Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt đ¬ược:

1- Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức XH.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận thuyết minh trong văn bản.

2- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu 1 VB nhật dụng đề cập đến 1 vấn đề XH bức thiết.

- Tích hợp với phần TLV để viết bài văn thuyết minh1 vấn đề của đời sống xã hội.

3- Thái độ:

- Từ việc ghét đến loại trừ thói hút thuốc lá.

- Vận động ng¬ười thân bỏ thói quen hút thuốc lá ( nếu có ).

=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.

- Phẩm chất: + Nhân ái: yêu thương, chia sẻ giúp đỡ giữa con người với con người trong xã hội.

 + Chăm chỉ: chuẩn bị bài, tự tìm tòi những tài liệu liên quan đến thuốc lá và hậu quả của thuốc lá.

- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.

* Tích hợp với môi trường:

Liên hệ với thực tế về tình trạng thanh thiếu niên, hs hút thuốc lá; có thái độ phản đối việc hủy hoại môi trường sống bằng khói thuốc của một bộ phận người VN.

B- Chuẩn bị:

- Thầy : Tranh ảnh, tài liệu nói về tác hại của thuốc lá, phiếu học tập, bảng nhóm.

- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

doc 19 trang linhnguyen 6060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
 hơn 5 vạn công trình nghiên cứu; “ Ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS).
+ Kết hợp câu văn biểu cảm, trĩu nặng nỗi lo ( Cả thế giới đang lo âu...nặng hơn cả AIDS, làm cho vấn đề thuốc lá trở nên nghiêm trọng).
=> Tác giả báo động, làm ta kinh sợ trước 1 nạn dịch mới- nạn dịch thuốc lá.
HĐ 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.
- Thời gian: 3’
	? Nhan đề văn bản Ôn dịch, thuốc lá mang ý nghĩa như thế nào?
	? Những thông báo về nạn dịch thuốc lá đã tác động đến chúng ta ntn?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.
 ? Hãy viết đoạn văn để thuyết phục mọi người về tác hại của thuốc lá.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm những tư liệu nói về tác hại của thuốc lá.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị phần còn lại.
...................................................................................................................................................
Soạn: 24/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 50- Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ( tiếp)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 (- GV: Nếu ở phần mở bài, tác giả lên tiếng báo động về nạn dịch thuốc lá thì phần thân bài, tác giả triển khai nó bằng những tác hại cụ thể. Vậy tác hại của thuốc lá ntn-> chuyển mục 2)
- Theo dõi phần 2 của VB:
? Tác hại của thuốc lá được tác giả đã chỉ ra trên những phương diện nào?
( Dự kiến: - Hai phương diện:
 + Sức khỏe và kinh tế ( từ Ngày trước-> tội ác.
 + Đạo đức nhân cách ( từ Bố và anh hút
-> phạm pháp). 
 Tổ chức hoạt động nhóm: 10’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + GV chiếu câu hỏi thảo luận nhóm ( phiếu học tập):
Câu hỏi số 1: Với người trực tiếp hút, khói thuốc lá gây hại ntn? Tìm dẫn chứng?
Câu hỏi số 2: Thuốc lá có tác hại ntn đến kinh tế cộng đồng?
Câu hỏi số 3: Những chứng cớ nào cho thấy thuốc lá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người không trực tiếp hút ?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động:
 + GV quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần).
 + Bổ sung nhận xét, chốt lần lượt kiến thức.
 + Biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
? Nói về tác hại của thuốc lá với sức khỏe và kinh tế tác giả đã thuyết phục người đọc bằng cách nào?
“Giặc đánh như vũ bão” tức là đánh nhanh đánh mạnh, kết quả là tiêu hao sinh lực đối phương 1 cách nhanh chóng. Còn “ giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” tức là lối đánh từ từ nhỏ lẻ, tiêu diệt dần dần đối phương, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn khi đối phó. Đây là kế sách nguy hiểm trong kế sách nhà binh
? Lập luận, thuyết minh trên giúp ta hiểu điều gì?
( GV: thuốc lá còn ảnh hưởng tới cả đạo đức con người, ảnh hưởng ấy ntn?)
? Trong gia đình, ngoài xã hội thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức, nhân cách của con người? Tìm dẫn chứng?
? Tác giả đã thuyết phục về tác hại của thuốc lá tới đạo đức, nhân cách con người bằng cách nào?
? Phép lập luận ấy được sử dụng với dụng ý gì?
( Hoặc : ? Có thể thấy tác hại của thuốc lá tới đạo đức, nhân cách con người ntn?)
HS bộc lộ
- Tạo nhóm theo yêu cầu. 
- Làm việc cá nhân: 5 phút
- Thảo luận nhóm : 5 phút
- Các nhóm treo bảng nhóm ở góc học tập. Đại diện nhóm lần lượt trình bày ( mỗi nhóm 1 nội dung).
- Các nhóm khác nhận xét
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
2- Tác hại của thuốc lá.
a- Tác hại của thuốc lá với sức khỏe và kinh tế.
* Với sức khỏe người trực tiếp hút:
- Chất hắc ín: gây ho hen, viêm phế quản, ung thư phổi.
- Chất ô xit các bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô xi dẫn đến sức khỏe giảm sút.
- Chất ni-cô-tin: gây co thắt động mạch, nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
* Với kinh tế cộng đồng:
- Chỉ riêng viêm phế quản đã làm mất bao ngày công lao động, tổn hao sức khỏe cộng đồng.
* Với sức khỏe những người không trực tiếp hút.
- Vợ con đồng nghiệp “ cũng bị nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư”
- Người mang thai: “có thể nhiễm độc, đẻ non, sinh con yếu”.
-> Tác giả đã thuyết phục bằng cách kết hợp lập luận và thuyết minh :
 + Lập luận bằng cách :
 x- Mượn lời Trần Hưng Đạo về binh pháp : " Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" : 
Tác giả chỉ ra cách thức thuốc lá đe dọa sức khỏe, tính mạng con người: không làm cho người ta lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu; nó gặm nhấm sức khỏe con người như “tằm ăn dâu”.
 x- Dẫn chứng một số câu nói khá phổ biến của người nghiện “ Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi” và phản bác lại ý kiến đó bằng những dẫn chứng sinh động, bằng cả tình cảm nhiệt thành sôi nổi của 1 bác sĩ có lương tri.
+ Thuyết minh bằng:
 x- Giải thích, phân tích chứng cớ khoa học qua thành phần khói thuốc lá
 x- Minh họa bằng số liệu thống kê của ngành y tế (80% ung thư)
 x- Liệt kê các bệnh do khói thuốc lá gây ra.
 x- Nêu ví dụ về những người mắc bệnh
 x- Sử dụng những từ ngữ biểu cảm( “ghê tởm”, “ghê gớm”, “tội nghiệp thay”, “quá là 1 tội ác”).
=> Lập luận và thuyết minh cho thấy:
+ Thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào mà nham hiểm với cá nhân và cộng đồng.
+ Là nguyên nhân của nhiều cái chết bệnh, đồng thời gây tổn hại cho kinh tế gia đình và xã hội.
b- Thuốc lá ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách con người
* Trong gia đình:
+ thuốc lá đầu độc con em.
+ nêu gương xấu
* Ngoài XH: Thuốc lá sinh ra tệ trộm cắp, nghiện ma túy, phạm pháp
-> Thuyết phục bằng cách :
 - Dùng lập luận lô gic. ( “từ thuốc lá sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra mở đầu với điếu thuốc lá).
 - So sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên VN với các nước Âu- Mĩ.
 - So sánh nêu ví dụ về số tiền mua 1 bao 555 với thanh niên Mĩ là số tiền nhỏ, còn đối với thanh niên VN là số tiền rất lớn.
=> Cho thấy thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách con người, nhất là thanh thiếu niên.
Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở 1 nước nghèo, trong đó có VN.
(GV tích hợp với môi trường: Toàn bộ thông tin phần thân bài cung cấp cho ta những tri thức về tác hại của thuốc lá. Trong đó ta nhận thức được: thuốc lá chính là vũ khí độc hại ghê gớm đối với sức khỏe cá nhân và sức khỏe cộng đồng, làm tổn hại kinh tế và sự phát triển XH, một nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu. Thuốc lá là con đường ngắn nhất hủy hoại nhân cách tuổi trẻ).
* Tích hợp môi trường:
? Em hãy liên hệ bản thân, lớp, trường, gia đình và cộng đồng dân cư nơi em sinh sống có hiện tượng hút thuốc lá không? Thử tìm hiểu nguyên nhân? Em sẽ nói gì với họ sau khi học xong bài này?
HS tự bộc lộ
 (Từ tác hại của thuốc lá, tác giả đưa ra kiến nghị cụ thể về việc chống thuốc lá, kiến nghị ấy ntn, Tìm hiểu tiếp phần 3).
- Theo dõi phần cuối của Vb
? Tính cấp bách của chiến dịch chống lại ôn dịch thuốc lá được thể hiện ntn:
 + Ở những nước phát triển?
 + Còn ở VN?
? Ngầm so sánh thực trạng VN với những nước phát triển tác giả đưa ra kiến nghị gì?
? VN đã có những hành động cụ thể nào để ngăn ngừa tệ nạn này?
( dg: Những hành động chống lại thuốc lá ở VN:
- Tuyên truyền trên các thông tin quảng cáo, ngay cả trên bao bì thuốc lá
- Thể hiện bằng những khẩu hiệu cụ thể.
- Thể hiện qua tiêu chí thi đua.
- Thể hiện bằng hành động nêu gương, đi đầu lực lượng bộ đội công an đã bị cấm hút thuốc lá ở mọi nơi mọi lúc).
? Phần cuối tác giả đã thuyết phục người đọc bằng cách nào? Ta hiểu được điều gì từ cách lập luận ấy?
( Gv: Có thể nói rằng : Tiếng báo động ở phần 1 và phần 2 của văn bản đến đây đã trở thành tiếng kêu cấp cứu).
? Khái quát những giá trị nghệ thuật và nội dung của VB?
TL cá nhân 
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
3- Kiến nghị chống thuốc lá.
* Ở những nước phát triển.
- Cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng
- Phạt nặng những người vi phạm: ở Bỉ năm 1987 hút thuốc lá lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la
- Khẩu hiệu chống thuốc lá lấn át những biển quảng cáo
- Cấm quảng cáo thuốc lá trên vô tuyến báo chí.
* Ở Việt Nam: Nhiều dịch bệnh do vi trùng, kí sinh trùng, nhiều ôn dịch chưa được thanh toán, lại thêm ôn dịch thuốc lá.
- Đưa ra lời kiến nghị hết sức sâu sắc: “Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá.”
-> Thuyết phục = cách:
+ Liệt kê, nêu ví dụ.
+ So sánh đối chiếu thực trạng ở nước ta với những nước phát triển.
+ Câu văn kết thúc VB là câu biểu cảm “Nghĩ đến mà kinh!”, tạo nên kết thúc mở.
=> Phần kết văn bản như truyền tới ta, giục giã ta hãy đứng lên chống lại nạn ôn dịch thuốc lá. 
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp chặt chẽ 2 phương thức lập luận và thuyết minh. Lập luận chặt chẽ mạch lạc, thuyết minh bằng những số liệu cụ thể thống kê, so sánh, phân tích, bằng những chứng cớ thuyết phục.
2- Nội dung:
Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan và gây ra những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt với cuộc sống gia đình và XH. Bởi vậy muốn chống lại nó cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là chống ôn dịch.
HĐ 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của mình.
- Thời gian: 3’
(Bảng phụ)
Câu 1: Nhận định nào nói không đúng nội dung Vb “ Ôn dịch, thuốc lá”?
A- Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá: là tệ nạn rất rễ lây lan.
B- Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại k dễ kịp thời nhận biết.
C- Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và XH.
D- Hút thuốc lá có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Câu 2: Những người gần gũi làm việc chung với người nghiện thuốc lá chịu ảnh hưởng ntn?
A- Không hề chịu ảnh hưởng. B- Chỉ bị nhiễm độc nhẹ.
C- Cũng bị nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư. 
D- Nhờ tiếp xúc với khói thuốc nên có lợi cho sức khỏe.
( Đáp án: Câu 1: D; Câu2: C)
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức của bài vào giải quyết tình huống cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
 ? Hãy viết đoạn văn về thuyết phục mọi người về tác hại của thuốc lá.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tìm những tư liệu nói về tác hại của thuốc lá.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Bài toán dân số.
............................................................................................................................................
Soạn: 24 /11/2020- Dạy: /11/2020
Tiết 51- Tiếng Việt: CÂU GHÉP ( tiếp theo )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt đợc:
1- Kiến thức:
- HS nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Hiểu được dấu hiệu của mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2- Kĩ năng:
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Phẩm chất: + Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ: tìm tòi, tự phân tích và biết sử dụng câu ghép.
B- Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, giáo án, sgk, sgv.
2- Học sinh: Chuẩn bị theo nội dung sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cả lớp
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ với việc tự học và củng cố bài cũ ở nhà.
- Thời gian: 5 phút
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép ?
	? BT 5: Bài Câu ghép ( tiết 1 )	
* Khởi động vào bài mới:
	? Trong tiếng Việt có những quan hệ từ nào biểu thị mối quan hệ nhân quả ( điều kiện- kết quả, tương phản, lựa chọn, ngang bằng)?
- Gv dẫn vào bài mới: Trong câu ghép, các vế bao giờ cũng có mối quan hệ về ý nghĩa. Một phần là nhờ ý nghĩa của các quan hệ từ. Để hiểu được điều này, ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được các mối quan hệ giữu các vế câu ghép từ đó biết sử dụng các từ nối cho đúng
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác
 + PC:
 Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tìm tòi, tự phân tích và biết sử dụng câu ghép.	
- Thời gian: 20 phút.
- GV treo bảng phụ có câu ghép trong BT 1 và các câu ghép GV chọn lọc làm ngữ liệu.
 Tổ chức hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. 
+ Nhiệm vụ:
? Dựa vào kiến thức đã học, nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu?
 Mối quan hệ giữa các vế được đánh dấu bằng dấu hiệu nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + Quan sát, giúp đỡ HS ( nếu cần).
 + GV bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- GV dẫn dắt chuyển sang kết luận: 
? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên, em cho biết dấu hiệu nhận biết mối quan hệ các vế trong câu ghép?
? Các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì ?
HS đọc VD 
- Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân: 2 phút.
- Tổng hợp 3 phút.	
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
TL cá nhân
I- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
1- Tìm hiểu ví dụ:
 VD 1: Có lẽ, tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
- Vế A: Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp 
-> kết quả
- Vế B: bởi vì tâm hồn người VN ta.... rất đẹp -> nguyên nhân
=> Quan hệ về ý nghĩa: Quan hệ nguyên nhân- kết quả.
VD 2:
(1) (Nếu) trời mưa (thì) tôi không đến được.
-> Quan hệ điều kiện- kết quả.
(2) (Tuy) hoàn cảnh gia đình khó khăn (nhưng) Lan vẫn học giỏi.
-> Quan hệ tương phản.
(3) Gió (càng) mạnh mưa (càng) to.
-> Quan hệ tăng tiến.	
(4) Anh ở lại hay anh đi.
-> Quan hệ lựa chọn.	
(5) Tôi xem ti vi nó cũng xem ti vi.
-> Quan hệ đồng thời.
(6) Tôi đến và nó cũng đến.
-> Quan hệ bổ sung.	
(7) Thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào.
-> Quan hệ nối tiếp.
(8) Mọi người bỗng im bặt: Chủ tọa bắt đầu phát biểu.
-> Quan hệ giải thích.
=> Mối quan hệ được đánh dấu bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.
2- Kết luận : Ghi nhớ:
SGK/ Tr. 123.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các quan hệ từ phù hợp trong câu ghép
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.	
- Thời gian: 15 phút	
