Giáo án Ngữ văn 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng

- Đọc hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

-Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

3. Thái độ

- Có tình cảm yêu quí gắn bó với quê hương và trân trọng những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu.

II. TRỌNG TÂM KIÊN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng

-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

-Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

3. Thái độ

- Có tình cảm yêu quí gắn bó với quê hương và trân trọng những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu.

4. Hình thành năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy

- Năng lực quản lí

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng công nghệ thông và truyền thông

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt

 

doc 221 trang linhnguyen 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2018-2019
ưởi, bởi cô đang rét, cô mong ước được sưởi ấm trong ngôi nhà thân thuộc.
+Lần 2 cô bé mộng tưởng thấy bàn ăn bởi cô đang đói, cô mong ước được ăn ngon.
+Lần 3 cô bé mộng tưởng thấy cây thông Nô-en, bởi đó là đêm giao thừa, cô mong ước được vui đón tết Nô-en.
+Lần 4 cô bé mộng tưởng thấy bà bởi cô đang nhớ về người bà hiền hậu, mong ước được ở cùng bà, được bà yêu thương, che chở.
+Lần 5 cô bé mộng tưởng hai bà cháu cùng bay lên bởi cô mong ước luôn được ở bên bà.
- Suy nghĩ, trình bày. 
- Hs bộc lộ
- Trả lời.
- Cảm nhận
- Thảo luận, trình bày:
Nên án xã hội thiếu tình thương và những con người thờ ơ, lạnh lùng trước số phận bất hạnh của những người nghèo.
- Cảm nhận: thể hiện niềm cảm thông, thương yêu của tác giả đối với em bé bất hạnh.
- HS trình bày: 
- HS khái quát:
I. Đọc - chú thích
1. Chú thích
a. Tác giả :
- An- đéc- xen (1805 -1875), nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện dành cho trẻ em.
b. Tác phẩm 
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn Cô bé bán diêm
c. Từ khó
2. Đọc, tóm tắt
Vào 1 đêm giao thừa ngoài đường phố giá lạnh xuất hiện 1 cô bé ngồi nép trong 1 góc tường rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh vì em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt 1 que diêm để sưởi. Lần thứ nhất em thấy ánh lửa lò sưởi. Lần thứ 2 em thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần thứ 3 em thấy cây thông Nô-en. Lần thứ 4 thấy bà hiện về. Quẹt hết những que diêm còn lại, hai bà cháu đã bay về chầu thượng đế.
3. Tìm hiểu chung
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Nhân vật chính: cô bé bán diêm.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba.
- Nghệ thuật kể chuyện: hấp dẫn.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Bố cục: 3 phần
+Phần 1: Từ đầu... cứng đờ ra " Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
+Phần 2: Chà !...về chầu thượng đế " Các làn quẹt diêm và mộng tưởng.
+Phần 3: còn lại " Cái chết của cô bé bán diêm
->Truyện diễn biến theo trình tự thời gian, chia ba phần là mạch lạc, hợp lí.
II. Tìm hiếu văn bản
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
* Gia cảnh:
- Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu mất
- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa
- Đi bán diêm để kiếm sống 
* Bối cảnh xuất hiện:
- Đêm giao thừa.
- Ngoài đường phố rét buốt, tuyết rơi. 
* Hình ảnh tương phản:
- Trời rét mướt.
- ngoài đường tối đen.
- Bụng đói
- ngôi nhà xinh xắn 
- đầu trần, chân đất
- cửa sổ mọi nhà sáng rực
- trong phố sực nức mùi ngỗng quay
- xó tối tăm
-> nêu bật tình cảnh hết sức tội nghiệp, đáng thương của cô bé (cô đơn, đói, rét, nỗi khổ về vật chất và cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần).
2. Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé bán diêm
- Lần 1: Lò sưởi tỏa hơi nóng dịu dàng
- Lần 2: Bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay.
- Lần 3: Cây thông Nôen trang trí lộng lẫy.
- Lần 4: bà đang mỉm cười với em.
- Lần 5: hai bà cháu bay vụt lên cao.
-> Mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí.
-> Luôn khao khát ấm no, yên vui, hạnh phúc. Đó là những khao khát chính đáng của con người.
3. Cái chết của cô bé bán diêm.
- ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười. Em chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
-> Cái chết thương tâm.
-> Nên án xã hội, nên án những con người thờ ơ, lạnh lùng trước số phận bất hạnh của những người nghèo.
Thể hiện niềm cảm thông, thương yêu của tác giả đối với em bé bất hạnh.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Đan xen hiện thực- mộng tưởng.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Tình tiết diễn biến hợp lí.
- Trí tưởng tượng bay bổng.
2. Nội dung 
- Khắc họa hoàn cảnh đáng thương và cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
- Thể hiện ước mơ, khát vọng chính đáng của những con người nghèo khổ.
- Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phạn bất hạnh.
* Ghi nhớ ( sgk)
C. Hoạt động luyện tập. 5'
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập củng cố:
- GV đưa bài tập trắc nghiệm?
H: Nhận định nào đúng nhất về nd của truyện “cô bé bán diêm”
H: Từ câu chuyện này chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em ntn và ngược lại?
H: Truyện Cô bé bán diêm bồi đắp thêm cho em tình cảm nào?
- HS làm bài tập trắc nghiệm, củng cố kiến thức.
- Liên hệ thực tế:
- Tự bộc lộ
IV. Luyện tập
BT trăc nghiệm:
Nhận định nào đúng nhất về nd của truyện “cô bé bán diêm”
A. Kể về số phận bất hạnh của 1 em bé nghèo
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xh nơi cô bé bá diêm sống
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với nhiều em bé nghèo khổ
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Hoạt động vận dụng. 5’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
H: Hiện nay còn rất nhiều những hoàn cảnh éo le như em bé bán diêm trong truyện. Hãy lấy ví dụ và cho biết xã hội ta đã có những tổ chức, hành động nào giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh khó khăn?
- Liên hệ: XH ngày nay nhiều em bé gặp h/c éo le bất hạnh lang thang phải tự kiếm sống (nhặt rác, đánh giày...) Có những bàn tay nhân ái, những tổ chức từ thiện nhận bảo trợ nuôi dưỡng tạo cho các em học tập văn hoá, học nghề để các em có c/s hp (Các làng trẻ em: làng SOS, hoa phượng, các mẹ nhận nuôi dưỡng các con...)
V. Vận dụng
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. 1’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Tìm đọc một số truyện của An-đéc-xen.
Thực hiện ở nhà
- Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng
IV. PHỤ LỤC.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn
12/10/2018
Dạy
Ngày
20,23/10/2018
Tiết
3,1
Lớp
8B
Tuần 8 
Tiết 32,33 - Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích) - O Hen-ri - 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
 Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức
- Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích.
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích.
- Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.
b. Kĩ năng  
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo
- Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người 
b. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy: 
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
 - Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.
2. Trò: 
- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
GV dẫn dắt vấn đề: các tác phẩm văn học nước ngoài với các màu sắc khác nhau sẽ đem đến cho người đọc những nội dung và triết lí sâu sắc. Hôm nay chúng ta cùng học văn bản Chiếc lá cuối cùng.
- Nghe, định hướng vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức. 63’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chú thích.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh nước Mĩ thời gian đó và ảnh hưởng đến ngòi bút sáng tác của nhà văn.
H: Nêu xuất xứ và vị trí đoạn trích? 
H: Văn bản có chú thích nào em chưa hiểu?
H: Văn bản cần đọc với giọng như thế nào?
- GV hướng dẫn
- GV gọi HS đọc đoạn văn bản mà em thích nhất.
- Nhận xét.
H: Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích 
H: Xác định phương thức biểu đạt, nhân vật chính, bố cục?
- Cho HS thảo luận trong bàn 3 phút, trình bày?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H: Phần chữ nhỏ đã giới thiệu với chúng ta điều gì?
H: Nhận xét gì về hoàn cảnh của Giôn- xi?
H: Trong đoạn trích Giôn-xi yêu cầu Xiu kéo mành mấy lần?
H: Tìm các từ ngữ câu văn diễn tả tâm trạng của Giôn- xi trong lần kéo mành thứ nhất? 
H: Em hình dung nhân vật Giôn-xi ntn?
H: Giôn-xi đã nói với Xiu những gì? Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của cô qua câu nói đó?
H: Khi Xiu khuyên nhủ cô có biểu hiện gì? Chi tiết đó cho ta biết thêm điều gì về Giôn-xi?
H: Em đánh giá ntn về nhân vật Giôn-xi?
H: Em rút ra bài học gì từ nhân vật Giôn-xi?
GV: khi gặp cảnh ngộ khó khăn không được bi quan phải hy vọng, đặt niềm tin vào sự sống, biết vượt lên số phận.
H: Lần kéo mành thứ hai, Giôn-xi phát hiện được điều gì?
H: Tại sao sau khi ngắm chiếc lá Giôn-xi thấy mình là con bé hư?
H: Giôn-xi đã yêu cầu và nói với Xiu những gì?
H: Những chi tiết đó báo hiệu sự thay đổi nào ở Giôn-xi?
H: Nguyên nhân nào khiến Giôn-xi vượt qua cái chết? 
H: Tìm những chi tiết cho thấy tình yêu của Xiu dành cho Giôn Xi?
H: Em có nhận xét gì về tình yêu thương, sự chăm sóc của Xiu đối với Giôn Xi qua những chi tiết trên? Qua đó em thấy Xiu là người như thế nào?
GV: tình bạn trong sáng, cao đẹp là tình cảm đáng trân trọng.
H: Tại sao có thể nói Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ Men thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống? 
H: Nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ Men thì truyện có kém hay không? Vì sao?
H: Trong truyện người làm nên điều kỳ diệu là ai?
H: Bơ Men được giới thiệu như thế nào? 
H: Trong phần đầu khi bước chân lên phòng ngó cây thường xuân cụ có tâm trạng như thế nào?
H: Tâm trạng đó thể hiện tình cảm gì?
H: Bơ Men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì. Theo em cái im lặng của của cụ Bơ-men thể hiện điều gì? 
H: Cụ đã vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì?
H: Tại sao nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá như thế nào?
H: Người họa sĩ già ấy đã phải trả giá ntn cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng?
H: Qua tất cả việc làm của cụ em hiểu cụ là người như thế nào?
H: Chiếc lá cuối cùng này cụ vẽ có phải kiệt tác không? Vì sao?
H: Khi vẽ chiếc lá liệu cụ Bơ Men có biết nó là một kiệt tác không?
* Hướng dẫn tổng kết
H: Em khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện?
- Cho HS hoạt động nhóm khăn trải bàn 5 phút, sau đó trình bày.
- GV chốt
H: Hãy lí giải đảo ngược tình huống hai lần? Tác dụng?
GV: Giôn Xi từ cái chết trở về. Cụ Bơ Men từ cõi sống ra đi.
H: Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vừa xuất phát từ tài năng vừa xuất phát từ tấm lòng nhân đạo cao cả. Nghệ thuật đem lại sự sống, niềm tin, hi vọng cho con người.
- Trình bày về tác giả, tác phẩm
- Nêu xuất xứ
- Tìm hiểu chú thích
- Đọc diễn cảm, phù hợp với gọng điệu, cảm xúc của các nhân vật.
- Đọc
- HS tóm tắt văn bản.
- Thảo luận nhóm, tìm hiểu chung văn bản.
+Bố cục: 3 phần:
Phần 1: từ đầu -> tảng đá: giới thiệu những họa sĩ nghèo, suy nghĩ của Xiu và cụ Bơ-men.
Phần 2: tiếp theo -> những chiếc gối: những lần kéo mành và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
Phần 3: còn lại: kiệt tác của cụ Bơ-men.
- Tìm chi tiết
- Nhận xét
- Tìm chi tiết -> phân tích
- Đánh giá về nhân vật
- Rút ra bài học: 
- Hết tiết 1
- Tìm chi tiết
- Phân tích chi tiết:
- Tìm chi tiết
- Phân tích chi tiết:
- Trả lời : sức sống bền bỉ của chiếc lá vẽ, bức họa của cụ Bơ-men.
- Tìm chi tiết
- Cảm nhận
- Chính bản thân Xiu cũng ngạc nhiên vì sau đêm mưa gió phũ phàng mà chiếc lá vẫn không rụng.
- Truyện sẽ kém hay vì Xiu không bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả 1 đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.
- Cụ Bơ Men
- Tìm chi tiết.
- cụ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân nhìn những chiếc lá thay nhau rụng.
- Nghĩ cách vẽ chiếc lá thay thế chiếc lá cuối cùng.
- vẽ chiếc lá âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
- Mục đích cứu sống Giôn-xi, kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối.
- Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi, gây hứng thú bất ngờ cho cả bạn đọc.
- Bị viêm phổi nặng và chết vì sưng phổi.
- Khái quát
-> Là 1 kiệt tác vì lá vẽ giống như thật đến nỗi 2 hoạ sĩ không nhận ra.
Đem lại sự sống cho Giôn Xi chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình yêu thương bao la và lòng hy sinh cao cả.
- Hoạt động nhóm.
- Đảo ngược tình huống 2 lần :
+ Giôn Xi từ cõi chết 
-> trở lại sự sống 
+ Cụ Bơ Men khoẻ mạnh -> bị sưng phổi, qua đời.
-> gây bất ngờ, hấp dẫn.
- Thảo luận, tìm hiểu cách kết thúc truyện :
kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu là vừa đủ không cần Giôn-xi phản ứng gì thêm. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.
I. Đọc - chú thích
1. Chú thích.
a. Tác giả:
- O Hen-ri (1862 -1910)
- Nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.
b. Tác phẩm.
- Văn bản là đoạn cuối của truyện ngắn cùng tên.
c. Từ khó.
2. Đọc, tóm tắt.
* Tóm tắt
Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ nghèo, sống chung trong một căn hộ thuê. Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng trên. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật, nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống. Cô đếm từng chiếc lá thường xuân còn lại trên cây và cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng sẽ chết. Sáng hôm sau cô yêu cầu Xiu kéo mành lên một chiếc lá thường xuân vẫn còn. Sau một đêm mưa gió, tuyết rơi cô lại yêu cầu kéo mành lên. Nhưng kì lạ chiếc lá vẫn còn đó. Đó chính là tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ-men.
* Tìm hiểu chung:
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Nhân vật: Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men; nhân vật trung tâm là Giôn- xi .
- Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Giôn Xi
* Hoàn cảnh:
- là hoạ sĩ nghèo, bị bệnh viêm phổi.
-> hoàn cảnh rất éo le, đáng thương.
* Lần kéo mành thứ nhất:
-cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành xanh kéo xuống. 
- thều thào ra lệnh.
-> yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống.
- Đó là chiếc lá cuối cùng
- Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.
->chán nản, không còn tin tưởng vào sự sống.
- Không trả lời, tâm hồn đang chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn.
-> tuyệt vọng, không muốn sống.
=> cô gái yếu đuối, tuyệt vọng vừa đáng thương vừa đáng trách.
* Lần kéo mành thứ hai.
- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
- Nhìn chiếc lá hồi lâu.
- Em thật là một con bé hư
-> cảm nhận trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ.
- Cho em xin tí cháo, chút sữa, chiếc gương tay
- em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-pnơ.
-> nhu cầu sống, tình yêu nghệ thuật hội họa đã trở lại với Giôn-xi.
=> Giôn-xi đã vượt qua được cái chết.
2. Nhân vật Xiu 
- Em thân yêu...
- Kéo mành 1 cách chán nản 
-> tình cảm chân thành, nhân hậu, hết lòng thương yêu chăm sóc bạn như một người mẹ, người chị.
3. Cụ Bơ-men
* Hoàn cảnh: 
- Một họa sĩ nghèo, ngoài 60 tuổi, 40 năm mơ ước về một kiệt tác, thường ngồi làm mẫu
->cuộc sống nghèo túng, luôn khao khát tác phẩm kiệt tác.
* Tình cảm:
- Sợ sệt nhìn cây thường xuân
-> tấm lòng thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi.
* Kiệt tác:
- vẽ chiếc lá âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
- Bị viêm phổi nặng và chết vì sưng phổi.
-> sự hi sinh cao cả 
- Chiếc lá là một kiệt tác:
+ Sinh động như thật
+ Đem lại sự sống cho Giôn-xi
+ Vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
- Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp khéo léo.
- Đảo ngược tình huống hai lần-> bất ngờ, hấp dẫn.
- Kết thúc truyện độc đáo.
2. Nội dung: 
- Tình yêu thương cao cả giữa con người nghèo khổ.
- Ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật chân chính. 
* Ghi nhớ: SGK 
C. Hoạt động luyện tập. 5’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
H: Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn-xi em sẽ xử sự như thế nào?
H: Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật chân chính?
HS tự bộc lộ:
HS làm vào vbt
GV nhận xét
IV. Luyện tập
D. Hoạt động vận dụng. 7’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
- Viết đoạn văn
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. 7’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Cho Hs đọc thêm truyện “Món quà giáng sinh” của O hen-ri
- Đọc thêm
IV. PHỤ LỤC.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn
16/9/2018
Dạy
Ngày
23,24/10/2018
Tiết
2
Lớp
8B
Tiết 34,35 văn bản: HAI CÂY PHONG
 (Trích Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp-) 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
 Sau khi học xong bài này, HS:
Kiến thức:
- Biết được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hy vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
 - Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, biểu cảm tong một đoạn trích tự sự.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong các tác phẩm văn học.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Trân trọng quá khứ, yêu mến thầy cô giáo.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực quyết vấn đề.
- Năng lực tự học.
 c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy: 
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
 - Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Trò: 
- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
GV dẫn dắt vào bài: Đến với văn bản Chiếc lá cuối cùng của văn học nước Mĩ ta đã được chứng kiến một câu chuyện thật cảm động về tình bạn, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Hôm nay ta cùng đến với đất nước Cư-rơ-gư-xtan - một nước cộng hòa ở vùng Trung á, thuộc Liên Xô trước đây - một đất nước xa xôi và tươi đẹp, nơi có núi đồi và thảo nguyên, có những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên, để cùng chứng kiến một câu chuyện rất nhẹ nhàng nhưng đầy xúc động về tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước. Đó là văn bản Hai cây phong.
- Nghe, định hướng vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hướng dẫn HS đọc, chú thích..
H: Giới thiệu một vài nét về tác giả?
GV giới thiệu thêm cho HS: Ai-ma-tốp xuất thân trong 1 gia đình viên chức. Năm 1953 ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ kĩ thuật chăn nuôi. Mấy năm sau ông học tiếp về văn học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Ông được dư luận đánh g

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.doc