Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Linh
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh : - Hiểu đ¬ược một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm đ¬ược đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng: HS : - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Bồi d¬ưỡng cho các em lòng tự hào, kính yêu Bác, biết học tập theo gươngBác.
4. Phẩm chất - năng lực:
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, máy chiếu
- Dự kiến ph¬ương án tích hợp – Liên hệ :
+ Văn - Văn: Văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
+ Văn - Tập làm văn: văn nghị luận
2. Trò:- Soạn bài
- Đọc lại văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '', s¬ưu tầm những tài liệu viết về Bác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Phan Thị Linh
iểu thị. 2. Cách hiểu đúng : Cách a - Cách b chưa hợp lí - Cách c có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc (a) và nghĩa chuyển. - Cách d sai vì mẹ và bà có cùng chung nét nghĩa là người phụ nữ. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1.Khái niệm . Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa + Từ 1 nghĩa: xe đạp, máy nổ... + Từ nhiều nghĩa: Chân, mũi, xuân... - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có : + Nghĩa gốc-> là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. *Từ “hoa “ trong “thềm hoa “.”lệ hoa “được dùng theo nghĩa chuyển . *Đây không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển . V. Từ đồng âm 1.Khái niệm : 2. a) Từ lá: Hiện tượng từ nhiều nghĩa - Lá phổi : Nghĩa chuyển của từ : lá trong : lá xa cành b)Từ : đường : Đồng âm vì 2 từ này có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. - Đường 1 : Danh từ : con đường . - Đường 2: Danh từ : Chất giọng. VI. Từ đồng nghĩa . 1.Khái niệm. 2. Chọn cách hiểu đúng : a- Không đúng vì đồng nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. b- Không đúng vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ. c- Đúng vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng. VD: Nhóm từ: chết, từ trần, hi sinh, quy tiên, khuất núi, băng hà, viên tịch, bỏ mạngkhông thể thay thế cho nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng như: Viên tịch > dùng cho những nhà sư khi qua đời. Băng hà > vua. 3. Từ “xuân”có thể thay thế cho từ “tuổi”. - 1 năm chỉ có 1 mùa xuân ( mùa xuân là 1 trong 4 mùa trong năm) một năm lại ứng với 1 tuổi. Như vậy lấy 1 mùa để chỉ 4 mùa là phép hoán dụ ( lấy bộ phận chỉ toàn thể). Bốn mùa= 1 tuổi là phép so sánh ngang bằng. - Dùng từ Xuân có 2 tác dụng + Tránh lặp từ: tuổi tác + Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung khiến cho lời văn hóm hỉnh, toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời. -> Tác dụng : + Tránh lặp từ . + Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả . VII. Từ trái nghĩa . 1. Khái niệm . 2.Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: a- Xấu - đẹp , xa - gần, rộng - hẹp b - Trái nghĩa ngữ dụng ( chỉ trái nghĩa trong văn cảnh cụ thể thông qua cách hiểu bằng vốn sống và kinh nghiệm của người bản ngữ) VD: - Ông nói gà, bà nói vịt ( gà - vịt) - Đầu voi đuôi chuột ( voi - chuột ) -> Sự tương phản giữa những lời hô hào rùm beng ban đầu với sự kết thúc tẻ nhạt - Cắn nhau như chó với mèo ( chó- mèo ) => Mâu thuẫn đối kháng 1 mất 1 còn giữa 2 thế lực chỉ có thể giải quyết bằng cách tiêu diệt nhau. 3.* Sống -chết, chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình (thường không kết hợp với các phó từ chỉ mức độ: già - trẻ) VIII. Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Từ ( Xét về dặc điểm cấu tạo ) Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Đ.lập C.phụ H. toàn K.h.toàn L.âm L.vần - VD : Từ ghép đẳng lập và từ ghép... IX. Trường từ vựng . 1.Khái niệm: 2.Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể” -> cùng 1 trường từ vựng là nước nói chung. + Nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông... + Công dụng của nươc: tắm, rửa, tưới, uống... + Hình thức của nước: Mềm, mát Tác dụng: ->Góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. 3. Hoạt động vận dụng - Viết đoạn văn với chủ đề bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn em có sử dụng từ láy và một thành ngữ ( Gạch chân ) 4 . Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Sưu tầm các bài tập có liên quan đến nội dung ôn tập. - Học thuộc các khái niệm, định nghĩa, hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị tiết sau : Trả bài tập làm văn số 2 _ kiểm tra 15 phút phần TLV Ngày soạn: 17 / 10 / Ngày dạy: 24 / 10/ Tuần 10 Tiết 44 - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài. 2. Kĩ năng: HS rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác phát hiện lỗi sai và sửa, rút kinh nghiệm. 4. Định hướng năng lực - phẩm chất : - HS có năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ. - HS tự tin. II. CHUẨN BỊ 1. Thầy:- Chấm bài, nhận xét ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của học sinh. - Rút kinh nghiệm cho học sinh. 2. Trò: - Xem lại bài viết, lập dàn ý chi tiết III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, pp luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định lớp: . Kiểm tra 15 phút 1. Đề bài Câu 1 : Thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng những cách nào? Câu 2 : Hãy tìm trong đoạn trích ''Kiều ở lầu Ngưng Bích'’ một số hình ảnh miêu tả nội tâm nhân vật trực tiếp và gián tiếp? 2. Đáp án Câu 1 : Đảm bảo ý sau - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. - Miêu tả nội tâm trực tiếp hoặc miêu tả nội tâm gián tiếp Câu 2 : Tìm được các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật trực tiếp (nhớ về Kim Trọng Và cha mẹ)và gián tiếp ( qua cảnh thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của Kiều) 3. Biểu điểm Câu 1 : Đúng được 5 điểm Câu 2 : Đúng được 5 điểm 2. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP phân tích, PP thuyết trình * Kĩ thuật : Đặt câu hỏi * Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học - HS nhắc lại đề bài. ? Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự có tác dụng gì? ? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? ? Những yêu cầu về hình thức và kĩ năng ? - GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm ? Nêu dàn ý của bài viết ? - HS trình bày - GV trả bài cho HS - GV yêu cầu HS xem bài của mình . Sau đó yêu cầu HS tự nhận xét - GV nhận xét chung - GV yêu cầu HS lên bảng chữa những lỗi sai cụ thể - GV đọc một số lỗi sai diễn đạt và gọi HS lên chữa -> GV nhận xét chỉnh sửa - GV cho 2 HS đọc 2 bài văn tiêu biểu GV:bình một số đoạn văn hay I.Tìm hiểu đề, đáp án 1. Đề bài Câu1: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự có tác dụng gì? Câu2: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? Câu3: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy vết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó . 2. Đáp án và biểu điểm Câu1 (1đ) : Miêu tả cụ thể cảnh, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. Câu2 (2đ) : Bức tranh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, đầy màu sắc, sống động và rất có hồn. - yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên còn góp phần tạo nên chất thơ cho câu chuyện. Câu3 ( 7đ) * Kĩ năng và hình thức - Bố cục 3 phần rõ ràng ( MB, TB, KB ) - Kể theo ngôi thứ 3 - Lồng yếu tố miêu tả - Các sự việc được sắp xếp hợp lí - Hình thức : Lá thư gửi bạn học cũ . - Viết lưu loát, có liên kết chặt chẽ, không sai chính tả * Kiến thức : MB: +Lí do trở lại thăm trường ( thời gian hè) + Địa vị nghề nghiệp của mình trong xã hội lúc này ntn?. +Thăm vào buổi nào, đó với ai? TB: - Đến trường gặp ai ? Không gặp ai? - Quang cảnh trường ngày nay khác ngày xưa như thế nào ? - Nhớ cảnh ngày xưa mình học ra sao? - Những kỉ niệm vui buồn của bạn bè , thầy cô (trọng tâm) - Cảm xúc của em khi đến + vui.... + xúc động... - Cảm xúc khi ra về : + Bâng khuâng... + Lưu luyến ... + Tự hào... KB : Cảm xúc về buổi thăm trường , mong muốn và hứa hẹn. II. Trả bài III. Nhận xét * Ưu điểm + Đa số bài viết làm đúng yêu cầu, có kết hợp tự sự và miêu tả + Các bài viết đều đủ bố cục 3 phần + Trình bày sạch sẽ, khoa học +Một số bài viết sâu sắc, nội dung tốt. VD:Huyền,Hương, Phương(9A) Mai (9b) * Nhược điểm + Một số bài lạm dụng quá nhiều yếu tố miêu tả + Một số bài quá sơ sài, thiếu nội dung + Một số bài kể chuyện thiếu hấp dẫn + Một số bài kể lan man, diễn đạt yếu + Sai chính tả nhiều, sắp xếp lộn xộn VD : Phúc, Tuân, Lý. IV. Chữa lỗi điển hình 1. Chính tả Lỗi sai Sửa lại dập rìu trao liệng Súc động kỉ liệm lày lỗi nhớ ... dập dìu chao liệng xúc động kỉ niệm này nỗi nhớ ... 2. Diễn đạt - Nhớ ngày hôm qua còn cùng bạn bè nô đùa -> Sửa : Nhớ những lúc cùng bạn bè nô đùa, kỉ niệm ấy như mới ngày hôm qua. - Sân trường đã có sự thay đổi -> Cảnh sân trường giờ đã thay đổi nhiều so với trước kia. V. Đọc - bình một số đoạn văn, bài văn hay. Huyền(9a) , Trang(9B) 3. Hoạt động luyện tập ? Vai trò của yêu tố miêu tả trong văn tự sự 4. Hoạt động vận dụng - Tìm và sửa lỗi sai trong bài. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Tìm đọc những bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả - Ôn tập các tác phẩm văn học trung đại tiết sau kiểm tra ( Chuyện người ... Lục Vân Tiên ) ==================================================== Ngày soạn: 19 / 10 / Ngày dạy: 26 / 10 / Tuần 10 - Bài 10 Tiết 45 - KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: - HS nắm chắc các kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu, những giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. Qua bài kiểm tra, học sinh tự đánh giá được trình độ kiến thức, diễn đạt. 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng ghi nhớ kiến thức, diễn đạt, tạo lập văn bản 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác, nghiêm túc làm bài kiểm tra. 4.Năng lực - phẩm chất : HS có năng lực giải quyết vấn đề, trung thực, tự tin II. Hình thức đề kiểm tra - 100% tự luận. III. Ma trận đề kiểm tra III. Ma trận đề kiểm tra Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Truyện trung đại Giải thích được ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20% Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20% 2. Truyện thơ trung đại - Nêu được tên tác giả , xuất xứ của tác phẩm. - Nêu được nghệ thuật và nội dung đoạn thơ. Viết bài văn ngắn cảm nhận về một đoạn thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ 30% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ 50% Số câu:2 Số điểm 8 Tỉ lệ 80% Cộng Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ 30% Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ 50% Số câu:3 Số điểm:10 Tỉ lệ%100 IV. THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ! Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ ? Nội dung đoạn thơ trên ? Câu 2: Chi tiết cái bóng trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ có ý nghĩa như thế nào? Câu 3; Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn thơ sau : “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng . . . Có khi gốc tử đã vừa người ôm” ( Kiều ở lầu Ngưng Bích – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (3đ) - Tên tác giả và tác phẩm ( 1đ) : Truyên Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. - Nghệ thuật đoạn thơ (1đ) : Động từ, so sánh, điển tích điển cố văn học. - Nội dung đoạn thơ (1đ) : Phẩm chất dũng cảm, hào hiệp và võ nghệ cao cường của Lục Vân Tiên. Câu 2: (2đ) - Chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc : Tạo tình huống truyện, đẩy bi kịch của gia đình lên đến đỉnh điểm, thắt nút và mở nút câu chuyện, là mắt xích quan trọng để câu chuyện triển khai hợp lí. - Chi tiết cái bóng thể hiện được tính cách của nhân vật : Vũ Nương là người vợ thủy chung, cảnh ngộ cô đơn và tội nghiệp của VN khi xa chồng. Câu 3 : (5đ) 1. Yêu cầu * Về Kĩ năng và hình thức - Bài văn ngắn có bố cục đầy đủ - Trình bày khoa học - Diễn đạt dể hiểu. không mắc lỗi sai dùng từ , câu, diễn đạt... * Nội dung - Nỗi nhớ Kim Trọng : nhớ lại những kỉ niệm tình yêu, tưởng tượng cảnh chàng Kim đang chờ đợi mình . Tình yêu thủy chung của Kiều với chàng Kim không bao giờ thay đổi->Người tình thủy chung - Nỗi nhớ cha mẹ : thành ngữ , điển tích điển cố -> Kiều xót xa khi nghĩ cảnh cha mẹ sớm hôm tựa cửa chờ tin con , cha mẹ đã già mà không được phụng dưỡng . -> Tầm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ . * Nghệ thuật : ngôn ngữ độc thoại , miêu tả nội tâm nhân vật -> Kiều là người giàu đức hi sinh 2. Biểu điểm - Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Có sáng tạo. - Điểm 4 : Đáp ứng các yêu cầu trên. - Điểm 3 : Đúng thể loại, đầy đủ bố cục, nêu và phân tích, chứng minh được các phẩm chất nhưng còn sai chính tả, diễn đạt. - Điểm 2 : Đúng thể loại nhưng còn thiếu ý, sai lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1 : Thiếu ý, diễn đạt yếu, sai nhiều chính tả. ========================================= Ngày soạn: 19 / 10 / Ngày dạy: 26 / 10/ Tuần 10- bài 10 Tiết 46 : VB - ĐỒNG CHÍ Chính Hữu I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:- HS nêu được đôi nét về hiện thực những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Học sinh cảm nhận được lí tướng cao đẹp và tình cảm gắn bó keo sơn làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. -Hs hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng: HS có năng lực đọc diễn cảm ,cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, hình ảnh thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. 3. Thái độ: HS có lòng cảm phục, yêu quý, trân trọng các anh bộ đội. 4. Định hướng năng lực – phẩm chất : - HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. - HS có phẩm chất : Tự tin , tự chủ, yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. 5. Tích hợp an ninh quốc phòng - Những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an, thanh niên xung phong trong chiến tranh. II. CHUẨN BỊ 1. Thầy:- Soạn bài, tham khảo tài liệu - Dự kiến phương án tích hợp: + Văn - Văn : Các tác phẩm trong thời kì kháng chiến chống Pháp. + Văn - TV : Một số biện pháp tu từ 2.Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, Hoạt động nhóm, PP trực quan, Dùng lời có nghệ thuật, Phân tích, PP hợp đồng 2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não, lược đồ tư duy VI . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động * Ổn định lớp: *. Kiểm tra bài cũ ( không) * Vào bài mới : GV cung cấp một đoạn Clip về hình ảnh Quân đội nhân Việt Nam và yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân VN. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung *Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, hợp đồng, thuyết trình tích cực. * Kĩ thuật: đọc tích cực. - GV : sử dụng pp hợp đồng và thuyết trình tích cực. - GV yêu cầu HS trình chiếu và giới thiệu những nét chính về tác giả Chính Hữu ? - HS trình chiếu và giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm. - GV giới thiệu về tác giả và tác phẩm - GV sử dụng kĩ thuật đọc tích cực ? Bài thơ cần phải được với giọng điệu ntn? - GV hướng dẫn đọc. Đọc mẫu - Yêu cầu HS đọc. Nhận xét - Yêu cầu HS giải thích chú thích : 1,3 ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? - Bài thơ theo thể thơ tự do , có 20 dòng chia làm 2 đoạn. Sức nặng của tư tưởng, cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào các dòng 7,17,20 ? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ? Bài thơ được chia ra làm mấy phần. Nêu giới hạn và nội dung từng phần? HĐ 2 : Phân tích *Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, dạy học hợp tác, dùng lời có nghệ thuật... * Kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm. *Năng lực: tự học, hợp tác, năng lực tiếp nhận, phân tích. * Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước. -GV yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm GV yêu cầu HS chú ý vào đoạn thơ đầu và trả lời các câu hỏi sau: ? Tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật trong 6 câu thơ đầu. ? Tình đồng chí được hình thành dựa trên những cơ sở nào? ? Câu thơ cuối có gì độc đáo về hình thức, tác dụng? - HS trình bày -> NX GV: "Đồng chí ": Câu thơ chỉ có 2 tiếng : 1 từ + Một dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, là bản lề gắn kết ý 1 và ý 2 của bài thơ, khép mở 2 ý thơ cơ bản : + Những cơ sở của tình đồng chí + Biểu hiện của tình đồng chí - Nó vang lên giản dị, mộc mạc mà thiêng liêng cảm động: khẳng định và ca ngợi 1 tình cảm cách mạng mới mẻ bắt nguồn từ tình bạn tình người => Đây là câu thơ quan trọng nhất của bài thơ được lấy làm nhan đề của bài thơ: chủ đề, linh hồn bài thơ. ? Trong những năm tháng chiến đấu, tâm tư của người lính được thể hiện ra sao ? ? Từ ''mặc kệ'' thể hiện thái độ gì? ? BPNT nào được tác giả sử dụng? ? Lời thơ đã thể hiện điều gì ? ? Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện ntn qua những lời thơ trên ? GV giảng GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi ? Ở chiến trường những người lính còn chia sẻ với nhau điều gì? Tìm câu thơ? Trong những câu thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Qua hình ảnh thơ chân thực, em hiểu gì về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp ? ? Trong hoàn cảnh đó, những người lính vẫn ''miệng cười buốt giá''. Em có suy nghĩ gì về câu thơ này? ? Biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí được biểu hiện qua lời thơ nào? ? Câu thơ thể hiện điều gì? - GV : tình thương yêu vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay. Chỉ 1 cái nắm tay thôi, bao điều không nói được thành lời đã được nói. Bàn tay nắm chặt đã truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh, quyết tâm vượt qua gian khó trong chiến đấu và chiến thắng. “ Khi chia tay ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói thì bàn tay đã nói “ ? Qua đoạn thơ em có cảm nhận gì về tình đồng chí? - GV: Tích hợp an ninh quốc phòng về những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an, thanh niên xung phong trong chiến tranh. + Trong 1 bài thơ khác: “Giá từng thước đất ” một lần nữa Chính Hữu trở lại đề tài tình đ/c : “ Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau 1 mảnh tin nhà, chia nhau chiến đấu, chia nhau cái chết... +Khi quần áo rách, người lính lấy dây buộc túm lại vì thế các anh thường gọi đùa nhau là vệ túm. + Sốt rét rừng -> rụng tóc, mặt xanh như tàu lá, vàng da. - HS hoạt động cá nhân ? Phiên canh gác của những người lính được miêu tả trong hoàn cảnh nào.? ? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh đó? ? Trong hoàn cảnh đó, tư thế của người lính hiện lên qua cụm từ nào? ? Từ ''chờ'' thuộc từ loại gì và gợi tư thế của người lính ntn ? ? Em hiểu được thêm điều gì về phẩm chất của những người lính.? ? Hình ảnh người lính bất ngờ xuất hiện cùng với hình ảnh nào? - GV sử dụng kĩ thuật động não ? Hai hình ảnh súng - trăng mang ý nghĩa thực và ý nghĩa tượng trưng ntn ? - HS trình bày -> NX ? Từ đó em có suy nghĩ gì về khổ thơ cuối? ? Thái độ của tác giả ? ? Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ''Đồng chí''? - HS cảm nhận. - GV yêu cầu HS khái quát nghệ thuật và nội dung bài thơ dưới dạng lược đồ tư duy I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả (SGK) 2. Tác phẩm * Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ (SGK) *Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc - Chú thích( sgk) * Thể thơ tự do * Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, miêu tả , tự sự * Bố cục : + 7 câu đầu : Cơ sở của tình đồng chí. + 10 câu tiếp : Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. + 3 câu cuối : Bức tranh đẹp về người lính. II. Phân tích 1. Cơ sở của tình đồng chí Quê hương...sỏi đá +NT : Hình ảnh gần gũi Thành ngữ, câu thơ sóng đôi ->Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở cùng giai cấp - nông dân mặc áo lính Tôi ... đầu +Từ ngữ xưng hô : tôi – anh + Hình ảnh tượng trưng: “ súng bên súng”, “ đầu sát bên đầu “ -> Tình ĐC được hình thành dựa trên cơ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2019_2020_ph.doc