Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Những hiểu biết bước đầu về Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (TN cái đẹp của cuộc đời tự do)
- Niềm khao khát tự do, lí tưởng CM của tác giả.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 1 tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ CM bị giam trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa 2 phần của bài thơ: thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3- Thái độ: Giáo dục HS trân trọng cảm phục người cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu độc lập, tự do.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học bài.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Tư duy sáng tạo.
+ Trách nhiệm với công việc được giao.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc 8 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền về bến và phân tích 8 câu thơ đó ?
? Nỗi nhớ quê hương của tác giả được diễn tả ntn? Nét đặc sắc về NT của bài thơ
* Khởi động vào bài mới:
- GV chiếu những hình ảnh về nhà tù cách mạng và hình ảnh một số chiến sĩ cm bị giam cầm.
? Em cảm nhận như thế nào về những hình ảnh trên?
* Gv dẫn vào bài: Tố Hữu, người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ kiên trung, từ khi tìm thấy ánh sáng lí tưởng đã nguyện trung thành với đảng cộng sản. Bài thơ Khi con tu hú vừa phản ánh sự thật trong cuộc đời người làm cách mạng, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của người tù yêu nước. Để hiểu được giá trị của bài thơ, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
bị thôi thúc mạnh mẽ bởi âm thanh của cuộc sống bên ngoài “ Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu” Điều đó đã thôi thúc tác giả muốn hành động “ đạp tan phòng” để hòa mình vào bầu trời tự) ? Tiếng chim tu hú xuất hiện cuối bài có ý nghĩa gì? ? Sự xuất hiện tiếng chim tu hú ở đầu câu và câu cuối bài thơ tác động khác nhau đến tâm hồn tác giả ntn? ( HS: Ở câu thơ đầu, tiếng chim tu hú đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến câu kết tiếng chim ấy lại khiến người chiến sĩ CM đang bị giam cầm cảm thấy hết sức bức bối, ngột ngạt trg nhà lao. Nhưng ở cả 2 câu tiếng chim tu hú đều giống nhau như tiếng tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình- người tù CM trẻ tuổi). ? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ? - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Đại diện một nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung Hs đọc TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân Hoạt động cá nhân 1 phút. Hoạt động cặp đôi 2’ phút. Đại diện cặp nhóm trả lời. Cặp nhóm khác nhận xét. TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung: 1- Về tác giả: - Tố Hữu ( 1920-2002 ) - Quê: Thừa Thiên Huế. - Giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. - Đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng. - Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. - Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. - Để lại nhiều tập thơ hay, có giá trị. 2- Tác phẩm: a- Đọc và tìm hiểu chú thích: b- Tìm hiểu chung. * Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ sáng tác tháng 7/1939 khi Tố Hữu đang bị giam ở nhà lao Thừa Phủ- Huế. ( GV dg SGV-27) - Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến- là mùa của sự sống tưng bừng, rực rỡ của trời cao lồng lộng, tự do. * Nhan đề của bài thơ “Khi con tu hú” chỉ là 1 mệnh đề chưa phải là 1 câu, nhưng là 1 mệnh đề mở sử dụng biện pháp hoán dụ có giá trị liên tưởng: Chim tu hú gọi hè về tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù mở ra toàn bộ mạch cảm xúc của bài thơ. * Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả. Cảm xúc của “ ta” chính là cảm xúc của tác giả. * Phương thức biểu đạt: m.tả+ b.cảm * Thể thơ: Thơ lục bát-> diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng hậu của tâm hồn. * Bố cục : 2 phần - 6 câu đầu: Cảnh mùa hè ( miêu tả ) - 4 câu cuối: Tâm trạng người tù ( biểu cảm ) II- Phân tích: 1- Cảnh sắc thiên nhiên vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng: - Âm thanh của tiếng chim tu hú. * Khung cảnh mùa hè: - Hình ảnh : + lúa chiêm đương chín + trái cây ngọt dần + bắp rây vàng hạt + nắng đào đầy sân + trời xanh, cao, rộng, con sáo diều - Màu sắc, hương vị: + vàng ( lúa, bắp) + hồng đào ( nắng) + xanh ( trời) + ngọt ( trái cây) - Âm thanh: + tiếng chim tu hú. + tiếng ve ngân. + tiếng sáo diều. -> Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè, ngôn từ trong sáng, tinh luyện, giàu sức gợi tả (“đương chín”, “ngọt dần”) => 6 câu thơ đầu mở ra 1 thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Đó là bức tranh tuyệt đẹp khoáng đạt vừa có sự kết hợp những gam màu rực rỡ, vừa rộn rã âm thanh, rộn rã sức sống. Đặc biệt bức tranh thiên nhiên ấy dường như đang có sự vận động tiến dần tới sự hoàn thiện hoàn mĩ. - Hình ảnh cánh diều nhào lộn như 1 chấm phá trong bức tranh. -> Hình ảnh cánh diều là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do. Hình ảnh này gợi lên trong lòng tác giả khao khát được thoát ra và hòa nhập vào cuộc sống tự do. -> Phải là người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống rộn rã rất đỗi quen thuộc thì mới vẽ được bức tranh trong tâm tưởng đẹp đến như vậy-> khát khao tự do cháy bỏng. 2- Tâm trạng của người tù cách mạng: “ Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” - Nghệ thuật: + Chuyển đổi cảm giác “ nghe hè dậy”. Nhà thơ người tù CM không phải nghe = tai, mà nghe = tâm hồn, thấy cuộc sống tự do phóng khoáng ở bên ngoài như vẫy gọi, thức dậy trong lòng tác giả khao khát cuộc sống, khao khát được hành động, được cống hiến sức mình cho cuộc sống tươi đẹp. + Sử dụng động từ mạnh “ đạp tan phòng” -> thể hiện hành động quyết liệt, mạnh mẽ muốn phá tan xiềng xích, đạp tung bốn bức tường vôi lạnh. + Những từ chỉ tâm trạng: “ngột, uất” diễn tả sự ngột ngạt u uất thiếu khí trời, thiếu tự do + Câu thơ cảm thán: “mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” + Nhịp thơ thay đổi, ngắt nhịp bất thường. -> Diễn tả tâm trạng bực bội, ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. - Tiếng chim tu hú càng kêu da diết thì khát vọng tự do của người tù CM càng lớn, càng cháy bỏng III- Tổng kết: 1- Nghệ thuật: - Tiếng chim tu hú khơi gợi nguồn cảm xúc. - Hai đoạn thơ 2 cảnh- tâm trạng khác nhau nhưng lô gic. - Giọng điệu thơ tự nhiên. - Thể thơ lục bát. 2- Nội dung: ( ghi nhớ SGK) Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo. +PC: Chăm chỉ: Tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ. Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân. ? Đọc diễn cảm bài thơ ? ? Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nêu nội dung bài thơ ? Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn. - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân.. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo + Chăm chỉ: tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.Trách nhiệm với phần việc được giao. ? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ ” Khi con tu hú”. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Học kĩ, hiểu nội dung, nghệ thuật và học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị: Tức cảnh Pác Bó. --------------------------------------------------------------- Soạn: 20/ 2/ 2021- Dạy: /2/ 2021 Tiết 87- Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1- Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. 2- Kĩ năng: - Nhận biết câu cầu khiến trg VB. - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp 3- Thái độ: Nghiêm túc học tập, làm bài tập đầy đủ. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt. - Phẩm chất: chăm chỉ học bài cũ, trách nhiệm với công việc được giao, tìm tòi tư liệu về câu cầu khiến. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk, sgv. - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới - Phương pháp: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, PC: + NL: giải quyết vấn đề. + PC: chăm chỉ học bài trước khi đến lớp. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ?Các chức năng khác của câu nghi vấn? * Khởi động vào bài mới: - Cho các câu văn sau: Câu 1: Cậu giúp mình nhé. Câu 2: Cứu tôi với! ? Những câu trên có những dấu hiệu của kiểu câu nào? ? Chúng thực hiện chức năng gì? - Gv dẫn vào bài: Ngoài chức năng chính là dùng để đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh, câu cầu khiến còn có các chức năng khác. Để hiểu cụ thể điều này, tiết học hôm nay ta sẽ giải đáp . Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. - Phương pháp, KT: KT khăn phủ bàn. - Hình thức: Nhóm . - Hình thành NL, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề, hợp tác. + Chăm chỉ, trách nhiệm.. - Thời gian: 15 phút. - Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm: Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ ( KT khăn phủ bàn) - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ. + Cả lớp chia thành 6 nhóm. + Nhiệm vụ: Câu 1: Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến ? Câu 2: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? Câu 3: Những câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì? - Bước 2: Tiến hành hoạt động. + GV quan sát, giúp đỡ hs. + Bổ sung, chốt kiến thức. - Y/c HS đọc phần VD 2: Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ ( KT khăn phủ bàn) - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ. + Cả lớp chia thành 6 nhóm. + Nhiệm vụ: Câu 1: Cách đọc câu “Mở cửa!” trong câu (b) có khác cách đọc câu “Mở cửa.” trong câu (a ) không? Câu 2: Câu “Mở cửa!” trong câu b dùng để làm gì? Khác với câu “Mở cửa.” trong câu (a) ở chỗ nào? - Bước 2: Tiến hành hoạt động. + GV quan sát, giúp đỡ hs. + Bổ sung, chốt kiến thức. ? Qua tìm hiểu VD cho biết câu cầu khiến có đặc điểm, chức năng nào? HS đọc - Tạo nhóm - HĐ cá nhân 2’. - HĐ nhóm 3 phút. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS đọc - Tạo nhóm - HĐ cá nhân 2’. - HĐ nhóm 3 phút. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. TL cá nhân I - Đặc điểm hình thức và chức năng: 1- Tìm hiểu ví dụ: * VD 1: a- Thôi, đừng lo lắng. - Cứ về đi. b- Đi thôi con. - Đặc điểm, hình thức: Có từ cầu khiến ( đừng, đi, thôi) - Chức năng: a- Thôi, đừng lo lắng -> khuyên bảo - Cứ về đi -> yêu cầu b- Đi thôi con -> yêu cầu * VD 2: - Câu “Mở cửa!” trong VD b có ngữ điệu (thể hiện qua cách đọc) của câu cầu khiến với ý nghĩa yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Câu “Mở cửa.” trong VD a là câu trần thuật có ý nghĩa thông tin sự kiện. - Câu “Mở cửa!” trong VD b dùng để đề nghị ra lệnh - Ở VD a dùng để trả lời câu hỏi. 2- Kết luận: ( Ghi nhớ- SGKtr31) Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học về câu cầu khiến qua hệ thống bài tập - PP và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ làm bài tập cô giao. - Thời gian: 10'. Tổ/c hoạt động nhóm: 6 phút ( KT 1,2,3) - Bước 1 : Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ: + Cả lớp chia thành 8 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. + Nhiệm vụ: Nhóm 1+ 5: Bài tập 1 Nhóm 2+6: Bài tập 2 Nhóm 3+7: Bài tập 3 Nhóm 4+8: Bài tập 4 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần. + Gv bổ sung chốt kiến thức. - Tạo nhóm - HĐ cá nhân 2’. - HĐ nhóm 3 phút. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. II Luyện tập: Bài 1: Đặc điểm hình thức: Có chứa những từ cầu khiến “hãy” “đi” “đừng” Câu a- Vắng CN. Phải dựa vào ngữ cảnh mới biết là Lang Liêu. Câu b- CN là ''ông giáo'' - ngôi thứ 2 số ít. Câu c- CN là ''chúng ta'' - ngôi thứ nhất số nhiều. - Thay đổi: a- Thêm CN: Con hãy lấy gạo ... ý nghĩa không thay đổi đối tượng tiếp nhận rõ hơn; lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn. b- Bớt CN: Hút trước đi. ( ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn) c- Thay đổi CN: Nay các anh đừng làm ... không thay đổi ý nghĩa cơ bản: không có người nói trong số những người tiếp nhận hành động “đừng làm” ( Vì: “ chúng ta” bao gồm cả người nói và người nghe. “ các anh” thì chỉ gồm người nghe. Bài 2: a- ''Thôi , im ... đi''. ( có từ ngữ cầu khiến ''đi'', vắng CN ) b- ''Các em ... khóc'' (có ''đừng'', CN - ngôi 2 số nhiều) c- ''Đưa tay cho tôi mau!'' - ''Cầm lấy tay tôi này!'' (không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu CK; vắng CN) -> Có, trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt - Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa CK, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh. Bài 3 - Giống nhau: Đều là câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến “ hãy”. - Khác nhau: Trong (a) vắng CN, còn (b) có CN (ngôi thứ 2 số ít). Nhờ có CN trong câu (b) ý CK nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tính chất khích lệ của người nói với người nghe. Bài 4 Dế Choắt nói vậy là muốn Dế Mèn đào một cái ngách từ “nhà” của Dế Choắt sang “nhà” của Dế mèn -> Là mục đích có cầu khiến. => Tô Hoài không dùng câu CK mà dùng câu nghi vấn ( “hay là” )làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ hơn, có ý đắn đo -> phù hợp với tính cách của DC ( nhút nhát, hiền lành ) và vị thế ( yếu đuối, thua kém ) của DC so với DM. * Củng cố: (3’) GV chốt kiến thức trọng tâm Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm tiếp bài tập 5, 6 phần luyện tập sgk. - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi - Hình thức: nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. + Chăm chỉ Làm bài tập 5,6 ( sgk tr 103) Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Học kĩ, hiểu nội dung bài học, làm BTVN - CBBM: Câu cảm thán. -------------------------------------------- Soạn: 20/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021 TỨC CẢNH PÁC BÓ ( Hồ Chí Minh ) I- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức: - HS nắm được 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng. - Thấy được cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua 1 bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - Phân tích được những giá trị nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu kính Bác Hồ, noi gương Bác. => Định hướng năng lực, phẩm chất: + Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học bài. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Giáo án Word, bài giảng Power point. - Một vài hình ảnh về Bác, khu di tích Pác Bó - Máy tính, máy chiếu 2- Học sinh: Chuẩn bị bài dựa vào câu hỏi SGK, sách giáo khoa, vở ghi III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: tạo tâm thế kết nối với bài mới - Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi. - Hình thức: cả lớp. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác + Chăm chỉ học bài để tham gia trò chơi kiểm tra kiến thức liên quan đến bài học.. - Thời gian: 5 phút. * Cách tiến hành: Trò chơi: Đoán ô chữ. + GV hướng dẫn 01 em HS tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Ô chữ để tìm ra các từ khóa liên quan đến bài học. + Nội dung của trò chơi: Có 4 hàng ngang. - Hàng ngang thứ 1 có 12 chữ cái. ? Đây là tên của Bác Hồ dùng trong 30 năm hoạt động cách mạng (1911-1941)? NGUYỄN ÁI QUỐC - Hàng ngang thứ 2 có 5 chữ cái. ? Đây là tên hang núi mà Bác đã từng sống và làm việc trong những năm 1941-1942? PÁC BÓ - Hàng ngang thứ 3 có 7 chữ cái. ? Đây là tỉnh giáp biên giới Việt – Trung, nơi Bác Hồ đã đặt bước chân đầu tiên về nước sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài? CAO BẰNG - Hàng ngang thứ 4 có 4 chữ số. ? Đây là năm Mặt trận Việt Minh được thành lập? 1941 ? Đây là những thông tin liên quan đến một bài thơ được Bác sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đó là bài thơ nào? -> Tức cảnh Pác Bó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp và kĩ thuật: Học hợp đồng, đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: chăm chỉ. - Thời gian: 10 phút. ? Dựa vào hợp đồng học tập đã giao từ tiết trước, đại diện nhóm 2 lên trình bày những thu thập thông tin của nhóm về con người và sự nghiệp của Hồ Chí Minh? - GV cho HS quan sát một số bức ảnh của Hồ Chí Minh. - Gv chuẩn kiến thức. - GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng vui tươi, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc. GV nhận xét cách đọc của HS. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK/ tr 28 ? Dựa vào phần chú thích *SGK/ tr 28, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? GV cho HS xem một số hình ảnh về hang Pác Bó. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Kể tên một số bài thơ em đã học cũng được làm theo thể thơ này? ? Theo em, cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì? ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - Mục tiêu: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc họa vừa gần gũi, giản dị, chân thực, vừa mang tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi giống như một bức tượng đài lãnh tụ cách mạng. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - Định hướng NL, phẩm chất: + NL : Cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm. - Thời gian : 20 phút. ? Câu thơ thứ nhất Bác nói về chuyện gì? ? Cấu tạo của câu thơ có gì đặc biệt ? Chỉ ra cấu tạo đặc biệt đó? ? Em có nhận xét gì về nhịp thơ và giọng điệu câu thơ ? ? Với nhịp thơ, giọng điệu, phép đối, câu thơ đã diễn tả được điều gì? ? Câu thơ thứ 2 nói về chuyện gì? ? “Cháo bẹ”, “rau măng” là những thực phẩm như thế nào? ( -“cháo bẹ”: cháo ngô -“rau măng”: măng rừng thay rau) ? Em có nhận xét gì về bữa ăn đó? (Bữa ăn rất giản dị , đạm bạc và thiếu thốn.) ? Em hiểu như thế nào về cụm từ “ vẫn sẵn sàng” mà tác giả sử dụng trong câu thơ này? ? Nhận xét về giọng điệu của câu thơ này? Qua đó, em thấy được vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác? ? Câu thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? + Từ láy “ chông chênh” gợi tả điều gì? + Dịch sử Đảng là làm việc gì? Mục đích công việc đó? Em cảm nhận như thế nào về thanh điệu của ba từ này? GV: - “Dịch sử Đảng” là dịch cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” ra tiếng Việt làm tài liệu học tập, tuyên truyền cách mạng cho cán bộ chiến sĩ. Ba từ “dịch sử Đảng” toàn thanh trắc toát lên cái khỏe khoắn mạnh mẽ, gân guốc đối lập với thế chông chênh của điều kiện làm việc nói trên. -> NT đối được vận dụng triệt để. ? Hình ảnh Bác ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào? ? Qua 3 câu thơ đầu, hình ảnh Bác hiện lên như thế nào ? Y/c HS đọc câu thơ cuối. ? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong câu thơ, bài thơ? ? “ Sang ” có nghĩa là gì? ? Em hiểu cái “ sang ” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này là gì? ? Em có nhận xét gì về cách nói và giọng điệu của câu thơ này? Tác dụng của cách nói đó? Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3' ? Qua bài thơ có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi thú lâm tuyền trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau? - GV nhận xét, kết luận. ? Chỉ ra những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? ? Giá trị nội dung của bài thơ? GV gọi 1-2 HS trả lời. GV tổng kết. GV gọi HS đọc ghi nhớ SKG/ tr 30 - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Đại diện 1 nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung. Hs đọc TL cá nhân TL cá nhân HS bộc lộ TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân - Hoạt động cá nhân 1 phút. - Hoạt động cặp đôi 3 phút. - Đại diện cặp trả lời. - Cặp khác bổ sung. TL cá nhân TL cá nhân I - Đọc và tìm hiểu chung: 1- Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). 2- Tìm hiểu chung. a. Đọc và tìm hiểu chú thích b- Tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: - Tháng 2/1941, Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Người sống trong hang Pác Bó * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt * Cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Niềm vui thích, sảng khoái của Bác khi sống ở Pác Bó->Thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung làm chủ hoàn cảnh của Bác * Bố cục: - 3 câu đầu: Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác. - Câu cuối: Quan niệm của Bác về cuộc đời cách mạng. II- Phân tích. 1- Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác. * Câu thơ thứ nhất: Chuyện ở “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” + Câu thơ sử dụng phép đối chặt chẽ:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc