Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt đ¬ược:

1- Kiến thức:

- HS hiểu đề văn và cách làm bài văn TM.

- HS biết quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định yêu cầu đề.

- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng, của đối tượng cần thuyết minh.

- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một VB thuyết minh.

3- Thái độ: Có ý thích quan sát, khám phá những điều xung quanh để hiểu bản chất của vấn đề và truyền đạt lại bằng cách thuyết minh cho ng¬ười khác biết.

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- PC: Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh để đọc tham khảo.

 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập

- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.

 

doc 9 trang linhnguyen 6880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
Soạn: 6 /12/2020- Dạy: /12/2020.
Tuần 15- Tiết 57- Tập làm văn:
 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- HS hiểu đề văn và cách làm bài văn TM. 
- HS biết quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng xác định yêu cầu đề.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng,của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một VB thuyết minh.
3- Thái độ: Có ý thích quan sát, khám phá những điều xung quanh để hiểu bản chất của vấn đề và truyền đạt lại bằng cách thuyết minh cho người khác biết.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh để đọc tham khảo.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ với việc tự học để nắm chắc bài cũ.
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 	
	? Khi thuyết minh muốn có tri thức cần phải làm gì?
	? Nêu các PP thuyết minh đã học ? 
* Khởi động vào bài mới: 
- Gv chiếu một số đề bài:
Đề 1: Loài cây em yêu.
Đề 2: Một việc làm tốt của em.
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4: Giới thiệu về hoa đào ngày xuân.
? Bằng kiến thức đã được học, em hãy xác định thể loại cho từng đề bài trên?
( Đề 1: Biểu cảm. Đề 2: Tự sự. Đề 3: Nghị luận. Đề 4: Thuyết minh).
- Gv dẫn dắt : Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì? Cách làm bài văn thuyết minh ra sao, bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc cấu trúc đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm lớn, cá nhân
- Phẩm chất, năng lực: 
 +PC: Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi những bài văn thuyết minh để đọc tham khảo.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
 + NL: Hợp tác. 	
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c HS đọc các đề văn thuyết minh trong SGK:
? Các đề đều nêu lên điều gì?
? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
? Căn cứ nào giúp ta xác định được đề văn thuyết minh?
? Hãy tìm thêm 1 số đề văn thuyết minh khác? 
- HS đọc VB “ Xe đạp”- SGK:
 Thảo luận nhóm( mảnh ghép)
? Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
? Chỉ ra phần MB, TB, KB cho biết nd mỗi phần?
? Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo của chiếc xe ntn?
? Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài là phương pháp nào?
? Bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Cách làm bài văn thuyết minh?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( HS tự trình bày)
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
1- Đề văn thuyết minh:
- Đối tượng thuyết minh
- Đối tượng thuyết minh rất rộng: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn đồ chơi, lễ tết
- Căn cứ xác định: những đề bài trên không yêu cầu kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu thuyết minh, giải thích.
2- Cách làm bài văn thuyết minh:
 a- Tìm hiểu VD:
- Đối tượng thuyết minh: Xe đạp
- Bố cục:
 + MB: “ Có 1 thời sức người”: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
 + TB: “ Xe đạp  h/đ thể thao”: Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó.
 + KB: “ Hiện nay hết”: Nêu vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN và trong tương lai.
- Bài viết trình bày cấu tạo của chiếc xe với 3 bộ phận:
 + Hệ thống truyền động.
 + Hệ thống điều khiển.
 + Hệ thống chuyên chở.
-> Các bộ phận được giới thiệu từ khái quát đến chi tiết; từ bộ phận chính đến bộ phận phụ.
- Phương pháp thuyết minh: phương pháp phân tích chia 1 số sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
b- Kết luận: (Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết bằng thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ làm bài tập thực hành để củng cố lí thuyết.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 15'.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV hướng dẫn HS theo gợi ý ở dàn ý a của bài 2.
- GV bổ sung, nhận xét. 
- Hoặc: Thời hiện đại ngày nay, bóng dáng của những chiếc nón có phần tha thướt nhưng nó vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.
+ HS làm việc cá nhân.
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập: 
Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài:
 "Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam"
* MB: Nón là đồ vật giản dị nhưng gắn bó mật thiết với người dân VN, nhất là người phụ nữ, tạo nét độc đáo, duyên dáng...
* TB: 
- Hình dáng: chóp, thúng
- Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim...
- Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ...
- Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ...
- Tác dụng:
- Che nắng, che mưa, 
- Làm quà lưu niệm
- Gắn liền với điệu múa truyền thống mang bản sắc dân tộc – múa nón.
- Trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
* KB: ( Đánh giá về chiếc nón ):
- Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh để giải quyết tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về chiếc nón lá.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc những bài văn mẫu về thuyết minh.
- Học kĩ bài, Làm bài tập: triển khai thành dàn ý chi tiết
- Chuẩn bị : Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
Soạn: 6 /12/2020- Dạy: /12/2020
Tiết 58- Văn bản: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( PHẦN VĂN )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương
- Qua việc chọn chép một số bài thơ hoặc một bài văn viết về địa phương, học sinh hiểu được nội dung, nghệ thuật của các sáng tác đó.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, bình, cảm thụ văn học.
3- Thái độ: Yêu quý, trân trọng các tác phẩm văn học của các tác giả ở địa phương và bồi đắp tình yêu con người, cảnh vật, làng xóm, quê hương.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi chương trình ngữ văn Hưng Yên.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập, đề và đáp án kiểm tra 15 phút.
2- Trò: Sách địa phương, chuẩn bị bài.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Câu hỏi 1: HS thảo luận nhóm lập bảng danh sách các nhà văn nhà thơ của tỉnh HY hoặc các địa phương trong tỉnh.
Số TT
Họ và tên
Năm sinh
Quê quán
Tên tác phẩm
1
Đào Vũ
1929
Quảng Lãng- Ân Thi
Truyện ngắn “ Cái sân gạch”
2
Lâm Hải Ngọc
1927
Phùng Hưng- Khoái Châu
3
Dương - T - Xuân Quý
1941
Khoái Châu
4
Nguyễn Trọng Hoàn
1963
Hạ Lễ- Ân Thi
5
Nguyễn Thành Tuấn
1965
Phần Dương- Đào Dương- Ân Thi
6
Nguyễn - T- Hồng Ngát
Thơ vui tặng con gái HY
7
Lê Lựu
1942
Khoái Châu
Người cầm súng
8
Chu Lai
1946
Phù Tiên-HY
9
Phạm Ngũ Lão (Là danh tiếng đời Trần)
1255- 1324
Phù ủng- Ân Thi
Thuật hoài ( Tỏ lòng)
Văn Hưng Đạo Vương
10
Nguyễn Trung Ngạn ( làm quan đại thần đời Trần)
1289- 1368
Thổ Hoàng- Ân Thi
Giới hiên thi tập
11
Đoàn Thị Điểm
1705- 1748
Giai Phạm- Yên Mĩ- HY
Bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc”
Truyền kì tâm thư
12
Lê Hữu Trác
720- 791
Liêu Xá- Yên Mĩ- Hưng Yên
Thượng kinh kí sự ( Y học, dược học, nhà văn xuất sắc- Bậc thánh y của VN
13
Chu Mạnh Trinh
1862-1905
Mễ Sở- Văn Giang
Trúc Vân thi tập ( là nhà nho nổi tiếng, đa tài cầm kì thi họa, kiến trúc)
14
Nguyễn Công Hoan (là 1 trong những nhà văn xuất sắc ở TK XX được giải thưởng HCM
1903- 1977
Văn Giang- HY
-“Kép Tư Bền”, “Bước đường cùng”, “ Ngựa người, người ngựa”
15
Vũ Trọng Phụng
1912- 1939
Yên Mĩ- Hưng Yên
“ Số đỏ”, “ Giông tố”, “ Vỡ đê”, “ Cơm thầy, cơm cô”.
16
Học Phi
?
Phù Tiên- HY
Học Phi
17
Phạm Huy Thông
1906- 1988
Bãy Sậy- HY
Tiếng địch Sông Ô
HĐ 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn học Hưng Yên.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tự tìm hiểu về văn học Hưng Yên để giới thiệu được 2 tác giả .
- Thời gian: 3’
? Hãy giới thiệu về 1 trong 2 nhà thơ Lê Lựu hoặc Chu Lai.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn học Hưng Yên để viết đoạn văn gới thiệu về một tác giả Hưng Yên.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ của mình.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về một tác giả người Hưng Yên?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Sưu tầm thêm một số tác giả viết về HY.
- Chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Soạn: 6/ 12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020
Tiết 59+ 60: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Tạo lập được cuốn Từ điển mi ni về từ ngữ địa phương.
 - Mở rộng vốn hiểu biết về từ ngữ địa phương.
2- Về kĩ năng:
Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề tiếng Việt muôn màu.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu mở rộng vốn từ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ tự tìm tòi vốn ngôn ngữ tiếng Việt, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) mà em yêu thích.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 Đọc sgk Tiếng Việt 1,2,3,4,5 và SGK Ngữ văn 6,7,8,9. Thống kê những từ ngữ địa phương của ba miền Bắc, Trung, Nam.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP dự án)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
Tra cứu thông tin theo các cụm từ khóa “ Từ ngữ địa phương”, “ Từ địa phương miền Trung”, “ Từ địa phương miền Nam,...
Đọc sách báo và những tài liệu có liên qua tới Từ địa phương.
3- Tìm kiếm thông tin từ gia đình, người thân và những người xung quanh đặc biệt là những người đến từ những vùng quê khác. 
4 – Yêu cầu của việc tìm kiếm Từ địa phương:
Khảo sát từ địa phương dùng trên diện rộng tức là dùng phổ biến cho vùng miền ( phương ngữ miền Bắc, miền Trung, miền Nam), cùng với đó là từ toàn dân tương ứng( nếu có) . Nếu khảo sát Từ địa phương của một địa phương cụ thể ( xã, huyện, tỉnh) thì người sưu tầm cần đưa ra chỉ dẫn địa lí chính xác( xã, huyện, tỉnh) và từ ngữ toàn dân tương ứng.
Mỗi từ địa phương ghi trong mẫu cần có những yếu tố sau: từ địa phương( Từ loại, vùng miền hoặc địa phương sử dụng), từ toàn dân( nếu có), những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ (nếu có). 
- Tiến hành hoạt động.
 + GV nhắc nhở HS tinh thần làm việc .
Bước 1: Mỗi cá nhân trình bày giải thích cho ý tưởng thiết kế sản phẩm của mình cả về nội dung và hình thức. Ý tưởng nên được trình bày cụ thể trên giấy, có hình vẽ minh họa.
Bước 2: Cả nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất ý tưởng.
Với từ điển cần sắp xếp theo trình tự:
 + Theo các chữ cái: A,B,C,D,E...
 + Thứ hai, theo các thứ tự của dấu nguyên âm đơn: không dấu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Trật tự trên có thể liệt kê như sau: A, À, Ả, Ã, Á, Ạ.
 + Thứ ba: theo quy luật ưu tiên trước- sau:
 - Ưu tiên ngắn- dài.
 - Ưu tiên chữ trước- dấu sau.
Bước 3: Tập hợp lại sản phẩm của tất cả các thành viên, ra bản thảo lần thứ nhất. Cùng nhau rà soát lại toàn bộ nội dung các từ đã được khảo sát.
Bước 3: Lắp ghép sản phẩm của mỗi cá nhân, ra bản thảo lần thứ hai.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.
Lưu ý: Có thể hoàn thiện sản phẩm bàng cách sau:
 Phương án 1: Soạn thảo trên máy tính, in ấn đóng thành quyển.
Phương án 2: Trình bày thủ công bằng phương án viết, vẽ tay, đóng quyển.
- HS đọc
- Thống kê
- Tạo nhóm
- Cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Nhóm thu thập xử lí thông tin.
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.
- Trao đổi, thảo luận, kiểm tra lại tính chính xác của những từ ngữ địa phương, những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ,...có sử dụng từ ngữ địa phương.
- Bổ sung chỉnh sửa những tù địa phương có trong nguồn sưu tập của mình.
HS lắng nghe, ghi chép lại những nhiệm vụ để thực hiện.
I- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Thông tin từ SGK.
Thông tin từ các nguồn khác.
II- Xây dựng ý tưởng bố cục nội dung Từ điển mi ni.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Tự học.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian: 3'.
 ? Hãy đọc một bài thơ, hát một bài hát viết về một địa phương nào đó.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về từ địa phương để sưu tầm thơ ca về Từ địa phương.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh,...về từ địa phương.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát viết về một địa phương nào đó.
- Chuẩn bị: Trưng bày Từ điển mi ni của nhóm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc