Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2

Tuần 2 - Tiết 5

 TRONG LÒNG MẸ

(Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)

 A.MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được biểu hiện qua ngòi bút hồi ký tự truyện đượm chất trữ tình và truyền cảm .

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, củng cố hiểu biết về thể tự truyện, hồi kí.

3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em ý thức học tập tốt, biết yêu thương và kính trọng mọi người nhất là người mẹ.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).

– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 14 trang linhnguyen 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2
ian truân. Song cũng được đền bù.
 Hình như Nguyên Hồng cảm thấy sự bất lực của ngôn từ , khó có thể diễn tả hét niềm sung sướng vô biên của đứa trẻ được về “ trong lòng mẹ” . Đang miên man với những cảm giác đê mê trong hồi ức nhưng vần không quên nhắn nhủ với người đọc : “Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ ... êm dịu vô cùng”. Phải chăng tình mẫu tử thiêng liêng là niềm hạnh phúc lớn lao nhất, kì diệu nhất trong cuộc đời. Hãy biết trân trọng người mẹ và tình mẹ.
 4,Tổng kết: 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
.
(1) Những nội dung chính của văn bản?
 Em hiểu gì về nhân vật chính của đoạn truyện?
(2) Tại sao gọi đây là hồi ký tự truyện?
Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn truyện? 
(3) Chủ đề và ý ngiã của văn bản?
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
- HS đọc ghi nhớ SGK ?
- Nội dung: Cảnh ngô đáng thương của chú bé Hồng. Nỗi cô đơn và niềm khao khát tình mẹ cuỉa bé bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô và cảm nhận về tình mẫu tử sâu nặng thiêng liêng khi được ở bên mẹ.
- Nghệ thuật: - Hòi kí: Viết lại những kỉ niệm đã qua do chính tác giả kể lại.
Mạch truyện, cảm xúc tự nhiên, chan thực. Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, tâm trạng, hành động. Kết hợp kể-tả- biểu cảm.
- Tình mẫu tử là thiêng liêng, bền vững không bào giờ vơi cạn trong tâm hồn con người
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
1)Những câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả các trạng thái tình cảm của bé Hồng?
 “ Giá như những cổ tục đã đày đoạ............Kì nát vụn mới thôi. Và cái lầm đó không những.........Ngã gục giữa xa mạc.”
 A-Nhân hoá B- ẩn dụ C- Tương phản D- So sánh
 Đáp án: D
 2. Chọn và đọc diễn cảm một đoạn văn ngắn trong “ Trong lòng mẹ” có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Cho biết tác dụng của các yếu tố đó?
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
ĐOẠN THAM KHẢO:
 Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quít lấy con người.Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm.Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu.Mà Chữ tâm kia mời bằng ba chữ tài, ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc.tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên hồng viết văn như là đặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình lên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, bao giờ cũng thống thiết, mãnh liệt.
 ( Nguyễn Đăng Mạnh, con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002).
Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về diễn biến tâm trạng nhân vật bé Hồng :
Trong cuộc trò chuyện với bà cô
NHÂN VẬT
BÉ HỒNG
Thoáng thấy mẹ
Khi được gặp mẹ
Trong lòng mẹ
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
-Xem lại bài học, tóm tắt Vb và tìm đọc tài liệu tham khảo.
-Ghi lại một trong những kỉ niệm sâu sắc về người thân của mình.
-Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ ” theo câu hỏi SGK.
------------------ 
Tuần 2 - Tiết 6
Ngày soạn:.............
Ngày dạy:...............
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn giúp học sinh hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản. Bước đầu hiểu được mối qua hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ.
2. Kĩ năng: Biết tập hợp các từ cùng nét nghĩa vào một trường từ vựng.Rèn kỹ năng sử dụng trường từ vựng vào đọc - hiểu và tạo lập vản bản .
3. Thái độ, tình cảm:
-Bồi dưỡng năng lực nói - viêt đúng và hay cho HS 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
Thày: SGK- SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ 
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Các từ có nghĩa rộng hay hẹp hơn từ ngữ khác về nghĩa tức là giữa chúng có quan hệ nhất định về một nét nghĩa chung nào đó.VD: Người____ Đi, đứng, nói... Hoạt động của người. Quan hệ đó thế naò? Các từ cùng nét nghĩa chung là gì. Chúng ta tìm hiểu bài “ trường từ vựng”
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Thế nào là trường từ vựng:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HS đọc đoạn văn có trong SGK?
(2) Các từ in đậm chỉ người hay vật? Các từ in đậm đó có nét nghĩa gì chung ?
(3) Thế nào là trường từ vựng? (4) HS đọc ghi nhớ SGK?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
 GV cho HS làm nhanh BT sau: Cho nhóm từ : cao, thấp, béo, gầy, ... Nếu nhóm từ trên là chỉ người thì trường từ vựng của nó là gì ?
a-Ví dụ: SGK
 b- Nhận xét:
- Các từ in đậm là từ chỉ người.
 - Các từ đó có nét nghĩa chung là: chỉ bộ phận của cơ thể con người 
=> trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK.
- BT: Trường từ vựng của nhóm từ trên là: Hình dáng con người 
* Chú ý: 
 a)Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ. VD: SGK
 b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.VD: SGK
 c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. VD:SGK
 d) Trong văn thơ, cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt ( Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh... VD: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc thầm lại văn bản.
- Gọi HS thực biện yêu cầu bài tập?
- Goị HS nhận xét.
Bài 1)
+ Người ruột thịt: Thầy, mẹ, cô, mợ, con, em.
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt tên trường?
- Cho HS đối chiếu các kết quả và nhận xét?
- GV tổng hợp ý kiến.
 Bài 2) 
Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
Đồ dùng để chứa đựng.
Hoạt động của chân.
Trạng thái tâm lý của người.
Tính nết con người.
Phương tiện để viết.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
- Gọi HS đọc và làm miệng bài tập 3.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 3) 
-Thái độ của con người.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi Hs lên bảng làm bài tập 4
- Lưu ý phần gợi ý SGK.
- Cho HS nhận xét.
Bài 4) 
HS lên bảng.
Khứu giác
Mũi, thính, điếc, thơm.
Thính giác
Tai, nghe, thính, điếc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng làm 3 phần a,b,c.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 5) 
a.lưới:- Dụng cụ đánh bắt tôm, cá: Lưới, chài, vó, đó...
- Hành động đánh bắt: Lưới, câu, đơm...
- Chiến thuật: Xa lưới, mạng lưới...
b- Lạnh: - Thời tiết: Nóng, lạnh...
- Tình cảm (Nghĩa chuyển)Lạnh lùng, lạnh nhạt, thờ ơ.
c- Tấn công:
- Hành động của con người: Tấn công, truy đuổi...
- Tình cảm của con người ( Yêu đương ) Tấn công, tìm hiểu, thăm dò...
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 Đánh dấu nhân vào đầu ý kiến em cho là đúng: 
 Các từ trong cùng một trường có thể là những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
 Các từ vựng trong cùng một trường không nhất thiết phải giống nhau về từ loại.
 Một từ vựng chỉ thuộc một trường nhất định. 
 Các phép tu từ so sánh, nhân hoá qua hệ đến sự chuyển đổi của trường từ vựng.
 Trường từ vựng có hiện tượng bao hàm ( trong một trường lớn có nhiều trường nhỏ) 
GV: Các từ trong cùng một trường có thể là những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Các từ vựng trong cùng một trường không nhất thiết phải giống nhau về từ loại. Các phép tu từ so sánh, nhân hoá qua hệ đến sự chuyển đổi của trường từ vựng. Trường từ vựng có hiện tượng bao hàm ( trong một trường lớn có nhiều trường nhỏ) và hiện tượng giao thoa ( một từ xuất hiện ở hai hay hơn hai trường)và hiện tượng giao thoa ( một từ xuất hiện ở hai hay hơn hai trường)
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
+ Lấy ví dụ minh hoạ cho kết quả bài tập trong phiếu học tập.
+ làm bài tập 5: Chuyển trường “ quân sự” sang trường “ nông nghiệp
 + Xem lại toàn bài, lấy ví dụ minh hoạ, xem bài “ Xây dựng đoạn văn trong văn bản “.
 + Ôn tập kiến thức lớp 7 về văn tự sự, miêu tả... để chuẩn bị viết bài số 1	
----------------- 
Tuần 2 - Tiết 7
Ngày soạn:.....................
Ngày dạy:......................
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh nắm được bố cục của văn bản và tác dụng của nó. Đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài. 
2. Kĩ năng: - Biết cách xây dựng văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc. Rèn kỹ năng sắp xếp bố cục văn bản. Vận dụng trong qua strình Đọc - Hiểu VB.
3. Thái độ, tình cảm:
Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK. - Sơ đồ tư duy
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Mỗi văn bản đều được bố trí, sắp xếp như một công trình kiến trúc. Và ở mỗi kiểu văn bản lại có những cách sắp xếp khác nhau. Nhưng thông thường văn bản có bố cục như thế nào? Cách sắp xếp phần thân bài ra sao cho hợp lí? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta đi tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Bố cục của văn bản
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HS đọc văn bản SGK
(2) Văn bản trên chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó ? Nêu nhiệm vụ từng phần?
(3) Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
(4) Qua phân tích, em rút ra kết luận gì ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
 HS đọc ghi nhớ SGK
a-Dẫn chứng:“ Người thày đạo cao đức trọng”
 b- Nhận xét:
- Văn bản trên có 3 phần: Mở - Thân - kết bài
- Nhiệm vụ từng phần:
+ Mở: Giới thiệu chung về nhân vật 
+ thân: nêu rõ đạo cao, đức trọng của nhân vật.
+ Kết: Nêu cảm nghĩ về nhân vật 
- MQH giữa các phần trong văn bản: phần 1 nêu khái quát, phần thân làm rõ cho phần mở, phần kết làm nhiệm vụ tôn cao và nhấm mạnh thêm cho phần mở và phần thân.
 => Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. Văn bản có bố cục 3 phần. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau để bổ sung hỗ trợ cho nhau.
* Ghi nhớ: SGK 
II-Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) VB “ Tôi đi học “ được bố trí sắp xếp theo trình tự nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. 
(2) Diễn biến tâm trạng của bé Hồng qua phần thân bài?
(3) Khi tả người, phong cảnh, vật, em sẽ tả theo trình tự nào?
 (4) Cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “ người thày đạo cao đức trọng “?
(5) Nêu cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản nói chung?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
VB “ Tôi đi học “ sắp xếp theo sự hồi tưởng..
+ Cảm xúc sắp xếp theo thứ tự thời gian, không gian. 
+ Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập: Con đường, ngôi trường...
- Đoạn trích “ Trong lòng mẹ “:
+ Những phản ứng tâm lý của chú bé khi bà cô nói xấu, xúc phạm đến người mẹ.
 + Những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên gặp lại mẹ và được yêu thương, ấp ủ trong lòng.
- Tả người: Hình dáng-> Nội tâm
- Tả vật: Hình dáng -> Tính nết
- Phong cảnh: Gần -> xa, chung -> riêng...
- VB “ Người thày đạo cao đức trọng “
 + Dạy giỏi: Học trò theo đông.
 + Biết can ngăn, tránh điều xấu
 + Học trò biết giữ lễ, thày nghiêm khắc ..
=> Thân bài được trình bày một cách mạch lạc. Có thể theo trình tự:+ Thời gian, không gian
+ Theo sự phát triển của sự việc 
+ Mạch suy luận
=> Phù hợp với chủ đề văn bản và sự tiếp nhận của người đọc.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc bài tập 1.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Tổ 1-2: phần a.
+ Tổ 3-4: phần b
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Gv tổng hợp ý kiến và kết luận chung.
Bài 1
a.Miêu tả cảnh sân chim theo trình tự không gian.
+ Giới thiệu đàn chim từ xa đến gần.
+ Miêu tả đàn chim bằng những quan sát mà mắt thấy tai nghe xen với miêu tả, cảm xúc và những liên tưởng so sánh.
b.Miêu tả Ba vì:
+ Theo không gian hẹp: Miêu tả trực tiếp Ba vì 
+ Theo không gian rộng: Miêu tả Ba vì trong mối quan hệ hài hoà với sự vật xung quanh
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Cho HS tham khảo mô hình tổng quát của bài văn nghị luận:
 I ( Mở bài)
 II________III___________IV(Thân)
 V( Kết luận)
 M : nêu vấn đề cần giải quyết
 T:mỗi đoạn là một luận điểm
 các luận điểm tập trung 
 làm nổi bậtv/đ đã nêu ở MB 
 K: TTổng hợp các luận điểm 
 đã trình bày,đánh giá, gợi mở.
*** Nhìn vào mô hình, nêu tính hệ thống của bố cục một văn bản?
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
-Xem lại bài học, học thuộc phần ghi nhớ, Làm bài tập còn lại trong SGK.
-Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ “. Đọc văn bản SGK. Tìm đọc cả tác phẩm và xem phim “ Chị Dậu” từ nguồn Internet.
-Chuẩn bị viết bài số 1
------------------------- 
Tuần 3 - Tiết 8
Ngày soạn:..................
Ngày dạy:.................
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
“Tắt đèn”- Ngô Tất Tố
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS nắm được cốt tryện, nhân vật, sự việc trong “ Tức nước vỡ bờ “
- Học sinh hiểu được giá trị hiện thức và nhân đạo của đoạn trích: bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hộicũ.
- Cảm nhận được quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. 
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. NT xây dựng tình huống , miêu tả , khắc hoạ nhân vật.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, đọc - hiểu một đoạn trích trong truyện hiện đại viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em lòng căm ghét chế độ TD phong kiến và cảm thông với những kiếp người bất hạnh.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
-SGK - SGV - Thiết kế - câu hỏi trắc nghiệm . 
- Tự liệu hình ảnh liên quan đến bài học
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Quan sát SGK. Tìm chi tiết, hình ảnh để hoàn thiện bảng sau:
Cai lệ đến nhà nhà chi Dậu
Cai lệ
Nhận xét
Hành động
Lời nói
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
+ Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu văn bản ở nhà.
Giáo viên nhận xét và giới thiệu bài:
 Nhà thơ Tố Hữu đã từng khái quát cuộc sống nông thôn và nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8:
 Ôi ! nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy dường thôn lính đầy
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi
 Chúng ta có thể thấy được phần nào bức tanh hiện thực đó qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” 
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-TÌM HIỂU CHUNG:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc chú thích GK?
- Hãy cho biết vài nét về tác giả Ngô Tất Tố ?
 -Xuất xứ văn bản?
- Gọi HS tóm tắt ngắn gọn toàn bộ tác phẩm?
1) Tác giả:
- Tác giả ( 1893 - 1954 ) tại Bắc Ninh nay là Đông Anh, Hà Nội. Xuất thân từ nhà nho, gốc nông dân.
- Ông là một nhà văn xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM
2) Tác phẩm:
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả.
- Đoạn trích nằm trong chương XVIII. Nhan đề do người biên soạn đặt.
Cảnh trong phim
 Ngô Tất Tố là nhà văn viết về đề tài nông dân và nông thôn rất thành công.“Tắt đèn” lấy đề tài từ một vụ thuế ở làng quê đồng bằng Bác bộ- ở đây là thuế thân, thứ thuế đánh vào người dân đinh, một di tích còn sót lại từ thời trung cổ. Qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung nhất, điển hình nhất.Chính trong vụ thuế, bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thức dân phong kiến và tình trạng thống khổ của người nông dân được bộc lộ đầy dủ hơn lúc nào hết. Có thể nói: Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội thối nát . Tác phẩm được dựng thành phim “ Chị Dậu”.
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
 Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất, quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay sai hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra đình cùm kẹp... chị Dậu dù phải bán con, bán đàn chó mới mở mắt, bán gánh khoai để có tiền nộp đủ sưu cho chồng nhưng bọn hào lí lại bắt nhà chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, thành thử anh Dậu vẫn là người thiếu sưu. Anh Dậu đang ốm, tưởng đã chết đêm qua. 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) GV hướng dẫn HS đọc
 -Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
-H thực hiện theo y/c của G
(3)Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
-Xung phong trả lời câu hỏi
-Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HD học sinh đọc thầm đoạn đầu VB.
(2) Trước khi bọn cai lệ đến nhà chị Dậu, tình thế gia đình chị Dậu ra sao ?
- Gia đình chị Dậu lúc đó có ai ? Tâm trạng mọi người ntn ?
(3) Em đánh giá gì về tình thế của gia đình chị Dậu lúc đó ?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
1.Đọc - Chú thích
- Đọc làm nổi bật không khí hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở phần đầu, sảng khoái ở phần cuối. Chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật
2. Bố cục: 2 đoạn
-Đầu => Ngon miệng hay không: Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu.
- Còn lại: Chị Dậu với bọn cai lệ
3.Phân tích:
Tình thế của gia đình chi Dậu:
- Anh Dậu bị ốm, yếu
- Chị Dậu lo lắng vì chồng ốm, sưu chưa đóng đủ -> Chồng lại bị đánh.
- Bà lão hàng xóm lo lắng cho anh Dậu
- Chị Dậu nấu cháo - Quạt cho chóng nguội - Cho chồng ăn
=> Tình thế cùng đường khốn quẫn, thân cô, thế cô, chồng ốm yếu, con còn nhỏ.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Giải thích “ Cai lệ “ ?
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
b- Nhân vật cai lệ:
- Cai lệ là tay sai đắc lực của quan phủ giúp bọn lý dịch tróc nã người nghèo chưa nộp đủ sưu thuế .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Cai lệ đến nhà nhà chi Dậu
Cai lệ
Nhận xét
Hành động
- Sầm sập tiến vào - Gõ đầu roi xuống đất 
- Trợn ngược hai mắt - Giật phắt dây thừng
- Sầm sập chạy tới chỗ anh Dậu
- Bịch mấy bịch vào ngực chi Dậu
- Tát đánh bốp vào mặt chị Dậu
- Sấn đến, nhảy vào 
- Miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật cụ thể, tinh tế, sức sảo. Các ĐT, TT giáu giá trị gợi tả, gợi cảm.
- Cai lệ là tay sai PK chuyên đàn áp nhân dân=> Bọn chúng tàn ác, bất nhân, ..
Lời nói
- quát.. -thét... -hầm hè...
-nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
 Trong bộ máy thống trị của XH đ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_2.docx