Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 17

Tuần : 17-Tiết : 65

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:

HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

(Trần Tuấn Khải)

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức Bổ sung kiến thức về văn học VN đầu thế kỉ XX. Thấy được nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ. Sự hấp dẫn của đoạn qua cách khai thác các đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.

- Giúp học sinh hiểu được thể thơ song thất lục bát và cách đọc văn bản thơ này. Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng Đọc diễn cảm một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.

- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, trình bàymột phút.

3 Thái độ : bồi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc

. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 8 trang linhnguyen 840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 17
Tuần : 17-Tiết : 65
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trần Tuấn Khải)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức Bổ sung kiến thức về văn học VN đầu thế kỉ XX. Thấy được nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ. Sự hấp dẫn của đoạn qua cách khai thác các đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết. 
- Giúp học sinh hiểu được thể thơ song thất lục bát và cách đọc văn bản thơ này. Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng Đọc diễn cảm một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, trình bàymột phút..
3 Thái độ : bồi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc
. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh - tư liệu về nhà thơ Trần Tuấn Khải.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh gợi nhớ tới nhà thơ nào?
- HS quan sát-trả lời câu hỏi
- GV giới thiệu văn bản “ Hai chữ nước nhà” và nhà thơ Trần Tuấn Khải?
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I- Giới thiệu chung:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HD HS đọc thầm chú thích SGK ?
(1) Cho biết những nét chính về tác giả ?
(2) Em hiểu gì về tác phẩm?
Em biết thêm truyện nào của ông?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung- giới thiệu hình ảnh minh họa?
1-Tác giả:
-Sinh 1895 – 1983, bút hiệu là á Nam, 
- Quê : Mĩ Hà, Mĩ Lộc, Nam Định
- Ông thường mượn đề tài lịch sử để bộc lộ nỗi đau mất nước
2-Tác phẩm:
-Là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài”. Đoạn trích là phần đầu bài thơ 
Môt số tác phẩm của Trần Tuấn Khải được công diễn.
Những bài thơ yêu nước của Trần Tuấn khải trưng bày trong khuôn viên khu tưởng niệm
ở quân Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh.
 Trong Từ điển văn học:
 Văn xuôi của Trần Tuấn Khải tựu trung vẫn là lối văn cổ, từ hình thức đến nội dung đều có phần lạc hậu, chưa theo kịp đà phát triển của văn xuôi lúc bấy giờ. Thơ ca mới là phần chính trong sự nghiệp sáng tác của Trần Tuấn Khải và cũng là phần ông đạt được một số thành công nhất định. Thơ Trần Tuấn Khải thường nói đến tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa nước, nghĩa đồng chủng, đồng bào, lòng thủ chung, nhân ái... đó là nếp sống, là đạo đức truyền thống của dân tộc. Và thơ ông đều có ngụ ý nhắc nhủ về non sông, đất nước. Đất là cái nhìn ưu thời mẫn thế của tác giả, đồng thời đấy cũng chính là tình cảm phổ biến của nhiều người lúc bấy giờ: thiết tha với độc lập dân tộc... Chính vì thế mà thơ ca của ông được quần chúng yêu thích.
 Các bài như "Gánh nước đêm", "Tiễn chân anh Khóa", "Mong anh Khóa", "Gửi thư cho anh Khóa", trong một thời gian dài đã được truyền tụng rộng rãi.
 Về mặt nghệ thuật, ngoài những bài được sáng tác theo thể thơ Đường luật, ông còn viết bằng các thể thơ thuần Việt như: lục bát, song thất, các điệu hát ví, hát xẩm, sa mạc, hát nói... 
II. Đọc - hiểu văn bản 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Yêu cầu đọc: lâm li, thống thiết.
- Giáo viên đọc diễn cảm.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Thuyết minh về thể thơ này (số câu chữ, hiệp vần). Thể thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện giọng điệu của bài thơ.
* Thể loại song thất lục bát
 Đây là thành công đầu tiên của văn bản này: Sự lựa chọn thể thơ thích hợp.
? Giải thích một số từ ngữ khác: Đoái Châu, Hồng lạc, sa cơ, quách, tổ tông.
Có thể khái quát ý chính và cảm xúc bao trùm đoạn trích.
? Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần. Nêu ý chính từng phần.
1. Đọc - chú thích
- Học sinh đọc diễn cảm
- Giọng điệu thống thiết, dìu dặt khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi thiết tha.
- Thể song thất lục bát phù hợp với việc diễn tả tâm trạng đau đớn, da diết, nỗi giận dữ, oán thán của tâm sự yêu nước khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
2.Bố cục
 Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le.
Phần 2: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc
 Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con
Xem chú thích (*) SGK cho biết điều gì đặc biệt trong cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh.
? Cảnh tượng ra đi được miêu tả qua những câu thơ nào ? cảnh tượng đó được miêu tả ra sao ? Gợi cho em cảm giác gì.
* Bối cảnh không gian nơi biên giới ảm đạm, heo hút.
? Có phải ở đây chỉ hoàn toàn cảnh thật hay phóng đại.
? Nếu không gian là mây sầu, gió thảm thì hoàn cảnh tâm trạng của người cha được biểu hiện qua những hình ảnh nào
? Các hình ảnh ''Hạt máu thấm quanh hồn nước - chút thân tàn lần bước dặm khơi'' thể hiện một tâm trạng như thế nào ? Đó là nghệ thuật gì.
? Những cụm từ ước lệ quen thuộc của thơ ca trung đại được sử dụng trong đoạn 1 này có tác dụng gì.
.
? Qua những điều phân tích trên em thấy người cha là người như thế nào.
Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
? Theo dõi trong đoạn thơ cho biết trong lời khuyên người cha nhắc đến những lich sử gì của dân tộc.
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc ? Điều đó cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha.
? Trong những câu thơ tiếp theo tác giả miêu tả thảm hoạ mất nước như thế nào
? Qua hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng người yêu nước. Những lời thơ nào diễn tả nỗi đau này.
? Nhận xét về nghệ thuật diễn tả các hình ảnh này? Nhận xét gì về giọng thơ.
? Qua những lời nói đó đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha
? Tâm trạng đó còn là tâm trạng của ai trong hoàn cảnh nào. tác giả nhập vai người trong cuộc.
? Người cha nói nhiều đến mình qua những câu thân tàn, tuổi già sức yếu, sa cơ, đành chịu bó tay để làm gì.
? Tại sao người cha lại nói thế.
? Người cha dặn con những lời cuối cùng như thế nào ? Qua đó em thấy ông là người như thế nào.
? Đọc bài thơ ''Hai chữ nước nhà'' em hiểu gì về nỗi lòng của người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
? Tác giả mượn câu chuyện lịch sử này để làm gì.? Bài thơ sử dụng những nghệ thuật gì.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 2Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật VB
a) Tám câu thơ đầu: tâm trạng của người cha:
- Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi định đi theo cha nhưng tới biên giới phía Bắc, Phi Khanh khuyên con nên quay trở về để bàn tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.
- Qua 4 câu thơ đầu: Không gian ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét chim kêu
- Nơi biên giới ảm đạm, heo hút.
Biện pháp nghệ thuật: phóng đại thông qua những từ ngữ ước lệ, cũ mòn -
- Tâm trạng và hình ảnh của người cha: máu và nước mắt
- Hoàn cảnh: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở lại, con muồn đi theo cha phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tình việc cứu nước trả thù nhà hoàn cảnh éo le
- Hình ảnh ẩn dụ nói lên nhiệt huyết yêu nước, tình nhà nghĩa nước thật sâu đậm đồng thời nói lên tâm trạng đau đớn cùng cảnh ngộ bất lực của 2 cha con khi mất nước nhà tan.
- Sử dụng những cách nói ước lệ quen thuộc của thơ ca trung đại gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng, xúc động như lời trăng trối của người cha khiến người nghe, người đọc xúc động.
 Là người nặng lòng với đất nước, quê hương
 * là người yêu nước thiết tha, sâu đậm, đau đớn khi nước mất nhà tan.
b) Hai mươi câu tiếp theo: Tình hình hiện tại của đất nước.
- 4 câu đầu đoạn 2: nòi giống cao quí (giống Hồng Lạc), nhiều anh hùng hào kiệt
- Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc để khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
 tự hào về dân tộc biểu hiện của lòng yêu nước
- Dưới ách đô hộ của giặc Minh: Đất nước tơi bời trong cảnh đốt phá, giết chóc xâm lược tàn bạo 
“Thảm vong...
 ... cơn vật sầu''
- Dùng nhân hoá và so sánh hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh (khói Nùng Lĩnh, sông Hồng Giang ...)
- ý nghĩa: Cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất sông núi Việt Nam kinh động cả đất trời.
giọng thơ lâm li thống thiết, nỗi phẫn uất, hờn căm. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng nấc xót xa cay đắng.
 Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh đây còn là tâm trạng của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước đầu thế kỉ XX.
c) Tám câu thơ cuối: Lời trao gửi cho con
- Để nói đến hình ảnh bất lực của mình.
- Để khích lệ con làm những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà
- Cha hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước.. là người không hề nghĩ đến riêng mình, 1 lòng, 1 dạ vì dân vì nước.
4. Tổng kết: * Ghi nhớ : SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
1.Tại sao tác giả lại đặt nhan đề thơ là ''Hai chữ nước nhà''
2.Đọc thêm tác phẩm: Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải?
 Nước và nhà, Tổ Quốc và gia đình riêng và chung gắn bó và chia sẻ. Nhưng nghĩa nước phải đặt trong tình nhà. Thù nước đã trả là thù nhà cũng được báo.
Em bước chân ra,
Con đường xa tít,
Non sông mù mịt,
Bên vai kĩu kịt,
Nặng gánh em trở ra về,
Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya...
Vì chưng nước cạn, nặng nề em biết kêu ai!
Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời,
Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?
Bước chân khuya thân gái ngại ngùng,
Nước non gánh nặng,
Cái đức ông chồng hay hỡi có hay?
Em trở vai này...!
 “Gánh nước đêm” sáng tác năm 1917, in trong tập “Duyên nợ phù sinh” (1921) chứa chan nặng tình non nước. Bài thơ mượn chuyện một cô gái gánh nước vào đêm khuya để qua đó kín đáo gửi gắm tâm sự của nhà thơ đối với những chiến sĩ cách mạng, những vị anh hùng dân tộc. Qua đó thức tỉnh tinh thần yêu nước, bảo vệ dân tộc.
 Bài thơ nói lên tâm sự của người phụ nữ gánh nước giữa đêm khuya thanh vắng, đường sá xa xôi, đòn gánh nặng oằn trên đôi vai bé nhỏ. Hình ảnh người phụ nữ càng lúc càng khuất dần trong màn đêm bủa giăng thật cảm động. Nhưng chỉ hiểu nội dung bài thơ một cách đơn giản như thế thì cái hay của bài thơ sẽ không trọn vẹn. Đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ, bài thơ này sáng tác năm 1917, cách mạng nước ta lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc, nhiều chiến sĩ cách mạng bị đàn áp dã man...
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
1. Đọc lại văn bản cùng viết theo thể song thất lục bát ở SGK ngữ văn 7 - thuyết minh về thể thơ song thất lục bát. 
2.Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho kiểm tra học kì I. 
----------------------- 
Tuần : 18-Tiết : 66
 Ngày soạn: .................
Ngày dạy:..................
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra Tiếng Việt của học sinh về kiến thức Tiếng Việt, kĩ năng trình bày, vận dụng trong các tình huống giao tiếp.
2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng diễn đạt bài kiểm tra Tiếng Việt.
- KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp- lắng nghe tích cực- Tư duy phê phán...
3 Thái độ Học sinh được đánh giá và tự sửa chữa bài làm của mình
4. Năng lực cần phát triển
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp
- Tự học - Tư duy sáng tạo
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài làm của mình.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Đề bài: như tiết 60
2. Đáp án và biểu điểm: như tiết 60.
3. Nhận xét:
8A
8B
Phần trắc nghiệm
 - Học sinh nắm chắc kiến thức phần từ ngữ và ngữ pháp- Nhận biết được các tình thái từ- trợ từ- các biện pháp tu từ như nói quá, và công dụng của các dấu câu.
- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm ở một số em còn hạn chế: chưa đọc kĩ lệnh, bỏ qua câu trắc nhiệm, tẩy xóa...
Phần trắc nghiệm
- Đa số HS nắm chắc kiến thức phần từ ngữ và ngữ pháp- Nhận biết được các tình thái từ- trợ từ- các biện pháp tu từ như nói quá, và công dụng của các dấu câu.
- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm ở một số em còn hạn chế: chưa đọc kĩ lệnh, bỏ qua câu trắc nhiệm, tẩy xóa, Đôi câu lựa chọn theo cảm tính nên chưa chính xác.
Phần tự luận
- Xác định và chỉ ra được biện pháp nói giảm nói tránh song viết đoạn văn còn hạn chế.
- Sưu tầm được các câu thành ngữ có sử dụng nói quá kết hợp với so sánh song trình bày bẩn- có bài nhầm sang tục ngữ.
- Đa số xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa của các câu ghép nên đặt câu chính xác. tuy nhiên một số em đọc chưa kĩ đề nên đặt nhiều câu .
Phần tự luận
 - - Xác định và chỉ ra được biện pháp nói giảm nói tránh song trình bày tác dụng còn chưa cụ thể.
- Đa số sưu tầm được các ví dụ có sử dụng biện pháp nói quá nhưng vẫ còn một vài em lẫn sang tìm trong thơ và ca dao, tục ngữ.
- Phần đặt câu ghép có sử dụng các cách nối khác nhau tương đối tốt song càn trường hợp chỉ chú ý đến từ nối mà chưa chú ý đến ý nghĩa giữa các vế câu.
4. Sửa lỗi trong bài:
 Căn cứ vào đáp án đã cho, yêu cầu học sinh sửa những lỗi sai mà bài viết đã mắc phải (nhất là phần mối quan hệ giữa các vế của câu ghép, dấu câu).
 Học sinh trao đổi bài cho nhau, góp ý nhận xét kiểm tra việc sửa lỗi lẫn nhau.
Giáo viên kiểm tra việc sửa chữa lỗi trên bài của học sinh.
IV. Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
8A
30
8B
30
IV. Củng cố:
- Nhắc lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong kì I về từ vựng, ngữ pháp.
V. Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức Tiếng Việt kể trên
- Xem trước bài Câu nghi vấn ( SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tuần : 18-Tiết : 67-68
 Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ..................
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về văn, tiếng việt, tập làm văn vào bài làm của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài đẻ đạt được kết quả cao nhất
2. Kĩ năng- Bồi dưỡng kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào bài làm
- KNS cơ bản được giáo dục
3 Thái độ - Giáo dục các em ý thức tự giác trong khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ
(Đề chung của phòng giáo dục và đào tạo )
Câu 1(0,5 đ): Hãy phân biệt trợ từ, thán từ, tình thái từ? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2(02,5 đ):Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh: Còm cõi, mơn mởn, lanh lảnh, dò dẫm.
 Câu 3(0, 5 đ):Chỉ trong vài năm chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút thuốc lá và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối 1900 : “ Một châu Âu không còn thuốc lá”...
 Câu trên thuộc loại câu gì? dấu ngoặc kép trong câu văn trên có chức năng gì?
Câu 4(0,25 đ): Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong phần trích sau:
 “ Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?”
Câu 5(0,25 đ): Người xưng “ tôi” trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là ai?
Câu 6(0,25 đ): Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?
Câu 7(1 đ): Chép chính xác hai câu luận bài thơ : “ Đập đá ở Côn Lôn” và nêu cảm nhận của em về hai câu luận đó?
Câu 8(1 đ): hãy giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng? Đoạn trích “ trong lòng mẹ” ( Sách Ngữ văn 8- tập 1) cho em hiểu gì về tình mẹ con? Em có nhận xét gì về văn xuôi của Nguyên Hồng qua đoạn trích?
Câu 9(6 đ): Truyện “ Cô bé bán diêm làm em rất cảm động. Hãy tưởng tượng mình là người chứng kiến và kể lại câu chuyện đó?
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2. COI KIỂM TRA:theo sự phân công của BGH
Phòng 1
Phòng 2
Phòng 3
3. CHẤM BÀI KIỂM TRA:
Theo sự phân công của BGH

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_17.docx