Tổ chức hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và phiếu học tập cho học sinh. 
+ Nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bài tập 1.
Nhóm 2: Bài tập 2.
Nhóm 3: Bài tập 3.
Nhóm 4: Bài tập 4.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + Quan sát, giúp đỡ HS ( nếu cần).
 + GV bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
- Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân: 2 phút.
- Tổng hợp 3 phút.	
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét.
II- Luyện tập:
Bài 1: 
a- Vế 1- 2: quan hệ nguyên nhân- quả.
 Vế 2- 3: quan hệ giải thích.
b- Quan hệ điều kiện.
c- Quan hệ tăng tiến.
d- Quan hệ tương phản.
e- Câu 1: Quan hệ nối tiếp.
 Câu 2: Quan hệ nguyên nhân - quả.
Bài 2: 
Câu ghép
Quan hệ giữa các vế câu
Có thể tách thành câu đơn ? Vì sao ?
Phần a
Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm
Quan hệ điều kiện:
( Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả )
+ Không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
+ Vì các vế câu có quan hệ rất chặt chẽ ( điều kiện -> kết quả, nguyên nhân -> kết quả ) , nếu tách ra sẽ làm đi mối quan hệ mật thiết ấy.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biểm xám xịt nặng nề
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
Phần b
Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
Quan hệ nguyên nhân:
( Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kq. 
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Bài 3- Về việc tách câu ghép thành các câu đơn trong ĐV của VB “ Lão Hạc” 2 câu ghép:
- " Việc thứ nhất.....trông coi cho nó".
- " Việc thứ hai....đành nhờ hàng xóm cả".
a- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo giúp.
Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận.
b- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể “dài dòng” của lão Hạc.
Bài 4:
- Câu ghép thứ 2: Quan hệ điều kiện
-> Không nên tách thành các câu đơn. Nếu tách sẽ làm mất đi quan hệ điều kiện.
- Trong câu ghép còn lại nếu tách thành các câu đơn
 sẽ gây cảm giác nhân vật đang nói nhát gừng, rời rạc, không gợi ra cách kể lể, năn nỉ thiết tha của chị Dậu.
* Củng cố:
	? Các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì?
	? Dấu hiệu nhận biết các quan hệ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về câu ghép để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
 ? Hãy viết đoạn văn có sử dụng một vài câu ghép( chỉ ra và cho biết mối quan hệ giữa các vế của câu ghép).
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Học kĩ, hiểu các mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép. Xem lại các BT đã làm
- Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh.
................................................................................................................................................... Soạn: 24/11/2020- Dạy: /12/2020
Tiết 52- Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- HS nắm được kiến thức về VB thuyết minh.
- Đặc điểm tác dụng của phương pháp thuyết minh.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và năng cao tri thức sống.
- Phối hợp sử dụng phương pháp thuyết minh để tạo lập VB thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tich, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, đối tượng.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- Chăm chỉ tìm tòi và phân tích các bài văn thuyết minh, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Học sinh được tiếp cận với một số văn bản thuyết minh tiêu biểu tạo hứng thú cho tiết học .
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 	
	? Thế nào là VB thuyết minh ? Đặc điểm của VBTM ?
* Khởi động vào bài mới: 
 GV chiếu đoạn văn: 
Rắn hổ lục gaboon ở Tây phi là loài hổ lục chậm chạp và n

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc