Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh thấy được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.

- Đặc điểm biết cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu, tra cứu thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Tạo được 1 bài văn thuyết minh theo yêu cầu

3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.

- Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ học bài, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của quê hương, tình yêu quê hương, đất nước.

B- Chuẩn bị.

1- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh, hệ thống câu hỏi, VD, phiếu học tập.

2- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới

- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Tư duy sáng tạo.

 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Nêu cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) ?

? Giải bài tập 3 SBT- Tr.8 ?

* Khởi động vào bài mới :

 - Gv chiếu một số đề bài:

Đề 1: Giới thiệu về chiếc bút bi

Đề 2: Giới thiệu về thể thơ tám chữ

Đề 3: Giới thiệu cách làm đồ chơi em bé bằng quả thông

 ? Xác định dạng bài thuyết minh của những đề trên? ( HS xác định)

- Gv dẫn vào bài:

 

doc 18 trang linhnguyen 06/10/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
hức và lời văn TM .
Biết viết một đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Số câu:1 
Số điểm:2.
Tỉ lệ : 20%
Số câu:1 
Số điểm:2
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 6
Số điểm: 6
Tỉ lệ : 60%
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100
* Đề bài:
Câu 1: Muốn viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần có những kiến thức gì?
Câu 2: Những yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức và lời văn TM?
Câu 3: Viết một đoạn văn giới thiệu một thắng cảnh quê em?
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (2đ):
* Về hình thức: học sinh trình bày dưới dạng ý
* Về nội dung: Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì:
- Phải đến nơi thăm quan
- Quan sát, tra cứu sách vở
- Hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 2đ): Hs trình bày tốt và đủ 3 ý trên.
- Mức chưa tối đa ( 1,5đ): HS trình bày được 2 ý.
- Mức chưa đạt (0đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 2: (2đ):	
* Về hình thức: Hs trình bày dưới dạng ý.
* Về nội dung: Hs phân tích được:
- Yêu cầu cơ bản về nd tri thức: Trong VB TM mọi tri thức ( kiến thức) đều phải khách quan, xác thực đáng tin cậy.
- Yêu cầu về lời văn: rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( 2đ): Hs trình bày tốt và đủ 2 ý trên.
- Mức chưa tối đa ( 1,0đ): HS trình bày được 1 ý.
- Mức chưa đạt (0đ): Hs không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 3: (6đ) .
* Về hình thức: các câu văn liên kết mạch lạc, cùng hướng về chủ đề của VB.
 Lời văn rõ ràng, khách quan, trong sáng.
* Về nội dung: HS giới thiệu những nét nổi bật nhất trong một đoạn văn:
- Về vị trí địa lí.
- Về cảnh đẹp.
- Về giá trị của cảnh đẹp.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( điểm 6): Đảm bảo tốt và đủ những ý trên.
- Mức chưa tối đa: Đảm bảo chưa tốt mức độ có khác nhau.
 + Điểm 4- 5: HS trình bày được 1 ý đầu, chưa liên hệ.
 + Điểm 2- 3: HS trình bày được một phương diện của ý 1
- Mức chưa đạt: (Điểm 0-1): HS không làm bài hoặc diễn đạt quá vụng về, sơ sài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra 15’
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức:cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ học tập, tham gia vào hoạt động nhóm.
- Thời gian: 25 phút.
Hoạt động nhóm: 10 phút.
 ( KT 1,2,3)
- Bước 1 : + Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 Cả lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
 + Nhiệm vụ:
Nhóm 1, 2,3: Bài tập 1.
Nhóm 4,5,6: Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Gv bổ sung chốt kiến thức.
Gv cho hs đọc yêu cầu bài 3
Gv cho hs đọc yêu cầu bài 4
- Hs hoạt động cá nhân 2 phút.
- Hs hoạt động nhóm 8 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét.
Hs làm bài tập.
Hs làm bài tập
II- Luyện tập: 
Bài 1 :
- MB: giới thiệu địa điểm của di tích danh thắng một cách chính xác cụ thể. ( tham khảo mở bài trong SBT – Tr.26 viết về hồ Hoàn Kiếm )
- TB: + GT về hồ Hoàn Kiếm
 + GT về đền Ngọc Sơn
 + GT về bờ hồ
- KB: + Đánh giá về danh lam thắng cảnh này
 + Ý thức giữ gìn, tôn tạo
Bài 2 
- Từ gác nhà bưu điện nhìn bao quát cảnh hồ - đền
- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền.
- Tả chi tiết trong Đền
- Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa.
+ Từ tầng hai nhà phố Hàng Khay nhìn bao quát cảnh hồ- đền để kết luận về danh lam thắng cảnh.
Bài 3:  Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh: 
- Chi tiết về lịch sử hình thành hồ: 
+ Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi. 
+ Trước đó có tên là hồ Lục Thủy
+ Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.
+ Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân
- Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn:
+ Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá
+ Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.
+ Đền có ba nếp
- Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:
+ Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần
+ Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên
- Cảnh hiện nay:
+ Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.
Bài 4:
- Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm.
- Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về nhà tìm hiểu một danh lam thắng cảnh trên quê hương Đào Dương?
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ tìm tòi những tư liệu về danh lam thắng cảnh quê hương.	
 Giới thiệu về Đình Thượng?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học kĩ nội dung bài học. 
- CBBM: Ngắm trăng
Soạn: 10 /3 / 2021- Dạy: /3 /2021
 Tiết 91- Văn bản: NGẮM TRĂNG
 ( Hồ Chí Minh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Hiểu được bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của HCM.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2- Kĩ năng: Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm, phân tích được 1 số chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
3- Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, yêu thiên nhiên, biết rèn luyện, vượt khó để đi tới thành công.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
+ Phẩm chất: Yêu nước quê hương đất nước, trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh.
B- Chuẩn bị: 	 
1- Giáo viên:
- Giáo án Word, bài giảng Power point.
- Một vài hình ảnh về Bác, khu di tích Pác Bó
- Máy tính, máy chiếu
2- Học sinh: 
Chuẩn bị bài dựa vào câu hỏi SGK, sách giáo khoa, vở ghi
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học bài 
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức
*Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
*Khởi động bài mới 
Trò chơi: Đoán ô chữ.	
+ GV hướng dẫn 01 em HS tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Ô chữ để tìm ra các từ khóa liên quan đến bài học.
+ Nội dung của trò chơi: 
Có 10 hàng ngang.	
- Hàng ngang thứ 1 có 12 chữ cái.
? Đây là tên của Bác Hồ dùng trong 30 năm hoạt động cách mạng (1911-1941)?
NGUYỄN ÁI QUỐC
- Hàng ngang thứ 2 có 7 chữ cái.
? Đây là tỉnh giáp biên giới Việt – Trung, nơi Bác Hồ đã đặt bước chân đầu tiên về nước sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài?
CAO BẰNG
- Hàng ngang thứ 3 có 12 chữ cái.
? Đây là một bài thơ được Viễn Phương sáng tác trong một lần đến thăm lăng Bác
 VIẾNG LĂNG BÁC
- Hàng ngang thứ 4 có 9 chữ cái
? Đây là một thành phố mang tên Bác.	
 HỒ CHÍ MINH
- Hàng ngang thứ 5 có 10 chữ cái. 
? Bài ca Côn Sơn là của tác giả nào?
 NGUYỄN TRÃI
- Hàng ngang thứ 6 có 7 chữ cái.
? Ngôi nhà chung lớn nhất của một bản ở dân tộc được gọi là gì?
 NHÀ RÔNG
- Hàng ngang thứ 7 có 8 chữ cái.
? Trạng thái còn chưa thật tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. 
 BĂN KHOĂN
- Hàng ngang thứ 8 có 9 chữ cái.
? Từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ?
 SIÊNG NĂNG
- Hàng ngang thứ 10 có 6 chữ cái.
? Từ trái nghĩa với từ xa lạ là từ gì?
 GẦN GŨI
- Từ chìa khóa theo hàng dọc hôm nay sẽ là gì? Ngắm trăng.	
Hoạt động 2: hình thành kiến thức.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs hiểu được tác giả, xuất xứ, phương thức biểu đạt, bố cục....
.- Phương pháp và kĩ thuật: Học hợp đồng, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút.
- GV hướng dẫn đọc cả 3 bản 
nguyên tác, dịch nghĩa, dịch thơ.
- GV đọc mẫu, 
? Em có nhận xét gì về các câu thơ dịch, đặc biệt là câu thơ thứ hai ?
( GV: Nhìn chung là bài thơ dịch tương đối sát ý.
Riêng câu thơ thứ hai, dịch chưa sát, làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời hỏi trong bản phiên âm “nại nhược hà ?” và dịch từ “khán” ở câu thơ cuối là “nhòm” có phần khiếm nhã).
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT học hợp đồng)
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ; thể thơ; bố cục và PTBĐ của bài thơ Ngắm trăng?
- GV vừa bổ sung, vừa khái quát nét chính.
? Em hiểu gì về nhan đề “ngắm trăng” ?
- GV: + “ Ngắm trăng” là đề tài phổ biến trong thơ cổ. 
+ Người xưa khi thư thái, tâm hồn thoải mái, vui vẻ thì thường hay đem rượu ra uống cùng bạn hữu ngắm trăng, ngắm hoa, vịnh thơ. 
+ Song ở đây, Bác ngắm trăng trong tù – hoàn cảnh rất đặc biệt. Vậy Bác đã “ngắm trăng” ntn, chúng ta cùng tìm hiểu.
- Mục tiêu: Hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm. 
- Thời gian :35 phút.
? Con người thường ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
( Dự kiến: Lúc nhàn nhã, tâm hồn thư tháiMột trong những thú tao nhã của giới văn nhân tài tử là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở ngắm trăng bên cạnh bạn hiền)
? Trong câu thơ đầu, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
? Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
HS đọc
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Đại diện 1 nhóm điều hành báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung, phản biện.
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Đọc và tìm hiểu chú thích: 
a- Đọc:
b- Tìm hiểu chú thích: ( SGK)
2- Tìm hiểu chung:
a- Xuất xứ:
Bài thơ nằm trong tập “ Nhật kí trong tù”- sáng tác khi Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc 8/1942. 
b- Thể thơ: 
Thất ngôn tứ tuyệt
c- Bố cục: 4 phần ( Khai, thừa, chuyển, hợp)
d- Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm trực tiếp ( Từ cuộc ngắm trăng trong tù mà biểu lộ niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên của mình)..
II - Phân tích: 
1- Hai câu đầu:
* Hoàn cảnh ngắm trăng khác thường:
 “Trong tù- không rượu, không hoa”
+ Điệp từ “không” được nhắc lại hai lần “không rượu, không hoa” : Miêu tả, nhấn mạnh 1 cách chân thực cuộc sống trần trụi trong nhà tù, một sự thiếu thốn không hề thích hợp cho thú tao nhã thưởng ngoạn trăng của Người, làm chồng chất cái không có, thiếu thốn ấy.
(Có thể thấy ở câu thơ thứ nhất, là 1 lời tâm sự giãi bày hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp như mời gọi của đêm trăng. Bậc tao nhân mặc khách đó đang là 1 tù nhân bị đầy đọa vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người” làm sao phù hợp với cảnh thưởng nguyệt, làm sao có rượu hoa để thưởng trăng)
? Có thể cho rằng đây là câu thơ mang ý nghĩa phê phán được không?
( GV: vì chẳng có nhà tù nào “ nhân đạo” đến nỗi mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng).
? Nếu không mang ý nghĩa phê phán thì câu thơ này phải hiểu ntn?
TL cá nhân
- Không. 
TL cá nhân
- Trước cảnh đêm trăng quá đẹp, HCM khao khát được thưởng trăng 1 cách trọn vẹn và Người lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa.
(Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những ách nặng nề vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp).
? Ở câu thơ thứ 2, em cảm nhận được tấm lòng của Bác với thiên nhiên ntn?
TL cá nhân
* Câu thơ thứ hai: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
- Cụm từ “ nại nhược hà” ( khó hững hờ) đem đến cho câu thơ cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp.
(Cụm từ “ khó hững hờ”- ( nại nhược hà- làm thế nào bây giờ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn bất ngờ khi gặp cảnh đêm trăng, nghĩa là cần có sự bộc lộ, giãi bày giao lưu tình cảm trong khi bên mình chẳng có chút gì quen thuộc vốn rất thanh cao tao nhã để ngắm trăng. Trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự? Và vì vậy mà càng bứt rứt, bối rối)
? Điều đó phản ánh tâm hồn của Bác ntn?
- Đọc 2 câu thơ cuối:
? Em có nhận xét gì về biện pháp NT mà tác giả sử dụng trong 2 câu thơ?
? Em nhận thấy tâm hồn người tù lúc này ntn?
- GV: đây không phải là cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của HCM để tìm đến vầng trăng tri kỉ. Trong bài “ Trung thu” Bác cũng để “ Lòng thu vời vợi mảnh trăng thu”.
? Còn vầng trăng đối với Người ntn?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
-> Người chiến sĩ CM vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là 1 con người yêu thiên nhiên 1 cách say mê và đang rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp đêm trăng, dù đang là thân tù.
2- Hai câu thơ cuối:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
- Tác giả sử dụng phép bình đối cân xứng:
 “ nhân- nguyệt”
 “ nguyệt- thi gia”
-> Tạo ra cấu trúc đăng đối. Cả 2 câu đều thấy giữa “nhân” (người) và “ nguyệt”( trăng) có song sắt nhà tù chắn ở giữa-> Tất cả đã dựng lên 1 không gian, cảnh sắc, người và vật thật rõ ràng.
- Nghệ thuật nhân hóa( Nguyệt tòng song khích khán thi gia)
-> Người tù dường như quên đi cảnh giam cầm để tâm hồn bay bổng, vượt khỏi chốn tù ngục để tìm đến giao hòa với vầng trăng tự do, thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của đất trời. 
- Vầng trăng cũng vượt song sắt nhà tù để tìm đến “ ngắm nhà thơ”
Trăng dường như xuyên thấu nhà tù để tìm đến chia sẻ với người tù- thi nhân. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng được nhân hóa, cũng cảm động vì tình người và nhận ra cốt cách thi nhân. Trăng không còn chỉ là đối tượng của thiên nhiên, là vẻ đẹp để thưởng thức mà còn trở thành người bạn tâm giao, tri kỉ chủ động tìm đến nhà thơ để bầu bạn tâm sự.)
? Qua đó em nhận xét gì về mối quan hệ tình cảm của Người và trăng?
TL cá nhân
- Cấu trúc đăng đối của 2 câu thơ và phép nhân hóa đã làm nổi bật “ T/cảm song phương” đến mãnh liệt cao cả giữa Người và trăng
(Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giao cảm ấy khiến mọi gian khổ tăm tối chốn lao tù như biến mất. Tâm hồn con người trở nên thanh thản, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành nhà thơ. Rõ ràng lúc này hình ảnh người tù như chìm đi chỉ còn lại có trăng, nhà thơ và người tri kỉ.)
? Điều đó cho thấy sức mạnh nào của người chiến sĩ, thi sĩ ấy?
( GV: Phía này là nhà tù đen tối là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say người. Ở giữa 2 thế giới đối cực đó là cửa sắt nhà tù.
Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau).
? Qua bài thơ em thấy Bác hiện lên ntn?
( GV: - Qua bài thơ người đọc cảm thấy Bác dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lởcủa chế độ nhà tù khủng khiếp cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm
=> “Ngắm trăng” vừa thể hiện tình cảm với thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ- một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ CM vĩ đại đó).
 Bài thơ đã chứng minh sinh động cho 2 câu thơ HCM viết ngoài bìa tập “Nhật kí trong tù”- “Thân thể ở trong lao- Tinh thần ở ngoài lao”
? Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
-> Sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ. 
-> Đó là 1 tinh thần thép mà biểu hiện ở đây chính là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
III- Tổng kết: ( Ghi nhớ- SGK- 38)
1- Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ được lựa chọn tinh tế, chính xác.
- Nghệ thuật đối sánh tương phản giữa nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù.
2- Nội dung: 
Bài thơ là sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. Một lần nữa ta bắt gặp tình yêu thiên nhiên say đắm, phong thái ung dung đầy bản lĩnh, cốt cách của người thi sĩ, chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ làm bài tập, trả lời câu hỏi.	
- TG: 5'
? Đọc diễn cảm bài thơ ?	
? Em cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng ?
Hoạt động 4: Vận dụng	
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức viết bài văn chứng minh rằng: Thơ Bác là sự kết hợp giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ.
? Qua bài thơ, hãy chứng minh rằng: Thơ Bác là sự kết hợp giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Tìm đọc cuốn Nhật kí trong tù.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Chuẩn bị: Đi đường.
Soạn: 25/ 2/ 2021- Dạy: / 3 / 2021
Tiết 92- Tiếng Việt CÂU CẢM THÁN
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, cảm thán. Phân biệt câu cầu khiến câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. 
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết câu cầu khiến câu cảm thán trong các văn bản.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập, làm bài tập đầy đủ. 
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài cũ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học bài Câu cảm thán
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ học bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của Câu cầu khiến? Cho VD?
 (Gợi ý:
 - Có từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nàohay ngữ điệu cầu khiến; 
 - Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo,
 - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý yêu cầu không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
 VD: (HS tự lấy VD)
 	? Làm bài tập 5: SGK-33)
( Gợi ý: Câu “ Đi đi con!” trong đoạn trich và câu “ Đi thôi con.” Trong đoạn trích mục I.1.b-30 không thể thay thế cho nhau đc vì:
- Đi đi con! : chỉ yêu cầu người con thực hiện hành động đi.
- Đi thôi con.: yêu cầu cả người mẹ và người con cùng thực hiện hành động đi.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Chiếc hộp bí mật.
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi: Xác định các kiểu câu đã được học và mục đích nói ở những câu sau:
1- Bao giờ bạn đi Hà Nội?
	2- Những người muôn năm cũ 
 Hồn ở đâu bây giờ?
3- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
4- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
5- Mày có muốn chết không?
- Gv dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được đặc điểm hình thức chức năng của câu cầu khiến 
- Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: Nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 15 phút.
 - Gọ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.doc