Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về " người kể chuyện cổ tích" An-đec-xen.

- Khám phá nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả với em bé bất hạnh.

2- Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập đặt gần nhau làm nổi bật lẫn nhau).

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3- Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương người như thể thương thân.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

B- Chuẩn bị

- Thầy : Giáo án, tranh ảnh, tài liệu nói về O Hen ri, phiếu học tập.

- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 22 trang linhnguyen 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
- Bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì; thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
* Nghệ thuật tương phản có lựa chọn.
-> Làm nổi bật nỗi bất hạnh của em bé. Em không những chỉ khốn khổ về mặt vật chất mà còn sống trong cảnh bị đối xử hờ hững của mọi người, trong đó có cả người bố nữa. 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.	
? Cảm nghĩ của em sau khi chứng kiến tình cảnh tội nghiệp của em bé trong đêm giao thừa?	
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn cảm nhận.
 - PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhạn của em về tình cảnh của cô bé bán diêm xứ Đan Mạch? Em hãy liên hệ với cuộc sống hiện tại của trẻ em VN mà em biết?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.	
- Tìm đọc các tác phẩm của An-đéc-xen.
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài, tập phân tích lại bài.
- Chuẩn bị phần còn lại.
..................................................................................................................
Soạn: 5 / 10/2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 22- Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM( tiếp) 
 (An- đéc- xen)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu được những mộng tưởng và thực tế qua những lần quẹt diêm của cô bé.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Nhân ái.	
- Thời gian : 25 phút.
- Theo dõi phần 2 của VB:
 ? Cho biết cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần?
( Dự kiến : cô bé đã quẹt diêm tất cả cả 5 lần, 4 lần đầu mỗi lần quẹt 1 que, lần thứ 5 em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao).
? Vì sao em bé phải quẹt diêm?
( Dự kiến: để sưởi ấm phần nào; để được đắm chìm trong ảo ảnh do em tưởng tượng ra; để câu chuyện phát triển đan xen giữa thực và ảo, hệt như trong truyện cổ tích).
- GV: Mỗi lần diêm cháy lên đều có những hình ảnh đẹp đẽ xuất hiện( mộng tưởng). Và khi diêm tắt đi thì hiện thực lại trở về:
 Tổ/c thảo luận nhóm: 6’ 
( kĩ thuật khăn trải bàn).
- Bước 1 : Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + Nhiệm vụ:
 ? Những mộng tưởng và thực tại trong 5 lần quẹt diêm của cô bé?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Bổ sung, chốt kiến thức.
? Trong đoạn văn này tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
? Những mộng tưởng của cô bé liên quan gì đến thực tại?
 ( Dự kiến: Những mộng tưởng của cô bé đều xuất phát từ thực tại quá khổ đau:
- Rét- em mộng tưởng đến lò sưởi
- Đói- em mộng tưởng đến bàn ăn, ngỗng quay.
- Đêm giao thừa- em mộng tưởng đến cây thông nô-en. - Cô đơn thiếu tình thương- em mộng tưởng đến bà.
 Thực tại và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện đan cài. Mộng tưởng khi diêm bật sáng thì đẹp đẽ còn thực tại khi diêm tắt thì phũ phàng đầy đau khổ.
? Những mộng tưởng phản ánh khát khao nào của cô bé?
 (GV: Những mộng tưởng phản ánh ước mơ, khát vọng của cô bé. Những ước mơ khát vọng đó thật giản dị, ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng. Em khát khao có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm, được bà chăm sóc yêu thương. Đó cũng là những ước mơ, khát vọng chính đáng muôn đời của cá em bé nói riêng, của con người nói chung, đặc biệt là những em bé có hoàn cảnh bất hạnh như cô bé trong truyện).
? Ước mong nào của cô bé làm em xúc động nhất? Vì sao?
( Dự kiến: ước mong được sống bên bà. Lời nguyện cầu tha thiết " xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà" làm người đọc xúc động).
- dg: Trong lần quẹt diêm thứ nhất và thứ hai, thực tế đã xóa nhoà mộng tưởng của em bé. Nhưng đến que diêm thứ 3 thì dường như mộng tưởng đã vươn dậy, cố vượt lên thực tế. Vì thế khi diêm tắt, em thấy các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao. Em nhớ đến bà thân yêu bởi lúc này điều em cần hơn tất cả chính là tình yêu thương che chở mà điều đó em chỉ có thể tìm thấy nơi người bà yêu thương đã mất. Em đốt tất cả những que diêm còn lại để được ở bên bà, để được bà cầm tay bay vụt lên cao, cao mãi).
- Quan sát tranh:
? Những mộng tưởng của cô bé đều bắt nguồn từ ánh sáng ngọn lửa của các que diêm. Em có suy nghĩ gì về ánh sáng này? 
( Dự kiến: Ánh sáng ngọn lửa diêm là ánh sáng thần kì đẹp đẽ. dù nó không sưởi ấm cho em bé khỏi giá rét những lại sưởi ấm được tâm hồn cô đơn, khao khát của em. Ngọn lửa ấy đã thắp lên những ước mơ và mở ra một thế giới kì diệu: Thế giới của mái ấm gia đình, được ấm no hạnh phúc, được vui chơi và sống trong tình thương). 
? Thể hiện những ước mơ, khát vọng của em bé, ta thấy tình cảm nào của nhà văn dành cho em bé bán diêm?
( Mỗi lần em bé quẹt diêm, đốt lửa cũng là mỗi lần ngọn lửa tin yêu khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên. Ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa của trái tim nhân đạo- một tấm lòng chan chứa yêu thương.
 Với tấm lòng nhân ái ấy nhà văn dẫn dắt người đọc đến với những khát vọng cháy bỏng của em bé: được bay lên với bà và mở ra phần kết của câu chuyện. Câu chuyện kết thúc ra sao? Nhà văn muốn gửi gắm với người đọc điều gì qua cách kết thúc ấy?
? Truyện kết thúc bằng hình ảnh nào?
? Cái chết của cô bé được miêu tả ntn?
? Cách miêu tả gợi cho em cảm giác gì về cái chết của cô bé? 
( Em ra đi với những mộng tưởng đẹp đẽ nhất của đời mình. Nụ cười trên môi em là nụ cười hạnh phúc, mãn nguyện. Em giã từ cái hiện thực cay đắng phũ phàng và côi cút để bước vào một thế giới mới- thế giới có tình yêu thương che chở của bà, của mẹ).
? Bên cạnh việc miêu tả cái chết của em bé, tác giả còn miêu tả cuộc sống trong ngày đầu năm mới diễn ra ntn?
? Thái độ của mọi người với cái chết của em bé ra sao?
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng khi xây dựng đoạn kết truyện? Tác dụng? 
? Thái độ của tác giả trong đoạn kết?
? Khi thảo luận về nguyên nhân cái chết của em bé trong đêm giao thừa, mỗi bạn đưa ra một ý kiến khác nhau: Bạn thì đổ lỗi cho người cha tàn nhẫn, vô trách nhiệm; bạn thì quy tội cho người đời lạnh lùng vô tâm. Nếu có mặt trong cuộc thảo luận ấy, em sẽ bày tỏ ý kiến của mình ntn?
? Theo em cách kết thúc truyện có hậu hay không?
? Với câu chuyện về cuộc đời của cô bé bán diêm, nhà văn đã gửi tới người đọc bức thông điệp gì?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Bức thông điệp này gửi cách chúng ta hàng trăm năm. XH ta ngày nay có thực hiện được mong ước của nhà văn không?
( GV liên hệ: Ngày nay trẻ em trên thế giới đều được quan tâm chăm sóc, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em ra đời đã thực hiện được monng ước của nhà văn. 
 Nhiều tổ chức XH, cá nhân đã dành sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt cho trẻ em: Những trung tâm bảo trợ XH, làng trẻ em SOS
? Khái quát về giá trị nghệ thuật của truyện?
? Khái quát nội dung truyện?
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs làm việc cá nhân 3’. 
- Thảo luận nhóm 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích.
2- Những mộng tưởng và thực tế qua những lần quẹt diêm.
Lần
Mộng tưởng
Thực tế.
1
2
3
4,5
- Đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng
- Bàn ăn đã dọncó cả một con ngỗng quayngỗng nhảy ra khỏi đĩatiến về phía em.(bàn ăn thịnh soạn).
- Xuất hiện cây thông Nô- en lớn trang trí lộng lẫy hàng nàng ngọn nến.
- Bà đang mỉm cười với em.
 Bà cầm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao
- Lò sưởi biến mất.
- Bức tường dày đặc, phố xá vắng teo lạnh buốt, con người lãnh đạm.
- Ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao trên trời.
- Sự cô đơn, rét buốt, thiếu tình thương yêu.
 Cô bé đã chết.
-> Nghệ thuật tương phản đối lập giữa thực tại và mộng tưởng.
-> Mộng tưởng phản ánh khát khao có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm, được bà chăm sóc yêu thương.
-> Tác giả thương cảm, sẻ chia với những bất hạnh, đau khổ của cô bé; trân trọng ngợi ca những ước mơ bình dị; mong muốn cô bé và những người đói khổ vượt qua được thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống tốt đẹp.
3- Cái chết của cô bé bán diêm.
- Truyện kết thúc bằng hình ảnh em bé chết rét ở một xó tường vào sáng ngày mùng một tết.
- Hình ảnh cô bé: nằm trên tuyết, giữa những bao diêm đang cháy dở, với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
-> Đây là cái chết đẹp đẽ, hình hài thể xác chết mà linh hồn và khát vọng của em vẫn sống.
- Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
- Mọi người thờ ơ lãnh đạm, vô tình bình luận: " Chắc nó muốn sưởi cho ấm", chẳng ai thấy được những khát khao cháy bỏng cũng như điều kì diệu mà em nhìn thấy.
=> Nghệ thuật đối lập, tương phản vẫn được sử dụng rất thành công-> Làm nổi bật cái chết thương tâm của em bé với sự thờ ơ lãnh đạm của người đời.
- Tác giả lên án xã hội tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương, sự cảm thông; thể hiện niềm xót xa trân trọng với những người bất hạnh.
- Nhà văn gửi thông điệp tới người đọc mọi người, mọi thời đại: Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho con trẻ một cuộc sống bình yên hạnh phúc. Hãy cho trẻ bất hạnh một mái ấm gia đình. 
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
- Sắp xếp các tình tiết diễn biến hợp lí.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm .
- Kết cấu đối lập, tương phản.
- Trí tưởng tượng bay bổng.
2- Nội dung:
- Câu chuyện " Cô bé bán diêm" là câu chuyện cảm động về số phận của một em bé bất hạnh với những ước mơ khát vọng đẹp đẽ của tuổi thơ.
- Truyện để lại cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.
Bài 1: Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng ?
 + Truyện kể lại một cách cảm động tình cảnh đáng thương của CBBD
 + Phê phán XH lạnh lùng, tàn nhẫn và người cha thiếu trách nhiệm, tình thương.
 + Thông cảm, thương yêu người nghèo khổ, bất hạnh 
Bài 2: Truyện " Cô bé bán diêm" cho chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn với trẻ em ntn?
Bài 3? Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện " Cô bé bán diêm"?
	A- " Cô bé bán diêm" là truyện ngắn có hậu.
	B- " Cô bé bán diêm" là truyện cổ tích có hậu.
	C- " Cô bé bán diêm" là truyện cổ tích thần kì.
	D- " Cô bé bán diêm" là truyện ngắn có tính bi kịch.
Hoạt động 4. Vận dụng 	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 1 phút.
 ? Giả sử em đang được chứng kiến cảnh CBBD trong đêm giao thừa như vậy, em sẽ làm gì ?
 ? Thái độ, cách xử sự của em đối với người nghèo, người tàn tật, cô đơn
 ? Nếu ở trong hoàn cảnh của em bộ bán diêm,em sẽ làm gì ?
( Gợi ý: Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ
 Tiếp tục đi bán và về nhà, cố gắng sống vượt lên trên hoàn cảnh)
 ? Truyện " Cô bé bán diêm" cho chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn với trẻ em ntn?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học, phân tích và nắm chắc nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Chuẩn bị: Đánh nhau với cối xay gió.
.............................................................................................................................................Soạn: 5 /10 /2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 23- Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
2- Kĩ năng:
 Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
3- Thái độ:
 Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy: Hệ thống câu hỏi, ví dụ minh hoạ.
2- Trò: Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: Động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
- Thời gian: 5 phút.
 1- Ổn định tổ chức: 1'
 2- KT bài cũ.
	? Thế nào là từ ngữ địa phương? Biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
 3- Khởi động vào bài mới: 
- GV đưa ra 2 ví dụ :
1- Hôm nay con được những 2 điểm 9.
2- A, mẹ đã về !
? Em hãy tìm trong 2 câu trên, từ nào được dùng để nhấn mạnh ý và từ nào được dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc ?
=> Từ những được dùng để nhấn mạnh ý : Được nhiều điểm 9, còn từ a được dùng để bộc cảm xúc vui mừng khi mẹ về.
- GV giới thiệu: Trong đời sống ta vẫn sử dụng một số từ để nhấn mạnh điều ta muốn nói hay để bày tỏ cảm xúc của mình. Những từ đó chính là trợ từ và thán từ. Vậy trợ từ, thán từ là gì? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu đặc điểm của trợ từ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Hình thức: Nhóm, cá nhân 
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.	
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
Y/c học sinh đọc VD trong SGK
 Tổ/c hoạt động nhóm: 6’
 (Kĩ thuật khăn trải bàn )
- Bước 1: Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ:
 ? Nghĩa của các câu sau có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
 ? Các từ: Những, có đi kèm với những từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
 + Gv chốt kiến thức
- GV đưa thêm một số ví dụ để HS phân tích:
 + Nói dối là tự làm hại chính mình.
 + Tôi đã gọi đích danh nó ra.
 + Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
? Từ " chính , đích, ngay " trong VD sau biểu thị thái độ gì?
( Dự kiến: Từ " chính , đích, ngay " nhấn mạnh đối tượng được nói đến: mình, danh, tôi).
? Hãy đặt một câu và chuyển đổi thành câu có sử dụng trợ từ?
- Thầy HT tặng tôi quyển sách này
-> Chính thầy HT(nhấn mạnh người tặng và bộc lộ niềm tự hào).
- Tôi không biết đến việc này.
-> Ngay tôi cũng(nhấn mạnh ý người gần gũi nhất, trách móc ai đó đã không cho mình biết việc đó).
? Từ việc tìm hiểu các từ trên, hãy cho biết trợ từ là gì?
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách sử dụng thán từ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm..
- Thời gian: 10 phút.
? Các từ: " Này, a, vâng" trong ví dụ sau biểu thị điều gì?
( Lưu ý: "A" có trường hợp còn tỏ ý vui mừng, sung sướng. VD: A! mẹ về!)
Y/c HS đọc ví dụ a,b.
 ? Nhận xét cách dùng các từ: ạ, này, vâng bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng cho :
a- Các từ ấy có thể làm thành câu độc lập.
b- Các từ ấy không thể làm thành câu độc lập.
c- Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
d- Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
 ( GV: Như vậy thán từ có khả năng làm thành một câu độc lập. Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu)
? Từ việc tìm hiểu các câu hỏi trên, em hãy cho biết: Thán từ là gì?
- Học sinh đọc VD .
+ Tạo nhóm
+ HĐ cá nhân: 2’
+ HĐ nhóm: 3’.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ HS nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
 - HS đọc 
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Trợ từ.
1- Tìm hiểu ví dụ (SGK).
- Nó ăn hai bát cơm: Thông báo sự việc khách quan, sắc thái bình thường.
- Nó ăn những hai bát cơm: Từ " những" ngoài việc diễn đạt một việc khách quan nó còn có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm: Từ " có" có nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, không đạt mức độ bình thường.
=> Các từ "những" " có" đi kèm với các từ sau nó dùng để nhấn mạnh hoặc để thể hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói tới trong câu. 
2- Kết luận: Ghi nhớ SGK- tr 69.
II- Thán từ.
1- Tìm hiểu VD SGK-69.	
Các từ: này, a, vâng biểu thị:
- Này: tiếng thốt ra để gây sự chú ý cho người đối thoại.
- A: là tiếng thốt ra biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
- Vâng: dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.
a- có thể làm thành một câu độc lập.
d- có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
2- Kết luận : Ghi nhớ SGK-70.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
 Mục tiêu: Thực hành làm bài tập để củng cố lí thuyết.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 15'.	
 Hoạt động nhóm: 7’
 Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Bước 1: Phân nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 4 nhóm.
 Nhóm 1- bài 1.
 Nhóm 2- bài 2.
 Nhóm 3- bài 3.
 Nhóm 4- bài 4.	
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần 
 + Gv bổ sung chốt kiến thức 
+ Tạo nhóm.
+ HS thực hiện việc thảo luận, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ HS nhóm khác nhận xét.
III- Luyện tập.
Bài 1: - Trợ từ: a, c, g, i.
 - Không phải là trợ từ: b, d, e, h.
Bài 2:
- Trợ từ “lấy”: nghĩa là không có. được lặp lại 3 lần, nhấn mạnh ý: Mặc dù mẹ không gửi thư, gửi quà và nhắn người hỏi thăm nhưng chú bé Hồng vẫn một lòng thương yêu và kính mến mẹ, biểu thị thái độ phản ứng dứt khoát, mạnh mẽ về những “rắp tâm tanh bẩn” xúc phạm đến mẹ.
- Trợ từ:
 + nguyên: chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao.
 + đến: quá vô lí, quá nhiều.
-> nhấn mạnh ý nhà gái thách cưới nặng quá. Lão Hạc biểu thị thái độ oán trách.
- Trợ từ: “cả” nhấn mạnh ý con chó ăn khoẻ hơn cả người.
- Trợ từ “cứ” nhấn mạnh sự việc diễn ra đều đặn hàng năm diễn ra vào rằm tháng 8, năm nào cũng như năm nào, không bao giờ đứt đoạn.
Bài 3:
 Các thán từ: này, à, ấy vâng, chao ôi, hỡi ơi
 Bài 4:- Kìa: tỏ ý đắc chí
 - ha ha: khoái chí
 - ái ái: tỏ ý van xin
 - than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
* Củng cố.
	? Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Lấy VD minh hoạ?
Hoạt động 4: Vận dụng .
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài. 
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
Bài 7 : Chọn từ “những”, “mỗi” để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Tôi còn....5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.
b. Tôi còn....5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được.
-> a. Những (đánh giá nhiều về số lượng)
 b. mỗi (đánh giá ít về số lượng)
Bài 8: Viết một đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ (gạch chân dưới trợ từ và thán từ đó)
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Học và làm các bài tập còn lại.
 - Tìm hiểu bài: Tình thái từ.
Soạn: 5/ 10/ 2020- Dạy: / 10/2020.
Tiết 24- Tập làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được vai trò của yếu tố kể trong VB tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự.
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong một văn bản tự sự.
2- Kĩ năng:	
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các Vb đã học .
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
3- Thái độ:
 Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung chính của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc