Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2- Kĩ năng:

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng chính xác.

- Viết 1 đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao. Chăm chỉ tìm tòi đoạn văn thuyết minh.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.

- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: tạo tâm thế kết nối với bài mới

- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.

- Hình thức: nhóm.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + Hợp tác.

 + Chăm chỉ học bài cũ trước khi đến lớp.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?

* Khởi động vào bài mới:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hát theo từ cho sẵn

- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội là hát theo một từ cho sẵn. Lần lượt từng đội sẽ hát, mỗi đội 1 lần về từ đã cho. Nếu trong vòng 3 giây mà chưa tìm ra bài hát nào thì phải chuyển quyền được hát sang đội kia.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

 

doc 16 trang linhnguyen 06/10/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
 bi, công dụng của bút bi
 + Cách sử dụng bút bi
- Đoạn văn mắc lỗi:
 + Không rõ câu chủ đề.
 + Chưa có ý công dụng.
 + Các ý còn lộn xộn thiếu mạch lạc.
 - Sửa chữa bổ sung: Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng: Cấu tạo, công dụng, sử dụng.
(Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là ở đầu bút có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Để viết được người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào trong vỏ. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng HS tiểu học chưa nên dùng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện chữ nét thanh nét đậm.)
? Đoạn văn b thuyết minh về cái gì?
? Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên ntn?
? Đối chiếu với chuẩn ấy thì đoạn văn mắc lỗi gì?
? Hãy sửa lại để đoạn văn được hoàn chỉnh?
- HS đọc ghi nhớ SGK 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
b- Đoạn văn b:
- Đoạn văn thuyết minh về cấu tạo của chiếc đèn bàn.
- Yêu cầu
 + Nêu rõ chủ đề
 + Cần giới thiệu cấu tạo đèn bàn theo trình tự từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
- Đoạn văn cũng lộn xộn rắc rối, phức tạp khi giới thiệu cấu tạo chiếc đèn bàn- một đồ dùng quen thuộc. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo.
- Sửa lại:
Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc vào ban đêm. Đèn có 2 loại chủ yếu: đèn điện và đèn dầu. Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo của 1 kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện. Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy đầu tiên là đế đèn( được làm bằng 1 khối thủy tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn, nối với công tắc, luồn hướng lên trong 1 ống thép không rỉ thẳng đứng tới đầu ống nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25-> 27 w. Để tập trung nguồn ánh sáng trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tập cô giao..	
- Thời gian: 15'.
Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài: Giới thiệu về trường em
 - Hs làm việc cá nhân.
Báo cáo kết quả.
Nhận xét.
II- Luyện tập:
Bài 1:
* Đoạn mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường bề thế nằm giữa cánh đồng xanh- ngôi trường thân yêu mái nhà chung của chúng tôi.
* Đoạn kết bài: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
Bài 2:
Gợi ý: 
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp
- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. 
Bài 3:
Gợi ý: Dựa vào phần mục lục, giới thiệu sơ lược về số lượng các tuần, bài, tên và sự sắp xếp các bài, tiết học trong từng tuần.
* Củng cố: GV khắc sâu kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức để viết đoạn văn thuyết minh
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ làm bài tâp về nhà.	
 Hãy viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyên Hồng .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng 
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
Soạn: 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021
Tiết 82- Văn bản: 
 QUÊ HƯƠNG
 ( Tế Hanh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và bài thơ này: tình quê hương đằm thắm của tác giả. 
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh khỏe khoắn, sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 
3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu quê hương, con người lao động.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Trách nhiệm với công việc được giao, yêu nước, chăm chỉ học tập.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. GSK, SGV 
- HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng”? ND chính và nghệ thụât tiêu biểu của bài thơ?
? Đọc đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ “ Nhớ rừng” và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó ? 	
* Khởi động vào bài mới: 
- GV chiếu những hình ảnh về mỗi miền quê đặc trưng cho vùng miền.
? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh trên?
* Gv dẫn vào bài: Mỗi miền quê có những vẻ đẹp riêng đặc trưng cho vùng miền. Đó là kỉ niệm, cũng là nỗi nhớ của những người đi xa. Tế Hanh nhà thơ của miền Trung thân yêu, khi tập kết ra Bắc luôn nhớ về miền sông nước Trà Bồng. Để hiểu được tình yêu của nhà thơ, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu sơ lược về tác giả; xuất xứ đoạn trích, nhan đề, bố cục.
- Phương pháp và kĩ thuật: hợp đồng, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ tìm tòi những tư liệu về nhà thơ Tế Hanh.
- Thời gian 15 phút.
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- GV khái quát nét chính.
- Bổ sung: Nguồn cảm hứng lớn là nỗi nhớ quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc thống nhất -> Có thể nói Tế Hanh là nhà thơ của quê hương. 
- GV giới thiệu cách đọc: đọc giọng nhẹ nhàng, cảm xúc thiết tha bay bổng.
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc nhận xét.
- GV cho HS giải thích một số chú thích SGK.
? Nêu xuất xứ của bài thơ ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
? Bố cục của bài thơ ?
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: cảm xúc phấn chấn, tin yêu, tự hào về quê hương làng chài, thấy được những nét nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian: 35 phút.
- HS đọc đoạn đầu:
? Làng quê của tác giả được giới thiệu ở hai câu mở đầu có gì đặc biệt
- HS đọc đoạn đầu:
? Làng quê của tác giả được giới thiệu ở hai câu mở đầu có gì đặc biệt?
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện một nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
Hs đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung: 
1- Về tác giả:
- Tế Hanh ( 20/6/1921 ) ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ của quê hương.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Tìm hiểu chung:
* Xuất xứ : 
Rút trong tập “ Nghẹn ngào ” ( 1939 ), sau in trong tập “ Hoa niên” ( 1945 ).
* Thể thơ: 8 chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần liền
* Bố cục: 2 phần
- 8 câu đầu: Cảnh dân chài ra khơi đánh cá.
- Những câu còn lại: Cảnh trở về.
* Phương thức biểu đạt: Miêu tả+ biểu cảm
II- Phân tích: 
1- Cảnh dân làng bơi thuyền ra khơi đánh cá:
- Giới thiệu về vị trí địa lí: Là vùng sông nước gần biển
- Nghề nghiệp của dân làng: nghề chài lưới.
( Hai câu thơ mở đầu rất bình dị tự nhiên, tác giả giới thiệu làng chài- quê tác giả hiện lên như đảo vây giữa trời nước, giữa không gian bát ngát của sông biển, thời gian tính = “ngày sông”)
? Sáu câu tiếp theo nhà thơ nói về điều gì?
? Khung cảnh ra khơi được miêu tả ntn?
? Trong khung cảnh ấy hình ảnh nào được miêu tả nổi bật nhất?
? Hình ảnh con thuyền được miêu tả ntn? 
? Tác giả đặc tả con thuyền thông qua biện pháp nghệ thuật gì? Em cảm nhận ra sao về hình ảnh đó?
Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao và thiêng liêng và rất thơ mộng. Cánh buồm khi no gió căng phồng lên, căng đầy, gợi cảm. Dáng vóc hiên ngang, phóng khoáng, cường tráng sinh khí của cánh buồm được nhà thơ cảm nhận như là hơi thở, là linh hồn của con thuyền, của làng chài.
Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Hình ảnh so sánh gợi ra 1 vẻ bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao: Tình cảm sự mong chờ của quê hương gửi vào những cánh buồm no gió cho người ra khơi, cho 1 chuyến đi đánh cá
? Em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả dành cho quê hương trong đoạn thơ này?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Cảnh ra khơi đánh cá của làng chài:
+ Khung cảnh: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-> Ban mai của quê hương mở ra 1 không gian rộng rãi, trong trẻo, thoáng đãng, thanh bình, hứa hẹn chuyến ra khơi thuận lợi.
+ Hình ảnh con thuyền:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
=> + Hình ảnh so sánh “con tuấn mã”- một hình ảnh đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
 + Các động từ “ băng”, “phăng”, “vượt” diễn tả thật ấn tượng, khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên 1 sức sống mạnh mẽ. 
 + Tác giả sử dụng kết hợp biện pháp so sánh và nhân hóa: cánh buồm như 1 sinh thể biết cử động. Và hơn thế nó trở thành linh hồn của làng quê.
-> Cảm xúc phấn chấn, tin yêu, tự hào về quê hương làng chài.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Tg: 5 phút
? Đọc diễn cảm bài thơ ?	
? Nhận xét về bức tranh làng chài trong bài thơ ?
Hoạt động 4: Vận dụng	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết bài văn cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.	
? Phân tích đoạn 1 của bài thơ Quê hương?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Học thuộc lòng, hiểu ND, NT của bài thơ.
- Chuẩn bị phần tiếp theo.
..............................................................
Soạn: 16/2/2021- Dạy: /2/2021
 Tiết 83- Văn bản: 
 QUÊ HƯƠNG
 ( Tế Hanh )
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
- Mục tiêu: Cảm nhận dược nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm của tác giả;thấy những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, chú ý nghe giảng.
- Thời gian 35 phút.
- HS đọc đoạn:
“Ngày hôm sauthấm dần trong thớ vỏ”
? Đoạn thơ tạo dựng mấy hình ảnh?
( HS: 3 hình ảnh: 
- Cảnh đón đoàn thuyền trở về.
- Hình ảnh người dân chài.
- Hình ảnh những con thuyền).
? Cảnh đón đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào?
? Em cảm nhận ra sao về cảnh này?
- GV: Sự sống toát ra từ không khí “ồn ào”, “tấp nập” đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thật thích mắt và cả lời cảm tạ chân thành trời đất đã để sóng yên biển lặng, để người dân chài trở về an toàn “ cá đầy ghe”.
Quang cảnh ồn ào, náo nhiệt đó là những hình ảnh khá quen thuộc của làng chài. Bến đỗ là nơi những con thuyền cùng người dân chài đi bến trở về, là nơi người dân chài chờ đợi, cũng là nơi buôn bán của làng chài. Đạt được mẻ cá bội thu, chuyến ra khơi an toàn, người đi biển tạ ơn trời. Cụm từ “nhờ ơn trời” như là tiếng reo vui, tiếng thở phào nhẹ nhõm cảm tạ thiên nhiên, trời biển đã giúp đỡ, đã che chở hào phóng với chuyến ra khơi. Câu thơ rất thực nhưng mang ý nghĩa rất thiêng liêng. Lời cảm tạ xuất phát từ đáy lòng chất phác, giản dị như chính người dân làng chài.)
? Hình ảnh người dân làng chài được miêu tả ntn sau chuyến đi biển trở về?
? Em cảm nhận ntn về hình ảnh đó?
Tác giả đã tạc lên bức tượng người lao động khỏe khoắn, có sức vóc dạn dày sóng gió và giàu sức sống. Bức tượng ấy được tạc giữa trời đất- một bức tượng có hình khối, màu sắc và cả hương vị đặc trưng: màu da “rám nắng” là tín hiệu của 1 đời sống lao động vất vả- màu da của cuộc đời gần gũi với đất trời, sóng gió “vị xa xăm” là vị mặn mòi của muối nồng đậm in dấu trên bất kì người ra khơi nào, họ mang hơi thở của đại dương mênh mông).
? Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi được đặc tả ntn? 
( So sánh với h/a con thuyền ra khơi)
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
(Sau 1 chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió trở về, con thuyền được tác giả cảm nhận k chỉ nằm im trên bến mà còn thấy “sự mệt mỏi say sưa” của con thuyền. Đó là trạng thái thư giãn, tự hài lòng với chuyến ra khơi. Tác giả còn cảm thấy con thuyền ấy đang tự “nghe”, tự cảm thấy, tự nhận ra chất muối hương vị của biển cả đang thấm dần vào cơ thể mình như 1 sự cảm nhận thấm thía= da thịt con người. Người dân chài sau chuyến ra khơi ngả mình mãn nguyện thư giãn. Dư vị của chuyến đi lan tỏa, ngấm dần vào con người, tâm hồn họ làm nên nét đặc trưng của con người miền biển-> Con thuyền là thành viên của làng biển).
? Tình cảm của tg đối với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào?
? Khi xa quê hương tác giả nhớ đến những gì?
? Nỗi nhớ ấy có điều gì đặc biệt?
(Từ màu nước biển-> hình ảnh những con “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền”, và cả mùi “nồng mặn” rất riêng, rất đặc trưng của quê hương. Cái màu sắc hương vị khiến tác giả nhớ ấy cũng là 1 phần “ hồn làng” không lẫn với 1 quê hương nào khác.
? Em hãy nhận xét cách tác giả bộc lộ nỗi nhớ?
? Qua cách tả quê hương và nỗi nhớ của tác giả, ta cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ?
( GV: Với mối tình lớn lao đó, Tế Hanh đã vẽ lại bức tranh quê hương đầy ấn tượng, đầy vẻ đẹp khỏe khoắn và đầy chất thơ, mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống-> Làng chài ven biển đó đẹp mãi trong thơ).
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Khái quát nội dung của bài thơ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
2- Cảnh đón đoàn đánh cá trở về.
* Cảnh đón đoàn thuyền trở về.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
..
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
- Tác giả không tả 1 người nào cụ thể mà tả chung không khí cả làng chài.
-> Đây là một bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.
* Hình ảnh người dân chài:
 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
-> Hình ảnh người dân chài hiện lên vừa thực, vừa lãng mạn. Họ hiện lên có tầm vóc, có hình khối mà lại rất đặc trưng cho người dân miền biển.
* Hình ảnh những con thuyền:
- Con thuyền ra khơi thì “Hăng như con tuấn mã”, “Phăng mái chèo mạnh mẽ”-> Hăm hở khí thế.
- Khi trở về “im bến mỏi về nằm- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
-> Biện pháp nhân hóa được diễn tả qua các từ “im, mỏi”, “về nằm”, “nghe”. Con thuyền không còn là vật vô tri mà mang tâm hồn con người- một tâm hồn rất tinh tế.
3- Tình cảm của tác giả đối với quê hương.
- Hoàn cảnh: xa quê (dg)
- Tác giả nhớ: “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, cái mùi nồng mặn của biển”
- Điều đặc biệt của nỗi nhớ là những ấn tượng, những hình ảnh quen thuộc của 1 làng chài
-> Điệp khúc “nhớ” kết hợp câu cảm thán “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ cồn cào, da diết của tác giả với quê hương- một nỗi nhớ đa dạng mà giản dị, tự nhiên.
=> Tế Hanh rất yêu quê hương gắn bó sâu sắc với quê hương mình.
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật:
- Cảm nhận tinh tế.
- Sáng tạo hình ảnh thơ đặc trưng, chọn lọc vừa chân thực, vừa bay bổng lãng mạn rất có hồn.
2- Nội dung: (Ghi nhớ- SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học.
 - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 +PC: Chăm chỉ: Tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Tg: 5 phút
? Đọc diễn cảm bài thơ ?	
? Nhận xét về bức tranh làng chài trong bài thơ ?
Hoạt động 4: Vận dụng	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức viết bài văn cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm khi cô giáo giao bài.	
? Qua bài thơ, hãy chứng minh rằng: Tế Hanh là nhà thơ của quê hương.	
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Học thuộc lòng, hiểu ND, NT của bài thơ.
- CBBM: Khi con tu hú.
...........................................................................................................................................
Soạn: 16/ 2/ 2021- Dạy: / 2/ 2021
Tiết 84- Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm) 
2- Kĩ năng: 
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: 1phương pháp ( cách làm)
- Tạo được 1 VB thuyết minh theo yêu cầu: biết viết 1 bài văn thuyết minh về 1 cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3- Thái độ: GD tinh thần tìm tòi sáng tạo.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học tập, tìm tòi tư liệu liên quan đến bài..
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: tạo tâm thế, kết nối với bài mới.
- Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ học bài cũ khi đến lớp.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?
* Khởi động vào bài mới:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chủ đề nguyên liệu món ăn và cách làm.
- Luật chơi: Có hai đội, mỗi đội khoảng 3 em. Nhiệm vụ của hai đội ghi những nguyên liệu cho món ăn và lần lượt các công đoạn làm món ăn đó. Trong vòng 5 phút phải hoàn thành nguyên liệu, công đoạn làm món ăn. Đội nào hoàn thành tốt nội dung sẽ là dội chiến thắng.
- Hết thời gian, GV cho hs là khán giả nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs nắm được cách làm bài văn thuyết minh về phương pháp.
- Phương pháp, KT: KT mảnh ghép.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.	
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c HS đọc VD a, b:
 Tổ/c thảo luận nhóm: 10’
 ( KT mảnh ghép)
+ Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: Cả lớp được chia thành 6 nhóm, đánh số hs trong nhóm lần lượt HS1, 2, 3,4, 5,6:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Nhóm 1,2,3: thảo luận văn bản a:
? VB thuyết minh hướng dẫn cách làm đồ chơi gì?
? VB gồm những phần nào?
? Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?
? Phần cách làm được trình bày ntn? Theo trình tự nào?
? Phần yêu cầu sản phẩm có cần thiết không? Vì sao?
Nhóm 4,5,6: thảo luận văn bản b
? Văn bản b thuyết minh hướng dẫn cách làm món ăn gì?
? Phần nguyên vật liệu được giới thiệu có gì khác với Vb a? Vì sao?
? Phần cách làm có gì khác với VB a? Vì sao?
? Phần yêu cầu thành phẩm có gì khác với VB a? Vì sao?
+ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc