Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 23
Tuần 23 - Tiết 89
CÂU TRẦN THUẬT
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:- HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Học sinh hiểu phân biệt của câu trần thuật với các kiểu câu khác.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 23
CÂU TRẦN THUẬT A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức:- HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. - Học sinh hiểu phân biệt của câu trần thuật với các kiểu câu khác. 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu trần thuật trong các văn bản. - Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 3.Thái độ: - Bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. - Phiếu học tập: 1) Hệ thống hóa các đặc điểm về hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mẫu: Đặc điểm Kiểu câu Hình thức Chức năng Ví dụ Nghi vấn Cầu khiến Cảm thán Trần thuật C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1.Em hiểu đây là loại câu gì ? có chức năng gì ? a. Em xin hứa sẽ đến dự sinh nhật bạn. b.Mình chúc bạn đạt thành tích cao trong kỳ thi tới.. (Trần thuật, hứa hẹn, chúc mừng) - Các câu này có chức năng giống nhau không? vì sao? Để hiểu được chúng ta cùng tìm hiểu bài học: Câu trần thuật. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Đặc điểm hình thức và chức năng Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Học sinh đọc ví dụ trong SGK. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Những câu nào trong các đoạn trích không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn., câu cầu khiến, câu cảm thán? Gợi ý: Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (đã học) (2) Những câu này dùng để làm gì? (3)- Kết thúc câu trần thuật có dấu như thế nào? - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. - Gọi nhóm khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá- kết luận: * Chức năng: kể, miêu tả, nhận định, thông báo ngoài ra còn để bộc lộ cảm xúc, yêu cầu... * Khi viết câu trần thuật kết thúc bằng (.); có khi bằng (!); (...), (:) ... - Vậy em hãy khái quát những kiến thức cần nắm về câu trần thuật. - Gọi HS đọc ghi nhớ? - GV chốt kiến thức 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Ôi Tào Khê ! câu cảm thán; còn tất cả các câu khác không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn,câu cầu khiến, câu cảm thán đó là những câu trần thuật. - a: Các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (câu thứ nhất và câu thứ 2) và yêu cầu ''chúng ta phải ... anh hùng dân tộc'' (câu thứ 3) - Các câu trần thuật dùng để kể (câu 1) và thông báo (câu 2) - c: Câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ) - d: các câu trần thuật dùng để nhận định (câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu 3) - Thường kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi bằng dấu (!) (câu 2 - d bộc lộ cảm xúc), dấu (...)(câu 2-a);(câu 2-b); dấu (:) trước lời đối thoại 3. Kết luận: Ghi nhớ SGK tr46 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu đã cho? -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... THẢO LUẬN CẶP ĐÔI Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu trong nguyên tác và bản dịch bài ''Ngắm trăng'' (câu 2) - Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không?Những câu này dùng để làm gì.? -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp, kết luận. 1. Bài tập 1 a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật: câu 1 - kể, câu 2,3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của DM đối với DC. b) Câu 1: câu trần thuật để kể; câu 2: câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ ''quá'') dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc; câu 3,4: câu trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc, lời cảm ơn) 2. Bài tập 2 - Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? câu nghi vấn ''Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?'' - Câu ở phần dịch thơ: câu trần thuật chung ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm được điều gì đó. 3. Bài tập 3 a)Câu cầu khiến b)Câu nghi vấn c)Câu trần thuật cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ,chức năng giống nhau nhưng b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn a HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét Hệ thống hóa các đặc điểm về hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mẫu: Dự kiến sản phẩm của học sinh: Đặc điểm Kiểu câu Hình thức Chức năng Ví dụ Nghi vấn Thường có những từ nghi vấn (đại từ nghi vấn: đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,...; tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,...) hoặc có từ hay, hay là, hoặc, hoặc là (trong câu nối các vế có quan hệ lựa chọn). Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm. Chức năng chính là dùng để hỏi. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,...và không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Cậu đã làm bài tập chưa? - Chiều nay lớp mình học Văn hay học Toán? Cầu khiến Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến. Thường kết thúc bằng dấu chấm than. Được dùng để ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo. - Ăn đi nào! - Đừng mở cửa! Cảm thán Có từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... Thường kết thúc bằng dấu chấm than. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). - Ôi giời ơi! Sao thân tôi lại khổ thế này! - Thật vui thay! HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Trao đổi với bạn để điền các thông tin vào bảng sau : KIỂU VĂN BẢN KIỂU CAU THƯỜNG DÙNG NGHI VẤN CẨM THÁN CẦU KHIẾN TRẦN THUẬT TỰ SỰ MIÊU TÁ BIỂU CẢM THUYẾT MINH NGHỊ LUẬN ĐIỀU HÀNH 2. Ôn và vận dụng kiến thức về 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói. 3. Chuẩn bị bài :Hành động nói theo yêu cầu SGK. Tuần 23 - Tiết 90 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh . - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu 2. Kĩ năng- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu, tra cứu , thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh . - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ- Giáo dục cho học sinh ý thức thu thập tài liệu về danh lam thắng cảnh, tập viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Tư liệu, hình ảnh... - Phiếu học tập C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Giới thiệu một địa danh mà em đượ biết đến qua chương trình VTV? (2) Xem video: Du lịch qua màn ảnh nhỏ và cho biết chúng ta vừa đến địa danh nào? Em hiểu gì về địa danh đó? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Các em đã từng được nghe được đến những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Vịnh Hạ Long hay Sa Pa, có đô Huế... Việt Nam có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đáng ngưỡng mộ. Vậy để viết được bài văn thuyết minh về những địa danh trên, chúng ta cần tích luỹ và thu thập kiến thức như thế nào? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Gọi HS đọc văn bản (1) Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng ? Các đối tượng ấy cú quan hệ với nhau như thế nào ? (2) Qua bài thuyết minh em hiểu biết thờm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên ? Muốn có những kiến thức đó, người viết phải chuẩn bị những gì ? (3) Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào? theo em có gì thiếu xót trong bố cục? (4) Nếu được bổ sung vào bài thuyết minh trên, em sẽ bổ sung những gì ? (Vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê húc miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối màu nước xanh...) (5) Nêu phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài? (6) Quatìm hiểu em hiểu thế nào là thuyết minh một danh lam thắng cảnh? - Gọi HS nêu khái quát kiến thức ? -Gọi HS đọc ghi nhớ -GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 1.Văn bản:Hồ hoàn kiếm & Đền Ngọc sơn. - Đối tượng thuyết minh: Hai đối tượng hồ Hoàn kiếm và Đền Ngọc Sơn có vị trí rất gần nhau. - Kiến thức về đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ. - Đền Ngọc sơn: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng Đền, vị trí, cấu trúc. - Tích luỹ kiến thức: Phải đọc sách tra cứu tài liệu, xem tranh ảnh,hỏi han... * Bố cục: (1) Giơí thiệu về hồ hoàn kiếm (2) Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn (3) Giới thiệu về bờ hồ - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh: :giới thiệu, phân tích, phân loại, giải thích... 2.Nhận xét: - Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần: Thăm thú,đọc, tra cứu sách vở, hỏi,... - Bố cục: 3 phần - Kiến thức khách quan tin cậy. - Lời văn, chính xác biểu cảm 3.Kết luận. Ghi nhớ:sgk HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm? -Xung phong trả lời câu hỏi - Nhận xét ý kiến của bạn - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2) Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như thế nào? - Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (3) Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh thì nhóm em sẽ lựa chọn như thế nào? - Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Đọc và nêu yêu cầu bài tập 4 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (4) Câu thơ nước ngoài nên đưa vào phần nao của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét.. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận. Bài 1 (trang 35 sgk ) - Mở bài: Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. - Thân bài: + Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm + Giới thiệu đền Ngọc Sơn - Kết bài: Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh xung quanh hồ. Bài 2 (trang 35 sgk ) * Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn - Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm: + Diện tích của hồ + Đặc điểm màu nước của hồ + Lịch sử của hồ + Cảnh vật xung quanh hồ - Giới thiệu đền Ngọc Sơn: + Vị trí đền Ngọc Sơn + Lịch sử hình thành đền + Quang cảnh của đền - Giới thiệu về Tháp Rùa: + Vị trí Tháp Rùa + Lịch sử hình thành Tháp Rùa + Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa Bài 3 (trang 35 sgk ) - Chi tiết về lịch sử hình thành hồ: + Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ vài nghìn tuổi. + Trước đó có tên là hồ Lục Thủy + Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn sự tích trả gươm thần. + Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân - Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn + Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá + Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió. + Đền có ba nếp - Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa: + Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần + Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên - Cảnh hiện nay: + Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm. Bài 4 (trang 35 sgk ) - Câu thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội được đưa vào phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm. - Cũng có thể đặt câu thơ nước ngoài đó ở cuối đoạn giới thiệu về Hồ Gươm trước khi chuyển sang đoạn giới thiệu về đền Ngọc Sơn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Giới thiệu ngắn gọn một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử ở quê em? -HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận - Vị trị địa lý -Lịch sử hình thành - Cấu tạo cảnh quan -Cách tham quan - Lợi ích của cảnh quan HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Chọn 1 di tích, thắng cảnh ở địa phương em và viết bài thuyết minh giới thiệu di tích, thắng cảnh đó: sông, cầu, núi, hồ, đền, chùa, ... - Chuẩn bị bài ''Ôn tập về văn bản thuyết minh''. ------------------ Tuần 23 - Tiết 91 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiếp) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh về một danh lam, thắng cản. vận dụng sáng tạo một số văn bản thuyết minh, đảm bảo đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc có các yếu tố. 2. Kĩ năng- Củng cố kĩ năng viết bài văn thuyết minh. 3. Thái độ- GD cho học sinh ý thức học tập tìm hiểu, tích luỹ tri thức để viết bài văn thuyết minh. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác -Năng lực tạo lập văn bản. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Đề bài/ dàn ý. C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não - Kĩ thụât viết tích cực D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trình bày sản phẩm 1 di tích, thắng cảnh ở địa phương em để giới thiệu trước lớp (di tích, thắng cảnh đó: sông, cầu, núi, hồ, đền, chùa, ...) => Gv giới thiệu bài: Để đưa những vẻ đẹp quê hương đến nhiều người, chúng ta viết văn thuyết minh. Có thể đưa kèm hình ảnh cho sinh động. Để luyện thêm về văn thuyết minh, chúng ta tiếp tục luyện tập: Yêu cầu tiết học: Vận dụng kiến thức/kỹ năng viết một bài thuyết minh hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG Hoạt động 1. HS chép đề và lập dàn ý Đề bài: Hãy giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Yêu cầu : 1. Nội dung: a) Mở bài:- Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh: b) Thân bài: Viết các đoạn văn theo một trình tự nhất định làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. + Đối với danh thắng: Bên cạnh các tri thức khách quan có thể đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật đối tượng, cuốn hút được người đọc. Trình tự trong bài văn miêu tả danh thắng là: nêu vị trí, đặc điểm, lịch sử hình thành, xuất xứ tên gọi, văn hoá truyền thống; giá trị về kinh tế, du lịch, văn hoá ... c) Kết bài: - Đối với danh thắng: có thể là lời đánh giá danh thắng đó. Hoặc bài học cho bản thân 2.Hình thức , diễn đạt : Bố cục đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diễn đạt mạch lạc. - Đảm bảo các phương pháp thuyết minh . - Biết hình thành các đoạn văn thuyết minh.. Hoạt động 2. HS thực hành viết bài. Hoạt động 3. Báo cáo sản phẩm và nhận xét. Về nội dung thuyết minh? Về vận dụng phương pháp thuyết minh? Trình bày, diễn đạt ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Ôn tập văn bản thuyết minh: thuyết minh một đồ vật, 1 thể loại văn học; một giống vật nuôi, một danh thắng. - Chuẩn bị bài ''Chương trình địa phương'' phần tập làm văn. Tuần 23 - Tiết 92 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ LUYỆN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN THUYẾT MINH A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh ,vận dụng sáng tạo một số văn bản thuyết minh, đảm bảo đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc có các yếu tố. 2. Kĩ năng - Củng cố kĩ năng viết bài văn thuyết minh. 3. Thái độ - GD cho học sinh ý thức học tập tìm hiểu, tích luỹ tri thức để viết bài văn thuyết minh. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác -Năng lực tạo lập văn bản. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU 1. Giáo viên Soạn bài- ra đề, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Học sinh Chuẩn bị bài, học bài cũ, nháp, giấy kiểm tra. C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não - Kĩ thụât viết tích cực D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VĂN THUYẾT MINH TM VỀ ... TM VỀ ... TM VỀ ... TM VỀ ... - Cho HS hoàn thiện và giới thiệu sơ đồ trên? HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG Hoạt động 1. HS chép đề và lập dàn ý - Trình bày dàn ý. I. ĐỀ BÀI: Thuyết Minh Về Hoa Sen II. DÀN Ý 1. Mở bài - Sen là loài hoa thân thuộc với con người Việt Nam. - Sen đã gắn bó với cuộc sống, thậm chí đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ cho cốt cách và phẩm giá của những con người mẫu mực, bởi những phẩm chất, những đức hạnh mà không một loài hoa nào trên thế giới có được. 2. Thân bài * Nguồn gốc: - Xuất hiện từ rất lâu đời ở nước ta và các quốc gia châu Á khác, một số giả thuyết cho rằng sen có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại. - Một số nghi vấn cho rằng sen vốn là loài cây bản địa của các nước Đông Dương. - Tên khoa học là Nelumbo nucifera thuộc họ Nelumbonaceae. - Tên Hán việt là liên, tên khác là thủy phù dung. * Ý nghĩa: - Có một vị trí quan trọng và thiêng liêng trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo, kiến trúc, trở thành cảm hứng sáng tác thi, ca, nhạc, họa của nhiều nhân sĩ. - Ở Việt Nam, các văn nhân, thi sĩ thường đưa hình ảnh sen vào tác phẩm để nói về người con gái, một vẻ đẹp thánh thiện, thanh khiết. - Xét về khía cạnh ý nghĩa biểu tượng cho con người, thì Việt Nam, Nhật Bản, Ai Cập và Ấn Độ đều có chung một tư tưởng sen là đại diện cho sự thanh cao, trong sạch của con người. - Được ngầm công nhận là quốc hoa của nước ta, dù vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định. * Đặc điểm: - Là loài cây thủy sinh lâu năm. - Phần thân rễ của sen mọc sâu dưới lớp bùn, dân gian thường gọi là củ sen, hình thuôn dài, xung quanh mọc ra các rễ nhỏ giúp cho gốc sen bám chắc vào đáy nước. - Cuống lá có màu xanh thẫm, đường kính tầm 1-1,5cm, xung quanh có gai tù. Lá sen to, dày và trơn, không thấm nước, một lá bánh tẻ có đường kính từ 50-60cm. - Sen nở rộ nhất là vào mùa hạ, tầm tháng 6. Khi nở, các cánh hoa hé dần theo thứ tự, từ ngoài vào trong, tỏa tròn đều bao quanh lấy nhị và nhụy hoa ở giữa. - Sen hồng là sự giao thoa của hai màu hồng và trắng, tùy vào thổ nhưỡng và khí hậu mà màu hồng này đậm lên hay nhạt đi. Hoa sen cũng có hương thơm, tuy nhiên không rõ ràng. * Công dụng: - Lá, hạt, củ, rễ đều có thể làm thực phẩm - Nhị sen để ướp trà cho thơm Trong Đông y, các bộ phận của sen là vị thuốc quý có tác dụng an thần, cầm máu, giải nhiệt, bồi bổ. 3. Kết bài - Sen là loài hoa đẹp, có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đặc biệt là sự ăn khớp với văn hóa và bản chất con người Việt Nam. - Sự cao khiết, giản dị, dịu dàng khiến sen luôn có một nét rất riêng, rất nội hàm, bật lên trên muôn các loài hoa khác, chính vì thế người ta vẫn trân trọng đưa vào trong thơ ca vẻ đẹp của sen, đức tính của sen, luôn dùng những mỹ từ rất Việt để nhắc về sen - quốc hoa trong tâm tưởng của con người Việt Nam. Hoạt động 2. HS thực hành viết bài. Hoạt động 3. Báo cáo sản phẩm và nhận xét. Về nội dung thuyết minh? Về vận dụng phương pháp thuyết minh? Trình bày, diễn đạt ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Hoàn thành bài viết. Sưu tầm thông tin, hình ảnh đề bài viết sinh động. 2. Đề bài:Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích.(hoa đào, hoa mai, hoa hồng...) 2. Dàn bài: Giới thiệu một loài hoa a. Mở bài: Giới thiệu chung về loài hoa đó( hoa gì? ) b. Thân bài: - Giới thiệu về nguồn gốc của hoa, phân loại các giống hoa - Đặc điểm của hoa +Hình dáng của cây hoa, màu sắc... + Sống ở đâu? ưa khí hậu miền nào? + Được trồng nhiều (mọc nhiều) ở đâu? +Sinh sản như thế nào? mùa nào ra hoa? - Lợi ích, tác dụng của hoa( lợi ích vật chất hoặc tinh thần) c. Kết bài
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_23.docx