Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

2. Kĩ năng: Nhận diện một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu là: kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc

3. Thái độ: Kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh(kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống và nhân loại)xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

 - Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.

 III. Chuẩn bị:

 1 Các phương pháp dạy học tích cực:

 - Động não: suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh,rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.

 - Thảo luận nhóm trình bày về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản và những gì cá nhân tiếp thu,hoặc hướng phấn đấu của bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.

 2 Chuẩn bi của giáo viên và học sinh

 A Giáo viên: sgk,vở ghi,Tài liệu tham khảo.

 B Học sinh: sgk,vở ghi ,Soạn bài.

 

doc 409 trang linhnguyen 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình cả năm
Nhuận Thổ thời quá khứ:
+ Nhuận Thổ đẹp đẽ, khoẻ mạnh, dũng cảm, oai hùng, tay nắm chặt đinh ba đâm con tra có hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều t/cảm.
- Nhuận Thổ hiện tại:
+ Da vàng sạm, những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ lông chiên rách bươm người co ro cúm rúm dáng điệu cung kính chào rất rành mạch “bẩm ông”
+ Xin tất cả các đống tro.
=> Thay đổi theo chiều hướng xấu: hình dáng, cử chỉ, lời nói. đặc biệt là tính nết (tự ti).
- NT: S/dụng phép so sánh tương phản.
=> Nhuận Thổ già nua, tiều tuỵ và hèn kém.
- Sự thay đổi kì lạ của Nhuận Thổ có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của XH Trung Quốc đương thời.
 * Nhân vật chị Hai Dương:
- Bộc lộ t/cảm thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người đẹp nết.
+ Lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính.
+ Chân đứng chạng ra giống hệt một cái com pa
+ Miệng lẩm bẩm, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ “tôi” giắt vào lưng quần, cút thẳng.
=> Thay đổi toàn diện cả hình dáng lẫn tính tình.
-> Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn.
=> Cuộc sống quẩn quanh, nghèo khổ, bế tắc khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém, bất lương.
3 Củng cố: (3)p
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản.
 	4 Dặn dò: (1 )p
- Học bài, soạn tiếp phần sau.
- Ôn tập phần tập làm văn.
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
Tiết 78 – Văn bản:
CỐ HƯƠNG (Tiếp theo)
 (Lỗ Tấn)
 	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS tiếp tục nắm được:
 	- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 	- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 	- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 	- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
 	2. Kĩ năng: 
 	- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 	- Kể và tóm tắt được truyện.
 	3. Thái độ: Thương cảm những con người khốn khó, yêu cuộc sống tốt đẹp hiện tại.
II. Chuẩn bị:
 	1 Giáo viên: sgk,giáo án,tài liệu tham khảo
 	2 Học sinh:sgk,vở ghi,chuẩn bị bài.
 	III Hoạt động dạy học:
 	1 Kiểm tra bài cũ: ( 5 )p
 	- Nhân vật Nhuận Thổ đã thay đổi ntn? T/giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả n/vật này?
 	2 Bài mới.
 	* Giới thiệu bài ( 1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS tìm hiểu nội dung văn bản tiếp. ( 30’)
- Vì sao khi rời cố hương, n/vật “tôi” lại cảm thấy “lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt”?
- Khi rời cố hương, n/vật “tôi” đã mong ước điều gì?
- Một c/đời mới như “tôi” mong ước là cuộc đời ntn trong tưởng tượng của người đọc?
- Trong niềm hy vọng của n/vật “tôi” xuất hiện một cảnh tượng ntn?
- ý nghĩ cuối cùng của n/vật “tôi”: Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” Em hiểu ntn về ý nghĩ đó?
- GV treo đáp án 
- Vì sao khi mong mỏi và hy vọng cuộc đời mới cho cố hương, n/vật “tôi” lại nghĩ đến con đường đi mãi thì thành?
Suy nghĩ
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Thảo luận
Trình bày
Suy nghĩ
Trả lời
2. Hiểu văn bản
c) Khi n/vật “tôi”rời cố hương.
- Cố hương không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp như xưa. Cố hương bây giờ chỉ còn xơ xác, nghèo hèn và xa lạ từ cảnh vật đến con người.
- Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau, không phải vất vả, khốn khổ.
- Làng quê tươi đẹp, con người tử tế, thân thiện.
- Một cánh đồng cát màu xanh biếc
=> ước mong yên bình, ấm no cho làng quê.
 Cũng như con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ làm nên tất cả.
- Ông muốn thức tỉnh người dân không nên cam chịu c/sống nghèo hèn, bị áp bức.
- Tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no, hạnh phúc cho quê hương.
HĐ 2:HDHS tổng kết. ( 5 )p
- Qua nội dung bài học em nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- Gv kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
 Tóm lược.
 Trình bày.
 Nhận xét
 Ghi chép
 Đọc
IV Tổng kết.
1 Nội dung: Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
2 Nghệ thuật: phương thức biểu cảm và nghị luận.
-> T/giả khơi dậy tinh thần không cam chịu nghèo hèn, áp bức.
- Tin tưởng vào cuộc đổi đời của quê hương.
=> Đó là biểu hiện của một tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.
* Ghi nhớ: (SGK – trang189)
3 Củng cố: (3)p
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản.
 	4 Dặn dò: (1 )p
 	- Chương trình địa phương.
- Ôn tập phần tập làm văn.
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 	Tiết 79 – Tiếng Việt.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
 	I. Mục tiêu:
 	1. kiến thức:
- Học sinh hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân, những từ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
 	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếu với từ ngữ toàn dân
 	3.Thái độ: HS có ý thức sử dụng từ địa phương đúng lúc, đúng chỗ.
 	II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Bảng phụ
2 Học sinh: Chuẩn bị ở nhà tìm hiểu và lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương và toàn dân.
 III.Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh 
2. Bài mới (42p): 
I. Lập bảng thống kê từ ngữ địa phương: ( 30 )p
Tổ chức học sinh thành ba nhóm, căn cứ vào phần đó chuẩn bị viết vào giấy trắng 
	- Nhóm 1: từ số thứ tự 1 đến số 11.
	- Nhóm 2: từ số thứ tự 12 đến số22.
	- Nhóm 3: từ số thứ tự 23 đến số 34
 	Học sinh làm việc theo nhóm.
 	Giáo viên thu phiếu học tập, đọc cho cả lớp nghe ( Trong quá trình đọc cho học sinh nhóm làm bài lên bảng ghi vào bảng kẻ sẵn trên bảng). Gọi nhóm khác nhận xét, giáo viên đánh giá, bổ sung.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
Từ ngữ được dùng ở địa phương khác
1
Cha
thầy, bố
ba, tía, cậu
2
Mẹ
mẹ, u
má, bầm, bủ, mợ
3
ông nội
ông nội
nội, ông chú
4
bà nội
bà nội
nội, bà chú
5
ông ngoại
ông ngoại
ngoại, ông cậu
6
bà ngoại
bà ngoại
ngoại, bà cậu
7
bác (anh trai của cha)
bác
bá
8
bác (vợ anh trai của cha)
bác
bá
9
chú (em trai của cha)
chú
10
thím (vợ của chú)
thím
11
bác (chị gái của cha)
bác
bá
12
bác (chồng chị gái của cha)
bác
bá
13
cô (em của cha)
cô
14
chú (chồng em gái của cha)
chú
15
bác (anh trai của mẹ)
bác
bá
16
bác (vợ anh trai của mẹ)
bá
bác
17
cậu (em trai của mẹ)
cậu
18
mợ (vợ em trai của mẹ)
mợ
19
bác (chị gái của mẹ)
bác
20
bác (chồng chị gái của mẹ)
bác
21
dì (em gái của mẹ)
dì
22
chú (chồng em gái của mẹ)
chú
23
anh trai 
anh trai
bác
24
chị dâu (vợ của anh trai)
chị dâu
25
em trai
em trai
chú
26
em dâu (vợ của anh trai)
27
chị gái
chị gái
28
anh rể (chồng của chị gái)
anh rể
29
con
con
em
30
con dâu (vợ của anh trai)
con dâu
mợ
31
con rể (chồng của em gái)
con rể
cậu
32
em gái
em gái
33
em rể (chồng của em gái)
em rể
34
cháu (con của con)
cháu
II. Sưu tầm một số đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt: (10 )p
- Tổ chức thi giữa các nhóm
- Mỗi nhúm chuẩn bị cho một số câu ( Từ 1- 5 câu) trình bày trước lớp.
- Cho học sinh nhóm khác nhận xét bài của các nhóm đó trình bày
- Giáo viên nhận xét và cho điểm. Tuyên dương nhóm có đáp án hay. 
1
Anh em như thể tay chân
11
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
2
Chị ngó em nâng
12
Cha mẹ nuôi con bằng giời, bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
3
Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới
13
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như ... nguồn chảy ra
4
Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi
14
Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường
5
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
15
Con không cha như nhà không nóc
6
Chú cũng như cha
16
Cú cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đàn đứt dây
7
Con chị nó đi, con dì nó lớn
17
Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng
Chị em bất ngãi, ta đừng chị em
8
Nó lú nhưng chú nó khôn
18
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
9
Quyền huynh thế huỵch
19
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
10
Phúc đức tại mẫu
20
Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng
	3.Củng cố (2’):
	? Nhắc lại thế nào là từ địa phương
	? Trong thơ văn, từ địa phương có tác dụng gì.
	4. Dặn dò: (1’):
	- Ôn lại từ địa phương, điểm khác với từ toàn dân, sưu tầm tiếp từ địa phương trong thơ văn.
	- Chuẩn bị bài ôn tập “ tập làm văn”
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
Tiết 80 –Tập làm văn:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
 	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS nắm được:
 	- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 	- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
 	- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 
 	2. Kĩ năng: 
 	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 	3. Thái độ: Hứng thú học tập, ôn tập
 	II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: sgk,giáo án,Hệ thống hoá kiến thức
2 Học sinh:sgk,vở ghi,ôn luyện.
 	III Hoạt động dạy học.
 	1- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
 	2 Bài mới.
 	* Giới thiệu bài (1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS tìm hiểu các nội dung lớn và trọng tâm. (40 )p
- Phần TLV trong Ngữ Văn 9 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ntn?
- Tại sao trong văn bản thuyết minh lại cần có yếu tố giải thích?
- Vai trò của yếu tố miêu tả là gì?
- Hãy cho VD cụ thể?
 Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
Trả lời
Trả lời
Suy nghĩ
Trả lời
Trả lời
Lấy VD
 So sánh
Nhận xét
1. Các nội dung lớn và trọng tâm.
a) Văn bản thuyết minh
- Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghị luận, miêu tả.
b) Văn bản tự sự
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận 
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng. Vì vậy:
- Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm liên quan đến tri thức về đối tượng giúp cho người đọc, người nghe hiểu được đối tượng.
- Cần phải miêu tả để giúp cho người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh sự khô khan, nhàm chán (thêm sinh động,truyền cảm)
VD: Văn bản: Họ nhà kim (trang 16), Cây chuối trong đời sống Việt Nam (trang 24)
3. Phân biệt văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả, tự sự:
- Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự phải lấy thuyết minh làm chính, yếu tố tả và kể chỉ góp phần bổ xung vào nội dung và sự truyền cảm của bài văn 
3 Củng cố: (3 )p
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản
 	4 Dặn dò: (1 )p
- Học bài. Soạn tiếp phần còn lại
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
Tiết 81 – Tập làm văn:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
 	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự với các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Nắm được khái niệm về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện. Vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các kiến thức trên vào việc tạo lập văn bản tự sự
3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, hứng thú
II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: sgk,giáo án,Hệ thống hoá kiến thức
 	2 Học sinh:sgk,vở ghi,ôn luyện
III Hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
2 Bài mới.	
* Giới thiệu bài (1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
 HĐ 1:HDHS ôn tập nội dung tiếp. (40 )p
- SGK Ngữ Văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? 
- Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự ntn?
- Tìm các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm?
- Đoạn văn có yếu tố nghị luận?
 Đoạn văn nào vừa có yếu tố miêu tả nội tâm vừa có yếu tố nghị luận?
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự ntn?
- Tìm các đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố trên?
- Tìm 2 đoạn văn tự sự có người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
- Nhận xét vai trò của người kể chuyện qua VD vừa nêu?
Trả lời
Trình bày
Lấy VD
Trả lời
Trả lời
Tìm VD
Tìm 
Trình bày
Nhận xét
4. Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ Văn 9 tập 1
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
- Kỹ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
VD: Đoạn hoạ sĩ suy nghĩ về sự bất lực của nghệ thuật (Lặng lẽ Sa Pa – Trang 185 186)
Đoạn văn:Lỗi lầm và sự biết ơn (trang 160)
Đoạn anh thanh niên mời khách lên nhà chơi (trang 182). Câu miêu tả nội tâm là câu nghĩ thầm của hoạ sĩ, câu nhận xét cuối đoạn “Người con trai...ít nghĩ” là câu có yếu tố nghị luận.
5. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được 
thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hay nói với một ai đó trong tưởng tượng. Khi nói không thành lời ( không có gạch đầu dòng) thì đó là độc thoại nội tâm.
VD: Đoạn văn : Khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây...
6. Người kể chuyện trong văn bản tự sự:
- Ngôi thứ nhất: VB “Cố hương”
- Ngôi thứ ba: VB “Lặng lẽ Sa Pa”
 	3 Củng cố: (3 )p
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản
 	4 Dặn dò: (1 )p
- Học bài. Soạn tiếp phần còn lại
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
Tiết 82 –Tập làm văn:
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
 	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS nắm chắc các nội dung văn bản tự sự đã học, phân biệt sự giống và khác nhau so với các văn bản tự sự ở các lớp dưới. Trong văn bản tự sự có thể sử dụng những phương thức biểu đạt khác nhau.
 	2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào viết văn bản tự sự
 	3. Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng vào viết văn bản
 II. Chuẩn bị:
 	1 Giáo viên: sgk,giáo án,Hệ thống hoá kiến thức
 	2 Học sinh:sgk,vở ghi,ôn luyện.
 	III Hoạt động dạy học.
 	1- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
 	2 Bài mới.
 	* Giới thiệu bài (1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS ôn tập nội dung tiếp. ( 40 )p
- Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới?
- Tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà đó vẫn là văn bản tự sự?
- Liệu có một văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
- Đọc yêu cầu bài tập 9
- Đánh dấu x theo yêu cầu
So sánh
Suy nghĩ
Trả lời
Trả lời
Đọc
Thực hiện
7. So sánh sự giống và khác nhau về văn bản tự sự ở lớp 9 và các lớp dưới
a) Giống nhau:
- Văn bản tự sự đều có n/vật, cốt truyện, tình huống truyện, lời kể chuyện ...
b) Khác nhau:
- VBTS lớp 9 có kết hợp miêu tả, nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm.
8. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tố trên chỉ là các yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức tự sự.
- Trong thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
9. Đánh dấu x vào ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng với nó:
Stt
Kiểu văn
bản chính
 Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết
minh
Điều hành
Tự sự
x
x
x
x
Miêu tả
x
x
x
Nghị luận
x
x
x
Biểu cảm
x
x
x
Thuyết minh
x
x
Điều hành
x
x
x
x
- Yêu cầu HS đọc bài tập 10
- Tại sao bài TLV tự sự của HS vẫn phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài?
- Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc – hiểu văn bản? Lấy VD?
- Những kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
- Em hãy tìm các dẫn chứng qua các bài đã học?
Đọc
Suy nghĩ
Trả lời
Thảo luận
Trình bày
Nhận xét
Bổ xung
 Suy nghĩ
Trả lời
Tìm
Trình bày
10. Lưu ý:
- Một số t/p tự sự trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9 không rõ bố cục 3 phần. 
- Bài văn của HS vẫn phải có đủ 3 phần đã nêu vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em còn đang ở giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những chuẩn mực. Sau khi trưởng thành, có thể tự do phá cách.
11. Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV giúp ích rất nhiều cho việc đọc- hiểu các văn bản, tác phẩm văn học vì hiện nay, sách viết theo kiểu tích hợp. Các bài đọc- hiểu có thể làm mẫu cho TLV, lý thuyết TLV. Từ các bài văn mẫu đó sẽ giúp cho HS biết phân tích sâu hơn bài văn đọc – hiểu trong SGK.
12. Các kiến thức và kỹ năng về các t/p tự sự cũng như phần TV giúp HS viết bài văn tự sự tốt vì đó là các bài văn mẫu cho lý thuyết TLV và các hiểu biết về TV giúp HS diễn đạt tốt trong TLV
VD: Các đoạn trong văn bản viết về đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm được h/s sử dụng tốt trong bài viết số 3 
 Lớp 9 tiết (TKB) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
 Lớp 9 tiết (TKB ) Ngày giảng: / / 2015 Sĩ số : / Vắng:
Tiết 83 – Văn bản:
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
(Tiếp theo tiết 54)
 	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 	2. Kĩ năng: Phát huy tinh thần sáng tạo, năng lực cảm thụ thơ ca.
 	3. Thái độ: Hứng thú học tập và thích sáng tác thơ.
 	II. Chuẩn bị:
 	1 Giáo viên: giáo án,sgk,Một số bài thơ hay tám chữ.
 	2 Học sinh:sgk,vở ghi. Ôn tập k/n về vần, sáng tác thơ.
 	III Hoạt động dạy học
 	1 Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thể thơ tám chữ? nêu cách gieo vần của thể thơ?
 	2 Bài mới.
 	* Giới thiệu bài (1 )p
HĐ của Giáo viên
HĐ Học sinh
Nội dung
HĐ 1:HDHS thực hành làm thơ tám chữ. ( 40 )p
- Cho HS đọc khổ thơ trên bảng phụ
- Hãy x/đ thanh và âm phải điền trong mỗi dòng thơ?
(Dòng 3 phải điền thanh bằng, dòng 4 phải mang âm “a”)
- Hãy tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ?
- Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc với 3 câu trên?
- Câu thơ cuối phải có âm và thanh ntn?
(âm “ương” hoặc “a”, thanh bằng)
- Yêu cầu HS trình bày trước nhóm.
- Cử đại diện trình bày trước lớp.
- Cho HS nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, sửa thơ.
Đọc
Xác định
Trình bày
Điền từ
Thực hiện
Trả lời
Trình bày
Nhận xét
III. Thực hành làm thơ tám chữ
1. Bài tập 1:
 Điền từ thích hợp:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
2. Bài tập 2:
 Làm thêm câu cuối:
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương?
Hoặc:
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
3. Bài tập 3:
 Trình bày bài thơ tám chữ:
* Yêu cầu:
- Bài thơ sáng tác thuộc thể thơ tám chữ.
- Gieo vần đúng thanh.
- Giàu cảm xúc, có ý nghĩa về nội dung.
 	3 Củng cố: (3 )p
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Hoàn thiện các bài thơ đã sáng tác.
 	4 Dặn dò: (1 )p
- soạn bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuong_trinh_ca_nam.doc