Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà

A.Mục tiêu cần đạt:Học xong bài này, HS có được

 1. kiến thức.

 - Phươngpháp đọc sách có hiệu quả- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn cúa văn bản

 - Ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2. Kĩ năng.

 - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào pt ngôn từ).

 - Nhận ra bố cục chặt chẽ ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một Vb nghị luận.

 - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận .

3. Thaí độ :

 - Có ý thức lựa chọn sách để đọc và có pp đọc sách.

B. Chuẩn bị:

 Gv:SGK, SGV,Giáo án

 Hs: SGK, vở soạn vở ghi.

C. Phương pháp:Vấn đáp, nêu và gqvđ

D. Tổ chức các hoạt động dạy – học.

 Hđ1:ổn định tổ chức:1

 Hđ2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs

Mục tiêu cần đạt: Kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới của HS; tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

Phương pháp: Vấn đáp

Thời gian:5 phỳt

 Hđ 3:Tổ chức dạy –học bài mới.

 *Giới thiệu bài :1

+ Phươngpháp đọc sách có hiệu quả- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn cúa văn bản Phơngpháp đọc sách có hiệu quả- Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn cúa văn bản

 + Ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 . *Nội dung dạy –học bài mới

Mục tiêu cần đạt: Tỡm hiểu tỏc giả Chu Quang Tiờm, phõn tớch để hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của bài tiểu luận

Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trỡnh, vấn đáp, học theo nhóm, đọc sáng tạo

Thời gian:35 phỳt

 

doc 216 trang linhnguyen 9820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2 - Hoàng Thị Hà
cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?).
Hs lần lượt viết từng phần
Hs t/ bày- NX.
Gv NX- BS
*Ngữ liệu 3 (SGK- 81đến 83)
 Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”..
? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó.
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ.
.
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài , Kết bài ra sao.
? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao?
? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2 HS đọc ghi nhớ 
I-Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
- Cấu tạo đề:
+ Đề có kèm theo lệnh.
+ Đề không kèm theo lệnh.
-> Một số đề không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, đề 7.
- Một số đề có chứa từ ngữ phân tích, cảm nhận, cẩm nhận và suy nghĩ đó là những lệnh (chỉ định) cụ thể.
-> - Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp.
 - Từ cảm nhận : yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
 -Từ suy nghĩ : yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài
->Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài
II-Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1.Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
 * Tìm hiểu đề: 
- Thể loại : Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 - Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương.
 - Phương pháp nghị luận: phân tích.
- Tư liệu chủ yếu : văn bản thơ ằ Quê hương – Tế Hanh.
- Tư liệu bổ sung : tài liệu tham khảo, các bài thơ về QH
* Tìm ý.
- Nội dung: + khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương.
 + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị...
- Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
-Bước 2: Lập dàn bài.
 +Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 +Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 +Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 3: Viết bài.
-Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
2. Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
* Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.
Chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài thơ QH là t/ công xuất sắc có y/n khởi đầu.
+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.
Trình bày cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp TN, c/ sống LĐ của QH, về h/a, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.
+ Kết bài: Còn lại. Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ QH và y/n bồi đắp tâm hồn người đọc qua bài thơ.
-> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
 * Nhận xét ở phần TB.
- Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình:
- Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
- Cảnh trở về tấp nập, no đủ.
- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
- Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
-> + Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ.
 + Phần Thân bài nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài .
 + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
Có.
-> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản:
+ Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.
+ Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng.
+ Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.
Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
* Ghi nhớ. ( T83)
 	Hđ4: Luyện tập, củng cố.
- MTCĐ: Khắc sâu kiến thức đã học.
PP: Nêu và gqvđ
Thời gian: 12’.
	* Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84).
- Hướng dẫn HS tìm ý( trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK)
-Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
Yêu cầu lập dàn ý chi tiết.
-Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
-Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 -Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”
 - Miêu tả: “gió se”
 - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” .
 + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
-Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
 	* Củng cố, 
GV hệ thống bài.
.
- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài.
-Những yêu cầu khi làm bài.
- Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85) 
	Hđ5: Hướng dẫn: 1’.
Học, nắm chắc nd bài.
Chuẩn bị làm lại bài TLV số 6. Giờ sau trả bài.
--------------------------------------------------------------------------------------
DUYỆT BÀI TUẦN 26
Ngày soạn: 25/ 02/ 2015 Ngày dạy:
 Tiết 128 Mây và sóng
 R.Ta – go -Nguyễn Khắc Phi dịch
 A-Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với nhũng người sông trên mây và sóng.
- Những sáng tạo độc đáo về h/a thơ qua trí tưởng tuợng của t/g 
	2. Kĩ năng. 
- Đọc- hiểu 1 văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
	3. Thái độ.
- Trân trọng, yêu quý t/c mẹ con, gia đình.
B. Chuẩn bị:
	- GV : SGK, SGV, Giáo án.
	- Hs: SGK, vở ghi, vở bt.
	C Phương pháp: Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày
D- Tổ chức các hoạt động dạy- học 
Hđ của Gv- Hs yêu cầu cần đạt
Hđ1- ổn định tổ chức:
	Hđ2-Kiểm tra: 
 	MTCĐ: Gợi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học bài “ Nói với con“ 
PP; Nêu và gqvđ..
Thời gian: 5’
	1. đọc thuộc bài thơ “ Nói với con”. Em cảm nhận được gì về t/c của cha mẹ giành cho con.
	2. Nêu giá trị nd, nt của bài.
	Hđ3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 1’ Gvgt.
Nội dung dạy- học bài mới.
- MTCĐ: + Giúp học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ của 
em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với nhũng người sông trên mây và sóng.
	+ Những sáng tạo độc đáo về h/a thơ qua trí tưởng tuợng của t/g 
PP: Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày
Thời gian: 27’
? Trình bày những hiểu biết của em về t/g ?
Gv- Hs đọc.
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
? Bài thơ thuộc thể thơ gì?
? Xđ phương thức biểu đạt?
Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nd mỗi đoạn?
Đọc đoạn 1
Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?
? Đó là những trò chơi như thế nào?
Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?
Những người trên mây nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?
Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?
ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào?Đó là trò chơi như thế nào?Em bé thể hiện tình cảm gì?
Sóng đã nói với em bé những gì?
Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? 
Em bé có muốn đi không? Tại sao?
Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?
Em bé đã nghĩ ra trò chơi như thế nào?
Nhận xét về ý nghĩa ba câu thơ trên?
Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy?Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trước không? Vì sao?
Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
? Nêu nd cơ bar của bài?
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ân Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
2. Văn bản.
a. Đọc- Tìm hiểu chú thích.
* Đọc.
* Tìm hiểu chú thích.
b. Tìm hiểu chung về văn bản.
* Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su(Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
* Thể thơ: Tự do.
* PTBĐ: Biểu cảm + TS, MT.
 * Bố cục: 2 đoạn
Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” –Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
Đ2 (còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
II.Phân tích :
1.Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ 
-Mây nói với em bé:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng...với vầng trăng bạc”
=>Đó là một trò chơi rất vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả vầng trăng bạc làm bạn.
-“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
=> Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)
-Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...lên tận tầng mây”=>Cách đi thật dễ dàng, chẳng phải cố gắng gì nhiều.
-“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” => Câu trả lời nêu lên một tình thế, lí do để từ chối.
Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ, em yêu mây nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
-“Con là mây . mẹ là trăng...mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
=>Trò chơi tưởng tượng, trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời và mẹ.Em yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:
Sóng nói với em : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du...” =>Sóng rủ em cùng dạo chơi trên biển.
-“Nhưng làm thế nào...” =>Em bé muốn đi cùng sóng , em bị hấp dẫn , cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trong sóng.
-“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
=>Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.
-“Con là sóng...
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
=>Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
-Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Bố cục chia thành 2 phần giống nhau ( thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lí do từ chối- trò chơi do em bé sáng tạo ) – sự giống nhau nhưng k trùng lặp về ý.
- Sáng tạo nên h/a TN bay bổng, lung linh,kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực, gợi nhiều liên tưởng.
 - Đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh tượng trưng, sự tưởng tượng bay bổng, sự hoá thân của tác giả vào nhân vật em bé.
2.Nội dung
:Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt
* Ghi nhớ ( T89)
	Hđ4: Luyện tập, củng cố :
- MTCĐ: Khắc sâu kiến thức đã học.
PP: Nêu và gqvđ
Thời gian: 10’. 
	* Luyện tập
	. Viết doạn văn khoảng 10 câu giới thiệu nhà thơ R. Ta go.
	* Củng cố
1,Bài thơ nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
2, Qua bài thơ, ta hiểu thêm những điều đáng quí nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go ?
	Hđ5: Hướng dẫn: 1’.
	- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học phần phân tích, 
	- Chuẩn bị :Bài Ôn tập về thơ.
 ***********************************************
Ngày soạn: 25/ 02/ 2015 Ngày dạy:
 Tiết 129 Ôn tập về thơ
A.Mục tiêu cần đạt
	1.Kiến thức.
 Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
	2. Kĩ năng 
- Tổng hợp, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
	3. Thái độ.
- Có ý thức ôn tập và làm các câu hỏi trong sách giáo khoa.
B.Chuẩn bị:
	- GV : SGK, SGV, Giáo án.
	- Hs: SGK, vở ghi, vở bt.
	C Phương pháp: Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày
D- Tổ chức các hoạt động dạy- học 
Hđ của Gv- Hs yêu cầu cần đạt
Hđ1- ổn định tổ chức:
	Hđ2-Kiểm tra: 
 	MTCĐ: Gợi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học bài “ Mây và sóng“ 
PP; Nêu và gqvđ..
Thời gian: 5’
	? Đọc thuộc bà thơ: Mây và sóng, nêu giá trị nd, nt của bài?
	Hđ3 Bài mới.
Giới thiệu bài: 1’.
Nội dung dạy- học bài mới.
- MTCĐ: Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
 - PP: Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày
 - Thời gian: 32
STT
Tên
Bài thơ
Tác
Giả
Năm 
sáng tác
Thể 
thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật.
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đ/chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ và lí tưởng c/đấu được t/h thật TN, bình dị mà sâu sắc trong mọi h/c, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính CM.
Chi tiết, h/a, ngôn ngữ g.dị, chân thực cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về 
Tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua h/a độc đáo- những chiếc xe k kính, khắc hoạ nổi bật h/a những người lính lái xe trên tuyến đường T. Sơn trong thời kì k/c chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thầ d/cảm và ý chí c.đ giải phóng miền Nam
Chất liệu hiện thực, sinh động, h/a độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Những bức trang đẹp, rộng lớn, tráng lệ về TN, vũ trụ và người LĐ trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó t/h cảm xúcvề TN và con người LĐ, niềm vui trong c/sống mới
Những h/a đẹp, rộng lớn được s.tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
K/hợp 7 chữ, 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, t/h lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gđ, QH, đất nước.
K/hợp BC với MT và bình luận, s.tạo h/a bếp lửa vàh/a người bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu 8 chữ.
T/ h t/y con của người dt Tà Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần cđ và khát vọng về tương lai.
Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Từ h/a ánh trăng trong thành phố gợi lại những năm tháng đã qua của c/đời người lính gắn bó với TN, đ/nướcbình dị à nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
H/a bình dị mà giàu y/n biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và y/n của lời ru đối với đ/sóng của mỗi con người.
Vận dụng s.tạo h/a và giọng điệu và lời ru của ca dao
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
T1- 1980
5 chữ
Cảm xúc trước mx của TN, đất nước, t/h nguyện ươc chân thành góp mx nhỏ của mình vào c/đời chung.
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần với dân ca, h/a đẹp, g.dị, những h/a so sánh, ẩn dụ, sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
8 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong 1 lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng, tha thiết,nhiều h/a ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
5 chữ 
Biến chuyển của TN lúc giao mùa tư hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
H/a TN được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con bài thơ t/h sự gắn bó, niềm tự hào về QH và đạo lí sống của dt
Cách nói giàu h/a vừa cụ thể gợi cảm vừ y/n sâu sa.
	2.Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn.
? Hãy sắp xếp các bài thơ theo từng gđ:
K/c chống Pháp.
Gđ HB sau K/c chống Pháp.
Gđ k/c chống Mĩ.
Gđ từ sau 1975.
? Các tp thơ đã t/h ntn về c/sống của đ/nước và tư tưởng, t/c của con người VN?
? NX về những điểm chung và nét riêng trong nd và cách t/h tình mẹ con trong các bài thơ “ Khúc hát”Con cò”, “ Mây và sóng”
a. Gđ k/c chống Pháp: Đồng chí
b. Gđ HB sau cuộc k/c chống Pháp ( 1954- 1964): “ Đoàn thuyền đánh cá”, “ Bếp lửa”, “Con cò”,
c. Gđ K/c chống Mĩ ( 1964- 1975): “ Bài thơ về TĐXKK”, “ Khúc hát ru”.
d. Gđ từ sau 1975: ánh trăng, Mxnn, VLB, Nói với con, Sang thu
- Tái hiện c/sôngd đ/nước và h/a con người VN suốt 1 thời kì LS từ sau CM T8- 1945 qua nhiều gđ:
+ Đ/nước và con người VN trong 2 cuộc k/c chống P và chóng Mĩ với nhiều g.khổ, hi sinh nhưng rất a/h.
+ Công cuộc LĐ, xd đ/nước và những q.h tốt đẹp của con người
Những điều chủ yếu mad các tp thơ đã t/h chính là tâm hồn, t/c, tư tưởng của con người trong 1 thời kì LS có nhiều biến động lớn lao nhiều thay đổi sâu sắc: 
+ T/c yêu nước, t/y QH
+ Tình đ/chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu BHồ
+ Những t/c gần gũi và bền chặt của con ngưòi: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với t/c rộng lớn.
4. Những điểm chung, nét riêng, nd cách t/h tình mẹ con trong các bài thơ “ Khúc hát ru”, “ Con cò”, “ Mây và sóng”
- Những điểm chung: 
+ Đều đề cập đến tình mẹ con, ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng, cách t/h cũng có điểm gần gũi đó là dùng điệu ru, lời ru của mẹ.
Những nét riêng
+ Khúc hát ru: t/h sự thống nhất của t/y con với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí cđ của người dt Tà Ôi trong h/c hết sức g. khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong thời kì k/c chống Mĩ.
+ Con cò khai thác và pt tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
+ Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹđể thể hiện t/y mẹ thắm thiết của trẻ thơ, mẹ đối với em bé.
	Hđ4 Củng cố
- MTCĐ: Khắc sâu kiến thức đã học.
PP: Nêu và gqvđ
	- Thời gian: 5’ 
	Gv khái quát lại nd kiến thức đã học
	Hđ5 -Hướng dẫn về nhà: 1’
	- Ôn tập để giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.
 ******************************************
Ngày soạn:25/ 02/ 2015 Ngày dạy:
 Tiết 130 Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)
 A.Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức.
- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
	2. Kĩ năng
–-Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.
	3. Thái độ.
- Tuân thủ và sử dụng đúng hàm ý trong khi nói, viết. 
B.Chuẩn bị:
	- GV : SGK, SGV, Giáo án.
	- Hs: SGK, vở ghi, vở bt.
	C Phương pháp: Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày, TLN
D- Tổ chức các hoạt động dạy- học 
Hđ của Gv- Hs yêu cầu cần đạt
Hđ1- ổn định tổ chức:
	Hđ2-Kiểm tra: 
- 	MTCĐ: Gợi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học bài “ Nghĩa tường minh và hàm ý“ 
PP; Nêu và gqvđ..
Thời gian: 5’
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ.
 3.Bài mới:
	* Giới thiệu bài: 1’ Gvgt.
	* Nội dung dạy- học bài mới.
- MTCĐ: - Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
- PP : Nêu và gqvđ, vấn đáp, t/ bày, 
- Thời gian: 25’
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
1.Nêu hàm ý của những câu in đậm. ?
Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
2, Câu 2:Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào?
- MTCĐ: Khắc sâu kiến thức đã học.
PP: Nêu và gqvđ
Thời gian: 12’. 
	* Luyện tập.
Đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi :
? Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối:
? Tìm hàm ý của t/g qua việc so sánh” hi vọng”với” con đường”?
I.Điều kiện sử dụng hàm ý
1Tìm hiểu ví dụ
*Hàm ý của những câu in đậm:
-Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : Sau bữa ăn này , con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi.
+Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
-Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý:Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi .
*Hàm ý ở câu 2 rõ hơn.
-Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những phút giây lừa dối cái Tí.
-Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy n

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuong_trinh_hoc_ki_2_hoang_thi_ha.doc