Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Chủ đề: Văn bản truyện kí Tích hợp: Tính thống nhất về chủ đề và bố cục của văn bản
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh được giá trị của tác phẩm truyện kí việt Nam, nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề và bố cục của một văn bản
-Tích hợp kiến thức Tìm hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
- Hai tác phẩm truyện kí được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về Tập làm văn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Chủ đề: Văn bản truyện kí Tích hợp: Tính thống nhất về chủ đề và bố cục của văn bản
) - O Hen-ri - I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức, kĩ năng. Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức - Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích. - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích. - Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân. b. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo - Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người b. Năng lực chung - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: - Phương pháp: +Vấn đáp, thuyết trình. + Thảo luận nhóm. - Đồ dùng: + SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử. 2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Hoạt động khởi động. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT GV dẫn dắt vấn đề: các tác phẩm văn học nước ngoài với các màu sắc khác nhau sẽ đem đến cho người đọc những nội dung và triết lí sâu sắc. Hôm nay chúng ta cùng học văn bản Chiếc lá cuối cùng. - Nghe, định hướng vào bài B. Hoạt động hình thành kiến thức. 63’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT * Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chú thích. H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh nước Mĩ thời gian đó và ảnh hưởng đến ngòi bút sáng tác của nhà văn. H: Nêu xuất xứ và vị trí đoạn trích? H: Văn bản có chú thích nào em chưa hiểu? H: Văn bản cần đọc với giọng như thế nào? - GV hướng dẫn - GV gọi HS đọc đoạn văn bản mà em thích nhất. - Nhận xét. H: Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích H: Xác định phương thức biểu đạt, nhân vật chính, bố cục? - Cho HS thảo luận trong bàn 3 phút, trình bày? * Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. H: Phần chữ nhỏ đã giới thiệu với chúng ta điều gì? H: Nhận xét gì về hoàn cảnh của Giôn- xi? H: Trong đoạn trích Giôn-xi yêu cầu Xiu kéo mành mấy lần? H: Tìm các từ ngữ câu văn diễn tả tâm trạng của Giôn- xi trong lần kéo mành thứ nhất? H: Em hình dung nhân vật Giôn-xi ntn? H: Giôn-xi đã nói với Xiu những gì? Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của cô qua câu nói đó? H: Khi Xiu khuyên nhủ cô có biểu hiện gì? Chi tiết đó cho ta biết thêm điều gì về Giôn-xi? H: Em đánh giá ntn về nhân vật Giôn-xi? H: Em rút ra bài học gì từ nhân vật Giôn-xi? GV: khi gặp cảnh ngộ khó khăn không được bi quan phải hy vọng, đặt niềm tin vào sự sống, biết vượt lên số phận. H: Lần kéo mành thứ hai, Giôn-xi phát hiện được điều gì? H: Tại sao sau khi ngắm chiếc lá Giôn-xi thấy mình là con bé hư? H: Giôn-xi đã yêu cầu và nói với Xiu những gì? H: Những chi tiết đó báo hiệu sự thay đổi nào ở Giôn-xi? H: Nguyên nhân nào khiến Giôn-xi vượt qua cái chết? H: Tìm những chi tiết cho thấy tình yêu của Xiu dành cho Giôn Xi? H: Em có nhận xét gì về tình yêu thương, sự chăm sóc của Xiu đối với Giôn Xi qua những chi tiết trên? Qua đó em thấy Xiu là người như thế nào? GV: tình bạn trong sáng, cao đẹp là tình cảm đáng trân trọng. H: Tại sao có thể nói Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ Men thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống? H: Nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ Men thì truyện có kém hay không? Vì sao? H: Trong truyện người làm nên điều kỳ diệu là ai? H: Bơ Men được giới thiệu như thế nào? H: Trong phần đầu khi bước chân lên phòng ngó cây thường xuân cụ có tâm trạng như thế nào? H: Tâm trạng đó thể hiện tình cảm gì? H: Bơ Men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì. Theo em cái im lặng của của cụ Bơ-men thể hiện điều gì? H: Cụ đã vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì? H: Tại sao nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá như thế nào? H: Người họa sĩ già ấy đã phải trả giá ntn cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng? H: Qua tất cả việc làm của cụ em hiểu cụ là người như thế nào? H: Chiếc lá cuối cùng này cụ vẽ có phải kiệt tác không? Vì sao? H: Khi vẽ chiếc lá liệu cụ Bơ Men có biết nó là một kiệt tác không? * Hướng dẫn tổng kết H: Em khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện? - Cho HS hoạt động nhóm khăn trải bàn 5 phút, sau đó trình bày. - GV chốt H: Hãy lí giải đảo ngược tình huống hai lần? Tác dụng? GV: Giôn Xi từ cái chết trở về. Cụ Bơ Men từ cõi sống ra đi. H: Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm? - Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vừa xuất phát từ tài năng vừa xuất phát từ tấm lòng nhân đạo cao cả. Nghệ thuật đem lại sự sống, niềm tin, hi vọng cho con người. - Trình bày về tác giả, tác phẩm - Nêu xuất xứ - Tìm hiểu chú thích - Đọc diễn cảm, phù hợp với gọng điệu, cảm xúc của các nhân vật. - Đọc - HS tóm tắt văn bản. - Thảo luận nhóm, tìm hiểu chung văn bản. +Bố cục: 3 phần: Phần 1: từ đầu -> tảng đá: giới thiệu những họa sĩ nghèo, suy nghĩ của Xiu và cụ Bơ-men. Phần 2: tiếp theo -> những chiếc gối: những lần kéo mành và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. Phần 3: còn lại: kiệt tác của cụ Bơ-men. - Tìm chi tiết - Nhận xét - Tìm chi tiết -> phân tích - Đánh giá về nhân vật - Rút ra bài học: - Hết tiết 1 - Tìm chi tiết - Phân tích chi tiết: - Tìm chi tiết - Phân tích chi tiết: - Trả lời : sức sống bền bỉ của chiếc lá vẽ, bức họa của cụ Bơ-men. - Tìm chi tiết - Cảm nhận - Chính bản thân Xiu cũng ngạc nhiên vì sau đêm mưa gió phũ phàng mà chiếc lá vẫn không rụng. - Truyện sẽ kém hay vì Xiu không bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả 1 đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô. - Cụ Bơ Men - Tìm chi tiết. - cụ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân nhìn những chiếc lá thay nhau rụng. - Nghĩ cách vẽ chiếc lá thay thế chiếc lá cuối cùng. - vẽ chiếc lá âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời. - Mục đích cứu sống Giôn-xi, kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối. - Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi, gây hứng thú bất ngờ cho cả bạn đọc. - Bị viêm phổi nặng và chết vì sưng phổi. - Khái quát -> Là 1 kiệt tác vì lá vẽ giống như thật đến nỗi 2 hoạ sĩ không nhận ra. Đem lại sự sống cho Giôn Xi chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình yêu thương bao la và lòng hy sinh cao cả. - Hoạt động nhóm. - Đảo ngược tình huống 2 lần : + Giôn Xi từ cõi chết -> trở lại sự sống + Cụ Bơ Men khoẻ mạnh -> bị sưng phổi, qua đời. -> gây bất ngờ, hấp dẫn. - Thảo luận, tìm hiểu cách kết thúc truyện : kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu là vừa đủ không cần Giôn-xi phản ứng gì thêm. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. I. Đọc - chú thích 1. Chú thích. a. Tác giả: - O Hen-ri (1862 -1910) - Nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. - Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. b. Tác phẩm. - Văn bản là đoạn cuối của truyện ngắn cùng tên. c. Từ khó. 2. Đọc, tóm tắt. * Tóm tắt Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ nghèo, sống chung trong một căn hộ thuê. Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng trên. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật, nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá thường xuân còn lại trên cây và cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng sẽ chết. Sáng hôm sau cô yêu cầu Xiu kéo mành lên một chiếc lá thường xuân vẫn còn. Sau một đêm mưa gió, tuyết rơi cô lại yêu cầu kéo mành lên. Nhưng kì lạ chiếc lá vẫn còn đó. Đó chính là tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ-men. * Tìm hiểu chung: - Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Nhân vật: Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men; nhân vật trung tâm là Giôn- xi . - Bố cục: 3 phần II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật Giôn Xi * Hoàn cảnh: - là hoạ sĩ nghèo, bị bệnh viêm phổi. -> hoàn cảnh rất éo le, đáng thương. * Lần kéo mành thứ nhất: -cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành xanh kéo xuống. - thều thào ra lệnh. -> yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống. - Đó là chiếc lá cuối cùng - Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết. ->chán nản, không còn tin tưởng vào sự sống. - Không trả lời, tâm hồn đang chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn. -> tuyệt vọng, không muốn sống. => cô gái yếu đuối, tuyệt vọng vừa đáng thương vừa đáng trách. * Lần kéo mành thứ hai. - Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. - Nhìn chiếc lá hồi lâu. - Em thật là một con bé hư -> cảm nhận trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ. - Cho em xin tí cháo, chút sữa, chiếc gương tay - em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-pnơ. -> nhu cầu sống, tình yêu nghệ thuật hội họa đã trở lại với Giôn-xi. => Giôn-xi đã vượt qua được cái chết. 2. Nhân vật Xiu - Em thân yêu... - Kéo mành 1 cách chán nản -> tình cảm chân thành, nhân hậu, hết lòng thương yêu chăm sóc bạn như một người mẹ, người chị. 3. Cụ Bơ-men * Hoàn cảnh: - Một họa sĩ nghèo, ngoài 60 tuổi, 40 năm mơ ước về một kiệt tác, thường ngồi làm mẫu ->cuộc sống nghèo túng, luôn khao khát tác phẩm kiệt tác. * Tình cảm: - Sợ sệt nhìn cây thường xuân -> tấm lòng thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. * Kiệt tác: - vẽ chiếc lá âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời. - Bị viêm phổi nặng và chết vì sưng phổi. -> sự hi sinh cao cả - Chiếc lá là một kiệt tác: + Sinh động như thật + Đem lại sự sống cho Giôn-xi + Vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp khéo léo. - Đảo ngược tình huống hai lần-> bất ngờ, hấp dẫn. - Kết thúc truyện độc đáo. 2. Nội dung: - Tình yêu thương cao cả giữa con người nghèo khổ. - Ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật chân chính. * Ghi nhớ: SGK C. Hoạt động luyện tập. 5’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT H: Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn-xi em sẽ xử sự như thế nào? H: Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật chân chính? HS tự bộc lộ: HS làm vào vbt GV nhận xét IV. Luyện tập D. Hoạt động vận dụng. 7’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”? - Viết đoạn văn E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. 7’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Cho Hs đọc thêm truyện “Món quà giáng sinh” của O hen-ri - Đọc thêm - Chuẩn bị bài : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: .......................... Ngày dạy: ............................... Tiết 31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt: Từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. 2. Kĩ năng - Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ ngữ trong ngôn ngữ toàn dân để rõ từ ngữ nào dùng với từ ngữ toàn dân. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng từ địa phương cho phù hợp với từng tình huống, đối tượng giao tiếp. II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức - Các từ ngữ quan hệ ruột thịt thân thiết được dùng ở địa phương. 2. Kĩ năng - Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ ngữ trong ngôn ngữ toàn dân để rõ từ ngữ nào dùng với từ ngữ toàn dân. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng từ địa phương cho phù hợp với từng tình huống, đối tượng giao tiếp. 4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. III. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: - Phương pháp: +Vấn đáp, thuyết trình. + Thảo luận nhóm. - Đồ dùng: + SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước. IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS. Bước 2. Kiểm tra bài cũ: (không) Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới * Hoạt động 1: Khởi động (2') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT Cho Hs đọc một câu thơ, bài thơ có sử dụng từ địa phương. GV dẫn dắt vào bài - Nghe, định hướng vào bài * Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (3') - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, phân tích - Kĩ thuật: động não, tia chớp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GV cho HS ôn lại kiến thức về từ địa phương và từ toàn dân. H: nhắc lại khái niệm từ địa phương, từ toàn dân để phân biệt? - HS nhắc lại khái niệm từ địa phương, từ toàn dân để phân biệt. I. Ôn tập khái niệm từ địa phương và từ toàn dân. - Từ địa phương. - Từ ngữ toàn dân. * Hoạt động 3: Luyện tập (37') - Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Thực hành: GV thực hiện kĩ thuật học theo góc. - Chia nhóm mỗi tổ 1 nhóm thảo luận điền vào bảng điều tra ( làm yêu cầu 1+3 SGK ) - GV: treo bảng phụ, điều tra. H: Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân? - HS tự làm ra phiếu sau đó nhóm trưởng ghi lại kết quả chung. - HS điền vào bảng. II. Bài thực hành Bảng điều tra Bài 1,2 STT Từ toàn dân Từ địa phương Hải Phòng Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 1 cha bố, thầy, cậu, bá bố, thầy, cậu ba, tía, 2 mẹ bu, u bu, u, đẻ, mợ mạ, bầm, bủ , mế má 3 ông nội ông nội, nội 4 bà nội bà nội, nội 5 ông ngoại ông cậu, ông ngoại 6 bà ngoại bà cậu, bà ngoại 7 bác (anh trai của cha) bác trai, bác 8 bác (vợ anh trai của cha) bác gái, bá 9 chú (em trai của cha) chú 10 thím (vợ em trai của cha) thím 11 bác (chị gái của cha) bá, cô 12 bác (chồng chị gái của cha) bác 13 cô (em gái của cha) cô o 14 chú (chồng em gái của cha) chú 15 bác (anh trai của mẹ) bác trai, bác 16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác gái, bá 17 cậu (em trai của mẹ) cậu cụ 18 mợ (vợ em trai của mẹ). mợ 19 bác (chị gái của mẹ) bác trai, bác 20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác gái, bá 21 dì (em gái của mẹ) dì 22 chú (chồng em gái của mẹ). chú 23 anh trai anh trai, anh 24 chị dâu (vợ của anh trai). các, chị. 25 em trai chú, em trai 26 em dâu (vợ của em trai). Cô, thím. 27 chị gái bác, bá. 28 anh rể (chồng của chị gái) bác, rể. 29 em gái dì, cô. 30 em rể (chồng của em gái) chú. 31 Con con, em 32 con dâu (vợ của con trai) con dâu 33 con rể (chồng của con gái) con rể 34 cháu (co của con) cháu Bài 3. Tìm những câu văn câu thơ ca dao có sử dụng từ địa phương. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng? ( HS tự bộc lộ )3’ - Anh em ta như cà với ruốc Chị em ta như thuốc với trầu. - Chị ngã em nâng - Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. - Em đi rủ bá rủ dì Rủ chúng rủ bạn cùng đi bắt còng. * Hoạt động 4: tìm tòi, mở rộng (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Sưu tầm thêm những câu thơ, bài thơ có từ địa phương - Sưu tầm Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1') - Hoàn thành các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức, kĩ năng. Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức - Biết lập bố cục và cách xây dựng dàn bài cho bài một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Hiểu được thế nào là bố cục một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Vận dụng vào những đề văn tự sự. b. Kĩ năng - Hình thành và rèn kĩ năng xây dụng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Tự lập, chủ động và sáng tạo. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự quản lí. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực sáng tạo. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: - Phương pháp: +Vấn đáp, thuyết trình. + Thảo luận nhóm. - Đồ dùng: + SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Hoạt động khởi động. * Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT GV dẫn dắt vào bài - Nghe, định hướng vào bài B. Hoạt động hình thành kiến thức. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT *Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I. - Gọi HS đọc bài văn trong SGK. H: Chỉ ra 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của mỗi phần? H: Tìm và chỉ ra các yếu tố: truyện kể về chuyện gì? Ai là người kể chuyện? H: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? H: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách? H: Câu chuyện diễn ra như thế nào? H: Xác định: Mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc? H: Vậy điều gì đã tạo nên sự bất ngờ trong chuyện? H: Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện? Nêu tác dụng? H: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào? H: Từ việc tìm hiểu bài văn trên cho biết cách xây dựng dàn ý một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm? - HS đọc bài. - thảo luận trong bàn xác định bố cục của văn bản. - kể về việc Trang tổ chức sinh nhật Trang nhận được món quà đặc biệt: Chùm ổi. - Trang là người kể chuyện: Ngôi thứ nhất. - Xảy ra ở nhà Trang, vào lúc sinh nhật, trời đã muộn, bạn bè bắt đầu lác đác ra về. -Trang: hồn nhiên vô tư mạnh mẽ. Trinh: hiền lành, nhỏ nhẹ, chu đáo, trầm tĩnh nhút nhát trân trọng tình bạn. - Mở đầu: bạn b
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_chu_de_van_ban_truyen_ki_tic.doc