Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Qua bài học, HS cần :

1. Kiến thức:- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Hiểu được PP đọc sách sao cho có hiệu quả

2. Kĩ năng: - Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận.

3. Thái độ: Học sinh có tinh thần ham đọc sách, ý thức đọc sách có hiệu quả.

4. Định hướng năng lực - phẩm chất :

- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ, ngôn ngữ, cảm thụ.

- HS có phẩm chất : Tự tin, tự chủ, sống có trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy : - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu

- Dự kiến tích hợp: + Văn - T.L.V: Văn nghị luận

 + Văn - cuộc sống: Vấn đề đọc sách của học sinh

2. Trò: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, Dùng lời có nghệ thuật

2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, Trình bày một phút, Động não

 

doc 255 trang linhnguyen 06/10/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019
ọc tập, tình yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- HS có phẩm chất : Tự tin,tự lập.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,phân tích, pp luyện thực hành.
2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, động não.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1 .Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì.?
*Tổ chức khởi động : GV tổ chức trò chơi Hoa điểm mười.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,phân tích.
*Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, động não.
* HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Gọi HS đọc các đề SGK
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào.?
-GV sử dụng kĩ thuật động não.
? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm.?
-HS nêu ý kiến
? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì.?
? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
Hoạt động 2 : Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,phân tích.
*Kĩ thuật : Thảo luận nhóm.
* HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
-Yêu cầu HS đọc đề bài SGK
? Xác định yêu cầu của đề (vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài)
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi
-> HS trình bày -> HS bổ sung
(1) Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn.?
? Hãy nêu khái quát nội dung chính của các phần.?
? Bố cục chung của bài nghị luận. Nhiệm vụ của từng phần.?
? Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước.?
Gọi HS đọc văn bản
-GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm
? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó ?
? Phần thân bài tác giả đã đưa ra luận điểm nào.?
? Các luận điểm ấy được khẳng định bằng phép lập luận nào.?
-HS thảo luận -> Trình bày -> NX
? Sự liên kết giữa 3 phần Mở -Thân - Kết.?
? Em có nhận xét gì về tính thuyết phục trong văn bản?
? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.?
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
I. Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Đọc các đề trong SGK
2. Nhận xét
- Cấu tạo đề:
+ Đề có kèm theo lệnh( Đề 4,7)
+ Đề không kèm theo lệnh.
- Phân tích: đi vào từng khía cạnh cụ thể của vấn đề để làm rõ bản chất một cách khách quan
- Cảm nhận: đi vào vấn đề dưới cái nhìn riêng, tình cảm, cảm xúc riêng của người viết
- Suy nghĩ : đi vào vấn đề với cách đánh giá, nhận định, ý khiến bàn luận đa chiều của người viết 
->Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài.
=> Có 2 dạng đề khác nhau: Đề có mệnh lệnh và đề không có mệnh lệnh
II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ
Đề bài : phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý. 
* Tìm hiểu đề: 
- Thể loại: nghị luận về một bài thơ.
- Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương.
- Tư liệu cần sử dụng : bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, các bài thơ, tài liệu tham khảo về quê hương, đất nước.
- Yêu cầu: phân tích.
* Tìm ý:
- Nội dung: 
+ Khi xa quê, tác giả luôn nhớ về quê hương.
+ Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các từ ngữ gợi tả tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị...
- Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu thơ .
b. Lập dàn bài.
 + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 + Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
=> ý1 ghi nhớ
c.Viết bài.
d. Đọc lại bài viết và sửa lỗi. 
2. Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
a. Văn bản: “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.
b. Nhận xét
Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.
+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.
Luận điểm: 
- Yêu quê hương bằng cả tình yêu tha thiết và trong sáng...
- Cảm nhận cuộc sống lao động bẳng cả tâm hồn tha thiết...
- Tình yêu quê hương ngấm vào tâm hồn...
- Nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh ám ảnh trong lòng...
-> Lập luận phân tích.
+ Kết bài: Còn lại.
- Phép phân tích- tổng hợp, chứng minh ...
- Tất cả cùng hướng vào chủ đề chủ của văn bản: Tình yêu quê hương 
- Bài có tính thuyết phục cao bởi có bố cục chặt chẽ, lập luận hợp lí, dẫn chứng rõ ràng tiêu biểu
=> ý 2 ghi nhớ
3. Ghi nhớ ( SGK )
Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*PP: Hoạt động nhóm, pp luyện tập thực hành.
*KT: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm : lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên?
III. Luyện tập
Đề bài: Cảm nhận khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ?
- Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
- Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”. miêu tả: “gió se”, việc sử dụng các từ : bỗng, hình như .
+ Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
- Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
4.Hoạt động vận dụng
-Dựa vào dàn ý phần bài tập luyện tập, em hãy viết bài văn phân tích khổ đầu bài Sang thu
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các bài phân tích về các bài thơ đã học .
- Học bài. thuộc ghi nhớ
- Hoàn thành dàn ý chi tiết của đề văn trong phần luyện tập.
- Chuẩn bị: Mây và Sóng bằng cách đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa
 ===========================================
 Ngày soạn: / 3 / 2019 Ngày dạy: / 3 / 2019 	 
Tuần 28 – bài 25
 Tiết 130 : VB - MÂY VÀ SÓNG
 (R.Ta - go)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “ mây và sóng”.
- Hiểu được những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tac giả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu và phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu thương cha mẹ.
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, cảm thụ, phân tích.
- HS có phẩm chất : Tự tin,tự lập,yêu gia đình và quê hương, sống có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1.Thầy:
- Soạn giáo án, tham khảo tài liệu. Chân dung nhà thơ Ta- go. 
- Dự kiến tích hợp( Liên hệ)
 +Văn - Văn: Một số văn bản về tình mẫu tử ( Con cò, Khúc hát ru... )
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm,phân tích, dùng lời có nghệ thuật,giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, động não, hỏi và trả lời.
 IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1 .Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì.?
*Tổ chức khởi động: GV cung cấp video bài hát “ Nhật kí của mẹ”
? Nêu cảm nhận của em về tình mẹ ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chung 
*PP: Gợi mở- vấn đáp, hoạt động nhóm
*KT: Thảo luận nhóm
* HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, cảm thụ, phân tích.
? Cho biết đôi nét về tác giả.?
? Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ.?
? Bài thơ cần được đọc với giọng điệu ntn?
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
 Gọi HS đọc, nhận xét
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì.?
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.?
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai.?
? Đối tượng biểu cảm của em bé là ai.?
? Bài thơ chia làm mấy đoạn. Nêu ý mỗi đoạn.?
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi->
Gọi HS trình bày-> HS bổ sung
(1) điểm của 2 phần trong văn bản này (Những điểm giống và khác nhau).
? Bố cục như vậy có tác dụng gì cho văn bản.?
Hoạt động 2: Phân tích
*PP: Gợi mở- vấn đáp, Hoạt động nhóm, phân tích, dùng lời có nghệ thuật
*KT: Thảo luận nhóm, động não.
* HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, cảm thụ, phân tích.
? Trong cuộc trò chuyện với em bé, những người trên mây và dưới sóng đã nói với em những gì.?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? NX về những hình ảnh thơ trên?
? Đó là những trò chơi như thế nào những trò chơi ấy gợi trong bé điều gì?
HS trình bày-> NX
? Em bé đã trả lời như thế nào. Câu hỏi của em ẩn chứa điều gì.?
GV: Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ.
? Những người trên mây và dưới sóng nói với em bé như thế nào ?
? Qua đó, em hiểu gì về cách để đến với thế giới kì diệu ?
? Em bé đã có sự lựa chọn ra sao?
? Em hiểu câu trả lời trên ntn ?
? Mở rộng ra,t/c gia đình có ý nghĩa ntn với mỗi con người?
* Tích hợp bảo vệ môi trường
- GV giảng
? ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra trò chơi gì ?
? Đó là trò chơi như thế nào?
-GV bình giảng
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Em bé còn nghĩ ra trò chơi nào khác?
? Em hiểu bến bờ kì lạ là gì?
? Em hiểu ntn về nội dung hai câu cuối trong trò chơi trên?
? Trò chơi này thể hiện điều gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV giảng
- GV sử dụng kĩ thuật động não
 ? So sánh những trò chơi mà bé nghĩ ra với trò chơi của những người trên mây và sóng?
- HS nêu ý kiến
? Em hiểu gì về em bé trong bài thơ này?
? Những trò chơi đó đã ngợi ca điều gì?
- HS thảo luận theo cặp đôi bằng hệ thống câu hỏi -> trình bày, bổ sung
 (1) Xuất phát từ đâu em nghĩ ra trò chơi thú vị như vậy?
 (2)Mây và Sóng tượng trưng cho điều gì .Vì sao em bé lại từ chối đi chơi trong khi em rất muốn đi.?
(3) ở nhà với mẹ , em cảm thấy ntn?
- Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
Hoạt động 3: Tổng kết
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời yêu cầu HS hỏi và trả lời về nghệ thuật và nội dung.
GV yêu cầu HS đọc
I. Đọc - Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
( SGK )
2. Tác phẩm 
* Hoàn cảnh ra đờivà xuất xứ (SGK)
* Đọc
* Thể thơ: thể thơ văn xuôi
* Phương thức: Biểu cảm + tự sự
* Nhân vật trữ tình : em bé
* Đối tượng biểu cảm (đối thoại) : Mẹ
* Bố cục: Lời của em bé nói với mẹ gồm hai phần 
-> Trong cuộc trò chuyện của em với may và sóng lồng vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em với mẹ yêu thương.
+ Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” -> Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
+ Đ2 (còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
 Giống : 
- Câu thơ được cấu tạo như lời văn xuôi 
- Bao gồm một cuộc đối thoại và một lời độc thoại.
- Trình tự tường thuật : Lời rủ rê -> Lời từ chối và lí do từ chối -> Trò chơi của em bé.
 Khác: 
- Không gian và đối tượng của các cuộc thoại.
- Sức hấp dẫn của các trò chơi khác nhau
- Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ ở đoạn 2 rõ nét hơn, da diết hơn.
-> Tạo ra sự cân đối mới lạ, phù hợp với tư duy của trẻ thơ.
II. Phân tích
1. Cuộc trò chuyện của em bé với những người trên mây và dưới sóng
* Lời mời gọi của những người trên mây và dưới sóng
Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng...với vầng trăng bạc
Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du... 
+ NT: Hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú
-> Trò chơi rất vui vẻ, hấp dẫn qua nhiều nơi với những cảnh đẹp nên thơ
->Lời mời gợi niềm khao khát, đam mê, tò mò cuốn hút trẻ nhỏ.
*Phản ứng của bé
 “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
-Nhưng làm thế nào...
-> Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây
* Cách để đến với thế giới kì diệu
 “Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...lên tận tầng mây
Hãy đến ...nâng đi
-> Cách đi thật dễ dàng
* Sự lựa chọn của bé
 Mẹ mình đang đợi ở nhà, Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
-> Câu trả lời nêu lên một tình thế, lí do.
-> Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ, em yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
=>Tình cảm gia đình sâu đậm trong mỗi con người sẽ giúp cho chúng ta có lựa chọn đúng đắn
2. Trò chơi của em bé cùng mẹ
“Con là mây . mẹ là trăng...mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
-> Cuộc vui chơi say đắm. ấm tình mẹ con.
Con là sóng...
 Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Bến bờ kì lạ chính là tấm lòng bao dung của mẹ; Mẹ chính là thế giới rộng lớn để con có thể vẫy vùng lớn khôn.
- Mẹ và con có mặt ở khắp mọi nơi, không thể tách rời, chia cắt.
-> Thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn khi có mẹ ở bên. 
- Hay hơn, thú vị hơn vì : trong trò chơi có cả thiên nhiên nhưng quan trọng là có mẹ.
-> Em bé rất yêu mẹ , sáng tạo và khao khát khám phá
 Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
+ Tình yêu thương của cha mẹ là cội nguồn của mọi sáng tạo, ước mơ.
+ Cuộc đời có nhiều cám dỗ nhưng tình yêu thương, tình mẫu tử là bến bờ leo giữ con người không bị sa ngã.
+ Hạnh phúc không phải kiếm tìm ở đâu mà ở ngay trong mái nhà, trong vòng tay mẹ.
=> Trân trọng tình cảm gia đình
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật: Đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh tượng trưng, sự tưởng tượng bay bổng, sự hoá thân của tác giả vào nhân vật em bé.
2. Nội dung: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt
* Ghi nhớ ( SGK/89 )
3. Hoạt động luyện tập
- Tình mẹ con được thể hiện ntn trong bài thơ. ? 
- Bài thơ nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người.?
4. Hoạt động vận dụng
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi con người?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các bài phân tích về tác phẩm
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung bài học
- Chuẩn bị: Bài Ôn tập về thơ.
+ Đọc lại các bài thơ hiện đại VN đã học trong HK I & II
+ Trả lời các câu hỏi trong SG
Ngày soạn: / 3 / 2019 Ngày dạy: / 3 / 2019
 Tuần 28- bài 25
 Tiết 131,132 : VB - ÔN TẬP VỀ THƠ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng so sánh,tổng hợp, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với văn chương.
4. Định hướng năng lực - phẩm chất : 
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, tổng hơp, so sánh.
- HS có phẩm chất : Tự tin,tự lập, yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy : - Soạn giáo án, phiếu học tập
 - Dự kiến tích hợp( liên hệ ): + Văn - Văn: Những tác phẩm thơ đã học
 + Văn - TV: Các biện pháp nghệ thuật
2. Trò : Trả lời những câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, Hoạt động nhóm,pp luyện tập thực hành, hợp đồng.
2. Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, trình bày một phút, hỏi chuyên gia.
 IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1 .Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ :( trong giờ)
*Tổ chức khởi động :GV tổ chức trò chơi Hoa điểm mười.
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Thống kê các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
*PP: Hoạt động nhóm, hợp đồng.
*KT: Thảo luận nhóm
* HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, tổng hơp, so sánh.
1.Thống kê các tác phẩm thơ Việt Nam
 hiện đại.
- Giáo viên yêu cầu HS thanh lí hợp đồng
- Tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung.
STT
Tên bài thơ
Tên tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thụât
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Ca ngợi tình đồng chí của những người lính,tạo nên sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng,giàu sức biểu cảm
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Chất liệu hiện thực, sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
- Cảm xúc tươi vui, khoẻ khoắn về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh chuyến ra khơi đánh cá.
- Cảm hứng vũ trụ, lãng mạn, hình ảnh đẹp nên thơ, giàu tưởng tượng, âm hưởng rộn ràng.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp giữ bảy chữ và tám chữ
- Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu chân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm, miêu tả và bình luận. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
(Chủ
yếu là) Tám chữ
- Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tình thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. 
- Khai thác điệu 
ru ngọt ngào và 
trìu mến 
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
- Từ ánh trăng gợi nhớ những năm tháng đã qua cuả cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, nhăc nhở thái độ sống thuỷ chung, tình nghĩa.
- Hình ảnh bình 
dị mà giàu ý 
nghĩ biểu 
tượng, giọng 
điệu chân thành 
nhỏ nhẹ mà sâu sắc
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
- Từ hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
-Vận dụng sáng 
tạo giọng điệu lời 
ru và hình ảnh 
ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành tha thiết góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
- Nhạc điệu trong sáng thiết tha, 
gần vơi dân ca, 
hình ảnh đẹp giản 
dị, so sánh, 
ẩn dụ sáng tạo
9
Viếng lăng Bác 
Viễn Phương
1976
Tám chữ
- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền nam ra thăm lăng Bác.
- Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn 
dụ đẹp va gợi cảm, 
ngôn ngữ bình dị cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
Năm chữ
- Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy. gợi cảm
11
Nói với con
Y Phương 
1980
Tự do
- Bằng lời trò chuyện với con bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
- Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, 
gợi cảm, vừa gợi
 ý nghĩa sâu xa.
Hoạt động 2: Giai đoạn văn học
*KT: Hỏi chuyên gia
2. Giai đoạn văn học
-GV cho HS đăng kí nhóm chuyên gia và yêu cầu HS đặt các câu hỏi cho nhóm chuyên gia về giai đoạn văn học và nội dung tư tưởng của các tác phẩm
+ Kháng chiến chống Pháp: (1945 -1954): Đồng chí 
+1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
+ 1964 -1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé ..
+ Sau 1975: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
. Nội dung
+ Trong hai cuộc kháng chiến: Đất nước, 
con người chịu nhiều gian khổ hi sinh
 nhưng rất anh dũng.
+ Trong cuộc lao động và xây dựng đất nước: Con người lao động hăng say và có nhiều
 tình cảm tốt đẹp 
+ Tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con
 người qua các giai đoạn lịch sử: Chan 
chứa tình yêu quê hương, đất nước, tình 
đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng
 kính yêu Bác Hồ, tình mẫu tử.
3. So sánh những tác phẩm cùng đề tài
GV chia lớp thành 4 nhóm và

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2018_2019.doc