Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 4
TUẦN 4- TIẾT 16
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( Nguyễn Dữ )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh thấy được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyền kì.Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.-Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo thể truyền kì.
Cảm nhận được chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
3. Thái độ: Giáo dục lòng cảm thông với những số phận bất hạnh, phê phán sự bất công trong cuộc sống.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương).
– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, thực hành tóm tắt văn bản).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,.).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 4
“ Chiếc bóng oan khiên” và kết thúc “ Chuyện người con gái Nam Xương” để thấy giá trị nhân văn của tác phẩm tự sự trung đại trên? -HS thảo luận nhóm bàn. - Báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nêu ý kiến “ Vợ chàng Trương”: kết thúc ở chi tiết Vũ Nương nhảy xuống sông rồi chết. “ Chiếc bóng oan khiên”: Vũ Nương nhảy xuống sông, được nhà chùa cứu vớt cưu mang, sau đó nàng cùng mọi người tham gia kháng chiến chống quân Minh. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Đọc kỹ phần tham khảo SHK. Thống kê các văn bản viết về người phụ nữ từ ca dao đến văn học trung đại? Điểm tương đồng giữa nhân vật người phụ nữ trong thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và Vũ nương trong “ chuyện người con gái Nam Xương?” ----------------------- TUẦN 4- TIẾT 17 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Nguyễn Dữ ) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh thấy được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyền kì.Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.-Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo thể truyền kì. Cảm nhận được chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. 3. Thái độ: Giáo dục lòng cảm thông với những số phận bất hạnh, phê phán sự bất công trong cuộc sống. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản. – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương). – Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, thực hành tóm tắt văn bản). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về Nguyễn Dữ. - Hình ảnh tư liệu về tác phẩm - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Có ý kiến cho rằng: chi tiết chiếc bóng là quan trọng nhất, ý kiến của em? Ý nghĩa Tính cách nhân vật Với bé Đản Với Trương Sinh Với Vũ Nương Đánh giá Nghệ thuật Nội dung C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc phân vai, diễn cảm tác phẩm. - Kĩ thật giao tiếp: Trao đổi về nhân vật, sự việc, giá trị tác phẩm. - Kĩ thuật động não: phân tích, cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm thơ ca về đề tài người phụ nữ của nhóm.? - Tổ chức cho HS nhận xét - HS trình bày kết quả sưu tầm tình huống của nhóm -HS xung phong trả lời. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. Người phụ nữ trong ca dao, trong thơ trung đại đã học để lại niềm ngậm ngùi, thương cảm trong lòng chúng ta. Nguyễn Dữ cũng vậy, ông đặt tấm lòng nhân đạo của mình vào tác phẩm để Vũ Nương không phải oan khuất... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -G cho H kể lại đoạn cuối truyện. (1) Tìm những chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong cuộc trò chuyện với Phan Lang? trong mỗi chi tiết, vẻ đẹp nào của nhân vật được thể hiện? (2) Hình ảnh Vũ Nương hiện về được tác giả miêu tả như thế nào? Nhận xét về cảnh đó? (3) Có bạn cho rằng: lời nói của Vũ Nương khi hiện vê trên dòng sông giải oan đã góp phần tô dậm và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật. Ý kiến của em? Tính bi kich Tình nhân văn Chi tiết kết thúc (4) Qua tìm hiểu, hãy phát triển hoàn thiện sơ đồ sau: - HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm * Vũ Nương dưới thủy cung: - Cảnh vật và con người đẹp, ân tình. - Gặp Phan Lang - Ngậm ngùi vì bị oan phải tự vẫn. - Nghe chuyện nhà cửa - ứa nước mắt - đổi giọng “tôi trở về có ngày”=> Vương vấn tình người, có trách nhiệm với gia đình - Gửi hoa vàng, nhắn chồng lập giải oan => Khao khát được trả lại sự trong sạch - Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ=> Yếu tố kỳ ảo, thần bí thể hiện Vũ Nương hiện về uy nghi, lộng lẫy xứng đáng đức hạnh, phẩm giá... -“ Thiếp cảm ơn đức... chẳng thể trở về nhân gian được nữa” => Ngôn ngữ đối thoại - Vũ Nương ân nghĩa,thủy chung , độ lượng, vị tha và luôn khao khát hạnh phúc. GV:Với “Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã sử dụng thể loại truyền kì để thầm kín gửi vào tác phẩm giấc chiêm bao của bản thân( cũng là của dân gian):Tích thiện phùng thiện .Vũ Nương bất hạnh trốn trần gian thì cuối cùng nàng trở thành nữ thần, ngồi trên kiệu hoa, giữa cờ quạt tán lọng bay về miền bất tử HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Có ý kiến cho rằng: chi tiết chiếc bóng là quan trọng nhất, ý kiến của em? HS thảo luận nhóm bàn. - Báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nêu ý kiến b. Nét đặc sắc về nghệ thuật * Hình ảnh chiếc bóng: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Có ý kiến cho rằng: chi tiết chiếc bóng là quan trọng nhất, ý kiến của em? Ý nghĩa Tính cách nhân vật Với bé Đản -Chiếc bóng là người cha kì lạ và bí ẩn. Ngây thơ , hồn nhiên Với Trương Sinh -Chiếc bóng là bằng chứng cho sự hư hỏng của vợ Đa nghi, mù quáng Với Vũ Nương -Chiếc bóng là để dỗ con và để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng (vợ với chồng như hình với bóng). Yêu chồng, thương con Đánh giá Nghệ thuật Chiếc bóng có vai trò thắt mở nút truyện, tạo kịch tính Nội dung Thể hiện tính cách nhân vật và góp phần thể hiện giá hiện thực ( tố cáo XH PK ...) và nhân đạo ( cảm thông số phận mong manh của người phụ nữ) Trong tác phẩm, chi tiết chiếc bóng là quan trong nhất . Với mỗi nhân vật nó có một ý nghĩa khác nhau. Với bé Đản, đó là người cha kì lạ và bí ẩn. Với Vũ Nương, đó là cách dỗ con và để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng (vợ với chồng như hình với bóng). Còn Trương Sinh đó là bằng chứng cho sự hư hỏng của vợ. Chiếc bóng có vai trò thắt mở nút truyện. Cứ như vậy , chiếc bóng từ miệng đứa trẻ đã gây nỗi oan khiên tày trời cho Vũ Nương. Rồi lại chính chiếc bóng vẫn từ miệng đứa trẻ lại cởi gỡ nỗi oan tình cho nàng. Và lạ thay, chiếc bóng- sự ngẫu nhiên ,vô lí- lại quyết định số phận một con người. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Em có nhận xét gì về lời thoại của nhân vật trong việc bộc lộ tính cách? - Gọi HS nêu những nét chính về nhệ thuật và nội dung văn bản? Đọc ghi nhớ - Từ cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn của tri thức thời đại trước vấn đề lớn đương thời. Đó là gì? - HS khá – Giỏi trình bày -Lời bà mẹ:nhân hậu, từng trải - lời bé Đản:thật thà, hồn nhiên -Lời Vũ Nương: dịu dàng,chân 4.Tổng kết: ** Ghi nhớ: SGK Nguyễn Dữ đã nhìn từ góc nhìn của một tri thức thời đại trước vấn đề lớn của con người đương thời. Khi mà đồng tiền đen tối đã bắt đầu len lỏi vào cả hôn nhân gia đình thì những con người đức hạnh làm sao tránh được kết cục bi thảm. Chuyện người con gái Nam Xương có sự đan xen giữa các chi tiết hiện thực và kì ảo, cấu trúc truyện theo tình huống kịch, ngôn ngữ đối thoại và tính cách nhân vật đã khiến câu chuyện vượt tầm của một chuyện kể dân gian trở thành câu chuyện trần thế với bi kịch đời thường đau đớn của con người: Bi kịch của lòng tin trong quan hệ vợ chồng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Em hãy tìm những yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích và yếu tố hiện thực trong câu chuyện? -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Nêu tác dụng của các câu văn biền ngẫu? -Vì sao có thể coi truyền kì là nhịp cầu nối giữa truyện cổ dân gian và truyện hiện đại? - HS khá giỏi trình bày 1.+ Yếu tố thần kỳ: - Cảnh thuỷ cung, cảnh Phan Lang trở về, Vũ Nương hiện lên + Yếu tố hiện thực: - Cuộc chiến tranh phong kiến, cảnh người mẹ mòn mỏi chờ con, cảnh người vợ héo mòn nhớ chồng, 2. Nhấn mạnh, bộc lộ tâm trạng nhân vật, sự bi ai, tăng sức hấp dẫn. Truyền kì có các yếu tố li lì của cổ tích nhưng đã đặt nền móng cho truyện hiện đại nhờ các yếu tố : nhân vật, ngôn ngữ, tình huống kich tính. Điều này thể hiện rõ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Theo cách nhìn của con người hiện đại: Vũ Nương có lỗi gì trong sự ghen tuông của chồng không? ý kiến của nhóm em về cách minh oan của Vũ Nương? - HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút - Đại diện nhóm trình bày kết quả Theo cách nhìn đương thời, Vũ Nương giãi bày, thổ lộ không được, nàng cam chịu, thề nguyền cùng trời đất và lấy cái chết để minh oan- Đó là giải pháp trong khuôn khổ của xã hội phong kiến. Nhưng theo cách nhìn của con người hiện đại, Vũ Nương cũng phần nào có lỗi trong sự hiểu lầm của Trương Sinh. Nguyễn Công Trứ đã từng viết “ Đã có bóng đèn chơi với trẻ/ Thời chi chiếc bóng gọi là chồng...”.Vũ Nương chỉ biết yêu thương. Nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, yêu một người phải hiểu về người đó, lựa cách sống cho hài hoà, hạn chế điểm yếu của người ta. Nếu như nàng biết chồng hay ghen, đừng tạo ra cái cớ để chồng ghen...Nếu như nàng biết tâm hồn con trẻ rất trắng trong mà nói điều có thật... và nếu như...Con người hiện đại không cam chịu mà còn biết vượt lên số phận, sống sao cho đẹp hơn, có ích hơn và tự khẳng định chính mình. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Phân tích nhân vật Trương Sinh. - Soạn “Truyện Kiều” theo yêu cầu SGK:Tìm hiểu tác giả, tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm. ---------------------- TUẦN 4- TIẾT18 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt. Đặc điểm và cách sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ và sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn cảnh cụ thể Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp KNS: - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoạ, căn cứ vào đối tượng đặc điểm của tình huống giao tiếp - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ ngữ xưng hô hiệu quả trong giao tiếp của cá nhân. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Giao tiếp - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - BÀI TẬP 10 PHÚT C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phân tích: tình huống giao tiếp để thấy tác dụng và hiệu quả của cách xưng hô trong giao tiếp.. - Kĩ thuật thực hành có hướng dẫn: xưng hô phù hợp với các tình huống hội thoại. - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ nhận diện, phân tích các ví dụ, bài tập để rút ra các bài học thiết thực về cách xưng hô trong giao tiếp. - PP qui nap, thực hành ngôn ngữ. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BÀI TẬP 10 PHÚT Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” (Ngữ văn 9, tập một) 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Vị trí của đoạn văn trong tác phẩm? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 2. Xác định từ ngữ xưng hô có trong lời thoại? Chỉ ra sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô đó. 3. Tính cách của nhân vật xưng “thiếp” bộc lộ như thế nào qua lời thoại trên? 1.- Đoạn văn trích trong văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương”. - Tác giả: Nguyễn Dữ. - Vị trí đoạn truyện: Thuộc phần kết thúc tác phẩm. - Phương thức biểu đạt: tự sự 2.Từ xưng hô: Thiếp - chàng - Sắc thái biểu cảm: Thiếp - chàng thể hiện tình cảm thân thương, trân trọng và Vũ Nương bao dung, tha thứ cho những nỗi đau mà Trương sinh đã gây ra cho mình. 3. Vẻ đẹp của nhân vật xưng “thiếp” - Vũ Nương được thể hiện trong đoạn trích: - Vũ Nương chịu nhiều oan khuất nên dù ở thế giới bên kia nàng vẫn muốn được minh oan. Một con người tự trọng. - Nàng là người ân nghĩa, thuỷ chung với ân nhân (thề sống chết cũng không bỏ). - Vũ Nương còn là người độ lương, bao dung tha thứ cho Trương Sinh (đa tạ tình chàng), vương vấn, ngậm ngùi, lưu luyến hạnh phúc gia đình nhưng không thể thay đổi sự thật (chẳng thể về nhân gian được nữa). => Chi tiết kỳ ảo góp phần tô đậm và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP ? Nêu 1 số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách sử dụng từ ngữ đó? So với từ xưng hô tiếng Anh, em có nhận xét gì về từ xưng hô tiếng Việt? Em đã gặp tình huống không biết xưng hô thế nào chưa? G nêu 1 vài tình huống. G nêu VD về sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt. ? Em hãy đọc đoạn trích? Xác định các từ xưng hô? Chỉ rõ sự thay đổi về cách xưng hô của DM, DC trong 2 đoạn trích? Vì sao lại có sự thay đổi đó? Nếu không thay đổi có được không. - Từ sự phân tích trên, em hãy nêu nhận xét về từ xưng hô và cách xưng hô.Từ đó, nêu kết luận vấn đề đã tìm hiểu? - G cho H đọc ghi nhớ. ? Từ đó, nêu kết luận vấn đề đã tìm hiểu. G cho H đọc ghi nhớ. - Hãy lấy thêm ví dụ để chứng tỏ: Từ ngữ xưng hô trong hội thoại rất phong phú và giàu sắc thái biểu cảm? 1.Ví dụ: 2.Nhận xét: + Từ xưng hô: - tôi, chúng tôi,-> Chỉ người nói. - Bạn, các bạn-> chỉ người HT với mình. - anh ấy, -> Chỉ người thứ ba được nói tới ->Từ xưng hô tiếng Việt rất phong phú và vô cùng tinh tế. + Cách xưng hô: - DC: em-anh -> tôi-anh. - DM: ta-chú mày -> tôi-anh -> Bất bình đẳng => Bình đẳng 2. Nhận xét: Có nhiều từ xưng hô, trong từng hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp 3. Kết luận: * ghi nhớ( SGK Tr39) + Các danh từ riêng ( Hoa, Nam. Hà. ..), danh từ chỉ quan hệ gia đình( ông, bà, chú, cô, chị ,) + các danh từ chỉ chức danh (giám đốc,) nghề nghiệp (Bác sĩ, nhà báo) Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô hết sức phong phú, đa dạng và giàu sắc thái biểu cảm mà khó có ngôn ngữ nào trên thế giới sánh kịp. Vì vậy, người nói cần tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp , mối quan hệ giữa người nói và người nghe, vị thế gia đình- xã hội, tuổi tác mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp. Biết lựa chọn từ ngữ xưng hô hợp lí còn thể hiện nhân cách, văn hóa của người tham gia hội thoại. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Cho H nêu y/c của bài. -GV đình hướng: Trong TV, có những từ xưng hô nào tương tự? -GV tổng hợp ý kiến . -GV kể thêm 1 câu chuyện người nước ngoài nhầm cách xưng hô. HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - GVcho H đọc và nêu y/c của bài. - GV cho H thảo luận trước lớp. - GV tổng hợp ý kiến, ghi bảng HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -GV cho H đọc và nêu y/c của bài. - Gọi HS trả lời miêng. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. - GVcho H thảo luận trước lớp bài tập 4: Có người nói, TG xưng hô như vậy là không đúng? í kiến của em ?. -GV cho H lên bảng trình bày. - Nhân xét, thống nhất ý kiến. 1.Bài 1(Tr 39) -từ xưng hô: Chúng ta, chúng mình->chỉ số nhiều, có cả người nói và người nghe. Từ Chúng tôi, chúng em -> Chỉ số nhiều, không có người nghe. -Nhầm lẫn do chưa nắm vững đặc điểm tinh tế của từ ngữ xưng hô tiếng Việt. (Không giống tiếng các nước khác) 2, Bài 2( Tr 40): Chúng tôi: tăng tính khách quan cho những luận điểm khoa học, ngoài ra thể hiện sự khiêm tốn của tg. 3.Bài tập 3( Tr 40): -Xưng hô với mẹ: cách xưng hô thông thường. -Xưng hô với Sứ giả: TG là đứa trẻ khác thường. 4.Bài 4( Tr 40): -Vị danh tướng gặp thầy giáo cũ: Thầy-con -Thầy giáo: Ngài ->Thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng. Sự tôn trọng, lịch sự của thầy giáo. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. -Thầy nó ngủ rồi à ? -Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. -Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên: -Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân) 1. Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì? HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Quan sát, điều chỉnh hoạt động của HS khi cần thiết. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung. - GV tổng hợp . -Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về lượng, phương châm quan hệ. -Việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm thể hiện tâm trạng lo sợ, cố ý lảng tránh của ông Hai trước tin làng theo giặc. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1.So sánh cách sử dùng từ xưng hô trong các ví dụ sau: Đấy vàng đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí đây sen Tây Hồ ( ca dao) Trước xe quân tử tạm ngồi Để cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa ( “ Truyện Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu) 2.Hãy thống kê các từ xưng hô giữa trò- trò trong nhà trường? Ngữ cảnh và hiệu quả giao tiếp? ------------------------- TUẦN 4- TIẾT 19 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được đặc điểm, cách sử dụng cách dẫn trực tiếp, lời dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, lời dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Rèn kĩ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách gián gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng lời dẫn. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Chuẩn bị theo yêu cầu SGK. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật phân tích tình huống giao tiếp để thấy tác dụng và hiệu quả của cáchdẫn trực tiếp và gián tiếp trong giao tiếp.. - Kĩ thuật thực hành có hướng dẫn: sử dụng lời dẫn phù hợp với các tình huống hội thoại. - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ nhận diện, phân tích các ví dụ, bài tập để rút ra các bài học thiết thực về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong giao tiếp. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hai câu thơ sau là lời của nhân vật nào? Trước xe quân tử tạm ngồi Để cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa (“ Truyện Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu) -HS xung phong trả lừi. -Nhận xét -rút kinh nghiệm. Trong cuộc sống, trong văn chương lời nói của nhân vật, dẫn lời người khác trong lời của mình...như thế nào cho hiệu quả? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Cách dẫn trực tiếp: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - G cho H đọc 2 ví dụ SGK. - Chú ý vào phần in đậm và cho biết, đó là lời nhân vật hay ý nghĩ của nhân vật. -Bộ phận đó được ngăn cách với bộ phận trước nó bằng những dấu gì. -Nếu thay đổi vị trí thì 2 bộ phận đó ngăn cách với nhau bằng dấu gì. - Đó là cách dẫn trực tiếp lời nói hay suy nghĩ của nhân vật? Vậy cách dẫn trực tiếp là gì? - Em thử tìm cách dẫn trực tiếp ( Lời nói, suy nghĩ của nhân vật, cách sử dụng dấu) trong bài 1 - TRình bày miệng và nhận xét. Ví dụ ( SGK Tr53): Nhận xét: -Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng” ->Lời nói của nhân vật. -Họa sĩ thầm nghĩ: : “Khách tới bất ngờ” ->ý nghĩ của nhân vật ->Ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. -Nếu thay đổi vị trí thì phần in đậm ngăn cách với phần còn lại bằng dấu ngoặc kép hoặc dấu ngạch ngang. Kết luận: . *Ghi nhớ: ( SGK TR53) 1.a: “ A! lão già tệ lắm”-> Lời nói của nv 1.b: “Cái vườn là của con ta”-> suy nghĩ I. Cách dẫn gián tiếp: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - GV cho H đọc 2 ví dụ SGK. Chú ý vào phần in đậm và cho biết, đó là lời nhân vật hay ý nghĩ của nhân vật. - Nó có được ngăn cách với bộ phận trước nó bằng dấu hiệu gì? Dấu hay từ. - Từ đó có thể thay thế bằng từ khác không. - Đó là cách dẫn gián tiếp lời nói hay suy nghĩ của nhân vật? Vậy cách dẫn trực tiếp là gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ 1.Ví dụ ( SGK Tr53): 2.Nhận xét:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_4.docx