Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35
Tuần 35 - Tiết 137
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương
2. Kĩ năng
tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách x¬ưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức .
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức, thái độ đúng đắn khi sử dụng từ địa phương vào viết và nói
- Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 35
Tuần 35 - Tiết 137 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương 2. Kĩ năng tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức . 3. Thái độ - GD cho hs ý thức, thái độ đúng đắn khi sử dụng từ địa phương vào viết và nói - Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Tìm các từ đồng nghĩa với « bố », « mẹ » và cho biết phạm vi sử dụng của mỗi từ đó ? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)G/v gợi cho h/s khái niệm về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân (2)G/v yêu cầu h/s nhắc lại các khái niệm : Từ ngữ toàn dân, địa phương, biệt ngữ xã hội - GV lấy ví dụ minh hoạ cho: Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và giàu sắc thái biểu cảm? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận * Xưng hô : Xưng : lời nói tự gọi mình Hô : Người nói gọi người đối thoại è Để xưng hô người Việt dùng đại từ hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước * Cách xưng hô chịu sự chi phối của mối tương quan về vai giữa nói và người nghe (ngang hàng, trên, dưới, dưới – trên) và hoàn cảnh gián tiếp ... HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Đọc bài tập 1. -Tìm các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Bài 1 ( trang 145 ): a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ. b, Từ “mợ” cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Một số từ ngữ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết? - Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Bài 2 (trang 145 ): ví dụ: Đồng bằng Bắc Bộ: thầy u ( bố mẹ). Vùng trung du Bắc Bộ: bá ( bác gái), bầm (mẹ). Vùng Trung Trung Bộ: eng (anh), mệ (bà), mi (mày). HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Nêu yêu cầu câu hỏi - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận Câu 3 (trang 145 ): Các từ xưng hô địa phương thường chỉ dùng trung phạm vi giao tiếp hẹp (trong vùng địa phương) và không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Tuần 35 - Tiết 138-139 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết nhận ra các vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học và vấn đề đó trong cuộc sống. 2. Kĩ năng Quan sát các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống để viết bài nghị luận xã hội- văn bản nhật dụng 3. Thái độ - GD cho hs ý thức, thái độ đúng đắn khi bày tỏ ý kiến, quan điểm khi viết văn nghị luận. - Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Kể tên các văn bản nhật dụng đã học? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP .(1) Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề gì? Nêu khái quát về vấn đề ấy trong mỗi văn bản? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận Câu 1 (trang 127): - Thông tin về ngày Trái Đất: Trình bày tác hại của bao bì ni lông, những việc chúng ta phải làm để cải thiện môi trường sống. - Ôn dịch thuốc lá: Thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch, nó gây nhiều tác hại cho con người, để chống lại nó cần có quyết tâm và biện pháp triệt để. - Bài toán dân số: Tình trạng gia tăng dân số đang ở mức báo động, nếu không hạn chế được thì con người tự làm hại chính mình HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Câu 2 (SGK, trang 127) Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình? - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận Có thể viết về : -Nạn nghiện game online. -Ô nhiệm môi trường - Bạo lực học đường -... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG -Hoàn thiện bài tập trên - Ôn luyện toàn bộ chương trình. ---------------------- Tuần 35 - Tiết 140 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 1. Về kiến thức : Thông qua việc trả bài nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra tổng hợp từ đó rút kinh nghiệm chung cho hs. 2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng chữa bài. 3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tự giác sửa chữa khuyết điểm. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Bài kiểm tra đã chấm C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não Khái quát tổng hợp nhận diên và chữa các lỗi sai. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành việc chữa bài. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc đoạn văn. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trả bài, chữa bài I. Đề bài. Gv đọc lại đề bài kiểm tra tổng hợp theo tiết 140,141 Hs theo dõi lại đề bài. II. Yêu cầu – biểu điểm. Gv nhắc lại các yêu cầu và biểu điểm của bài kiểm tra theo tiết 140,141 Hs theo dõi các yêu cầu và biểu điểm của bài kiểm tra. III. Nhận xét. Câu 1 * Ưu điểm. Nhìn chung hs biết cách trả lời các câu hỏi, hiểu được nội dung câu hỏi * Hạn chế. Một số bài trình bày cẩu thả, còn gạch xoá. Một số nêu nội dung đoạn văn và tác dụng của phép liệt kê chưa chuẩn xác. Câu 2 * Ưu điểm - Nắm được khái niệm câu đặc biệt, công dụng của câu đặc biệt - Đại đa số xác định đúng và nêu được công dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn đã cho Câu 3 * Ưu điểm. - Đa số hs nắm được các yêu cầu của đề, viết đúng thể loại nghị luận giải thích. - Các luận điểm rõ ràng mạch lạc. - Hình thành bài văn đủ bố cục ba phần. * Hạn chế. - Một số hs trình bày quá sơ sài, chưa làm rõ được vấn đề nghị luận. - Nhiều bài trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Một số hs còn chưa có ý thức làm bài nên kết quả không cao. IV. Trả chữa bài. Gv trả bài cho hs. Gv hướng dẫn hs chữa bài theo yêu cầu của bài và nhận xét của giáo viên. Gv kiểm tra việc chữa bài của hs. Gv nhận xét rút kinh nghiệm chung. Hs nhận bài xem lại cách làm bài. Hs chữa bài theo yêu cầu của gv chú ý các từ gạch chân và theo lời phê. Trao đổi bài cho bạn và cùng sửa bài cho nhau. - Kết quả cụ thể : Lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Gv nhắc lại một số kinh nghiệm khi làm bài. Lên kế hoạch ôn tập kiến thức trong dịp hè
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_35.docx