Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

1- Kiến thức:

a- Về văn bản:

- Có những kiến thức sơ giản về thể hồi kí.

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của n/v chú bé Hồng, cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ và ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ nhỏ nhen độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong hai văn bản tự sự.

b- Về Tập làm văn:

- Nắm được chủ đề và bố cục của văn bản.

- Những thể hiện của chủ đề và tác dụng của việc xây dựng bố cục.

2- Kĩ năng:

a- Về văn bản:

- Đọc- hiểu văn bản tự sự( hồi kí) có yếu tố miêu tả và biểu cảm( trữ tình).

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

- Vận dụng kiến thức về tự sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong VB tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

b- Về Tập làm văn:

- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản( nói, viết) thống nhất về chủ đề

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu VB.

3- Thái độ:

- Học tập cách viết văn biểu cảm của Thanh Tịnh. Biết quý trọng những kỉ niệm, nhất là kỉ niệm thời cắp sách đến trường.

- Phản đối, lên án những hủ tục xấu xa, cảm thông sâu sắc với cảnh ngộ của chú bé Hồng.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế, biết cách xây dựng bố cục VB mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL tự học, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

 

doc 29 trang linhnguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương

Giáo án Ngữ văn 8 theo CV417 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đào Dương
him
+ Bằng thính giác : Nghe tiếng chim hót, tiếng phấn viết trên bảng.
=> Dùng nhiều giác quan để khám phá thế giới mới lạ là lớp học.
- Thay đổi về cảm giác.
 + Trước đó: Xa lạ, bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng.
 + Bây giờ: Gần gũi bắt đầu mạnh dạn, tự tin quan sát xung quanh( lạm nhận chỗ ngồi là của riêng mình, không cảm thấy xa lạ với bạn bên cạnh), chủ động vòng tay, nghe thầy, nhìn thầy và bắt đầu lẩm nhẩm đánh vần-> nảy sinh những cảm giác quyến luyến với thầy, với bạn.
=> Nhân vật “Tôi” đã có sự thay đổi lớn về cảm xúc, đã bắt đầu cảm thấy ngôi trường trở nên thân quen, gần gũi với mình.
- Hình ảnh: Một con chim non liệng đến bên bay cao:
 + Là hình ảnh thực của con chim hót bên cửa sổ lớp học.
 + Là hình ảnh gợi nhớ quá khứ: gợi nhớ, gợi tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đi bẫy chim.
- Tiếng phấn và dòng chữ của thầy giáo như lời nhắc nhở, níu giữ, đưa cậu về với thực tại. 
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng thông qua miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về thời gian của buổi tựu trường.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng (giàu chất thơ).
2- Nội dung:
- Cảm giác mới lạ, trong sáng của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đến trường.
- Tình cảm trìu mến của người lớn với trẻ nhỏ.
 Hết tiết 2: - Học, nắm chắc những kí ức của Thanh Tịnh về buổi tựu trường đầu tiên: Trên đường tới trường, giữa sân trường và trong lớp học.
 - Chuẩn bị tìm hiểu những câu hỏi đọc hiểu văn bản Trong lòng mẹ.
Tiết 3:
Văn bản: TRONG LÒNG MẸ 
( Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: 
 Kĩ thuật phòng tranh, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.	
- Định hướng NL: Hình thành NL tự học, giao tiếp ngôn ngữ.
- Thời gian: 20 phút.
? Dựa trên nhiệm vụ đã được giao về nhà, các nhóm trưng bày sản phẩm tranh:
 + Nhóm 2 trình bày nhanh những thông tin đã thu thập của nhóm về tác giả: Quê hương, cuộc đời, phong cách viết, ảnh hưởng từ tài năng của nhà văn ?
 - GV cho HS quan sát ảnh nhà văn Nguyên Hồng.
- Gv chốt vài nét về tác giả:
? Tác phẩm thuộc thể loại nào?
? Nêu những hiểu biết của em về hồi kí ?
( Dự kiến: Là thể văn được dùng để ghi lại những sự việc có thật xảy ra trong cuộc đời một con người- thường là tác giả).
? Những ngày thơ ấu được kết cấu ntn?
? Em hiểu gì về nội dung của hồi kí này?
- Gv hd: Khi đọc chú ý giọng đọc phù hợp với tâm trạng và giọng điệu của từng nhân vật khác nhau.
- GV đọc mẫu, gọi 2-3 HS lên đọc tiếp.
? Hãy tóm tắt đoạn trích ?
