Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25

Tuần 25 - Tiết 97

HỊCH TƯỚNG SĨ

 (Trần Quốc Tuấn)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức- HS hiểu sơ giản về thể hịch, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài "Hịch tướng sĩ", tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của người anh hùng dân tộc của quân và dan đời Trần.

2. Kĩ năng- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược

3. Thái độ- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc , ý chí kiên trì, bền bỉ , quyết tâm trước khó khăn gian khổ.

4.Phát triển năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác

- Năng lực tạo lập văn bản

-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản nghị luận trung đại Việt Nam ).

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 21 trang linhnguyen 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 25
t được giá trị văn bản.
- HS hiểu được tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của người anh hùng dân tộc của quân và dân đời Trần. Đặc điểm văn chính luận ở " Hịch tướng sĩ"
2. Kĩ năng- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược.
3. Thái độ- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước căm thù giặc trân trọng những trang sử vẻ vang của dân tộc .
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác 
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản nghị luận trung đại Việt Nam- Thể hịch ).
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh...
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc thầm đoạn 3 và chọn thông tin để hoàn thiện phiếu học tập sau :
Chi tiết, hình ảnh
Nhận xét
Thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ
Hậu quả
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật động não, thảo luận. . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Trước tội ác hoành hành của giặc, sự thơ ơ trước vận nước của tướng lĩnh dưới quyền, lời hịch của Trần Quốc Tuấn đó thể hiện một trỏi tim yêu nước và răn dạy quân sĩ như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu tiết học thứ 2 của bài hịch.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận 
- Tổ chức cho HS nhận xét
=> các nhóm bổ sung ý kiến
Sản phẩm cần đạt của học sinh
Chi tiết, hình ảnh
Nhận xét
Thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ
- Chủ nhụckhông biết lo,
- Nước nhụckhông biết thẹn,
- hầu giặc ... không biết tức
Nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứkhông biết căm.
- Vui chọi gàvui, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon,mê tiếng hát ,...
NT: Cấu trúc đối xứng, tương phản đối lập, dùng điệp từ, điệp ý tăng tiến, câu hỏi tu từ...
- Giọng điệu lúc mềm dẻo lúc đanh thép, tạo sức thuyết phục cho lời hịch.
- Hành động hưởng lạc, quên danh dự và bổn phận, thái độ cầu an hưởng lạc,bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc.
Hậu quả
- Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì....
- Lúc ấy...
- Giọng đau xót, thống thiết. Hình ảnh cụ thể
Hậu quả: nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời.
Nhắc nhở tướng sĩ nhớ ân nghĩa của chủ mà báo đền. Mặt khác quan hệ đẳng cấp: chủ, bầy tôi rất ân tình, bao dung đầy quyền uy và thể hiện mối quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục. Trần Quốc Tuấn muốn tướng lĩnh thay đối lối sống , nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy năng lực, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
c. Nhiệm vụ cấp bách
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều? Em hiểu đặt mồi lửa ở dưới đống củi, kiềng canh nóng mà thổi rau nguội là gì?
(2) Lợi ích của lời khuyên được khẳng định trên những phương diện nào ?
(3) Văn trên T.giả đã thuyết phục người nghe, người đọc bằng lối nghị luận ntn?
Bài Hịch này viết nhằm mục đích gì ? Em hiểu Binh thư yếu lược là gì ?
(4) Lịch sử chống quân xâm lược thời Trần đã chứng minh ntn cho chủ chương kêu gọi tướng sĩ học tâp binh thư của TQTuấn?
-HS chia sẻ sản phẩm với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Nhớ câu kiềng canh nóng mà.... → Nêu cao cảnh giác.
- Huấn luyện quân sĩ luyện tập cung tên..võ nghệ
- Bêu đầu Hốt Tất Liệt,rửa thịt Vân Nam Vương
- Chẳng những thái ấp ..vững bền ..tên họ các ngươi cũng thơm..còn nhà .còn nước ..
→ Điệp ngữ, liệt kê, so sánh,các hình ảnh câu văn biền ngẫu, cân đối, nhịp nhàng → Tình cảm thống thiết có tác dụng,động viên ý chí chiến đấu
- Tập Binh thư yếu lược...phải biết...Đạo thần chủ...nghịch thùVì sao vậy? giặc & ta là kẻ thù...Ta viết Hịch...các ngươi biết bụng ta → Đối lập, giọng dứt khoát, rõ ràng
- Quyết tâm chiến đấu & chiến thắng kẻ thù xâm lược.=> Biểu hiện cao đẹp của lòng yêu nước chống ngoại xâm.
Sử dụng câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng. Lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thắm thiế. Trần Quốc Tuấn vạch giữa 2 con đường chính & tà, nghĩa là con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả tỏ rõ thái độ dứt khoát để thanh toán nạn mất cảnh giác trong hàng ngũ tướng sĩ .Động viên những người còn thờ ơ do dự hãy đứng thẳng sang lực lượng quyết chiến, quyết thắng. Ông coi trọng danh dự và có trách nhiệm với đất nước.
 Chính ông là nguồn sức mạnh làm lên hào khí Đông A: Liên tiếp chiến thắng quân xâm lăng của giặc Nguyên – Mông TK XVIII
4.Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nêu cảm nhận về nghệ thuật và nội dung làm nên sức thuyết phục của bài hịch?
-HS chia sẻ ý kiến trước lớp?
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? Đọc ghi nhớ?
-GV tổng hợp - kết luận
a. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà lí và tình, lập luận văn chính luận; lời văn thống thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
b. Nội dung- Lời khích lệ chân tình của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ. Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn và nhân dân ta thời Trần.
* Ghi nhớ trang 61
“Hịch tướng sĩ” có giá trị lịch sử to lớn, là tiếng kèn xung trận. Nó có tác dụng khích lệ và cổ vũ to lớn đối với ba quân, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mông cổ. Cùng với Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,... tên tuổi của Trần Quốc Tuấn sống mãi với non sông Đại Việt. Mỗi lần đọc lại “Hịch tướng sĩ”, câu văn trên đã thắp lên trong lòng chúng ta ngọn lửa của tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Nó đã làm sống lại những chiến công thuở “Bình Nguyên” vô cùng oanh liệt của tổ tiên ta...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản này?
(2) Thử hình dung k/c nghị luận của văn bản ''Hịch tướng sĩ'' bằng một sơ đồ?
-HS chia sẻ ý kiến trước lớp?
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? 
-GV tổng hợp - kết luận
(1)- Là người coi trọng danh dự và bổn phận đối với đất nước.
- Khinh ghét thói cầu an, hưởng lạc.
- Căm thù giặc, quyết chiến thắng kẻ thf.
- Tha thiết với vận mệnh của nước nhà... 
(2) Tham khảo sơ đồ.
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước
Khích lệ lòng trung quân ái quốc
lòng ân nghĩa thuỷ chung của người 
cùng cảnh ngộ
 Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Viết đoạn văn khoảng 4 – 5 câu trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề mà em tâm đắc nhất trong Hịch tướng sĩ.
-HS thực hành viết đoạn văn. HS chia sẻ sản phẩm với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
 Qua Hịch tướng sĩ, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục mất nước, trong ông uất hận sục sôi, cháy bỏng quyết tâm chiến đấu vì dân tộc. Những lời tâm sự giản dị mà dồn nén ấy như được trào ra từ một trái tim thiết tha yêu nước. Thực là một tấm lòng, một tinh thần đáng trân trọng, đáng tự hào!
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Học kĩ bài, nắm được giá trị và nội dung của văn bản, chọn học thuộc lòng một đoạn văn biền ngẫu mà em thích nhất trong bài.
- Làm bài tập 2 phần luyện tập trong SGK tr61.
- Tìm hiểu thêm một số bài hịch khác?
- Soạn bài ''Nước Đại Việt ta'' theo câu hỏi SGK.
+ Nhóm em: Xem “ Côn Sơn ca” -Ngữ văn 7+ sưu tầm tài liệu giới thiệu về Nguyễn Trãi?
--------------------
Tuần 25 - Tiết 99 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO- Nguyễn Trãi)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Học sinh hiểu sơ giản về thể cáo, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Bình ngô đại cáo ở một đoạn trích.HS thấy dược văn bản có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
2. Kĩ năng:Rèn kỹ năng đọc- hiểu một văn bản theo thể cáo. Nhận ra đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo. Rèn kĩ năng phân tích văn biền ngẫu.
3. Thái độ:  Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước căm thù giặc,trân trọng những trang sử vẻ vang của dân tộc .
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác 
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản nghị luận trung đại Việt Nam - Thể cáo).
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Giáo viên: Tư liệu về Nguyễn Trãi. Đọc lại “ Côn Sơn ca”
- Học sinh: soạn bài, xem lại bài ''Nam quốc sơn hà''.\
-Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
 Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?
Những “chứng cớ” lịch sử
Nhận xét 
Tướng giặc
Hậu quả
PHIẾU BÀI TẬP
Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
Nhận xét
Đúng
(Đ)
Sai
(S)
(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu.
(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả.
(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý.
(5)
(6)
(7)
- Sơ đồ bố cục lập luận:
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật động não, thảo luận. . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm:Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi?
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Gv bổ dung thông tin.
- HS trình bày kết quả sưu tầm tình huống của nhóm
-HS xung phong trả lời.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
 Cuộc đời:
     Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.
      Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Ông gần gũi nông thôn từ đó. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.
      Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Li và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
       Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Hơn hai mươi năm sau (năm 1464), Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
 Sự nghiệp sáng tác
         Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng văn”, là những tác phẩm tiêu biểu. Về thơ ca, ông có Ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.
         Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.
Gv giới thiệu bài.
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Đến Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn đốc lập thứ hai của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nhắc lại những điểm chính về tác giả Nguyễn Trãi trong bài ''Côn Sơn ca''?
(2) Giới thiệu về “ Bình Ngô đại cáo” và đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”?
 Giải thích nhan đề toàn “ Bình Ngô đại cáo”?
- Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô vương, sau trở thành Minh thành tổ. (tác giả dùng từ Ngô để chỉ người nhà Minh)
(3)Bài văn được viết theo thể loại nào.? Giới thiệu về thể loại và kết cấu văn bản?
-HS chia sẻ ý kiến trước lớp?
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? 
-GV tổng hợp - kết luận
1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380- 1442)
- Hiệu: ức Trai , cha là Nguyễn Phi Khanh.
- Quê: Chí Linh – Hải Dương.
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi và trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
- Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc.
2. Tác phẩm:
- Bình ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Vua Lê Lợi soạn thảo, đc công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan dã 15 vạn viện binh của giặc Minh, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước.Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập.
- Đoạn “ Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của bài cáo.
c. Thể cáo:
- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả của sự nghiệp để mọi người cùng biết . Phần nhiều được viết bằng thể văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén , kết cấu chặt chẽ mạch lạc.
+ Phần đầu: nêu luận đề chính nghĩa.
+ Phần 2: cáo trạng tội ác giặc Minh: VD:“ Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ...sạch mùi”
+ Phần 3: phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. VD: “ Tuấn Kiệt như....chân run”
+ Phần 4: lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước mở ra một kỉ nguyên mới.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)GV HD học sinh đọc, 
-Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó (chú thích SGK)
(2) Nêuvị trí và bố cục văn bản?
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? 
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
- Giọng hào sảng.
Từ khó : 1,2,3,4,6
2. Bố cục:- Thuộc phần 1 bài cáo
+ Nguyên lí nhân nghĩa(2 câu đầu)
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. (những câu còn lại)
3. Phân tích
a. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ''Bình Ngô đại cáo'' thì em hiểu những đối tượng nào được nói đến ở đây
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.
+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.
+ Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.
 trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc=>Cuộc kháng chiến chính nghĩa. Những vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn là người thương dân, tiến bộ : Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''.
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”?
- Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Về hình thức, hai câu có sự đăng đối đối chặt chẽ với nhau, đặt các triều vua nước ta song song và ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc.
- Qua đó, ý thơ mạnh mẽ và tự hào khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Gv giao nhiệm vụ - phiếu học tập 
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Tổng hợp - kết luận
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Những “chứng cớ” lịch sử
Nhận xét nghệ thuật nội dung
Tướng giặc
Hậu quả
Lưu Cung
tham công nên thất bại
-Nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối.
-Cáo trạng đanh thép về những thất bại nhục nhã của kẻ thù khi đem quân sang xâm lược nước ta.
Triệu Tiết
thích lớn phải tiêu vong
Toa Đô
bắt sống 
Ô Mã
giết tươi
Những “chứng cớ còn ghi” được liệt kê trong 6 câu cuối của đoạn trích có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép về những thất bại nhục nhã của kẻ thù khi đem quân sang xâm lược nước ta. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những “chứng cớ” lịch sự này được tác giả đưa ra nhằm nhấn mạnh ý: những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh cho chính nghĩa.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
 Để khẳng định được chủ quyền dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ?.
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Tổng hợp - kết luận
- Nền văn hiến lâu đời
- Có cương vực lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử riêng
- Chế độ riêng 
 Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
So với thời Lí, quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc : Nước ta có độc lập chủ quyền vì có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân xâm lược. (lãnh thổ và chủ quyền). Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng.
 Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan khi kẻ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_25.docx