Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ

- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo

- Ý nghĩa của tác phẩm: nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2- Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm

- Phát hiện, phân tích vẻ đẹp nổi bật của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3- Thái độ

- Lòng yêu thương, sự cảm thông đối với những người nghèo.

- Có ý thức rèn nghị lực sống.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về O- Hen- Ri, phiếu học tập.

- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 22 trang linhnguyen 06/10/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
nhân vật Giôn- xi:
 - Nhân vật hiện lên qua cảnh ngộ, diễn biến tâm trạng.
 - Các chi tiết được sắp xếp theo kiểu đảo ngược tình huống (Mở đầu VB Giôn-xi rơi vào tình cảnh tuyệt vọng đón đợi cái chết. Nhưng kết thúc truyện lại là sự hồi sinh của cô. Đây chính là sự đảo ngược tình huống truyện).
 -> Giôn-xi là một cô gái nghèo, yếu đuối, bệnh tật đang tiến dần đến cái chết. Nhờ chiếc lá cuối cùng, cô đã lấy lại được khát khao, tình yêu cuộc sống và hồi sinh, khỏe lại
 * Tình cảm của tác giả: cảm thông đối với bất hạnh của người nghèo, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của ý chí và nghị lực.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1 về sự hồi sinh của Giôn-xi.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
? Tóm tắt truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng"? 	
 ? Giôn-xi hiện lên trong đoạn trích là một nhân vật như thế nào? Em rút ra điều gì về vấn đề nghị lực sống của con người?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiết 1 vào viết đoạn văn cảm nhận về vấn đề nghị lực sống.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người từ nhân vật Giôn-xi.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.
- Đọc những tác phẩm của O-hen-ri
- Tóm tắt truyện; Nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại.
...............................................................................................................................................	
Soạn: 21/10/ 2020- Dạy: /10/ 2020. 
Tiết 30- Văn bản : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( tiếp)
 (O-Hen ri)
Giới thiệu bài: Tiết 1 các em đã được làm quen với nhân vật Giôn-xi, một cô gái yếu đuối, đáng thương, tuyệt vọng trước sự sống, ngày một tiến dần đến cái chết khiến độc giả cảm thương, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc. Nghị lực của chiếc lá thường xuân đã khiến cô trở lại trạng thái yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm. Tiết học này chúng ta tiếp tục phân tích nhân Xiu, nhân vật hoạ sĩ già Bơ-men để thấy được tình cảm chia sẻ, yêu thương của những con người nghèo khổ ở nước Mĩ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Phần tóm tắt cho ta hiểu gì về quan hệ của Xiu với Giôn-xi?
( GV: Những con người này gặp nhau ở một điểm chung đó là họ đều rất nghèo. Tuy chỉ là những người bạn nghèo nhưng họ lại hết lòng chia sẻ với nhau trong thiếu thốn, đặc biệt là khi Giôn-xi bị ốm).
? Khi cùng cụ Bơ-men lên phòng, thấy Giôn-xi đang ngủ, Xiu có phản ứng gì? Phản ứng đó chứng tỏ điều gì?
? Xiu kéo mành lên lần thứ nhất với 1 thái độ như thế nào? Vì sao?
Gợi ý : 
 - Lúc đầu tâm trạng Xiu ra sao?
 - Khi thấy chiếc lá cuối cùng còn đeo bám trên dây thường xuân?
 - Khi Giôn- xi sẵn sàng đón đợi cái chết? 
- Gv bình: Hai tiếng “ Ô kìa” không chỉ giúp ta cảm nhận được sự bất ngờ, ngạc nhiên của Giôn-xi mà còn cả của Xiu nữa. Cũng giống như Giôn-xi, Xiu không nghĩ chiếc lá còn ở trên cây sau đêm mưa gió phũ phàng. Nhưng khác với Giôn-xi, cô không chỉ ngạc nhiên mà còn vui mừng vì cô nghĩ chiếc lá cuối cùng sẽ làm Giôn-xi thay đổi ý định.
? Tâm trạng của cô trong lần kéo mành thứ nhất chứng tỏ tình cảm gì dành cho Giôn-xi?
- GV bình : Chính tình cảm ấy khiến ta ngỡ như mỗi nhịp đập trong trái tim Giôn-xi như nhịp đập trong trái tim Xiu vậy.
? Lần thứ 2 Xiu kéo mành lên với 1 thái độ như thế nào? Vì sao Xiu lại có thái độ như vậy?
? Tại sao Xiu không nói cho Giôn-xi biết sự thật?
( Dự kiến : Không nói cho Giôn-xi biết sự thật về chiếc lá vì mong muốn chiếc lá sẽ đem đến điều kì diệu cho Giôn-xi). 
? Xiu đã chăm sóc cho Giôn-xi như thế nào?
- GV bình: Ta có cảm giác Xiu đang sung sướng vô cùng khi được đáp ứng những yêu cầu, thậm chí là nhỏ nhặt của Giôn-xi vì cô hiểu rằng đó là biểu hiện trở về cuộc sống của cô em gái nhỏ.
 Vòng tay của cô ôm lấy Giôn-xi như vỗ về, chở che, giọng điệu, cách cô nói trước đó và bây giờ vẫn vô cùng âu yếm.
? Tất cả thái độ, việc làm của Xiu chứng tỏ điều gì?
? Em đánh giá khái quát gì về nhân vật này? Xây dựng nhân vật này, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- GV bình: Qua nhân vật Xiu, tác giả như muốn khẳng định: Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn, khắc nghiệt nhưng vẫn thật đẹp bởi còn có tình yêu thương của con người dành cho nhau.
? Nội dung tóm tắt giúp em hình dung thế nào về cụ ?
? Em đánh giá như thế nào về con người này?
? Cụ có hành động nào khi biết ý định của Giôn-xi?
Hành động đó cho em thấy được điều gì về cụ?
? Lời bác sĩ nói với Xiu cung cấp cho em thông tin gì về cụ?
? Lời kể của Xiu cho em biết điều gì về cụ Bơ-men?
? Ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ được hình thành từ lúc nào?
( Gv: chứng kiến những chiếc lá thường xuân thi nhau rụng cùng với sự tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ Giôn-xi, cụ Bơ-men chẳng nói năng gì. Tuy không nói nhưng dường như trong tâm trạng cụ hẳn đang nung nấu một ý nghĩ, một quyết định nào đó vô cùng quan trọng. Cụ quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng vào đúng thời khắc nó lìa cành)
? Hoạ sĩ đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng trong một hoàn cảnh ntn? 
? Mục đích vẽ chiếc lá cuối cùng là gì?
- Gv bình: Cụ Bơ-men đã bất chấp tuổi già, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, độ cao nguy hiểm âm thầm một mình trong đêm vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng lên tường vào đúng cái đêm nó lìa cành. Khi vẽ chiếc lá, hẳn cụ đã gửi vào đó một niềm tin, một hi vọng mãnh liệt rằng chiếc lá sẽ làm thay đổi ý định của Giôn-xi, đưa Giôn-xi trở về với cuộc sống.
Cụ hoàn toàn không ngờ mình đang làm một kiệt tác cho cả đời.
? Cụ đã phải đánh đổi như thế nào cho bức vẽ chiếc lá đó?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 (Kĩ thuật khăn trải bàn )
- Bước 1: Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
? Những lí do nào khẳng định chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
 + Gv chốt kiến thức
- GV bình: Chiếc lá ấy đã khai trí cho Giôn-xi để cô nhận biết được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, gieo mầm cho sự sống nảy nở trở lại trong lòng của Giôn-xi. Chiếc lá ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông, bảng màu mà còn bằng cả tình yêu thương bao la và lòng hi sinh cao thượng mà cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.
? Qua kiệt tác ấy, tác giả muốn khẳng định điều gì?
- Quan sát phần kết:
 ? Tại sao tác giả không tả trực tiếp cái chết của cụ Bơ-men trong bệnh viện mà gián tiếp qua lời kể, lời báo tin của Xiu? 
( Dự kiến: Cách bố trí tình tiết câu chuyện theo kiểu này làm cho câu chuyện diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên).
? Khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men, tác giả không để Giôn-xi có thái độ gì? Điều này có ý nghĩa gì?
( Dự kiến: - Cách kết thúc như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và mà còn bộc lộ sự kính phục, tiếc nhớ, cảm phục một lão nghệ sĩ như Bơ-men. Sự im lặng của Giôn-xi phải chăng là sự cảm động sâu xa thấm thía, lời thầm hứa sẽ sống 
? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Bơ-men?
( Gợi ý: Nhân vật hiện lên qua những phương diện nào?
 Các chi tiết được sắp xếp theo kiểu nào?
(Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh không ai nghĩ cụ lại qua đời đột ngột sau 2 ngày khi hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng). 
? Với những biện pháp nghệ thuật đó, em hiểu gì về vẻ đẹp của nhân vật này?
? Qua nhân vật này tác giả thể hiện thái độ gì?
? Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
( Gợi ý:- Phương thức biểu đạt?
 - Cách kể chuyện của tác giả? 
 - Biện pháp nghệ thuật nổi bật?
? Truyện toát lên nội dung gì?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
+ Tạo nhóm
+ HĐ cá nhân: 2’
+ HĐ nhóm: 3’.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích( tiếp).
2- Nhân vật Xiu
* Mối quan hệ với Giôn-xi:
Xiu là bạn cùng thuê chung một căn hộ với Giôn-xi.
* Tình cảm dành cho Giôn-xi
- Sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ.
 -> lo lắng, sợ những chiếc là thường xuân sẽ rụng hết, khi ấy Giôn-xi sẽ chết.
- Kéo mành lên lần thứ nhất:
 + Lúc đầu: cô làm theo yêu cầu một cách chán nản. -> lo lắng nhưng cũng đành buông xuôi không biết phải làm gì
 + Khi chiếc lá cuối cùng còn đeo bám trên cây: “ Ô kìa.........” -> ngạc nhiên và vui mừng.
+ Khi Giôn- xi vẫn buông xuôi sẵn sàng đến với cái chết: “ Nếu em ..chị sẽ làm gì đây” -> Tuyệt vọng theo Giôn-xi
=> Xiu rất yêu thương và lo lắng cho Giôn-xi.
- Kéo mành lên lần thứ hai. Vẻ bình thản vì cô đã biết chiếc lá cuối cùng là bức vẽ. 
- Cô chăm sóc Giôn-xi:
 + Làm theo mọi yêu cầu của Giôn-xi
 + Kiếm cớ ra hành lang để hỏi bác sĩ.
 + Ôm choàng lấy Giôn-xi, kể với Giôn-xi về chiếc lá cuối cùng và cụ Bơ-men
=> Xiu dành cho Giôn-xi sự quan tâm đặc biệt, chăm sóc tận tụy.
Tóm lại:
	+ Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân ái, tận tụy hết mình, yêu thương chăm sóc cho Giôn-xi
	+ Tình cảm của tác giả: yêu mến, ngợi ca, tin vào tình yêu thương giữa con người với con người.
3- Nhân vật cụ Bơ-men
 a- Hình dung sơ bộ:
- Là một họa	 sĩ già
- Kiếm tiền bằng cách làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác
- Luôn ước mơ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được
-> Một họa sĩ nghèo, một con người bình thường và có những ước mơ nghệ thuật chân chính.
b- Việc làm của cụ Bơ-men
 * Qua lời người kể chuyện:
- Lên phòng thăm Giôn-xi
- Sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, nhìn Xiu chẳng nói năng gì.
-> + Cụ đang rất lo lắng cho sức khỏe của Giôn-xi, lo sợ số phận cô gái sẽ bị định đoạt khi chiếc lá rơi
 + Có lẽ cụ đang nung nấu một ý nghĩ, một quyết định nào đó vô cùng quan trọng
 * Qua lời kể của bác sĩ:
- Cụ bị sưng phổi	
- Bệnh tình nguy kịch, chẳng còn hy vọng gì
-> Bệnh nặng, cận kề với cái chết
 * Qua lời của Xiu:
- Cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi
- Cụ đã vẽ chiếc là thường xuân lên bức tường thế chỗ cho chiếc lá cuối cùng lìa cành.
 -> Cụ đã vẽ chiếc lá với hi vọng sẽ làm thay đối ý định của Giôn-xi
 c- Bức tranh chiếc lá cuối cùng:
- Ý định vẽ chiếc lá cuối cùng: sau khi cùng Xiu lên phòng thăm Giôn-xi.
- Hoàn cảnh: đêm đông rét buốt: gió bấc thổi ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ.
- Mục đích: để cứu sống Giôn-xi, mang lại niềm tin yêu cho cô hoạ sĩ trẻ đang đếm lá rụng chờ chết.
- Cụ Bơ-men bị sưng phổi và đã chết sau hai ngày khi bức vẽ được hoàn thành.
- Chiếc lá cuối cùng cụ Bơ –men vẽ là một kiệt tác. Vì:
 + Hình thức: Nó rất đẹp, rất giống lá thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, cả Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra.
 + Mục đích: Nó đã góp phần cứu sống 1 con người, đẩy lui ác bệnh
 + Hoàn cảnh vẽ: Nó được hoàn thành trong một hoàn cảnh khắc nghiệt
 + Sự trả giá: Nó được tạo ra bằng tình yêu thương bao la, lòng hi sinh cao thượng, bằng chính sinh mạng của người vẽ .
-> Kiệt tác ấy là lời khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, vì cuộc sống
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 + Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu về nghề nghiệp, ước mơ, việc làm thầm lặng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, sự trả giá...
 + Các chi tiết được sắp xếp khéo léo theo kiểu đảo ngược tình huống, gây bất ngờ, xúc động, cuốn hút người đọc. 
Tóm lại: 
	+ Cụ Bơ- men hiện lên là một họa sĩ nghèo, có ước mơ nghệ thuật chân chính, có tấm lòng cao thượng và sự hi sinh quên mình vì người khác.
	+ Tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca tình yêu thương cao cả, đề cao lao động nghệ thuật và khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính.
III- Tổng kết. 
1- Nghệ thuật:
- Tự sự xen miêu tả và biểu cảm (đoạn cuối)
- Sắp xếp các tình tiết khéo léo, hấp dẫn; cốt truyện chặt chẽ.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.
2- Nội dung:
- Là câu chuyện cảm động về tình yêu thương cao cả của những nghệ sĩ nghèo.
- Thể hiện quan niệm về mục đích của sáng
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.
	?Hãy chứng minh truyện " Chiếc lá cuối cùng" sử dụng kết cấu đảo ngược tình huống hai lần?
? Văn bản " Chiếc lá cuối cùng" đem đến cho em bài học gì?( Về tình cảm con người với con người? Về mục đích của sáng tác nghệ thuật ?Về vấn đề nghị lực sống? Về cách viết một bài văn tự tự?)
Hoạt động 4: Vận dụng. 	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
	? Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình yêu thương con người được gợi ra từ nhân vật Xiu và cụ Bơ-men?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- HS nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Tóm tắt phần văn bản được học từ 10 đến 15 dòng. Nhớ được một số chi tiết hay trong tác phẩm.
- Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện về chiếc lá cuối cùng.
- Chuẩn bị bài: Hai cây phong.	
Soạn: 21/ 10/ 2020- Dạy: /10/ 2020.
Tiết 31- Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần tiếng Việt) 
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức: Học sinh hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
 Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân, những từ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếu với từ ngữ toàn dân.
3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu và sử dụng địa phương một cách hợp lí.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị: 
1- Thầy : Soạn giáo án, đề và đáp án bài kiểm tra 15'.
* Ma trận :
 Mức độ
Chủ đề	
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Tình thái từ
Nhớ lại việc sử dụng tình thái từ.
Nhận biết tình thái từ trong những câu văn cụ thể; Phân biệt được kiểu tình thái từ.
Nhớ đặc trưng của tỡnh thái từ.
Biết đặt câu có sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu:5
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
Số câu:4
Sốđiểm:10
Tỉlệ:100%
* Đề bài :
I- Trắc nghiệm:
Câu 1(1đ): Khi sử dụng tình thái từ ta cần lưu ý điều gì?
Tính địa phương.
Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Không được sử dụng biệt ngữ.
Câu 2(1đ): Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ?
Em chào cô ạ!
Giúp tớ với!
Tớ tặng bạn cái bút.
Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!
Câu 3(1đ): Những tình thái từ in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?
 - U bán con thật đấy ư?
 - Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
 - Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
1- Tình thái từ cầu khiến.
 2- Tình thái từ nghi vấn.
 3- Tình thái từ cảm thán.
II- Phần tự luận:
Câu 1(2đ): Tình thái từ là gì?
Câu 2(5đ): Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây:
	- Học sinh với thầy hoặc cô giáo.
	- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi.
	- Con với bố mẹ hoặc cô, dì, chú, bác.
* Đáp án- biểu điểm:
I- Phần trắc nghiệm( 3đ). Mỗi câu đúng 1đ.
Câu 1: Mức đạt: Đáp án B.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 2: Mức đạt: Đáp án C.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
Câu 3: Mức đạt: Đáp án B.
 Mức chưa đạt: Chọn đáp án khác hoặc không chọn đáp án nào.
II- Phần tự luận( 7đ):
Câu 1( 2đ): HS nêu được khái niệm về tình thái từ, không thiếu từ, sai từ..
* Yêu cầu:
- Hs nêu được đầy đủ khái niệm về tình thái từ
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 2: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 + Điểm 1: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 + Điểm 0 : Không nêu hoặc không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 2 (5đ): 
* Yêu cầu về hình thức:
 - Hs đặt được câu đúng cấu trúc ngữ pháp .
 - Sử dụng đúng các tình thái từ 
* Về nội dung: Xác định đúng tình huống mà đề đặt ra. 
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 
 + Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
 + Điểm 3-4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên.
 + Điểm 2-3 : Đáp ứng 1/3 yêu cầu trên.
- Mức chưa đạt: 
 + Điểm 0-1: Không làm bài hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.
 2- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
- Thời gian: 5 phút.
 1- Ổn định tổ chức: 1'.
 2- KT 15 phút
 3- Khởi động vào bài mới: 
	Hát một bài hát có dùng từ địa phương? Hãy chỉ ra những từ địa phương có trong bài hát.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Hoạt động nhóm : 10’
(Kĩ thuật khăn trải bàn )
- Bước 1 : Chia nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm 
+ Nhiệm vụ:
Nhóm 1+2: Bài tập 1.
Nhóm 3+4: Bài tập 2.
Nhóm 5+6: Bài tập 3
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
+ Tạo nhóm
+ Làm việc cá nhân: 5’
+ Thảo luận nhóm: 3’. 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 1: Các từ địa phương chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích.
Bài 2: Các từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích dùng ở địa phương khác.
Bài tập 1+ 2:
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
Từ ngữ được dùng
 ở địa phương khác
1
Cha
thầy, bố
ba, tía, cậu
2
Mẹ
mẹ, u
má, bầm, bủ, mợ
3
Ông nội
ông nội
nội, ông chú
4
Bà nội
bà nội
nội, bà chú
5
Ông ngoại
ông ngoại
ngoại, ông cậu
6
Bà ngoại
bà ngoại
ngoại, bà cậu
7
Bác (anh trai của cha)
Bác
Bá
8
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác
Bá
9
Chú (em trai của cha)
Chú
10
Thím (vợ của chú)
Thím
11
Bác (chị gái của cha)
Bác
bá
12
Bác (chồng chị gái của cha)
Bác
bá
13
Cô (em của cha)
Cô
14
Chú (chồng em gái của cha)
Chú
15
Bác (anh trai của mẹ)
Bác
bá
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Bác
bá
17
cậu (em trai của mẹ)
cậu
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
mợ
19
Bác (chị gái của mẹ)
Bác
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Bác
21
dì (em gái của mẹ)
Dì
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Chú
23
Anh trai 
anh trai
bác
24
Chị dâu (vợ của anh trai)
chị dâu
25
Em trai
em trai
chú
26
Em dâu (vợ của anh trai)
27
Chị gái
chị gái
28
Anh rể (chồng của chị gái)
anh rể
29
Con
Con
em
30
Con dâu (vợ của anh trai)
con dâu
mợ
31
Con rể (chồng của em gái)
con rể
cậu
32
Em gái
em gái
33
Em rể (chồng của em gái)
em rể
34
Cháu (con của con)
Cháu
Bài tập 3. Sưu tầm một số (từ ngữ) thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em hoặc địa phương khác. 
Ví dụ
1
Anh em như thể tay chân
11
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
2
Chị ngã em nâng
12
Cha mẹ nuôi con bằng giời, bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
3
Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới
13
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như ... nguồn chảy ra
4
Anh em đánh nhau đằng cán chứ không đánh nhau đằng lưỡi
14
Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường
5
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì.
15
Con không cha như nhà không nóc
6
Chú cũng như cha
16
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây
7
Con chị nó đi, con dì nó lớn
17
Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng
Chị em bất ngãi, ta đừng chị em
8
Nó lú nhưng chú nó khôn
18
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
9
Quyền huynh thế phụ
19
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời d

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc