Giáo án Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC.

 - Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.

 - Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

 + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

 +Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

 + Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

 

docx 16 trang linhnguyen 1920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống

Giáo án Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống
ta nước để uống
- Nghĩa bóng:
+ Nước: thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử cộng đồng
+ Nguồn: những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần
+ Uống nước: hưởng thụ các thành quả
=>Khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người tạo ra thành quả
b. Biểu hiện
- Những ngày giỗ giúp ta luôn nhớ đến ông bà, tổ tiên
- Những ngày giỗ tổ, ngày thương binh liệt sĩ.. tưởng nhớ các vua Hùng có công dựng nước, những người đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
c. Ý nghĩa
- Là nét đẹp trong lối sống biết ơn, trọng ân nghĩa mà ta luôn phải hướng tới; là nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hóa của dân tộc. Con người không được phủ nhận hay lãng quên quá khứ, quá khứ là kinh nghiệm để con người hướng tới tương lai, phản bội quá khứ cũng là phản bội chính mình
- Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
d. Bài học nhận thức
- Cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, những thành quả của cha ông, tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước.
- Là học sinh, phải biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, có ý thức lao động và học tập tốt
- Phê phán lối sống vô ơn
MỘT SỐ CÂU HỎI NGHỊ LUẬN VỀ THƠ HIỆN ĐẠI
Câu 1: Từ bài thơ “Nói với con”, em có suy nghĩ gì về tình cảm cha mẹ dành cho con? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn khoảng 8 câu.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Cha mẹ là người yêu thương con, mong muốn con phát huy được truyền thống gia đình, quê hương đất nước = > mong muốn con nên người.
- Thân đoạn:
+ Những biểu hiện cụ thể cho thấy tình thương yêu con của cha mẹ.
+ Phê phán một số biểu hiện chưa hiếu thảo với cha mẹ.
+ Bổn phận làm con.
+ Liên hệ bản thân.
Câu 2: Những tình cảm, suy nghĩ của Viễn Phương về con người, dân tộc Việt Nam trong bài thơ “Viếng lăng Bác” đã gợi trong em những suy nghĩ gì về phẩm chất bất khuất kiên cường của con người Việt Nam? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 8 câu.
* Gợi ý:
- Khẳng định: bất khuất, kiên cường là phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
- Biểu hiện:
+ Trong chiến tranh.
+ Trong cuộc sống hòa bình.
=> Thấy yêu mến, cảm phục, tự hào về phẩm chất ấy.
- Liên hệ bản thân.
Câu 3: Từ bài thơ “Nói với con”, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.
* Gợi ý:
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. "Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi".
- Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với nguồn cội của mình : tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc ; gắn bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương.
- Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn : giao lưu quốc tế rộng mở ; tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại ; để hoàn thành việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhưng hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ nguy cơ : văn hóa mất bản sắc dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt
- Mỗi người hiện nay cần phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ, tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo và không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.
- Đối với tuổi học sinh, cần tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân tốt, có ích cho xã hội.
Câu 4: Cho hai câu thơ sau:
 “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục”
 Từ những lời tâm tình, mong ước của người cha gửi đến con trong hai câu thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn minh, thanh lịch của người Tràng An trong thời kì hội nhập ngày nay.
* Gợi ý:
- Quê hương đất nước dẫu còn gian khổ khó khăn nhưng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người.
- Bản sắc dân tộc, nét riêng của dân tộc là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, mỗi dân tộc đều không tiếc mồ hôi xươngg máu để giữ gìn.
- Chiến tranh đã kết thúc, đất nước với đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế, văn hóa hiện đại của thế giới => vừa là điểm mạnh vừa là thử thách với mỗi người dân Việt Nam.
- Xã hội phát triển có sự giao lưu hội nhập không ngừng -> giữ gìn bản sắc dân tộc để hòa nhập chứ không hòa tan.
- Thanh niên thủ đô càng cần có trách nhiệm giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn minh thanh lịch của người Tràng An, “hội nhập mà không hòa tan” => thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và xứng đáng với cha anh, để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Liên hệ bản thân (ngắn gọn).
Câu 5: Cảm nhận về tình mẫu tử 
*Gợi ý:
- Giải thích: tình mẫu tử .
- Ý nghĩa:
+ Tình mẫu tử - một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý . Đó là cũng là sự chăm sóc, quan tâm, sự đùm bọc, che chở, dạy dỗ cùng tình yêu thương bao la của mẹ đốì với những đứa con.
+ Tình mẫu tử là khởi nguồn cho những tình cảm tốt đẹp khác: lòng yêu thương, nhân ái, vị tha,..
+ Tình mẫu tử vô cùng quan trọng còn bời lẽ nó sẽ góp phần hình thành nhân cách con người. 
Bài học nhận thức: Tình cảm biết ơn, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, sự đền đáp công ơn cha mẹ bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
Câu 6: Tình cảm với lãnh tụ và học theo tấm gương của Bác:
*Gợi ý:
- Nêu vai trò của Bác với dân tộc: Bác là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.
- Cảm nhận:
+ Bác là tấm gương đạo đức sáng ngời với vẻ giản dị, mộc mạc: lời nói nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người; cách sống giản dị (ở nhà sàn đơn sơ, hai ba bộ quần áo, bữa cơm đạm bạc, đôi dép lốp cao sư)
+ Bác là tấm gương đạo đức về tinh thần lạc quan, bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh
- Ý nghĩa
+ trau dồi đạo đức nhân cách sáng ngời
+ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc
- Liên hệ bản thân: Học tập tấm gương đạo đức của Bác: thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, sống có lí tưởng cao đẹp, dám nghĩ dám làm
hòn núi cao "
Em tin ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Câu 1: Từ vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập ngày nay? Đồng thời, trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
*Gợi ý:
* Nêu vấn đề:
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Trong thời kì hội nhập hiện nay cần học tập phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh: học cái mới, cái hay, cái tốt của thế giới song vẫn phải giữ được nét riêng của tinh hoa văn hóa dân tộc.
* Giải quyết vấn đề:
- Tại sao phải tiếp thu cái mới:
+ Thực tế nước ta còn nghèo nàn, khoảng cách còn cách xa với các nước trên thế giới, giúp đất nước phát triển rên mọi lĩnh vực.
+ Phải học hỏi một cách có chọn lọc và vận dụng một cách linh hoạt..
- Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là một tiêu chí để giữ gìn chủ quyền dân tộc.
+ Giá trị tinh thần bền vững đã được lưu truyền từđời này qua đời khác.
- Liên hệ thực tế , rút ra bài học:
+ Việc học tập phong cách của Bác Hồ sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới cùng với bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Ca ngợi những hành vi đúng, tiếp thu cái hay, cái mới của tinh hoa văn hóa thế giới một cách có chọn lọc → Làm đẹp cho nền văn hóa của đất nước mình.
+ Bên cạnh đó phê phán những hành vi tiếp thu sai trái lệch lạc của giới trẻ hiện nay (chú ý ví dụ minh họa cụ thể trong cuộc sống...)
Câu 2: Qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – G. Mác-két, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về thảm họa của chiến tranh hạt nhân đối với nhân loại.
*Gợi ý:
 - Nêu vấn đề nghị luận:
 Qua văn bản “Chiến tranh và hòa bình”, Mắc-két đã cho chúng ta thấy chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
 - Giải quyết vấn đề:
* Chiến tranh hạt nhân là một sự tốn kém ghê gớm và phi lí, trong khi cuộc sống của con người lại rất cần cải thiện.
 + Chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải tạo cho cuộc sống con người.
+ Nó làm hao tốn tiền của và làm mất đi khả năng cải thiện của con người.
 + Chi phí cho chiến tranh hạt nhân có thể cứu trợ cho hàng triệu con người về các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm và giáo dục.
* Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người và phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
 + Đại đa số loài người đều muốn cuộc sống hòa bình -> chiến tranh hạt nhân đã đi ngược lại với điều đó.
 + Sự sống có được trên trái đất ngày nay là phải trải qua một quá trình tiến hóa vô cùng lâu dài và phức tạp -> chiến tranh hạt nhân sẽ làm đẩy lùi sự tiến hóa đó về vị trí ban đầu
Khẳng định lại tác hại của chiến tranh hạt nhân => chúng ta phải đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để cho một thế giới hòa bình.
Câu 3: Qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ hoà bình của đất nước? 
* Gợi ý:
- Nêu ý nghĩa của vấn đề bảo vệ hoà bình: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no,chiến tranh gây ra đau thương, mất mát. 
- Nêu sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân với mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. 
- Từ đó nêu trách nhiệm của thanh niên hiện nay:
 + Không nghe theo kẻ xấu, có lập trường tư tưởng vững vàng; giúp đỡ những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
 + Sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ chủ quyền của đất nước khi đất nước bị xâm phạm.
 + Học tập, tu dưỡng đạo đức để có kiến thức, có kĩ năng góp phần xây dựng bảo vệ đất nước 
Câu 4: Trong văn bản: “Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, tác giả đã khẳng định bảo vệ quyền, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Liên hệ với thực trạng của trẻ em Việt Nam hiện nay, hãy có đề xuất giải pháp gì để trẻ em có điều kiện sống tốt hơn?
*Gợi ý:
Nêu được thực trạng phổ biến của trẻ em Việt Nam hiện nay. 
 Mặt tích cực: 
- Trẻ em được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ từ gia đình cho đến nhà trường và xã hội. 
 + Được gia đình yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc từ nhỏ.
 + Lớn hơn được đến trường, được học tập vui chơi trong các môi trường giáo dục lành mạnh.
 + Được chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở y tế từ cấp phường xã cho đến thành phố và trung ương.
 + Được hướng nghiệp và được đào tạo nghề trong tương lai.
 b. Mặt tiêu cực : 
 + Còn nhiều trẻ em bị lang thang cơ nhỡ, không có mái ấm gia đình.
 + Nhiều trẻ không được đến trường.
 + Còn nhiều trẻ bị bạo hành, xâm hại từ trong gia đình đến các cơ sở giáo dục và ở ngoài xã hội.
Đề xuất:
Mong muốn được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (nêu đề xuất cá nhân)
Câu 5: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm có viết:
Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trân xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
1. Qua đoạn trích, tác giả muốn đưa ra lời khuyên gì đối với người đọc?
2. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề đọc sách trong thanh thiếu niên hiện nay. 
Gợi ý:
1. Lời khuyên qua đoạn trích:
- Cần phải lựa chọn những cuốn sách có giá trị: 
- Cần phải đọc kĩ, không đọc hời hợt, lướt qua: 
2. Đoạn văn viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Vấn đề nghị luận: Bày tỏ suy nghĩ về việc đọc sách trong thanh thiếu niên hiện nay:
* Giải quyết vấn đề:
 - Tầm quan trọng của sách và đọc sách nhất là đối với thế hệ trẻ:
+ Sách là tài sản vô cùng quý giá: Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khóa mở ra tri thức.
+ Đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt.
+ Lưu giữ kiến thức phong phú. Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất.
- Thực trạng của đọc sách trong thanh thiếu niên hiện nay:
+ Tích cực: nhiều người đã hình thành được thói quen đọc sách, kĩ năng đọc sách...
+ Tiêu cực: chưa có văn hóa đọc, còn thờ ơ hoặc hời hợt, đọc không kĩ,...
- Liên hệ bản thân:
- Đề xuất phương pháp đọc:
Câu 6: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Vũ Khoan có viết:“Bước vào thế kỷ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu, thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới nhận ra điều đó, quen dần những thói quen tốt đẹp ngay từ việc nhỏ nhất...” (Ngữ văn 9 - tập 2)
Từ văn bản trên và bằng những hiểu biết xã hội, em trình bày những suy nghĩ về hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay để có thể vững bước vào thế kỉ mới, đưa đất nước phát triển đi lên.
* Gợi ý:
- Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ” mới gợi dẫn đến trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 
- Nêu tình hình đất nước hiện nay có thời cơ và thách thức gì?
 - Khẳng định: Vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước
- Thế hệ trẻ cần chuẩn bị hành trang: 
+ Tri thức, kĩ năng, thói quen tốt, tính thích ứng với cường độ công việc
+ Tự học, tự trau dồi, tích lũy kiến thức
+ Học hỏi tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới
+ Phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu của con người Việt Nam
+ Năng động, sáng tạo, làm chủ công việc.
+ Rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có sức khỏe tốt.
+ Có lòng yêu nước, quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.
Thái độ: Cần có thái độ tích cực, tự chuẩn bị hành trang cho mình
- Học sinh liên hệ bản thân .
Câu 7: Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ ”, tác giả Nguyễn Đình Thi có viết:“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.Những người nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.”
Thực tế học sinh hiện nay rất nhiều bạn còn thờ ơ với văn hóa đọc sách. Em hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
* Gợi ý:
- Thực trạng
+ Một số học sinh không có thói quen đọc sách
+ Một số còn đọc những sách “đen” nội dung không lành mạnh
- Nguyên nhân của hiện tượng trên:
+ Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn hiện đại: TV, di động, mạng In- tơ-nét
+ Do gia đình, nhà trường chưa chú ý đến việc phát triển và giáo dục thói quen đọc sách cho học sinh
+ Do bản thân các em lười, không muốn đọc
- Hậu quả của thói quen lười đọc sách: 
+ Việc tiếp thu kiến thức hời hợt, không sâu. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các kĩ năng khác như kĩ năng viết, diễn đạt 
+ Khiến con người trở nên tụt hậu
+ Làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn 
- Biện pháp khắc phục: 
+ Nên có những cuộc triển lãm sách, giới thiệu những cuốn sách hay, bổ ích.
+ Thư viện trong các nhà trường luôn cập nhật, bổ sung các loại sách phong phú tạo cho học sinh có môi trường đọc sách đa dạng, giáo viên hướng dẫn học sinh biết chọn sách, có phương pháp đọc sách có hiệu quả. 
+ Đặc biệt với mỗi học sinh luôn có ý thức đọc sách để mở mang kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn 
- Liên hệ việc đọc sách của bản thân em.
Câu 8: Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc ta sống, mọi người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.”
Dựa vào đoạn văn trên và hiểu biết của mình, em hãy giải thích cho mọi người hiểu đọc sách giúp chúng ta “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ” và thuyết phục mọi người chăm chỉ đọc sách.
*Gợi ý:
- Đặt vấn đề: Lợi ích của việc đọc sách 	
- Giải quyết vấn đề: 
* Giải thích : 
- Sách làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ” có nghĩa là: sách giúp cho ta mở mang trí óc, sự hiểu biết, mở rộng tâm hồn...
- Sách là tài sản vô cùng quý giá.
+ Lưu giữ kiến thức phong phú.
+ Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất.
+ Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khóa mở ra tri thức.
+ Đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt.
* Chứng minh: 
 - Đọc sách là một trong những con đường ngắn nhất đưa ta đến thành công.
 - Liên hệ thực tế: nhiều người thành đạt, nổi tiếng trên thế giới đều đạt nhiều thành công trong sự nghiệp nhờ đọc sách: Ê-đi-xơn, Bác Hồ, Lê-nin, ...
*Tuy nhiên, đọc sách phải có phương pháp thì mới có hiệu quả:
+ Lựa chọn sách để đọc cho phù hợp.
+ Đọc sách phải có thói quen ghi chép những điều quan trọng cơ bản.
+ Vận dụng kiến thức đọc được vào cuộc sống.
+ Kiên trì đọc để thành thói quen.
* Bài học: 
- Sách là người bạn tốt, luôn cần thiết cho mọi người dù cho khoa học kỹ thuật có phát triển cao.
- Phải biết nâng niu, giữ gìn sách 
ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
Câu 1: Bàn về mối quan hệ giữa các nhân và tập thể
*Gợi ý: 
 • Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. 
• Nội dung: 
- Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người.
- “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội. Cần dung hòa mối quan hệ cá nhân và tập thể trong những tình huống phức tạp của cuộc sống
- Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực (dẫn chứng).
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Câu 2: Tình cảm gia đình
*Gợi ý:
• Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. 
• Nội dung: 
 - Giải thích:
“Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.
- Bàn luận, mở rộng:
 + Gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái.
 + Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. 
+ Tình cảm gia đình không thống nhất với tình cảm với đất nước, quê hương, với nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội.
+ Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước.
- Phê phán:
+ Những người coi thường vai trò của gia

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_mot_su_viec.docx