- GV giải thích một số từ khó.
? Em hãy nêu xuất xứ đoạn trích Trong lòng mẹ?
? Nhân vật chính là ai?
? Quan hệ giữa nhân vật chính và tác giả được hiểu ntn?
(Dự kiến : Nhân vật chính trong hồi kí chính là tác giả- nhà văn Nguyên Hồng. Vì đặc điểm của hồi kí là tác giả ghi lại chuyện đã xảy ra của chính mình).
? Xác định phương thức biểu đạt?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ?
- Mục tiêu : Hiểu hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé Hồng và bước đầu thấy tình yêu thương mẹ của chú bé.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL: cảm thụ thẩm mĩ.
- Thời gian : 10 phút.
? Vb giới thiệu chú bé Hồng rơi vào tình cảnh như thế nào ?
? Tình cảnh ấy tạo nên thân phận bé Hồng ntn?
? Em có nhận xét gì về cảnh ngộ của chú bé?
( Gv : Không chỉ thiếu tình yêu thương của một mái ấm gia đình có cha có mẹ mà còn luôn bị người thân xúc phạm một cách độc ác). 
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm.
+ Đại diện nhóm 2 trình bày.
 + Các nhóm bổ sung thông tin.
HS trả lời theo sgk.
TL cá nhân
TL cá nhân
HS tóm tắt
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả:
- (1918-1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định, sống chủ yếu ở Hải Phòng.
- Là một trong những nhà văn có tuổi thơ ấu thật bất hạnh, cay đắng ( Tuổi thơ cay đắng ấy được ghi lại bằng tập hồi kí cảm động " Những ngày thơ ấu").
 Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ- lớp người dưới đáy XH. (Ngòi bút của ông khi viết về họ thường bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc mãnh liệt, niềm trân trọng những vẻ đẹp đáng quý).
- Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, cảm xúc tha thiết, tình cảm chân thành.( Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người).
- Năm 1996 được truy tặng giải thưởng HCM
* Các tác phẩm chính : Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu
2- Tác phẩm " Những ngày thơ ấu"
* Thể loại: Hồi kí( Tiểu thuyết tự thuật- tự truyện)
* Kết cấu: gồm 9 chương.
* Nội dung: Hồi kí Những ngày thơ ấu viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. 
 Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng, tác giả cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một XH chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen ích kỉ, độc ác của đám thị dân tiểu Tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo.
3- Đoạn trích: Trong lòng mẹ..
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc- tóm tắt.
 Tóm tắt đoạn trích.
- Trong cuộc trò chuyện, bà cô bé Hồng tìm cách rèm pha, gieo rắc những ý nghĩ xấu để bé Hồng khinh miệt mẹ nhưng bé Hồng càng thương mẹ và căm giận những cổ tục trong XH cũ.
- Bé Hồng gặp lại mẹ, cậu cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc.
* Tìm hiểu chú thích (SGK-19-20).
b- Tìm hiểu chung:
* Xuất xứ: Đoạn trích Trong lòng mẹ trích từ chương IV của tập hồi kí.
* Nhân vật chính: Bé Hồng.
* PTB đạt: TS + BC + MT
* Bố cục: Gồm 2 phần.
- P1: Từ đầu-> “Người ta hỏi đến chứ ”: Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
- P2: Còn lại : Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
II- Phân tích.
1- Tình cảnh của chú bé Hồng.
- Cha nghiện ngập chết sớm( sớm mồ côi cha).
- Mẹ nghèo túng phải tha hương cầu thực gần 1 năm không tin tức ( thiếu tình thương của mẹ).
- Phải sống nhờ nhà bà cô ruột lạnh lùng, thâm hiểm, luôn ghẻ lạnh cháu.
-> Bé Hồng sống trong cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương của mẹ. 
=> Cảnh ngộ rất đáng thương.
Hết tiết 3: - Học, nắm chắc kiến thức về tác giả Nguyên Hồng, kiến thức trong tìm hiểu chung và Tình cảnh tội nghiệp của chú bé Hồng.
 - Chuẩn bị tìm hiểu tiếp phần còn lại.
Tiết 4: 
- Mục tiêu: Hiểu được tình cảm của chú bé Hồng với người mẹ đáng thương.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ, trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 35 phút
? Lời nói thứ nhất của bà cô với bé Hồng là gì?
? Em cảm nhận gì về lời nói đó?
(dg: Nụ cười và câu hỏi của bà cô có vẻ quan tâm, thương đứa cháu mồ côi lại kích thích đúng vào tâm lí đứa trẻ thiếu thốn tình thương của mẹ sau bao ngày xa cách. Ai mà không nghĩ rằng đó là một bà cô tốt bụng, thương anh chị, thương đứa cháu mồ côi
? Trước lời nói thứ nhất của bà cô, bé Hồng có suy nghĩ, cảm xúc gì?
? Nhưng nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô, thái độ của chú bé ntn?
? Nhận xét phản ứng của chú bé?
( dg: Chú bé hiểu đó chỉ là những lời nói, những rắp tâm tanh bẩn hòng gieo vào đầu óc non nớt của chú những ý nghĩ để chú khinh miệt mẹ mình, cho nên chú chỉ cúi đầu không đáp).
? Lời nói tiếp theo của bà cô là gì? Em nhận xét gì về lời nói ấy?
( dg: Lời nói thứ hai chẳng khác gì lưỡi dao cứa vào da thịt chú bé. Bà ta tươi cười đấy, giả bộ thân tình đấy nhưng đang bắt đầu trò chơi tai ác với chính người thân nhỏ bé, đáng thương của mình. Dù biết rằng mẹ chú ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng ngồi cho con bú ở chợ, bà ta vẫn cứ " tươi cười" kể cho chú bé nghe chuyện đó nhằm xoáy sâu vào nỗi đau của chú bé đáng thương).
? Bé Hồng có thái độ như thế nào trước lời ấy?
? Sự im lặng của chú bé chứng tỏ điều gì?
? Lời nói thứ ba của bà cô là gì? Em có nhận xét gì về lời nói ấy?
( dg: Mẹ bé Hồng là người phụ nữ trẻ, khát khao hạnh phúc nhưng đành chấp nhận chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu. Người chồng nghiện ngập rồi chết bên bàn đèn thuốc phiện, để lại sự nợ nần, cùng túng lên vai người vợ trẻ. Người phụ nữ ấy chưa đoạn tang chồng đã chửa đẻ với người khác nên không được định kiến XH Pk hẹp hòi chấp nhận, đành bỏ lại con cho họ hàng để tha hương kiếm sống. Cho nên nhắc đến hai tiếng “ em bé” là bà cô cố tình xoáy vào trong tim Hồng nỗi đau để chú bé ruồng rẫy, khinh miệt mẹ).
? Khi bà cô cố tình ngân dài hai tiếng Em bé, Hồng tỏ thái độ ntn?
? Những giọt nước mắt của chú bé có phải là nước mắt tủi hổ vì mẹ chú đã làm những việc xấu xa?
? Hãy tìm chi tiết chứng tỏ sự căm tức của chú bé với cổ tục PK? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và tác dụng của cách diễn đạt đó?
( Gv: Chính tình thương và niềm tin với mẹ đã xui khiến người con có hiếu ấy suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của mẹ, từ những lời lẽ kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái XH cũ kĩ đầy đố kị, thành kiến độc ác)
? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tác dụng nghệ thuật ấy của tác giả? 
( Qua cuộc đối thoại với bà cô, em hiểu bà cô là hình ảnh đại diện cho tư tưởng nào? Tâm trạng chú bé Hồng diễn biến theo chiều hướng ra sao)?
 ( GV: và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô ta thấy được nỗi đau thấm thía của Hồng đồng thời trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của một con người rất mực yêu thương, tin tưởng vào mẹ). 
? Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào ?
? Thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng đã có hành động gì?
? Hành động của chú bé chứng tỏ điều gì?
? Bé Hồng suy nghĩ gì nếu người quay lại không phải là mẹ ? 
? Nỗi thất vọng của chú được hình dung qua chi tiết nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi diễn tả cảm giác ấy?
? Khi gặp mẹ, hình ảnh bé Hồng được đặc tả bằng những chi tiết nào? Khi được mẹ kéo tay, xoa đầu, thái độ tình cảm của chú bé ntn?
? Những chi tiết đó biểu hiện điều gì?
? Lần này bé Hồng cũng khóc. Tiếng khóc ấy biểu hiện điều gì? Có khác với tiếng khóc khi đối thoại với bà cô không?
( GV: Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén không được chia sẻ trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà).
? Ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng có dịp quan sát mẹ, hình ảnh mẹ hiện lên ntn qua quan sát của chú bé?
? Chú bé có cảm giác ntn khi được ở trong lòng mẹ?
( GV: Từ những cảm giác đê mê, sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn đã nêu lên những nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: " Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ.vô cùng". Dường như mọi giác quan của chú bé đều thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ, tận hưởng cái êm dịu vô cùng đó của người mẹ)
? Đoạn văn này tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng?
? Trong lòng mẹ, những lời lẽ xúc xiểm xấu xa của bà cô có còn đọng chút nào trong tâm trí cậu bé không?
- Cho hs quan sát tranh :
? Hãy quan sát bức tranh và trình bày những ấn tượng, cảm xúc của em về bức tranh đó ?
 ( Dự kiến : Đây thực sự là những cảm giác mơn man, ngây ngất, đắm say mà vô cùng êm dịu của quan hệ máu mủ ruột thịt mà những đứa trẻ bất hạnh không dễ gì có được. Hình ảnh chú bé Hồng trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng ăm ắp tình người. Sống trong thế giới đó chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ êm dịu, tự hào hãnh diện. Cái cảm giác mình bé lại- hay niềm khao khát được bé lại để làm nũng mẹ, được hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng của mẹ cứ lâng lâng, tiếp nối khiến chú bé như đang sống trong mơ vậy).
? Những đặc sắc về nghệ thuật đoạn trích?
? Nêu nội dung đoạn trích?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS miêu tả, bình theo tranh:
TL cá nhân
TL cá nhân
2- Tình cảm của chú bé với mẹ.
a- Trước khi gặp mẹ- trong cuộc đối thoại với bà cô.
Thái độ, cử chỉ, lời nói của bà cô
Tâm trạng bé Hồng
* Ban đầu: gọi tôi đến bên cười hỏi: Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
-> Lời nói có vẻ quan tâm, thương đứa cháu mồ côi.
* Lời nói thứ hai: Sao lại không? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
-> Lời nói chứa đựng sự giả dối, ác ý.
* Lời nói thứ ba: bà cô cố tình ngân dài hai tiếng “em bé”.
-> Cố ý khoét sâu vào nỗi đau của chú bé, gieo rắc tư tưởng xấu để chú bé khinh miệt mẹ.
-> Nhân vật bà cô hiện lên qua cử chỉ, lời nói. => Bà ta là hình ảnh về xhpk, đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo- sản phẩm của những định kiến hẹp hòi với người phụ nữ trong XHPK bấy giờ.
- Nhớ tới vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ, nghĩ tới cảnh thiếu thốn một tình thương, cậu bé toan trả lời có. 
- Nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô: chú cúi đầu không đáp. 
-> Đây là một phản ứng thông minh xuất phát từ tình cảm và lòng yêu thương mẹ bởi Bé Hồng đã nhận ra dụng ý của bà cô.
- Im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay
-> Sự im lặng là nỗi đau buộc phải nén lại.
- Nước mắt ròng ròng chan hoà ở cằmở cổ; cười dài trong tiếng khóc.
-> Đó là những giọt nước mắt của tình thương, sự cảm thông với mẹ và sự căm tức, phẫn uất với cổ tục PK đã đày đoạ mẹ; cả nỗi đau buộc phải kìm nén lại của chú bé:
" Giá những cổ tụcvồ ngay.cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
 -> Sử dụng hàng loạt những động từ mạnh với mức độ ngày càng tăng nhằm thể hiện thái độ căm tức chế độ cũ tới cao độ và tình thương mẹ vô vàn của chú bé. 
-> Bé Hồng hiện lên qua diễn biến tâm trạng => Tâm trạng bé Hồng diễn biến theo chiều hướng từ thấp lên cao: Càng căm tức cổ tục XH cũ đã đày đoạ mẹ, chú bé càng thể hiện tình yêu thương sâu nặng dành cho mẹ.
b- Khi gặp mẹ .
- Trên đường đi học về.
- Thoáng thấy bóng người giống mẹ: Hồng đuổi theo, gọi bối rối.
-> Khát khao gặp mẹ đến cháy bỏng.
- Nếu không phải là mẹ thì:
 + Sẽ là trò cười cho lũ bạn.
 + Khiến chú bé tủi hổ và thất vọng:
" Khác nào cái ảo ảnh của dòng nướcsa mạc”.
-> Biện pháp so sánh khắc sâu được nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của bé Hồng; thể hiện thấm thía sự thèm khát cháy lòng tình mẹ trong chú bé.
- Khi gặp mẹ : 
 + Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.
 + Ríu cả chân lại.
 + Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.
-> Sự hồi hộp, sung sướng của Hồng khi gặp lại mẹ.
=> Đó là giọt nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng: khát khao mong chờ; tủi hận, bàng hoàng; hạnh phúc, sung sướng.
- Trong lòng mẹ:
 + Hình ảnh mẹ hiện lên xiết bao thân thương, tươi đẹp: " vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của đôi gò má". 
+ Cảm giác ngồi trong lòng mẹ: ngây ngất, sung sướng, ấm áp, mơn manhơi quần áo, hơi thở thơm tho.
-> Đoạn văn kết hợp tự sự, miêu tả + biểu cảm đã thể hiện được niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử.
- Trong lòng mẹ, mọi điều xấu xa, xúc xiểm mà bà cô cố tình gieo rắc vào tâm hồn thơ dại của chú bỗng bay biến hết, chỉ còn tình mẫu tử thiêng liêng không thể cắt rời. Thời gian xa mẹ càng nung nấu thêm và làm cho tình cảm của Hồng bùng cháy mạnh hơn.

III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật: 
- Ngòi bút trữ tình khá sắc sảo, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật với những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương.
- Xây dựng tình huống, tạo dựng mạch truyện theo cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Khắc hoạ hình tượng bé Hồng qua lời nói, hành động, tâm trạng. 
- Những so sánh ấn tượng giàu sức gợi cảm. 
2- Nội dung. (SGK-21).
Hết tiết 4: - Học, nắm chắc những rung động cực điểm trong tâm hồn đứa trẻ với người mẹ đáng thương và niềm kính trọng mẹ của chú bé Hồng trong VB Trong lòng mẹ.
 - Chuẩn bị tìm hiểu những câu hỏi trong bài Tính thống nhất về chủ đề văn bản.
Tiết 5- Tập làm văn : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được chủ đề của văn bản.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
Hoạt động cá nhân:
- Cho HS đọc nhanh lại văn bản.
? VB miêu tả những sự việc đang xảy ra( hiện tại) hay đã xảy ra( hồi ức, kỉ niệm)? 
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ?
 + GV bổ sung, chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
? Những tìm hiểu vừa rồi về VB Tôi đi học chính là chủ đề của Vb ấy. Vậy em hãy cho biết chủ đề của văn bản Tôi đi học? 
? Từ phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
- Mục tiêu: Hiểu điều kiện về tính thống nhất của chủ đề VB.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn..
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề
 + Trách nhiệm.
- Thời gian: 15 phút.
 Hoạt động cá nhân:
? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
? Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp in sâu trong lòng nhân vật “Tôi” suốt cuộc đời ?
 Hoạt động nhóm: 5 phút.
 ( KT khăn trải bàn)
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 3 nhóm. Thời gian hoạt động 5 phút:
- GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh:
? Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn vào lớp ?
 Nhóm 1: Trên đường tới trường
 Nhóm 2: Trên sân trường.
 Nhóm 3: Trong lớp học.
- GV chốt kiến thức:
 Hoạt động cá nhân:
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? 
? Tính thống nhất về chủ đề Vb được thể hiện ở những phương diện nào?
? Làm thế nào để có thể viết một VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
- HS đọc.
TL cá nhân
+ Tạo cặp đôi.
+ HĐ cá nhân 1’; cặp 1’
+ Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ 1 SGK.
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 2 phút.
- Nhóm tập hợp ý kiến 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Chủ đề của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ: văn bản “Tôi đi học”.
- Vb miêu tả những việc đã xảy. Đó là những hồi tưởng của tác giả về kỉ niệm trong thời thơ ấu của mình.
- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc khi cùng mẹ trên đường tới trường, ở sân trường, trong lớp học trong ngày đầu tiên đi học.
- Ấn tượng: Không quên về những cảm xúc tưng bừng rộn rã, thiết tha bâng khuâng- những rung cảm nhẹ nhàng trong sáng về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Chủ đề của văn bản Tôi đi học: 
Vb là sự hồi tưởng những kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Những hồi tưởng ấy gợi lại những rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng trong lòng tác giả.
2- Kết luận.
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nêu ra.
II- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
1- Tìm hiểu ví dụ :
- Căn cứ :
+ Nhan đề văn bản cho phép chúng ta dự đoán nội dung của văn bản nói về chuyện đi học.
+ Những từ ngữ được lặp lại: VB những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của Tôi nên đại từ Tôi được lặp lại nhiều lần.
+ Nhiều câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời: Hôm nay tôi đi học, Hằng năm cứ vào cuối thu... tựu trường, Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, hai quyển vở trong tay tôi bắt đầu thấy nặng; Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu cúi xuống đất
a- Các từ ngữ:
+ Hằng năm....lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm....
+ Tôi quên thế nào được...
+ Hôm nay tôi đi học.
b- Cảm xúc :
* Trên đường tới trường : 
 - Cảm nhận về con đường quen mà lạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc