngưng Bích.	C. Thời gian tuần hoàn khép kín.
	B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều.	D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
2. Mạch cảm xúc của Thuý Kiều trong đoạn trích là gì?
A. Nhìn cảnh lầu Ngưng Bích-> nhớ Kim Trọng-> thương cha mẹ -> lo lắng số phận của mình. 
B. Nhìn cảnh lầu Ngưng Bích-> thương cha mẹ -> nhớ Kim Trọng-> lo lắng số phận của mình.
C. Nhìn cảnh lầu Ngưng Bích-> lo lắng số phận của mình-> nhớ Kim Trọng-> thương cha mẹ.
D. Nhìn cảnh lầu Ngưng Bích-> lo lắng số phận của mình-> thương cha mẹ -> nhớ Kim Trọng.
3. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai và nhớ đến điều gì?
	A. Nhớ Vương quan và cảnh chị em chơi xuân.
	B. Nhớ Kim Trọng và buổi hẹn ước, thề nguyền.
	C. Nhớ Thuý Vân và lời trao duyên.
	D. Nhớ Mã giám sinh và cảnh bán mình chuộc cha.
4. Tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ không được diễn tả qua cụm từ nào?
 A. rày trông mai chờ. B. xót người tựa cửa 
 C. quạt nồng ấp lạnh. D. sân Lai, gốc tử.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV cho HS làm đề và phát biểu ý kiến về sự lựa chọn của mình.
- Tổng hợp- kết luận
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
	1 - C 	2 - A	3 - B 4 - C	
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
LUYỆN ĐỀ ĐỌC - HIỂU - THI VÀO THPT
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(“ Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Ngữ văn 9, tập I)
1. Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?
2.a.Thống kê các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết ý nghĩa của hai từ trong đó em tâm đắc?
b.Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có giá trị như thế nào trong bộc lộc tâm trạng nhân vật?
3. Hiểu biết của em về hai câu thơ:
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
1.Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần. Màu sắc từ nhạt đến đậm. Âm thanh từ tĩnh đến động.
2.a.Các từ láy : man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.
 - “thấp thoáng”: Ẩn hiện nhạt nhoà, không rõ. Diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn của Kiều trên bước đường tha hương mịt mùng và khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê cồn cào, da diết.
-“ầm ầm”: từ láy tượng thanh. Gợi tả âm thanh dữ dội, khủng khiếp của phong ba bão táp như những tai hoạ đang bủa vây, rình rập, sẵn sàng đổ sập xuống cuộc đời người phụ nữ tài hoa, bạc phận.
b. Điệp từ “buồn trông” cất lên 4 lần ở đầu các dòng thơ 6 tiếng tạo âm hưởng trầm buồn, bi thương như chính tâm trạng con người.
- “Buồn trông”: Buồn mà nhìn ra xa, ngóng đợi điều xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại.
 - Điệp ngữ lại kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều. “ Buồn trông” trở thành điệp khúc thơ đồng thời là điệp khúc của tâm trạng: Buồn triền miên trong vô vọng.
3.    Cảm nhận về hai câu thơ: “ Buồn trông” là tâm trạng chủ đạo của nhân vật.
- Hình ảnh ẩn dụ “gió cuốn mặt duềnh” gợi sự tưởng tượng của Kiều trước thực tại mù mịt, tai hoạ, hiểm nguy trước bão tố cuộc đời của Kiều.
  - Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” là phép đảo ngữ để nhấn mạnh những đợt giông tố kinh khủng đang gầm thét bủa vây, rình rập từ bốn phía sẵn sàng đổ xuống vùi đập Kiều.
- Kiều tuyệt vọng. Đó là sự kinh hoàng, hoảng loạn trước những dự cảm về tương lai.
→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện. Cảnh được nhìn qua tâm trạng của Kiều...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Hãy so sánh hai cách giới thiệu sau:
*“ Kim Vân Kiều truyện”- Thanh Tâm Tài Nhân:
“ ngồi trên lầu này, từ phía đông trông ra biển xanh, phía bắc nhìn lên kinh kì, phía nam ngó lại Kim Lăng,phía tây trông ra dãy núi Kì Sơn, Thuý Kiều đối cảnh buồn bã, nhớ lại cái ngày cùng chàng Kim trao lời thề thốt, thân thiết biết chừng nào, mà nay vắng bặt tăm hơi,thê lương biết là dường nào, nhân cầm cây bút viét ra mười bài Chẳng cùng nhau để ghi lại tình thương nhớ”
* “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du:
 Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những dày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
* Gợi ý: vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. “Truyện Kiều”, thiên nhiên đi đây về đó hầu như khắp cốt truyện. Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó với con người 
2. Trao đổi với bạn về giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều.
----------------- 
TUẦN 7 - TIẾT 34
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài hs thấy được sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự , cách sử dụng yếu tố miêu tả trong các văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, phát hiẹn, phân tích và vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.
Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Giao tiếp Tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP (5 PHÚT)
Nhóm........Nhóm trưởng:..............................
 Đọc kỹ đoạn văn và điền vào bảng sau:
Đối tượng được miêu tả
Yếu tố miêu tả
- Quân lính
- Quang Trung
- Cảnh khói lửa
- Cảnh giao chiến
- Cảnh quân Thanh tháo chạy
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTS.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung theo câu hỏi của Gv.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày cách làm văn tự sự có yếu tố miêu tả. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Trong văn bản từ sự thường được dùng kết hợp với các PTBĐ nào? PT nào phổ biến nhất? Vì sao?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- TS+MT+BC+NL.
- Miêu tả là PT sử dụng phổ biến nhất trong văn tự sự.
- MT giúp các sự việc được kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
 Gv: Miêu tả là phương thức được dùng phổ biện nhất trong văn tự sự. Vậy sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào cho hiệu quả?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- GV giao phiếu học tập cho nhóm trưởng và hướng dẫn cách thức thực hiện.
- Tổ chức cho HS báo cáo lần lượt từng nội dung trong phiếu học tập.
- Kết hợp ý kiến học sinh và ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua nội dung phiếu học tập, em hãy nêu nhận xét về những đối tượng nào thường được miêu tả?
- Miêu tả phương diện nào của đối tượng?
- Đối chiếu với bài tóm tắt, nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả trong đoạn trích kể chuyện này.
- Từ đó, em hãy khẳng định lại vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? 
- G cho H đọc ghi nhớ.
1. Ví dụ ( SGK Tr91)
2. Nhận xét: 
- Quân lính-Khoẻ mạnh, lưng giắt dao...
- Quang Trung-Truyền, cưỡi voi, gấp rút sai...
- Cảnh khói lửa-Khói toả mù trời, cách gang tấc
- cảnh giao chiến - Quăng ván xuống, nhất tề ...
- Cảnh quân Thanh tháo chạy -Xéo lên nhau, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối...
Nhân vật: miêu tả hình dáng, thái độ, cử chỉ
Sự việc: - miêu tả quang cảnh, ...
Miêu tả tính chất sự việc,...
=> Nhân vật, sự việc rõ nét hơn, chuyện hấp dẫn hơn.
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ (sgk Tr92) 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc bài tập.
-G giao cho 2 dãy bàn tiến hành làm 2 bài tập.
-G gọi H trình bày trên bảng. Cho lớp nhận xét.
G lưu ý H cách ghi.
? Qua đó, em có nhận xét gì về cách miêu tả mỗi con người cụ thể? vai trò của yếu tố thiên nhiên ( nhân vật thiên nhiên) trong thơ Nguyễn Du? Bài học cho em khi sử dụng yếu tố tả người.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Tổ chức rút kinh nghiệm
Bài 1: 
a. Tả người: Thuý Vân: 
- Khuôn mặt: khuôn trăng đầy đặn
- Lông mày: nét ngài nở nang. ...
+ Thuý Kiều:
- ánh mắt: làn thu thuỷ.
- Nét người: Nét xuân sơn. ...
- Tài năng: 
b. Tả cảnh: 
-Cảnh ngày xuân (lễ, hội): 
- Cảnh chiều xuân
Bài 2: 
+ Xác định yếu tố miêu tả: Nhân vật, sự việc trong đoạn trích.
+ Sử dụng yếu tố miêu tả:
- Nhân vật: thái độ, cử chỉ (lúc sắm sửa rộn ràng, nhộn nhịp, ...)
- Sự vật: Âm thanh, màu sắc...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
- Tạo lập đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả để kể về hoạt động tình nguyện của học sinh trong trường ?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Gọi HS trình bày-rút kinh nghiệm.
-Kể về hoạt động tình nguyện.
- Xác định các sự việc chính.
- Yếu tố miêu tả: Ngoại cảnh, hành động, cử chỉ, nét mặt của các bạn...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Truyện Kiều là đỉnh cao của nghệ thuật tự sự trung đại.
 Nhóm em hãy tìm hiểu yếu tố miêu tả trong các đoạn trích Truyện Kiều theo mẫu sau:
Đoạn trích
Tả thiên nhiên
Tả người
Ngoại hình
Hành động
Nội tâm
--------- --------------- 
TU

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_7.docx