Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề Tiếng Việt muôn màu.

2- Về kĩ năng:

 Xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề Tiếng Việt muôn màu.

3- Về thái độ:

 Có ý thức tìm tòi, thu thập từ ngữ địa phương để làm giàu vốn từ của bản thân.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- Phẩm chất : Chăm chỉ tự tìm tòi tài liệu liên quan, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

B- Chuẩn bị:

 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.

 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.

- Phương pháp và kĩ thuật: động não.

- Hình thức: Cá nhân.

- Năng lực, phẩm chất hướng tới:

 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.

 + Phẩm chất: Yêu ngôn ngữ dân tộc.

 Chăm chỉ tìm tòi để làm giàu vốn ngôn ngữ cho bản thân.

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Khởi động vào bài mới :

Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) có sử dụng từ địa phương mà em được biết.

 

doc 12 trang linhnguyen 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 25/12/2020- Dạy: /1 /2021
Tuần 18- Tiết 69: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề Tiếng Việt muôn màu.
2- Về kĩ năng:
 Xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề Tiếng Việt muôn màu.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm tòi, thu thập từ ngữ địa phương để làm giàu vốn từ của bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ tự tìm tòi tài liệu liên quan, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: Yêu ngôn ngữ dân tộc.
 Chăm chỉ tìm tòi để làm giàu vốn ngôn ngữ cho bản thân.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) có sử dụng từ địa phương mà em được biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP dự án)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
Bước 1: Cả nhóm cùng thống nhất, thực hiện ý tưởng cho buổi triển lãm.
- Nội dung triển lãm: Tạo phòng trưng bày về từ điển Từ địa phương Tiếng Việt 
- Hình thức triển lãm: Báo cáo tập san của nhóm.
- Thời gian tổ chức triển lãm: 2 tiết – Địa điểm tổ chức triển lãm: Lớp học.
- Cách thức tuyên truyền, quảng bá: Làm tờ rơi, áp phích,...cho cuộc triển lãm.
Bước 2: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Sưu tầm: 
 Tất cả những từ địa phương đã đọc qua Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5 và Ngữ văn lớp 6,7,8.
- Viết lời thuyết minh, giới thiệu, chú thích cho Từ điển được trưng bày.
- Làm tờ rơi, áp phích quảng cáo cho cuộc triển lãm và chia sẻ đến các đối tượng quan tâm( các bạn cùng khối, GV Ngữ văn)
Bước 3: Các thành viên thực hiện nhiệm vụ đã được phân công theo đúng thời hạn. Tạo Từ điển về những từ ngữ địa phương.
Bước 4: Tập hợp sản phẩm của các thành viên, sắp xếp, bố trí và đóng thành Từ điển, trưng bày cho cuộc triển lãm .
- Y/c cả nhóm tổ chức triển lãm tại địa điểm đã lựa chọn.
- Giới thiệu về các từ ngữ địa phương đã sưu tầm từ lớp 1- lớp 8. cho người nghe.
- Tiêu chí đánh giá: 
 + Về sản phẩm: Sản phẩm tham gia triển lãm là Từ điển tiếng Việt.
 + Hình thức: trang trí đẹp, bố trí khoa học, nội dung tốt.
 + Về hoạt động: Các thành viên tích cực, chủ động, sáng tạo hoàn thành công việc được giao, xác định được nhiệm vụ cần làm; có sự phân công công việc chi tiết, cụ thể và phù hợp; làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả; hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đặt ra. Các thành viên trong nhóm đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác.
- HS tiến hành HĐ 
- Sắp xếp, trưng bày.
Đại diện HS giới thiệu sản phẩm trưng bày.
I- Xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn.
II- Tổ chức triển lãm về Từ điển tiếng Việt muôn màu.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng. 
- Tiếp tục sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, có sử dụng từ địa phương.
- Tự làm Từ điển cho riêng mình. Viết lời thuyết minh cho nội dung đã sưu tầm.
- Chuẩn bị: Chuẩn mực sử dụng từ.
PHỤ LỤC: Phiếu đánh giá hoạt động.
Phiếu đánh giá số 1: Cá nhân tự đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0,1,2,3,4
Họ tên thành viên
Mức đóng góp
Phiếu đánh giá số 2: Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D.
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
Phiếu đánh giá số 3 : Tiêu chí đánh giá :
* Về sản phẩm : 
- Từ điển có bố cục chặt chẽ, hài hòa 
- Trình bày khoa học, độc đáo.
* Về hoạt động :
- Các thành viên tích cực, chủ động, hoàn thành công việc được giao.
- Từng thành viên xác định được công việc cần làm ; có sự phân công công việc cụ thể, chi tiết ; các thành viên đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác ; làm việc hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
..........................................................................................................................
Soạn: 25 /12 / 2020- Dạy: / 1 / 2021
Tiết 69- Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm:	
 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 ( Tản Đà )
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết đọc thêm, HS sẽ: 
- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ thất ngôn bát cú. 
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ.
- Phát hiện, so sánh thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
3- Thái độ:
 Yêu ghét rõ rệt: Yêu cái tốt, cái đẹp; ghét và phê phán cái xấu xa. 
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước, chăm chỉ học tập tìm tòi kiến thức.
- NL: Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị: 	 
- Thầy: Soạn giáo án, chân dung Tản Đà, máy chiếu hoặc bảng phụ. 
- Trò: Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ:
	? Đọc thuộc lòng bài thơ ''Đập đá ở Côn Lôn"
 ? Nêu giá trị nd và nt của bài thơ? 	
 * Khởi động vào bài mới: 
- Cho học sinh nghe bài hát: Đất nước lời ru
? Bài hát đem đến cho em cảm xúc gì?
 * Giới thiệu bài: Đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương do chiến tranh mang đến. Vậy mà cả một thời gian dài, nhiều nhà thơ loay hay tìm đường đi cho mình, họ lại rơi vào bế tắc. Chính sự bế tắc đã đem họ đến những giấc mộng thoát li. Để hiểu được tâm sự của một nhà thơ trong PT Thơ mới, ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự tìm tòi kiến thức về tác giả Tản Đà, tác phẩm của ông.
- Thời gian: 10 phút.
- GV giới thiệu chân dung nhà thơ Tản Đà
? Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng đã giao từ tiết trước, hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trình bày, GV khái quát nét chính. 
- GV nêu thêm:	
 Về xuất xứ bút danh Tản Đà:
 Núi Tản (Viên, Ba Vì) ở trước mặt Hắc Giang (Sông Đà) bên cạnh nhà 
-> Lấy bút danh là Tản Đà .
Vốn xuất thân là nhà nho nhưng lại sống giữa buổi Nho học tàn tạ, Tản Đà sớm chuyển sang cầm cây bút sắt “mà sinh nhai lối dọc đường ngang”. Là một nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thợng, sáng trong, Tản Đà không muốn hòa nhập với XH td PK đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi. Ông tìm cách thoát li vào thơ, vào cõi mộng, cõi tiên- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” tiêu biểu cho hồn thơ ấy.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc thể hiện tâm trạng buồn chán, cuối bài là sự mỉa mai, chế nhạo.
- GV đọc mẫu. GV uốn nắn.
? Trong 5 từ khó trong SGK, em không hiểu rõ từ nào ?
+ HS nêu từ không hiểu, 1 bạn khác hiểu rõ từ đó giải thích hoặc GV giải thích.
? Nêu xuất xứ của bài thơ ?
? Bài được viết theo thể thơ nào?
? Giọng điệu của bài thơ có gì khác so với 2 bài thơ “ Vào nhà ngục”, “ Đập đá”?
? Xác định bố cục của bài thơ?
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, chất ngông của Tản Đà qua bài thơ.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước .
- Thời gian : 25 phút.
? Điều gì khơi nguồn cảm hứng cho lời thơ? Theo em 2 câu thơ đầu là lời của ai? Nhân danh ai, tâm sự cùng đối tượng nào? 
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả với mặt trăng? Tác dụng ?
? Hai câu thơ đầu, lời tâm sự của nhân vật trữ tình là gì?
Vì sao nhà thơ lại buồn? 
? Nhưng vì sao lại là “chán trần thế có 1 nửa”, và vì sao lại muốn lên cung trăng?
 ( GV: Như vậy cái sầu, cái buồn của tác giả là sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời. Nỗi buồn đêm thu là cái thường tình thi sĩ, còn nỗi chán đời là do cuộc đời trần thế đầy rẫy những xấu xa, nhơ bẩn, bon chen danh lợi. Vừa chán đời vừa yêu đời là tâm sự mâu thuẫn nhưng lại thống nhất trong con người TĐ. Cuộc sống trần thế không có gì vui cho con người có nhân cách thanh cao như Tản Đà. Thoát tục để tìm về nơi tiên cảnh hòa vào thiên nhiên, cảnh vật, chốn yên ả thanh bình mới là khát khao cháy bỏng của các thi sĩ lãng mạn như ông. 
Vì vậy tác giả đã có những khát khao, mơ ước riêng: Muốn được làm thằng Cuội ngồi trên cung trăng.)
? TL: Hai câu thơ ta đọc được tâm sự nào của ông? Ta cũng thấy được hồn thơ Tản Đà là hồn thơ ntn?
? Em hiểu ntn về hình ảnh “cung quế”, “ cành đa” và “thằng cuội”?
( Dự kiến: Theo thần thoại Trung Hoa thì cây quế mọc bên cung trăng nơi Hằng Nga ở. Theo truyền thuyết VN thì trên cung trăng có cây đa cổ thụ, có thằng Cuội ngồi dưới gốc cây đa trông trâu, chăn trâu)
? Có người nhận xét Tản Đà là 1 hồn thơ “ngông” Em hiểu “ ngông” nghĩa là gì?
( Dự kiến : Ngông là làm những việc trái với lẽ thường, khác với người bình thường. “Ngông” trong văn chương thường biểu hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh mẽ, có mối bất hòa sâu sắc với xã hội khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp quy luật của con người. Ngông là sản phẩm của chế độ PK chuyên chế không tôn trọng cá tính của con người.
 Chẳng hạn Nguyễn Công Trứ lấy mo cau che đít bò đủng đỉnh cưỡi lên chùa trong " Bài ca ngất ngưởng". Tú Xương tìm đến lối sống của chú Mán " Không đội nón, chịu màu da giãi nắng- Chẳng nhuộm răng, để trắng dễ cười đời" trong " Bần nhi lạc")
? Phân tích cái ngông của Tản Đà trong ước muốn làm thằng cuội ở câu 3-4; 5-6?
 ( GV: Trong khi thừa biết rằng trên đó có chú cuội ngồi gốc cây đa. Vậy mà tác giả vẫn đặt 1 câu hỏi thăm dò “ Cung quế đã ai ngồi đó chửa?” rồi tiếp luôn 1 lời cầu xin chị Hằng thả 1 “cành đa” xuống để “nhấc” mình lên cung trăng chơi với chị)
? Lên cung trăng để chơi, để thoát li xa lánh cõi đời đáng chán. Cái thú chơi của tác giả trên cung trăng là những gì?
? Từ giấc mộng thoát li lên cung trăng, em đọc được khát vọng nào của nhà thơ qua bốn câu thơ?
- HS đọc 2 câu cuối.
? Hai câu cuối nhà thơ tưởng tượng ra hình ảnh gì?
( GV: Là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà).
? Theo em nhà thơ cười ai? Cười gì và vì sao mà cười?
? Hãy phân tích sắc thái của nụ cười Tản Đà?
? Ta đọc được tâm sự sâu sắc nào của tác giả từ hai câu kết?
? Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
? Khái quát giá trị nd?
HS trình bày
- HS đọc.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
- Tản Đà ( 1889- 1939 )
- Quê: Ba Vì - Hà Tây.
- Suốt đời sống nghèo, qua đời năm1939.
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc và có những sáng tạo mới mẻ.
- Ông được xem là gạch nối, là nhịp cầu, là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới lãng mạn những năm 30 thế kỉ XX)
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Tìm hiểu chung:
* Xuất xứ: Nằm trong quyển "Khối tình con I"- 1917.
* Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
* Giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng khác giọng hùng hồn mạnh mẽ của 2 bài thơ đã học trên.
* Bố cục: 4 phần.
 Đề, thực, luận, kết
II- Phân tích:
1- Hai câu đầu: (Phần đề)
- Khung cảnh thiên nhiên đêm thu trong sáng, ánh trăng vằng vặc-> Tản Đà ngắm trăng và tâm tư buồn chán chợt đến.
- Xưng hô em( tác giả) gọi mặt trăng là chị -> cách xưng hô thật tình tứ, mạnh bạo và mới mẻ, khiến cho vầng trăng trở nên thân mật, gần gũi, trăng như người bạn tri kỉ.
-> Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự với chị Hằng: Buồn, chán trần thế.
 + Buồn: Vì cuộc đời trần thế đầy rẫy những xấu xa, nhơ bẩn, bon chen danh lợi. 
 Buồn còn vì đất nước mất tự do.
+ Chán một nửa: Xét từ sâu thẳm tấm lòng thi sĩ vẫn tha thiết yêu cuộc đời với những thú vui, thú ẩm thực thanh tao, cầu kì mà ông nghĩ ra, với những việc mà ông muốn làm cho đời. 
=> Tâm trạng cô đơn, buồn chán chất chứa nỗi sầu da diết, muốn thoát li khỏi thực tại tầm thường để tìm cho mình một thế giới đẹp đẽ hơn. 
- Hồn thơ Tản Đà là hồn thơ lãng mạn, mơ mộng và cũng thật tình tứ.
2- Bốn câu tiếp theo: ( thực, luận)
* Ngông của Tản Đà:
- Chọn cách xưng hô thân mật, thậm chí hơi suồng sã với chị Hằng: Gọi là chị Hằng, xưng em.
- Dám ước lên tận trời cao tự nhận mình là tri âm, xem chị Hằng là người bạn tâm tình để giãi bày mọi nỗi buồn sâu kín.
- Ngông trong ước nguyện muốn làm thằng Cuội.
- Thoát li cõi trần lên cung trăng để:
 + Có " bầu bạn" k còn buồn tủi nữa.
 + Tràn đầy niềm vui được "cùng gió, cùng mây". 
 -> Đây cũng là 1 cách thoát li rất ngông của nhà thơ. 
- Khát vọng từ chối cuộc sống đáng chán trong thực tại XH ông đang sống.
- Khát vọng được sống vui tươi tự do cho chính mình.
3- Hai câu cuối: (kết)
- Nhà thơ tưởng tượng cảnh: Đêm trăng rằm trung thu tháng 8 được làm chú Cuội tựa vai chị Hằng, nhìn xuống thế gian mà cười.
- Nhà thơ cười thế gian, cười những con người tầm thường lố lăng đang lăng xăng rối rít dưới trần kia; cười vì đã siêu thoát được cõi thế gian.
-> Đó là nụ cười vừa rất mãn nguyện, hài lòng sung sướng vì thoát được cõi thế gian, được sống tự do, tự tại cùng thiên nhiên khoáng đạt, vừa là nụ cười mỉa mai khinh thế của những nhà nho xứ này những năm đầu thế kỉ XX.
=> Tâm sự buồn chán đến cực điểm thực trạng XH mình đang sống.
Khát khao có sự thay đổi XH theo hướng tốt đẹp thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của cá nhân.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, vừa phóng túng bay bổng lại vừa sâu sắc, thiết tha, được biểu hiện 1 cách tự nhiên thoải mái, nhuần nhị như giọng thân mật với người bạn tri âm, tri kỉ
- Lời lẽ giản dị trong sáng, không gọt rũa cầu kì mà vẫn mượt mà ý nhị, giàu sức biểu cảm, lại rất đa dạng trong lối biểu hiện ( Khi than, khi nhắn hỏi, khi cầu xin)
- Sức tưởng tượng phong phú táo bạo đã tạo ra 1 giấc mộng kì thú với những chi tiết gợi cảm và bất ngờ
- Thể thơ Đường luật tuân thủ những quy tắc về vần luật nhưng hoàn toàn không gò bó công thức
2- Nội dung: (Ghi nhớ- SGK)
 Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Muc tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ tổng hợp kiến thức.
- TG: 5'
	? Nhận xét về phép đối trong câu 3-4, 5-6?
	? Khái quát giá trị nd của bài thơ?
( Gợi ý: Khẳng định, nhấn mạnh khí phách kiên cường, tinh thần lạc quan và lòng yêu nước sâu nặng, thiết tha).
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vài tinh huống cụ thể.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Trách nhiệm với công việc được giao.
Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc những tác phẩm của Tản Đà 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm chắc nd đã phân tích.
- Chuẩn bị kiểm tra 45’ TV
........................................................................................................................................... Soạn: 25 /12 / 2020- Dạy: /1 / 2021
Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện : nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 
2- Kĩ năng :
 - Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.
=> Năng lực, phẩm chất hình thành:	
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: trách nhiệm.
B- Chuẩn bị của thầy và trò : 
1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 
2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài ở bài 10, lập dàn ý và viết lại bài văn 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.	
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV và HS 
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp, KT: Luyện tập thực hành, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, PC: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + PC: Trách nhiệm với bài làm.
- Thời gian: 10’ 
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành .
- Hình thức: cá nhân, toàn lớp.
- Năng lực, PC: 
 + Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
 + PC: Trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 25’
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS :
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
- HS nghe và đưa ra những nhận xét, tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài của mình.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
( Gv đọc lại đề )
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết kiểm tra học kì) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần Đọc- hiểu khá tốt.
- Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ năng làm bài, viết đoạn văn nghị luận,...
b- Tồn tại:
- Phần TLV làm đủ ý, đúng kiểu bài nhưng chưa sáng tạo, kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm, mtả nội tâm còn chưa thật tốt và hợp lí.
- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận còn yếu, vốn hiểu biết xã hội còn hạn chế.
- Diễn đạt chưa có h/ảnh và biểu cảm nội tâm chưa sâu.
- Chữ viết một số bài cẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều: 
IV- Chữa lỗi điển hình	
- Chính tả .
- Chấm câu . 
- Diễn đạt. 
V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu
- Bài tốt: Chi, Ngọc Anh, Phương Anh
- Bài nhiều hạn chế: Quân, Việt, Duy Anh
Hoạt động 3: Vận dụng.
 Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc lại kiểu bài tự sự.
- Đọc thêm một số bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố.... trong sách tham khảo.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
- Về nhà viết thu hoạch về chương trình Ngữ văn 8- kì I.
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.doc