Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 21
Tuần 21 - Tiết 81
KHI CON TU HÚ
(TỐ HỮU)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Có hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.
- Học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đương bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ bài thơ trữ tình.
3 Thái độ
- Giáo dục lòng kính yêu những chiến sĩ cách mạng, biết ơn và yêu cuộc sống.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Tuần 21
kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú, em hãy chỉ ra tâm trạng của người tù gắn với mỗi lần. - HS suy nghĩ- Phát hiện chi tiết -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung... -GV tổng hợp, kết luận Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù: + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3 + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người tù + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại. - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ. + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm. + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do. Giáo viên liên hệ bài ''Tâm tư trong tù'' của Tố Hữu: ''Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu'' 4. Tổng kết HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản? - Gọi HS nhận xét. -Gọi HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. a. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát uyển chuyển linh hoạt. - Giọng điệu tự nhiên, cảm xúcnhấtquán - Kết hợp miêu tả và biểu cảm. b. Nội dung: Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị + Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân. Ghi nhớ : SGK Bài thơ tả cảnh và tả tình gộp thành một chỉnh thể, đều rất truyền cảm. Cảnh thì đẹp, hình ảnh sinh động quen thuộc, có hồn. Tình thì sôi nổi, sâu sắc, da diết. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc. Thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người. Nhân vật trữ tình được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Ý nghĩa nhan đề “ Khi con tu hú”? - Tổ chức cho HS thảo luận - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. 1. Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian. Nhan đề rất trữ tình, giàu khêu gợi.Nó không nói về việc, về vật, về tư tưởng mà nói về một thời điểm ... - Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ. - Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cuộc sống tự do. Tên bài thơ đã gợi mở mạnh cảm xúc của toàn bài. - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng." HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ? - Viết bài giới thiệu mùa hè ở quê em - Soạn bài “ Tức carh Pác Bó” theo yêu cầu SGK. Tuần 21 - Tiết 82 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ CÂU CẦU KHIẾN A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. 2. Kĩ năng: Phát hiện và sử dụng câu cầu khiến đúng mục đích và hiệu quả. 3 Thái độ :- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập. 4.Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU -Soan bài theo hướng dẫn SGK. - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Chia sẻ những điều em biết về câu cầu khiến đã học ở tiểu học ? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của thày Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Học sinh đọc câu mẫu. - Lưu ý học sinh vận dụng kiến thức đã học ở tiểu học. (1)Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? (2) Câu cầu khiến trong phần trích (1) dùng để làm gì. - Giáo viên đọc lại (chú ý ngữ điệu) (3) Cách đọc câu ''mở cửa'' trong (b) và (a) có gì khác nhau. ? Câu ''mở cửa'' ở (b) được dùng để làm gì.? Khác với câu ''mở cửa'' trong (a) ở chỗ nào. (4) Từ đó em rút ra nhận xét nào về việc nhận biết câu cầu khiến? - Giáo viên cung cấp thêm ngữ liệu: Nhận xét về dấu hiệu của 2 câu sau ? Giải thích. - Gọi học sinh báo cáo, nhận xét. - Giáo viên đánh giá. - Từ phân tích trên em hãy rút ra kết luận về đặc điểm hình thức, chức năng câu cầu khiến? - Học sinh đọc ghi nhớ trong I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ:SGK (phần 1 tr30) 2. Nhận xét + Thôi đừng lo lắng. + Cứ về đi. + Đi thôi con. - Chức năng:C1:khuyên bảo- C2:yêu cầu-C3:yêu cầu. - Hình thức: có từ cầu khiến: đừng, đi, thôi. - Đọc: +Câu ''mở cửa'' trong (b) phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn. +Ở (b) câu ''mở cửa'' dùng để đề nghị ra lệnh câu cầu khiến. + Ở (a) câu ''mở cửa'' dùng để trả lời câu hỏi câu trần thuật. => Câu cầu khiến có thể được nhận biết qua ngữ điệu: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... - 2 câu đều là câu nghi vấn: + Sử dụng dấu (!) + Sử dụng dấu (.) khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh. a) Mở cửa ! b) Ông giáo hút trước đi. -> Câu cầu khiến thường sử dụng dấu (!), cũng có khi là dấu (.) 3. Kết luận: * ghi nhớ : SGK tr31 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Học sinh đọc bài tập 1 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS làm miệng từng câu? - Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên ?. - Thử thêm bớt hoặc thay đổi CN xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào? - Gọi HS thay đổi và nhận xét? HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi học sinh đọc bài tập 2 SGK tr32. - Câu nào là câu cầu khiến ? - Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến giữa những câu đó ?. - Trong (c) tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng CN trong 2 câu CK này có liên quan gì với nhau không ? - So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến. ? HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 3. - HS suy nghĩ- phân tích ví dụ. Trình bày miệng trước lớp? -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Gọi HS đọc bài tập 4 SGK. - Tổ chức cho HS thảo luận bài tập 4- SGK. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Nêu yêu cầu bài tập 5 - SGK. - Có thể thay đổi kiểu câu được không? Vì sao? -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung... -GV tổng hợp, kết luận 1. Bài tập 1 a) có ''hãy'' c) có ''đừng'' b) có ''đi'' - CN đều chỉ người đối thoại nhưng có điểm khác: a) Vắng CN. Phải dựa vào ngữ cảnh :Lang Liêu. b) CN là ''ông giáo'' - ngôi thứ 2 số ít. c) CN là ''chúng ta'' - ngôi thứ nhất số nhiều. - Thay đổi: a) Con hãy lấy gạo ... ý nghĩa không thay đổi đối tượng tiếp nhận rõ hơn; lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn b) Hút trước đi. (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn) c) Nay các anh đừng làm ... không thay đổi ý nghĩa cơ bản, không có người nói trong số những người tiếp nhận 2. Bài tập 2 a) ''Thôi , im ... đi''. ( cầu khiến ''đi'', vắng CN) b) ''Các em ...'' (có ''đừng'', CN:ngôi 2 số nhiều) c) ''Đưa tay cho tôi mau'' ; ''cầm lấy tay tôi này'' (không có TNCK, chỉ có ngữ điệu CK; vắng CN) - Có, trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt - Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa CK, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh 3. Bài tập 3 Giống: đều yêu cầu, đề nghị người chồng cố ngồi dậy ăn chút ít cháo. Khác:+ Câu a không có chủ ngữ, nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh. + Câu b có chủ ngữ khiến câu cầu khiến trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn. Câu 4 ( trang 32 sgk): - Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn. - Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách”. → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được. Bài 5 ( trang 33 sgk ): - Không thể sử dụng câu " Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" Bởi vì: + Câu cầu khiến "Đi thôi con!" như lời giục dã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi. + Trong khi câu cầu khiến "Đi đi con!" như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến để kêu gọi mọi người chung tay chống đại dịch Covid-19? - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận + Hình thức đoạn văn + Nội dung: Tuyên truyền chống Covid-19. + Dùng câu cầu khiến: chú ý sử dụng các từ trong câu: nào, hãy, đừng, chớ.... Chú ý viết đúng dấu câu. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1.Thống kê các câu cầu khiến có ý nghĩa trong một số tác phẩm đã học và cho biết giá trị của chúng? Ví dụ:"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" ( Cổng trường mở ra- Lý Lan) 2. Vận dụng câu cầu khiến trong giao tiếp một cách hiệu quả, dùng từ cầu khiến đúng sắc thái. 3. Chuẩn bị bài: Câu cảm thán. --------------------- Tuần 21 - Tiết 83 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ CÂU CẢM THÁN A.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức, chức năng của câu cảm thán.của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.. - Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản. - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3 Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu cảm thán trong mục đích diễn đạt cụ thể. - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.1. Kiến thức 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU -Soan bài theo hướng dẫn SGK. - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu bài tập C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, trình bày , nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Phiếu bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? 1. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? A. Phủ định B. đe doạ C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc 2.Trần Văn Sửu vùng đứng dậy, nói rằng:''Trời nhiều phước cho con tôi được như vậy lận sao?'' A. Khẳng định B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc C. Cầu khiến D. Đe doạ 3. Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? A. Hỏi B. Cầu khiến C. Khẳng định D. Đe doạ 4. Anh có thích đọc Tam Quốc không? A. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc B. Phủ định C. Khẳng định D. Hỏi 5. Kìa non non, nước nước, mây mây. ''Đệ nhất động'' hỏi là đây có phải? A. Đe doạ B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc C. Khẳng định D. Cầu khiến 6. Sao không vào tôi chơi? A. Hỏi B. Cầu khiến C. Khẳng định D. Đe doạ Đáp án - Biểu điểm: - Mỗi câu trắc nghiệm 0,5 điểm: Câu 1 : 1-A; 2-B; 3-C; 4-D; 5-C; 6-B => Giáo viên tổng hợp kết quả và dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của thày Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? - Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ? Nêu một số từ tương tự? * Câu cảm thán có chứa các từ cảm thán. - Khi đọc các câu cảm thán giọng đọc như thế nào? - Kết thúc của câu khi viết thường được sử dụng dấu gì? * Thường kết thúc bằng dấu chấm than - Giáo viên lưu ý học sinh: cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu lửng. - Xác định câu sau có phải là câu cảm thán không? Vì sao? * Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) - Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? * Phạm vi sử dụng: câu cảm thán xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ văn chương. - Gọi HS nêu đặc điểm hình thức, chức năng câu cảm thán? - Gọi HS đọc ghi nhớ? I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a) Hỡi ôi lão Hạc ! b) Than ôi ! - Các câu trên chứa các từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi. - Giọng diễn cảm, buồn (cũng có thể là vui, ngạc nhiên.. tuỳ từng văn cảnh) - Dấu chấm than * Chú ý: - Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về.( biết bao = từ chỉ lượng như: nhiều, rất nhiều.) Không phải là câu cảm thán.Đọc với giọng diễn cảm, người nghe dễ nhầm với câu cảm thán. + Khác với: Đẹp biết bao ! (biết bao - sau tính từ) - Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói, người viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán. - Ngôn ngữ trong văn bản hành chính - công vụ; ngôn ngữ trong văn bản khoa học là ngôn ngữ ''duy lí'', ngôn ngữ của tư duy lôgic nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc. - Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. 3. Kết luận - Ghi nhớ trong SGK tr 44 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đọc bài tập 1. -Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao. - Gọi HS trả lời miệng ? - GV tổng hợp ý kiến - kết luận ? THẢO LUẬN CẶP ĐÔI -Hướng dẫn học sinh thảo luận bài tập 2. ? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không ? Vì sao. -Tổ chức cho HS báo cáo kết quả. -GV tổng hợp, kết luận HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS chia sẻ ý kiến cá nhân? - Nhận xét- rút kinh nghiệm. 1. Bài tập 1 - Những câu cảm thán : than ôi !; lo thay !; nguy thay !; Hỡi cảnh... ơi !; ‘’Chao ôi ! Có biết đau rằng ... thôi’’. Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán, vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (gạch chân) 2. Bài tập 2 - Tất cả các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a) Lời than thở của người dân dưới chế độ PK b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống d) Sự hối hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế choắt. 3. Bài tập 3 -Không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1)Xác định kiểu câu theo mục đích nói trong ví dụ sau và phân tích tác dụng của câu thơ ? Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? - Tổ chức cho HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. -Than ôi ! => Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc -Thời oanh liệt nay còn đâu? => Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc. -Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? => Câu thơ gồm hai câu ngữ pháp. Đó là tâm sự đau đớn, nuối tiếc thời quá khứ vàng son của con hổ khi bị mất tự do... Vận dụng kiến thức kiểu câu trong đọc - hiểu văn bản là vô cùng quan trọng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Hoàn thành các bài tập SGK 2. Tiếp tục tìm hiểu về câu cảm thán trong nói và viết. 3. Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về các kiểu câu theo mục đích nói theo gợi ý: CÂU CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC Nghi vấn: Dùng để hỏi ( ch.năng chính) - Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, hay... - Kết thúc bằng dấu hỏi (?) Cầu khiến: Dùng để yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo - Có chứa từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... - Kết thúc bằng dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm (.) Cảm thán: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, viết (trong giao tiếp và văn chương) - Có chứa từ cảm thán: Ôi, than ôi, hỡi ôi... - Kết thúc bằng dấu chấm than (!) 4. Chuẩn bị bài “ Câu trần thuật” theo yêu cầu SGK. ------------------------ Tuần 21 - Tiết 84 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TỨC CẢNH PÁC BÓ A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức :- HS hiểu được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: Sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng. - Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công. .- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích giá trị bài thơ tứ tuyệt. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3 Thái độ - Giáo dục bài học sinh lòng yêu kính Bác Hồ. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu văn bản . -Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). -Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Giáo viên: Ảnh chân dung Hồ Chí Minh, ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó, tập thơ ''Hồ Chủ Tịch'' - Nhà xuất bản VH-HN 1967 - Học sinh: Đọc và soạn bài. C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, trình bày , nêu vấn đề, đọc diễn cảm, giảng bình, ... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Nhắc lại các bài thơ của Bác mà em đã học ở lớp 7. - Giáo viên giới thiệu ảnh và tập thơ của Bác. Sau 30 năm bôn ba hoạt động cứu nước, Bác đã bí mật về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống một cách gian khổ nhưng thích nghi một cách rất tự nhiên. Lúc này Bác rất vui vì Người được sống trên mảnh đất Tổ Quốc và Người biết rằng thời cơ giành độc lập đương tới gần và người còn vui vì được sống trong lòng dân tộc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện tâm thế của vị lãnh tu đáng kính. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I.TÌM HIỂU CHUNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Học sinh đọc chú thích trong SGK tr28 Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Thể thơ? - HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận 1. Hoàn cảnh sáng tác :- Bài thơ được viết 2-1944 khi Bác Hồ làm việc ở hang Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) 2. Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN - Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh. Đọc chính xác, ngắt nhịp đúng (đặc biệt là ở câu 2 và câu 3), giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái. - Nhắc lại đặc điểm của thơ TN tứ tuyệt ĐL? - Nhận xét về cấu trúc của bài thơ này? -Theo nội dung có thể tách bài thơ thành những ý lớn nào. 1. Đọc - chú thích - Chú thích (1) bẹ (từ địa phương) liên hệ với ''bắp'' trong ''Khi con tu hú'' - Sử Đảng (2) 2. Bố cục của bài thơ: - Khai, thừa, chuyển, hợp. Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và mô hình cấu trúc chung của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên vẻ phóng khoáng, mới mẻ. 3. Phân tích HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Nhận xét về giọng điệu nghệ thuật của C1?. Nội dung câu 1? Thái độ của Bác. - Đại tướng Võ Nguyên
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_tuan_21.docx