Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 22

Tuần 22 - Tiết 85

 VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Nắm được các yêu cầu về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát biểu ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3. Thái độ- Giáo dục học sinh viết đoạn văn thuyết minh có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

- Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản.

 

docx 22 trang linhnguyen 22/10/2022 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 22
ập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”
A. Nguyên liệu B. Yêu cầu thành phẩm
C. Cách làm D. Không nằm ở phần nào.
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
Gv có thể chấm điểm phiếu bài tập một số học sinh. Mỗi câu đúng 0.5 đ
ĐÁP ÁN
A
A
A
A
D
B
B
C
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Hãy tự chon một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn ý bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- HS suy nghĩ- thực hành lập dàn ý
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"
1.Điều kiện cần có: Người chơi từ 5 đến 10 người
Địa điểm chơi: một khoảng sân rộng
2.Luật chơi: Bạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.
Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.
3.Cách chơi: Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.
Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt. Khi bị bắt thì đổi thành người đi đuổi.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Câu 2: Trang 26 sgk 
Đọc bài giới thiệu sau đây. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. 
-Các cách đọc:
Đọc thành tiếng.
Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
-Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài :
-Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
-Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
=>Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Lập dàn y: Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co?
Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- HS suy nghĩ- thực hành lập dàn ý
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
1.Điều kiện cần có: 
- Hai đội chơi. Số lượng thành viên mỗi đội. Trọng tài
- Dây thừng kéo. 
2.Luật chơi: Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
-Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
-Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi kéo co
II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi kéo co
1. Lịch sử trò chơi
Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
Thời Ai Cập người ta không dùng dây thừng để chơi
Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường
Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
2. Luật chơi
Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co
Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ
Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm những bài thuyết minh về một món ăn đặc sản địa phương?
2. Giới thiệu các trò chơi dân gian, cách làm các đồ chơi dân gian?
3. Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
-------------- 
Tuần 22 - Tiết 87 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
NGẮM TRĂNG
( Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Học sinh có những hiểu biết bước về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù ngục.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, tình cảm cách mạng cho HS..
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, trình bày , nêu vấn đề, đọc diễn cảm, giảng bình, ...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Bốn câu thơ đề từ của tập nhật kí đã khái quát một tinh thần, ý chí nghị lực phi thường, một lí tưởng lớn lao, vĩ đại của Bác Hồ
  Với Bác, chính sự gian khổ lại là điều kiện để rèn luyện tinh thần. Bài thơ muốn nói lên rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt và ngặt nghèo đến mấy thì Bác vẫn luôn tâm niệm sẽ làm nên một sự nghiệp lớn lao, cao cả. Bác luôn sẵn sàng đương đầu thử thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh. Chúng ta tìm hiểu về tập thơ và một số bài tiêu biểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Học sinh đọc chú thích trong SGK 
(1)Giới thiệu những hiểu biết của em về Bác Hồ kính yêu?
(2) Hoàn cảnh sáng tác tập thơ.
- Hãy đọc những câu thơ thể hiện tư tưởng của Bác trong tập thơ.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1 Hồ Chí Minh: 19.5.1890 - 3.9.1969
Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
2. Tập thơ Nhật kí trong tù
- Gồm 133 bài thơ Bác viết trong thời gian bị bọn Tương Giới Thạch bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943 Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc
- Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây.
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
GV cho HS tham khảo:
1 Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp
            Hồ Chí Minh (1890 – 1969)  quê Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919 gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam. 1920 tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1925 tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 1930 triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. năm 1941 Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước, lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2/9/1945 đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Năm 1946 được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ 1946 – 1969 Đảm nhiệm chức vụ cao nhất trong nhà nước, lãnh đạo toàn dân thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
            Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.
2. Tập thơ Nhật kí trong tù
            Tháng 8 – 1942 Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên thành Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh để liên hệ với thế giới bên ngoài và tìm sự ủng hộ của thế giới. Nhưng khi đến Quảng Tây – Trung Quốc thì chính quyền Tưởng Giới Thạch nghi là hán gian nên bị bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943 Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
            Trong suốt thời gian hơn một năm đó Hồ Chí Minh đã sáng tác tập thơ để giải bày tâm trạng của mình và Người tập hợp lại thành một tập có tên là “Ngục trung nhật ký” tức “Nhật ký trong tù”. Tập thơ gồm 134 bài trong đó có một bài “Mới ra tù tập leo núi” được viết sau khi ra khỏi nhà tù. Tập nhật ký bằng thơ không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật cao. Và được chia làm hai mảng đề tài chính: Thơ tuyên truyền vận động cách mạng và Thơ cảm hứng trữ tình.
 Phong cách thơ Hồ Chí Minh qua “ Nhật kí trong tù” [ Nguồn K38 SP Văn, ĐHSP]
II. ĐỌC - HIỂUE BÀI NGẮM TRĂNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Giáo viên đọc mẫu, chú ý đọc chính xác cả phần phiên âm và dịch nghĩa bài ''Ngắm trăng'': cảm xúc ở câu 2 và nhịp đăng đối ở 2 câu sau.
-Học sinh đọc văn bản.
- Thể thơ? so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ?
-Đề tài của bài thơ?
I. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc 
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Đề tài: Vọng nguyệt (Ngắm trăng)
- Vọng nguyệt - 1 thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng mĩ mãn, thú vị. Người ta ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi thư thái. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
3.Phân tích
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
- HS phát hiện -Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
a) Hai câu đầu (hoàn cảnh ngắm trăng của Bác)
- Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
 =>Giọng bình thản tự nhiên, hai lần phủ định để khẳng định sự thiếu vật chất tối thiểu để ngắm trăng " rượu, hoa"
- Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.
Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù. Điệp từ “vô” (không) nhấn mạnh sự thiếu thốn, thiếu sót những thứ đáng ra cần thiết nhất lúc này: rượu, hoa. Uống rượu trước hoa để thưởng trăng và ngâm thơ là một thú vui tao nhã của người xưa trong những lúc thảnh thơi. Thế nhưng Bác lại thưởng trăng trong hoàn cảnh ngục tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được. Bác nói về những cái thiếu, những cái không có ở đây không phải để kể khổ hay thở than. Chỉ là trước đêm trăng đẹp ấy, thật tiếc khi không có rượu, có hoa để thưởng trăng một cách trọn vẹn.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Đối chiếu với câu thứ hai giữa phiên âm và bản dịch. Ở đây câu nghi vẫn được dùng với mục đích gì.?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
=> câu nghi vấn
=>câu trần thuật
Vừa dùng để tự hỏi mình, vừa để bộc lộ cảm xúc: xốn xang, bối rối của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp.
Như một thông báo mang lý tình, ít cảm xúc, chưa thể hiện được tâm trạng thi nhân.
=> Người chiến sĩ CM vĩ đại vẫn là người yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đương là thân tù.
Đối lập với hoàn cảng ngục tù thiếu thốn, “không rượu cũng không hoa” là một “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu hỏi tu từ “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?) bộc lộ tâm trạng bối rối, băn khoăn, xốn xang của Bác – một người thi nhân, một người nghệ sĩ trước đêm trăng đẹp. Bác tiếc nuối vì không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị và trọn vẹn. Sự tiếc nuối, băn khoăn ấy là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và một bản lĩnh, tinh thần thép của người tù cộng sản. Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc hai câu cuối trong bản phiên âm?
(1) Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ thứ 3?
(2) Ở câu 4 có những biện pháp nghệ thuật nào.? Tác dụng.?
(3) Hình ảnh nhà thơ và vầng trăng có mối giao hòa như thế nào (chú ý sự sắp xếp vị trí các từ nhân và thi gia, song, nguyệt và minh nguyệt cũng như phép đối trong hai câu thơ)?
(4) Ta hiểu gì về Bác ở 2 câu thơ cuối ?
- Phát hiện -Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
a) Hai câu cuối (Cuộc hội ngộ giữa người và trăng)
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ)
=> Nghệ thuật đối: Người và trăng, song sắt nhà tù chắn ở giữa.
=>Người đã thả hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù tìm đến ngắm trăng sáng giao hoà với vầng trăng tự do đương toả mộng giữa đời đây là cuộc vượt ngục về tinh thần.
-Nguyệt tòng song thích khán thi gia
(Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
=> Nghệ thuật: đối, nhân hoá trăng như có linh hồn, 
Trăng với Bác Hồ gắn bó thân thiết trở thành tri kỉ.
+ Sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ:
Nhà tù đen tối
Vầng trăng đẹp
Hiện thực tàn bạo
Biểu tượng của tự do, lãng mạn
=>Bằng cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù trở nên bất lực vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.
 Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, ở đầu hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt), ở giữa là từ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song). Sự sắp xếp này cùng nghệ thuật đăng đối giữa hai câu đã làm nổi bật, nhấn mạnh mối giao hòa tuyệt vời giữa người và trăng. Bất chấp cả không gian ngục tù, bất chấp sự ngăn cách của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì thả hồn ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Đó là sự giao hòa tuyệt diệu, là mối quan hệ tri kỉ giữa người thi nhân và vầng trăng sáng. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn. Bằng cuộc ngắm trăng này Bác đã vô hiệu hoá sự tàn bạo của nhà tù. ''Chất thép Hồ Chí Minh'' tự do tự tại, phong thái ung dung vượt lên sự tàn bạo của nhà tù. Quả như Hoàng Trung Thông viết:
''Con đọc trăm bài, trăm ý đẹp
Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình''
4. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
 Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
-Nghệ thuật:
+ Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, lại vừa mang tinh thần hiện đại.
+Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc.
- Nội dung:
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Phong thái ung dung, tự tại, lạc quan của Bác.
Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Phiếu bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú
C. Ngũ ngôn D. Tự do
Câu 2: Bài thơ được sáng tác bằng chữ?
A. chữ quốc ngữ B. Chữ Hán
C. Chữ Nôm D. Chữ Pháp
Câu 3: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống
Câu 4: Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng?
A. Tin thắng trận    B. Rằm tháng giêng       
C. Cảnh khuya     D. Chiều tối
Câu 5: Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật     B. Câu nghi vấn      
C. Câu cầu khiến     D. Tất cả đều sai
Câu 6: " Minh nguyệt " có nghĩa là gì?
A. Trăng sáng            B. Trăng đẹp            
C. Trăng soi         D. Ngắm trăng
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?
A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Câu 8: Hai câu thơ đầu giúp ta hình dung tâm trạng của người như nào?
A. Người đang bị giam trong tù với tâm trạng lo nghĩ, thất vọng
 B. Ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên
C. Buồn  bã khi không thể hưởng trọn vẹn niềm vui hoà mình với thiên nhiên
D. Có những suy tư, lo lắng cho con đường cách mạng của minh
Câu 9: Từ "thi gia" có nghĩa là gì?
A. Người ngắm trăng B. Người tù
C. Nhà thơ D. Người uống rượu
Câu 10: Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong bài thơ?
A. Nhân hoá B. Điệp ngữ
C. Đối lập D. Liệt kê.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
GV chấm một số phiếu. 0.5 đ/ câu
Đáp án:
A
B
B
D
B
A
C
A
C
D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét ''Thơ Bác Hồ đầy trăng'', hãy nêu những bài thơ những bài thơ viết về trăng của Bác?
(2) Đặc điểm khác của bài thơ Vọng nguyệt với những bài thơ đó là gì?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến 
- Một số bài thơ viết về trăng của Bác : Rằm tháng riêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp) ... sáng tác ở chiến khu Việt Bắc.
- Đặc điểm khác của bài ''Vọng nguyệt'' diễn ra trong hoàn cảnh tù đầy còn thơ chiến khu: vầng trăng xuân lồng lộng, trăng lung linh như bức sơn mài Trăng luônlà bạn tâm giao của Bác. Đó là chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét ''Thơ Bác Hồ đầy trăng'', hãy nêu những bài thơ những bài thơ viết về trăng của Bác?
2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chất cổ điển và tinh thần thời đại trong bài “ Ngắm trăng”?
Gợi ý:
+ Chất cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối).
+ Còn tinh thần, màu sắc hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
3. Soạn bài ''Đi đường'' theo câu hỏi SGK?
--------------------- 
Tuần 22 - Tiết 88 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ĐI ĐƯỜNG
 (Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:  HS cảm nhận được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minhtrong hoàn cảnh thử thách trên đường. ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
Học sinh hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói nên bài học đường đời, đường CM. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Thấy được sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ( biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau).
2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ thất ngôn tứ tuyệt - vận dụng đọc hiểu thơ của Bác.
3. Thái độ:- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên- tình cảm cách mạng cho HS.
- Tích hợp: Giáo dục nghị lực, ý chí của người cách mạng trên con đường rèn luyện, đấu tranh.
4.Phát triển năng lực:
-Năng lực đọc hiểu văn bản 
-Năng lực giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Tư liệu, hình ảnh...
- Phiếu học tập 1:
 Dựa vào kết cấu của bài t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_22.docx