Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 5

Tuần : 5- Tiết : 17

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân. Tác dụng của từ toàn dân và biệt ngữ xã hội

2. Kĩ năng: Nhận biết và hiểu nghĩa từ toàn dân và biệt ngữ xã hội . Biết sử dụng các loại từ đó đúng lúc, đúng chỗ.

3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em ý thức học tập tốt.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

 

docx 9 trang linhnguyen 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 5
Tuần : 5- Tiết : 17
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân. Tác dụng của từ toàn dân và biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng: Nhận biết và hiểu nghĩa từ toàn dân và biệt ngữ xã hội . Biết sử dụng các loại từ đó đúng lúc, đúng chỗ. 
3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 ( Tố Hữu)
-Từ “ Bầm” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? Nó có thể thay thế bằng những từ ngữ nào?
- HS suy nghĩ- trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- mẹ, má, u, bầm , mợ... 
 GV: Cùng chỉ người phụ nữ sinh ra mình có rất nhiều từ để gọi: mẹ, má, u, bầm , mợ... Và mỗi từ lại được dùng trong những địa phương khác nhau. Vậy đặc điểm của những từ này là gì ? Chúng ta sẽ tìm hiẻu.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 I-Từ ngữ địa phương:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc ví dụ SGK?
(1) Từ: Bắp, bẹ, ngô từ nào được toàn dân sử dụng? Từ nào không được toàn dân sử dụng? Tại sao?
- Cho ví dụ một từ em thấy chỉ sử dụng trong phạm vi mình sinh sống?
(2) Thế nào là từ địa phương?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Khái quát kiến thức 
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- HS đọc ghi nhớ SGK?
1.Ví dụ: SGK
2.Nhận xét:
- Từ “ ngô” là từ toàn dân vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá.
- Từ “bắp - bẹ” là từ địa phương vì nó được dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực về văn hoá
- Từ địa phương chỉ dùng trong địa phương nhất định
3.Kết luận:
 Ghi nhớ: SGK
II. Biệt ngữ xã hội
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-HS đọc ví dụ SGK?
(1) Tại sao trong đoạn văn a có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ dùng từ “mợ”?
(2) Trước cách mạng tháng Tám, tầng lớp xã hội nào thường dùng từ cậu mợ?
(3) Từ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì? Những đối tượng nào thường dùng từ này?
(4) Thế nào là biệt ngữ xã hội? 
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Khái quát kiến thức 
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- HS đọc ghi nhớ SGK?
1-Ví dụ: SGK
2- Nhận xét:
- Mẹ: Để miêu tả suy nghĩ của nhân vật
- Mợ: Để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
- Tầng lớp trung lưu thường dùng từ này
- Ngỗng: là 2; Trúng tủ: là đúng phần đã học, đã biết - Đây là từ ngữ của tầng lớp HS - Sinh viên
-> Biệt ngữ là những từ chỉ dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
3.Kết luận:
 Ghi nhớ: SGK
III-Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc ví dụ SGK?
(1) Khi sử dụng cần chú ý những gì?
(2) Tại sao đoạn thơ đó tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- HS trả lời câu hỏi?
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- HS đọc ghi nhớ SGK?
-Gv tổng hợp- nhấn mạnh kiến thức.
1-Ví dụ: SGK
2- Nhận xét:
- Khi sử dụng cần chú ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả.
- Để tô đậm thêm sắc thái địa phương, hoặc tầng lớp xuất thân. Không nên lạm dụng lớp từ này 1 cách tuỳ tiện gây tối nghĩa, khó hiểu.
3.Kết luận:
 Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài tập 1.
- Gọi 2 Hs lên bảng?
Từ toàn dân
Từ địa phương
- Quả, bàn, bát, lợn, vào,
 thuyền
- Trái, thồi, tô, heo, vô, ghe...
ơ
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập?
- Cho biết ý nghĩa các biệt ngữ trên?
- Tìm thêm một số biệt ngữ khác
+ Học vẹt: Học thuộc lòng một cách máy móc.
+ Học tủ: Học một số bài thật thuộc mà không chú ý đến bài khác.
+ Xơi gậy: Bị điểm 1.
Bài 3:	Đánh dấu nhân vào ô trống đầu những trường hợp nên sử dụng từ địa phương trong những trường hợp sau?
 Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
 Người nói chuyện với mình là người địa phương khác.
 Khi phát biểu ý kiến trước lớp
 Khi viết bài tập làm văn
 Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo.
 Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Bài tập 4.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho thi giữa các tổ: sưu tầm thơ, ca, hò, vè có sử dụng từ dịa phương?
- Tổ chức rút kinh nghiệm
- GV nhận xét - kết luận.
a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
b.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn thơ trích từ bài ” Mẹ Suốt” của Tố Hữu?
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
Ghé tai mẹ, tôi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- rứa
- nờ
- hắn
- tui
- Cớ răng 
- ưng 
- cứng
-xiêu
- mụ
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
1.Phân biệt từ địa phương và từ toàn dân? Phương ngữ nào hầu hết trùng với từ toàn dân?
+ Vai trò của từ địa phương trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt?
2.Nghiên cứu bài: Trợ từ, thán từ. 
- Đọc bài: Tóm tắt văn bản tự sự. 
Tuần 5- Tiết  18
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được yêu cầu khi tóm tắt văn bản
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự . Phân biệt tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. Biết tóm tắt văn bản phù hợp yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em ý thức học tập tốt
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Bảng phụ 
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Khi soạn bài Đọc - Hiểu văn bản tự sự , em cần làm gì để nắm được cốt truyện ? 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV diễn giảng ý 1 theo SGK
- Cho HS đọc to ý 2 SGK
- HS suy nghĩ, lựa chọn phương án trả lời
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 - Qua phân tích, em hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
1-Ví dụ: SGK
2- Nhận xét
- Phương án trả lời: b (Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những ý chính của văn bản)
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
 Khi đọc một tác phẩm, muốn nhớ lâu, người đọc thường ghi chép bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm đó. Tóm tắt tức là rút ngắn những nội dung, tư tưởng, hành động chính của câu chuyện.
 II- Cách tóm tắt văn bản tự sự:
	1) Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
.- HS đọc ví dụ SGK?
(1)VB trên kể lại tóm tắt văn bản nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? VB trên có nêu được nội dung chính của VB không?
(2) VB trên có gì khác so với VB chính? 
Hãy cho biết Yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt? 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận 
1-Ví dụ: SGK
2- Nhận xét
- Kể tóm tắt VB “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
- Biết được điều đó là nhờ vào các nhân vật chính và sự việc chính.
- Khác nhau: 
+ Nguyên văn truyện dài hơn.
+ Số lượng nhân vật, chi tiết truyện nhiều hơn.
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn.
- Phản ánh trung thành nội dung văn bản. 
 Chất lượng của một bản tóm tắt văn bản tự sự thường thể hiện ở những tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng đúng nội dung và yêu cầu tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan:trung thanhvới văn bản được tóm tắt không thêm bớt các chi tiết sự việc không có trong tác phẩm , không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân của người tóm tắt.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: Dù ở các mức độ khác nhau nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện ( mở đầu- phát triẻn- kết thúc)
- Đảm bảo tính cân đối: Số dòng dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, chi tiết tiêu biểu... phải hợp lí.
2) Các bước tóm tắt văn bản:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Muốn tóm tắt văn bản em phải làm những việc gì? Những việc đó được thực hiện theo tình tự nào?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Bước 1: Đọc kỹ văn bản, tóm tắt để nắm được nội dung của nó.
- Bước 2: Lựa chọn nhân vật chính - sự việc chính,
- Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo một trình tự hợp lý,
- Bước 4: Viết tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ: SGK trang 61
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi Hs đọc bài tập .
- Gọi HS làm miệng
- Nhận xét.
Đáp án: C
- Gọi Hs đọc bài tập .
- Gọi HS làm miệng
- Cho HS trình bày và lí giải ý kiến cá nhân.
- Gọi HS nhận xét.
=> Trình tự như sau: c - a - b - d
Bài tập 1:
 Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt 1 văn bản tự sự ?
 A- Thánh Gióng B- Lão Hạc 
 C - ý nghĩa văn chương D- Thạch Sanh
Bài 2:
 Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo 1 trình tự hợp lý ?
 a- Xác định nội dung chính cần tóm tắt, lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
 b- Săp xếp các nội dung chính theo 1 trật tự hợp lý.
 c-Đọc kỹ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó. 
 d- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỐNG CÁ NHÂN
(1) Chọn và tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 8 ? Chia sẻ với các bạn phần tóm tắt của bản thân?
-HS chuẩn bị - chia sẻ kết quả học tập
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Tóm tắt văn bản “ Cô bé bán diêm”
Chuẩn bị bài “ luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
----------------
Tuần 5- Tiết  19
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc tóm tắt 1 văn bản tự sự. 
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu câu hòi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự?
(2) Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta cần làm gi?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc nắm được ngắn gọn, nhanh chóng nội dung chính của tác phẩm tự sự được tóm tắt so với văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải:
   + Đọc lại toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả
   + Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại
  + Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý
   + Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định
HOẠT ĐỘNG II. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài tập số 1/ SGK / Tr 61theo các yêu cầu của bài tập - 
-Gọi HS trả lời và đọc phần tóm tắt ?
- Gọi HS nhận xét 
- Bản tóm tắt tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính nhưng trình tự còn lộn xộn.
- GV bổ sung để HS sửa chữa.
GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài tập 
- Xác định các yêu cầu của bài tập - 
-Gọi HS trả lời và đọc phần tóm tắt?
- Gọi HS nhận xét 
- GV bổ sung để HS sửa chữa.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- GV sử dụng bảng phụ - HS quan sát bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 1:- Có thể sắp xếp như sau:
 + Lão Hạc có 1 người con trai, mảnh vườn, con chó .
 + Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, ...
+ Vì giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
 + Tất cả số tiền giành dụm được, lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
 + Cuộc sống của lão Hạc ngày 1 khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm 1 trận khủng khiếp.
 + Lão xin Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả 1 con chó và rủ Binh Tư cùng uống rượu.
 + Ông giáo buồn nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
 + Lão Hạc đột nhiên chết 1 cách dữ dội.
 + Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Bài 2:
- Anh Dậu ốm, chị nấu cháo cho anh Dậu ăn.
 - Chưa kịp ăn, cai lệ và người nhà lý trưởng xông đến bắt trói anh Dậu, chị Dậu van xin.
 - Cai lệ bỏ ngoài tai lời van xin, xông vào trói anh Dậu.
 - Chị Dậu không chịu nổi, vùng lên chống trả .
 - Cai lệ bị chị Dậu lẳng cho 1 cái ngã nhào ra thềm.
 - Anh Dậu ngăn vợ - Chị Dậu tức tưởi nói thà ngồi tù để cho chúng nó hành hạ mãi, tôi không chịu được.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tóm tắt doạn văn sau bằng 2 câu:
 Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cản thận rồi tự nhiện lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn chưa hề quen biết , nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến nỗi tôi không dám tin có thật.
- HS -trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
Tôi nhìn hình treo trên tường, bàn ghế, chỗ ngồi và thấy hay hay như là vật riêng của mình. Người bạn bên cạnh chưa hề quen nhưng tôi vẫn thấy không xa lạ chút nào.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
HS tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ ?
Soạn bài: Cô bé bán diêm theo câu hỏi SGK . - Tóm tắt văn bản
Tuần 5- Tiết  20
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được những ưu nhược điểm của lớp và của bản thân qua bài viết. Củng cố khắc sâu kiến thức và kĩ năng.
2. Kĩ năng: - Từ đó các em biết cách sửa chữa những lỗi sai của mình để làm bài sau tốt hơn.
3. Thái độ, tình cảm:
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt. Rèn kỹ năng sửa chữa câu sai.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
Thày: Chấm bài, chọn lỗi sai, sửa chữa.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
-Hãy kể lại kỷ niệm về ngày đầu tiên em trở thành học sinh trường THCS
- Tôi thấy mình đã khôn lớn.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Hãy kể lại kỷ niệm về ngày đầu tiên em trở thành học sinh trường THCS
 - tôi thấy mình đã khôn lớn.
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Văn bản em viết về chủ đề gì?
- Em đã triển khai chủ đề bắng những chi tiết, sự việc nào?
- Cách sáp xếp bố cục đã thể hiện được tính thống nhất chủ đề của văn bản chưa?
- Bài viết gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có đảm bảo dấu hiệu hình thức và trình bày một ý hoàn chỉnh chưa?
- Theo em mức độ bài viết với số giểm cô giáo đánh giá đã hợp lí chưa? ý kiến của em?
II PHẦN NHẬN XÉT CHUNG: 
8A
8B
NỘI DUNG
- Hầu hết đảm bảo đúng yêu cầu nội dung biết hướng vào nội dung chính: Thấy mình khôn lớn.
Nội dung rõ ràng, rành mạch, thể hiện cảm xúc và tâm trạng và cách giải quyết sự việc theo cách của người lớn..Kết hợp kể- tả- biểu cảm.
- Nội dung còn sơ sài, nặng về kể các chi tiết.
- Đảm bảo yêu cầu cơ bản của bài tự sự. Trình bày được các sự việc theo diễn biến câu chuyện.
- Vận dụng được kiễn thức về bố cục VB
-Một số em còn dựa vào bài tôi đi học của Thanh Tịnh để làm bài, vì thế chất lượng bài hạn chế.
PHƯƠNG PHÁP
Biết cách vận dụng lí thuyết về văn tự sự để làm bài.
Vận dụng trình tự kể hợp lí.
- sử dụng tương đối tốt kiến thức lí thuyết: văn bản và đoạn văn
- Đa số nắm được phương pháp làm bài. Đảm bảo yêu cầu tự sự.
- Một số em vận dụng kiến thức tạo lập văn bản tự sự hạn chế, cốt truyện mờ nhạt, lời kể vụng về.
DIỄN ĐẠT
TRÌNH BÀY
-Bố cục rõ ràng 3 phần: Mở, thân, kết bài. 
- Một số chưa biết tách đoạn văn.
- Một số bài viết diễn đạt lưu loát, câu văn trong sáng, có cảm xúc.
- sử dung các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí.
- Trình bày sạch đẹp.
-Bố cục đủ 3 phần: Mở, thân, kết bài.
- Một số diễn đạt còn lủng củng.
- Chưa biết tách đoạn văn.
- Chữ viết 1 số em còn mất lỗi chính tả nhiều.
- Trình bày còn cẩu thả, bẩn, dập xoá lung tung, có em còn dùng bút xoá.
III. CHỮA LỖI:
Đọc lại phần nhận xét của giáo viên, thấy những ưu khuyết điểm chính của bài viết.
1. Chữa lỗi chung: + Lỗi chính tả: Minh 8B
	 + Lỗi câu: Liên 8B
2. Chữa lỗi cá nhân + Tự chữa các lỗi trong bài.
 + Trao đổi bài với bạn cùng thảo luận.
 3. Đọc và bình bài: 
	+ Đọc bài có điểm cao : Huế 8A- Hằng 8A.
 Đức 8B, 
IV. KẾT QUẢ:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3 - 4
8A
8B
Nhận xét kết quả:
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Xem lại bài làm, sửa chữa lỗi sai. 
Xem bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_5.docx