Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Chiếc lược ngà
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1. Về phẩm chất:
- HS biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử.
- HS có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ quê hương đất nước.
2. Về năng lực:
2.1 Năng lực chung:
- Tự học và tự chủ;
- Giao tiếp và hợp tác;
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo.
2.2 Năng lực đặc thù:
2.2.1 Đọc hiểu:
* Đọc hiểu nội dung:
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
* Đọc hiểu về hình thức
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết, phân tích được cốt truyện đơn tuyến, đa tuyến.
- Nhận biết được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm.
* Liên hệ so sánh kết nối:
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong tác phẩm.
- Hiểu được mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với tác phẩm.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
* Đọc mở rộng:
- Sưu tầm đọc các tác phẩm cùng thể loại, cùng chủ đề.
- Thuộc một số câu, chi tiết yêu thích và vài đoạn văn tiêu biểu.
2.2.2 Kĩ năng viết:
- Thực hiện đúng quy trình viết, đảm bảo các bước viết bài văn.
- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
2.2.3 Kĩ năng nói và nghe:
- Biết trình bày giới thiệu ngắn về tác phẩm: cung cấp những thông tin quan trọng, nêu được đề tài hay chủ đề của tác phẩm và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
- Nắm bắt được nội dung mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
- Biết thảo luận ý kiến về một chủ đề, nhan đề được thể hiện trong tác phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Chiếc lược ngà
tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 2.2.3 Kĩ năng nói và nghe: - Biết trình bày giới thiệu ngắn về tác phẩm: cung cấp những thông tin quan trọng, nêu được đề tài hay chủ đề của tác phẩm và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. - Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. - Nắm bắt được nội dung mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó. - Biết thảo luận ý kiến về một chủ đề, nhan đề được thể hiện trong tác phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Phương tiện dạy học: Văn bản Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Máy tính/ điện thoại có kết nối Internet, máy chiếu, bộ loa. Phiếu học tập Giấy A0, nam châm Đoạn video clip 4 phút về cuộc đấu tranh kháng chiến chống Mỹ, địa chỉ video https://www.youtube.com/watch?v=LwM5eUpV8gY. Phương pháp dạy học: Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp. Phương pháp gợi mở; tái tạo; hợp tác, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; phòng tranh; thuyết trình; sắm vai. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: Cắt đoạn clip lấy phần video có thể phục vụ tốt nhất cho bài học. Thiết kế phiếu học tập. Các phương tiện dạy học cần thiết. Học sinh: Đọc văn bản Chiếc lược ngà Chuẩn bị các bài hát, bài thơ về tình cảm gia đình, tình cha con. Chuẩn bị cho việc viết về chủ đề, thông điệp mà người viết đặt ra trong VB và bài thuyết trình trước lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG Mục tiêu của hoạt động Hoạt động của GV và HS Tiêu chí đánh giá Phương pháp Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền (5 phút) * Mục tiêu: 1 – (1) * Cụ thể: - Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến chủ đề, tạo hứng thú tư duy, khơi gợi ý kiến nền, tạo cho HS tâm thế học tập tích cực . -Hé mở kiến thức, tạo thu hút, tâm thế - Nắm bắt nhu cầu người học (1)Cho HS nghe bài hát “ Con gái nhỏ của cha” do ca sĩ Phan Đình Tùng thể hiện và đặt một số câu hỏi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời. - Bài hát đã thể hiện tình cảm gì? - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của “người cha” trong cuộc sống. - Em có suy nghĩ gì về chủ đề tình phụ tử trong cuộc sống? -Em đã từng biết được tác phẩm truyện ngắn nào nói về chủ đề tình phụ tử hay tình cảm gia đình nói chung? - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng yêu cầu của gv. (2) GV nhận xét và dẫn dắt vào bài Tình phụ tử bao giờ cũng thiêng liêng và cao cả, gắn kết trong mỗi tâm hồn và cuộc sống của người con. Thế mà trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta có biết bao nhiêu tình huống éo le xảy ra khi vợ xa chồng, cha xa con. Từ một tình huống cụ thể nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã viết lên một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con qua truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” (3) GV phát phiếu học tập (theo kỹ thuật KLW), yêu cầu HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu truyện Chiếc lược ngà. Phiếu học tập số 1 Những điều em đã biết về truyện Chiếc lược ngà Những điều em muốn biết về truyện Chiếc lược Những điều em biết thêm về truyện Chiếc lược ngà ......................... ......................... ....................... ......................... ......................... ......................... ....................... ......................... ......................... ......................... ....................... ......................... - Thể hiện tình cảm cha con. - Cha là người bên cạnh ta luôn quan tâm, che chở, chăm sóc, lo lắng,...thiếu cha là sự mất mát “ con không cha như nhà không nốc” - Được đề cập trong nhiều lĩnh vực: Âm nhạc, văn học, hội họa, - Nêu vấn đề. - Giải quyết vấn đề. - Gợi mở - Tái hiện -Thuyết trình Hoạt động 2 : Bổ sung kiến thức nền (Ấn tượng ban đầu về truyện Chiếc lược ngà: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề của truyện) Mục tiêu của hoạt động Hoạt động của GV và HS Tiêu chí đánh giá * Mục tiêu: 2.2.1 – (1) * Cụ thể: - Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến việc đọc hiểu truyện Chiếc lược ngà (tác giả, bối cảnh câu chuyện thông qua hoàn cảnh ra đời, nhan đề của truyện hướng đến). - HS hiểu được ý nghĩa của nhan đề phù hợp với nội dung truyện. HS hiểu ý nghĩa chủ đề thể hiện trong bối cảnh đặc biệt. Tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận và khai thác văn bản. (1) GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc phần chú thích (*) và thực hiện các yêu cầu: - GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết về tác giả và kết hợp cho HS xem ảnh chân dung nhà văn và tập 25 truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Cho HS xem đoạn phim “Cánh đồng hoang” - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? - Từ nhan đề truyện hãy suy nghĩ về nội dung mà tác phẩm có thể biểu đạt. - Em có suy nghĩ gì về chủ đề truyện được thể hiện trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy? (2). GV dẫn dắt, định hướng để HS cùng trao đổi, bổ sung làm rõ về tác giả, hoàn cảnh ra đời truyện Chiếc lược ngà (vị trí đoạn trích) bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ CM qua đó thể hiện chủ đề tư tưởng và thông điệp mà tác giả muốn gửi đế người đọc; yêu cầu HS tích hợp kiến thức lịch sử về tình thế của đất nước lúc bấy giờ. Sau khi HS trả lời, GV tổng kết dựa trên những ý kiến của HS (chỉ chốt những ý chính). (3) GV yêu cầu HS làm đọc văn bản : giọng trầm tĩnh, hơn buồn, chú ý nhập vai nhân vật và làm việc theo cặp để làm rõ các vấn đề: - Tóm tắt văn bản. - Truyện có những tình huống nào đáng chú ý. - Từ đó xác định bố cục. Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, gợi mở, định hướng. - Nêu được các kiến thức về tiểu sử Nguyễn Quang sáng và các tác phẩm chính của ông: Văn xuôi ( Người quê hương – 1958; Đất lửa- 1963; câu chuyện bên trận địa pháo -1966), Kịch bản phim (Mùa gió chướng- 1977; Cánh đồng hoang-1978, pho tượng-1981; Cho đến bao giờ-1982; Mùa nước nổi-1986; Do2nh sông hát-1988; Câu nói dối đầu tiên-1988; Thời thơ ấu-1995; Giữa dòng-1995; Như một huyền thoại-1995) - Sáng tác năm 1966 - Chiếc lược là cầu nối tình cảm hai cha con, là kỷ vật của người cha để lại cho con,... - Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình cha con- khẳng định người ca phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ CM: có tình yêu con sâu sắc gắn với tình yêu Tổ Quốc. - Vào những năm 60 là thời kì đen tối nhất của CMMN được sự hậu thuẫn của ĐQM cùng tư tưởng cực kì phản động, chính quyền Ngô Đình Diệm với luật 10/59 lê máy chém đi khắp MN tàn sát đồng bào và các chiến sĩ CM. Thăm độc hơn chúng còn rêu rao: Người cộng sản là những người không có trái tim. Luận điệu này chúng nhai đi nhai lại đến nỗi nhiều người tin là thật, đến ngày MN hoàn toàn giải phóng họ vẫn không dám giáp mặt-> Truyện có ý nghĩa luận đề nhằm mục đích cao cả: đập lại luận điệu bỉ ổi của kẻ thù và thức tỉnh nhận thức một số đông người đang ôm gót giày ĐQ xâm lược. - Xác định được định hướng khi đọc truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, ngôi kể. - Có 2 tình huống: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu phải ra đi; ở khu căn cứ ông làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con. - hỏi – đáp -Giải quyết vấn đề Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm truyện Chiếc lược ngà * Mục tiêu: 2.2.1 – (2) (3) (4) Cụ thể -Học sinh nhận biết được hành động, cử chỉ của nhân vật bé Thu và ông Sáu trong từng giai đoạn ( ông Sáu mới về, ba ngày phép, trước lúc ông Sáu lên đường). - HS nhận biết các chi tiết tiêu biểu của tác phẩm. Lí giải và đánh giá được biểu hiện cảm xúc của nhân vật qua các hành động, cử chỉ. Phân tích, cảm nhận và đánh giá được những phản ứng hành động nhân vật. -HS biết nhận xét, đánh giá nhân vật. HS đánh giá năng lực miêu tả, cách dùng từ diễn đạt trong việc miêu tả nhân vật, thể hiện tâm lý nhân vật. HS biết nhận diện được từ địa phương, hàm ý và tác dụng khi sử dụng chúng. - HS hiểu chủ đề và thông điệp mà tác phẩm gửi gắm. Mục tiêu: 2.2.1 – (9) Cụ Thể: Phân tích nhân vật, cảm nhận tình phụ tử. Từ đó có suy nghĩ tình cảm cách sống cho bản thân. - HS biết liên hệ, mở rộng và vận dụng thực tế - HS khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản. (1) GV yêu cầu học sinh đọc kĩ phần truyện kể về ba ngày ông Sáu về thăm nhà và HS làm việc trên phiếu học tập số 2 Phiếu học tập 2 GV sử dụng phần mền AVICAM dùng điện thoại di động để chiếu phiếu học tập số 2 lên máy để tiện cho việc học sinh trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập số 2 Sau mỗi nội dung trong phiếu học tập trình bày, GV nhận xét, gợi mở, định hướng cho HS trao đổi, thống nhất và chốt lại ý chính. (2) GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép và thực hiện các yêu cầu sau: - Nêu cảm nghĩ về những phản ứng hành động của Thu đối với ông Sáu. - Chi tiết nào được coi là đắt giá nhất trong sự phản ứng của bé Thu? - Qua tất cả những hành động đó, điều nổi bật ở bé Thu là gì? - Nêu nhận xét của em về bé Thu. - Em có nhận xét gì về năng lực miêu tả và cách dùng từ của nhà văn? GV tích hợp dạy tiếng việt: những từ địa phương được dùng trong văn bản. Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương đó. Tích hợp dạy tiếng việt hàm ý (câu văn bé Thu sử dụng hàm ý: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.”).Tại sao bé Thu phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Tại sao? Nhận xét khi sử dụng hàm ý. Nêu tác dụng sử dụng hàm ý. HS làm việc cá nhân, làm việc theo các nhóm (mảnh ghép), lần lượt trình bày GV chụp một vài sản phẩm của học sinh, chiếu lên máy để thuận lợi cho việc trình bày, trao đổi, bổ sung... (3)GV Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 câu hỏi, thảo luận trong vòng 5 phút + Nhóm 1: Hãy nhận xét và lý giải thái độ và hành động thay đổi trước khi ông Sáu chia tay lên đường. + Nhóm 2: Chi tiết “ vết thẹo trên mặt ông Sáu” có ý nghĩa gì trong truyện? Vì sao nhà văn lại để bà ngoại lý giải nguyên nhân thái độ của bé Thu? + Nhóm 3: Cảnh hai cha con ông Sáu chia tay đã tác động như thế nào đối với những người chứng kiến? Với em, em có cảm nhận gì về cuộc chia tay này? + Nhóm 4: Khi chia tay, tại sao ông Sáu chỉ khẽ nói? Đôi mắt nhìn con trong lúc chia tay gợi cho em suy nghĩ gì? - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận, hướng dẫn nhận xét, bổ sung, đúc kết ý chính. - GV cho HS diễn cảnh buổi ông Sáu chia tay lên đường. Và nhận xét hoạt động sắm vai. (4) GV hướng dẫn HS đọc đoạn ông Sáu trở về chiến khu cho đến hết văn bản, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau: - Sau cuộc chia tay, trở lại với kháng chiến, ông Sáu mang tâm trạng như thế nào? - Việc làm chiếc lược có ý nghĩa đối với ông như thế nào? - Chi tiết trước khi nhắm mắt anh Sáu gửi chiếc lược cho bác Ba với lời dặn trao tận tay con gái đã nói lên điều gì? - Hãy viết một lời bình ngắn gọn bằng 2 câu về “đôi mắt người cha” trước giờ phút anh Sáu trút hơi thở cuối cùng. - Biểu hiện nào của ông Sáu khiến em cảm động? HS làm việc theo từng mảnh khăn trải bàn, lần lượt trình bày GV dán sản phẩm của học sinh để thuận lợi cho việc trình bày, trao đổi, bổ sung,...Chốt ý chính. (5) GV tổ chức cho HS liên hệ, mở rộng, vận dụng. - Kể một sự việc hoặc câu chuyện ngắn gọn về kỉ niệm giữa em với cha hoặc mẹ em (hay người thân) - Phát biểu cảm nghĩ của em về cha (mẹ) hoặc người thân của em. - Kể một câu chuyện mà em từng đọc về chủ đề tình cảm gia đình. - Em sẽ làm có những hành động như thế đối với người cha (mẹ) hoặc người thân của mình sau khi học xong văn bản.Tại sao em phải làm điều đó? (6) GV phát giấy A0 cho nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm hãy hệ thống nội dung và nghệ thuật của truyện bằng sơ đồ tư duy. - Tập trung vào đoạn truyện mà gv định hướng. - Hoàn thành phiếu học tập. -Nhận biết về những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật bé Thu và ông Sáu( bé Thu:giật mình, trợn tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, tái mặt, vụt chạy đi và kêu thét lên, ) Lí giải được về biểu hiện, cảm xúc của nhân vật. - HS nêu cảm nghĩ về phản ứng của những hành động bé Thu: Bất ngờ, ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi, - Bé Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm khi ông Sáu gắp cho, bị đánh không khóc bỏ về bên ngoại. - Sự ương ngạnh, cá tính cứng cỏi-> có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ của trẻ con. - Bé Thu đáng được thông cảm không đáng trách vì hoàn cảnh chiến tranh bé Thu còn nhỏ để hiểu hiểu được tình thế khắc nghiệt, éo le. Bé Thu đón nhận sự việc bất ngờ mà người lớn không kịp chuẩn bị trước để giải thích cho Thu - Nguyễn Quang sáng miêu tả tinh tế, chân thực, sinh động trong cách thể hiện tâm lý trẻ thơ thể hiện bé Thu có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ. Cách dùng từ địa phương Nam Bộ: Vàm kinh, chơi nhà chòi, thẹo, nói trỏng lui cui, cái vá, lòi tói; Giải hàm ý: nhờ chắt giùm nước để cơm khỏi nhão, vì trước đó nói thẳng không có hiệu quả,Sử dụng hàm ý không thành công “Anh Sáu ngồi im”-> khi sử dụng hàm ý người nghe phải cộng tác với người nói. - HS nhận xét lý giải được sự thay đổi thái độ và hành động trước khi anh Sáu lên đường. - Tạo tình huống thắt nút và mở nút dẫn dắt câu chuyện và cuối cùng giải quyết thể hiện được chuyện tình cảm cha con ông Sáu. - Khéo léo, hợp lý, - xúc động nghẹn ngào,.. (HS diễn đạt tự do) - HS tự do nói lên cảm nhận của riêng mình. - HS nói được vì sao ông Sáu nói khẽ và nói lên được suy nghĩ của mình từ đôi mắt của ông Sáu nhìn bé Thu. - Học sinh diễn đoạn tiểu phẩm cảnh ông Sáu chia tay lên đường về lại chiến khu. - Nói được tâm trạng ông Sáu: rất nhớ con, xen lẫn sự ân hận cứ giày vò (vì anh đánh con khi chưa hiểu rõ về bé Thu) - Chiếc lược nhỏ bé thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh được gặp lại con, trao tận tay con quà kỉ niệm - Lúc nào cũng nhớ tới con. Đây là một người cha yêu thương con vô cùng. - HS bình tự do toát lên nd là lời nhắn gửi và tri ân đồng đội nếu họ thực hiện ước nguyện của mình. - HS chọn biểu hiện của ông Sáu mà bản thân cảm động nhất. - cá nhân độc lập - Thuyết trình - hoạt động thực hiện mảnh ghép theo nhóm - Thảo luận theo nhóm - Sắm vai - nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn - vấn đáp - phòng tranh Hoạt động 4: kĩ năng phân tích nhân vật hoặc chủ đề của một tác phẩm truyện (VIẾT) Mục tiêu: 2.2.2 Cụ thể: Huy động hiểu biết về cách viết văn phân tích tác phẩm truyện. - HS hiểu và vận dụng phân tích 1 nhân vật/ 1 hình tượng/ 1 tác phẩm truyện ngắn. - Nâng cao kĩ năng làm bài văn phân tích tác phẩm truyện (1)GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS độc lập trả lời gợi nhắc kiến thức cơ bản khi làm bài văn. Cho HS nhận xét , bổ sung lẫn nhau - Gợi HS các bước làm một bài văn. - Phân tích cách làm cho đề bài sau: Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. - Bố cục bài văn gồm như phần nào? - Cho biết nhiệm vụ của từng phần trong bố cục bài văn. (2)GV đưa ngữ liệu. Từ ngữ liệu HS thực hiện phiếu học tập số 3 theo cặp đôi: Trả lời ngắn hai câu hỏi sau: + Đoạn văn hoặc tác phẩm trong ngữ liệu thuộc thể loại nào? + Dựa vào đâu để xác định điều đó? .. +Khi phân tích 1 nhân vật/ 1 hình tượng trong tác phẩm truyện chúng ta cần lưu ý điều gì? .. + Phân tích một tác phẩm truyện làm như thế nào? .. - GV cho HS trao đổi kết quả phiếu học tập giữa các cặp đôi lẫn nhau. Ghi nhận xét kết quả bài làm của bạn vào phía bên dưới phiếu học tập. - GV chọn bất kì phiếu học tập của 1cặp đôi trình bày trước lớp, dẫn dắt nhận xét chung và chốt lại ý chính. (3) GV cho đề yêu cầu học sinh viết thành một bài văn hoàn chỉnh - Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc học sinh lỗi chính tả, dùng từ, đạt câu, cần đọc lại bài và sửa lỗi trước khi hoàn chỉnh sản phẩm bài viết của mình trước khi nộp. (4) GV yêu cầu HS về nhà: - Tìm đọc một truyện ngắn và giới thiệu câu chuyện cho các bạn bằng một bài viết phân tích một nhân vật trong câu chuyện. Trình bày trên máy tính chia sẻ trên nhóm Zalo lớp, để trao đổi lẫn nhau. - Trình bày quy trình tạo lập một văn bản. -Tìm hiểu đề và lập dàn ý: + Thể loại: + Nội dung: nhân vật trong tác phẩm truyện. + Phạm vi: đoạn trích “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn quang Sáng. +Xác định ý chính từ nhân vật. (luận điểm chính bài văn) + Các chi tiết tiêu biểu của nhân vật: hành động, cử chỉ, lời nói, - Lập dàn bài - Viết thành bài văn - Đọc và sửa. - 3 phần: MB, TB, KB. - MB: giới thiêu TP và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ;TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của TP, có chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực; KB: Nêu nhận định, đánh giá chung về TP. - Xác định đúng thể loại trong ngữ liệu. - Đưa ra được những căn cứ thuyết phục việc xác định trên. - Cần thể hiện cảm thụ và ý kiến riêng của người viết, - Trao đổi nhận xét kết quả phiếu học tập - HS thực hành viết bài văn, chú ý vai trò ý tưởng của bản thân được thể hiện rõ trong bài viết. - vấn đáp - cá nhân - vấn đáp - cá nhân - Hợp tác cặp đôi Hoạt động 5: Kĩ năng nói và nghe truyện ngắn (NÓI VÀ NGHE) Mục tiêu: 2.2.3 Cụ thể: Biết trình bày rõ nội dung và nghệ thuật truyện. Nghe và hiểu được. - Biết đặt vấn đề chất vấn, giải thích làm rõ nội dung, chủ đề, tác dụng của các nghệ thuật trong truyện cũng nhưng lập luận của bài viết. - HS biết nhận diện và hiểu sự sáng tạo trong bài làm của bạn. (1) GV cho HS trình bày bài làm phân tích tác phẩm truyện ngắn. - Yêu cầu học sinh nghe và nắm rõ ý chính, những luận điểm, luận cứ trong bài viết. Nhận biết được những cái hay trong lập luận (bài Viết) cũng như cách trình bày (bằng ngôn ngữ nói) của bạn. - GV cho HS nhận xét – rút kinh nghiệm. (2) Sau khi nhận xét bài viết trên lớp, GV yêu cầu HS trao đổi bài tập chuẩn bị về nhà, yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp. - Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm người thuyết trình. - GV yêu cầu HS trình bày trong một thời gian cụ thể được quy định, HS biết kết hợp ngôn ngữ nói với các điệu bộ, cử chỉ phù hợp hoặc các hình ảnh minh họa để tăng sức hấp dẫn bài viết. - Sau khi HS trình bày xong, GV dẫn dắt, gợi ý, định hướng và yêu cầu cả lớp nhận xét hoặc đặt câu hỏi chất vấn bày thuyết trình để làm rõ nội dung. (3) GV cho HS bình chọn ra những bài làm hay có tính sáng tạo lưu vào trong gốc tủ sách thư viện chia sẻ của lớp. - GV cho HS dán kết quả bài làm theo góc học tập của nhóm để các nhóm còn lại tham khảo được toàn bộ các bài viết của tất cả các thành viên trong lớp. (4) GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời độc lập. Cho HS nhận xét, bổ sung - Em rút ra bài học gì cho bản thân trong cách làm phân tích tác phẩm truyện. (5) GV chốt lại những yêu cầu cơ bản phân tích tác phẩm truyện. - Trình bày sản phẩm bài viết. - Biết cách nghe và ghi nhận cô đúc nội dung trong quá trình nghe. -Trao đổi ý kiến xây dựng lẫn nhau từ bài viết. - HS trình bày bài viết của bản thân có kết hợp cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, - Nhận xét, chất vấn làm sáng tỏ điểm sáng trong từng bài viết. - HS bình chọn 5 bài viết hay nhất - Lưu bài vào gốc học tập của lớp -Đúc kết bài học cho bản thân. - Nắm vững chắc cách phân tích tác phẩm truyện. - Thuyết trình - cá nhân - Hoạt động nhóm - Thuyết trình - Phòng tranh - Cá nhân LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Mục tiêu: 2.2.1; 2.2.2; 2.2.3 Cụ thể: HS đọc hiểu tác phẩm truyện. Biết làm bài văn phân tích tác phẩm truyện (1) GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện một số yêu cầu sau: - Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng. - Kể tóm tắt một truyện ngắn mà em được đọc. Nêu chủ đề của truyện và phát biểu cảm nghĩ ngắn gọn về nhân vật chính. - Gv gọi HS trả lời và nhận xét kết quả. (2) GV chọn ngữ liệu một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng cùng độ dài và yêu cầu HS thực hiện 4 kĩ năng từ ngữ liệu trên. - Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi: + Nhan đề của truyện gợi cho em suy nghĩ gì? + Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện rõ chủ đề? + Em có suy nghĩ gì về chủ đề đó trong cuộc sống hiện tại ngày nay? . - Nêu đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn. - Phân tích nhân vật chính trong truyện ngắn mà ngữ liệu đưa ra. - Phân tích truyện ngắn trên ngữ liệu. - GV cho HS Trình bày phần mở bài, kết bài trước lớp. - GV cho HS nhận xét, đánh giá.GV chốt lại. - HS tóm tắt
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_van_ban_chiec_luoc_nga.docx