Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25-76

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Khái niệm về quan hệ từ.

 - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết quan hệ từ trong câu.

 - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

3. Thái độ:

 - Biết cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ?Việc dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? Nếu sử dụng lạm dụng từ HV sẽ gây ra hậu quả gì?

3. Nội dung bài mới:

 

doc 129 trang linhnguyen 06/10/2022 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25-76", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25-76

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25-76
 đẹp lung linh, huyền ảo, chỗ đậm, chỗ nhạtchỉ có 2 màu sáng- tối, đen- trắng mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
? Cảm nhận về vẻ đẹp của đêm trăng rừng trong 2 câu thơ đầu?.
- Câu đầu là vẻ đẹp của âm thanh; C2 là vẻ đẹp của hình ảnh. C1 thì có nhạc; C2 lại có họa. Đúng là: thi trung hữu nhạc và thi trung hữu họa.
?HĐ cặp đôi: Từ nào được lặp lại ở 2 câu này? tác dụng của sự lặp lại đó trong việc biểu hiện tâm trạng?
- Điệp ngữ “chưa ngủ” như một bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng một con người và cũng là thể hiện sự biến chuyển vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng đó® bộc lộ chiều sâu của nhân vật trữ tình.
? Em hiểu như thế nào về tâm trạng của tác giả ở 2 câu cuối bài thơ?.
- Câu 3 thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa đại ngàn văn bản.
- Câu 4 bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ vì còn lo đến vận mệnh của đất nước. Hay chính là thức đến canh khuya để lo việc nước mà Người đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp® Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác® sự hòa hợp, thống nhất giữa nhà thơ (thi sĩ) và người chiến sĩ trong con người Bác,
GV:Có thể nói Cảnh và tình trong bài thơ đan cài, xen kẽ vào nhau khá độc đáo, Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Bài thơ là sự minh chứng cho ngòi bút tài hoa và sự hài hòa, tuyệt diệu trong tâm hồn Bác.
? Thảo luận nhóm: Qua bài thơ này, em nhận thấy Bác Hồ là con người như thế nào? Em học tập đươc điều gì từ con người của Bác?
Hoạt động 3: Tổng kết:
GV? Em cảm nhận được những nội dung và nghệ thuật nào từ văn bản?
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc à tình cảm với thiên nhiên, đất nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
- Thơ TNTT: lời ít ,ý nhiều
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu h/ả
- Miêu tả biểu cảm.
C. LUYỆN TẬP:
Tìm và chép lại những câu thơ, bài thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên?
- Trăng nhòm khe cửa đòi thơ.
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau,
- Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: 
3. Đọc – Chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng.
- Tiếng suối: như tiếng hát xa.
-> Hình ảnh so sánh đặc sắc và độc đáo => Nổi bật âm thanh của tự nhiên gần gũi, trẻ trung có sức sống.
- Điệp từ “lồng”.
- Hình ảnh thơ đẹp : trăng, cây, lá, hoa.
-> Tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, hình khối và đường nét đa dạng. 
=>Bức tranh đẹp, sống động, lung linh, ấm áp, hòa hợp.
2. Hình ảnh con người.
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai phía của tâm trạng:
-> Rung động, say mê cảnh đẹp tự nhiên.
=> Nỗi lo việc nước® sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ và tâm hồn chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
III.Tổng kết
Ghi nhớ SGK/ 143.
4.Vận dụng. 
GV: khái quát lại toàn bộ nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho HS.
Hướng dẫn hs vẽ BĐTD
5. Tìm tòi, mở rộng- Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung phân tích.
- Soạn bài : “RẰM THÁNG GIÊNG”.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 12
Tiết 47
Văn bản
RẰM THÁNG GIÊNG
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức.
Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên niên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Bác biểu hiện trong 2 bài thơ.
Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.
Kỹ năng.
Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sỹ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sang tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
So sánh sự khác nhau giữa bản dịch thơ với nguyên tác bài “Rằm tháng giêng”.
Kỹ năng sống.
Giáo dục học sinh thấy được hình ảnh Bác Hồ hiện lên với tâm hồn nghệ sỹ, chiến sỹ cao đẹp.
Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học
Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, tranh minh họa.
Trò: Vở tập và bài đã chuẩn bị.
Phương pháp.
Động não: Suy nghĩ về chiều sâu của người chiến sỹ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của chất liệu cổ thi trong sang tác của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thảo luận nhóm trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt động - dạy học.
Ổn định lớp.
Bài cũ: Đọc lại ghi nhớ sgk/138.
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Bài mới:
HĐ 1: Khởi động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là người có tâm hồn nghệ sỹ. Mặc dù người từng viết:
Ngâm thơ vốn không ham
Mặc dù, hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, nhưng có khi đôi phút nghỉ trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu, núi thẳm, tình cờ bắt gặp cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Hai bài thơ chữ Việt, chữ Hán chúng ta tìm hiểu trong tìm hiểu trong tiết học này chính là hai trường hợp hiếm hoi như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ2: Hình thành kiến thức.
? Em hiểu gì về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ?
? Hai bai thơ đuợc làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này chỉ ra số chữ, số câu
Thảo luận cặp đôi: 
-Giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi hoàn thành sản phẩm vào bảng nhóm, thời gian 2 phút.
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân sau đó chuyển sang hoạt động cặp đôi thống nhất ý kiến.
- GV quan sát, phát hiện những hs còn gặp khó khăn vướng mắc hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ.
Gv quan sát, hs có ý kiến.
Gv chốt.
Tác giả Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Coong (lúc nhỏ), sau đổi lại là Nguyễn Tất Thành. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Mẹ Hoàng Thị Loan. Quê quán: Làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An.
Hai bài thơ sáng tác trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp (1947-1948) trong chiến khu Việt Bắc.
Học sinh đọc bản phiên âm và dịch thơ.
? Nếu như bài cảnh khuya 2 câu đầu Bác tả cảnh trăng rừng thì 2 câu đầu của bài thơ này tác giả tả cảnh đêm trăng vào thời điểm nào? Điều đó được thể hiện qua hình ảnh nào?
→Tả cảnh đêm trăng vào rằm tháng giêng (tết thượng nguyên) hết sức thiêng liêng trong tâm thức của người Việt Nam.
Hình ảnh: Nguyệt chính viên thời điểm trăng tròn và sáng nhất→soi khắp mọi nơi, bát ngát, tràn ngập ánh trăng.
? Ngoài hình ảnh “Nguyệt chính viên” còn có hình ảnh nào nữa?
Sông xuân, nước xuân, trời xuân được tran hòa dưới ánh trăng, Cách mưu tả hoàn toàn theo truyền thống phương đông.
? Các hình ảnh đó tạo một không gian như thế nào trong 2 câu thơ?
Không gian bao la, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân tươi đẹp. Đầu từ “Xuân” tạo sức sống tươi trẻ.
? Qua bức tranh thiên nhiên đẹp bằng ngôn ngữ em hiểu gì về Bác?
→Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
? Nếu trong “Cảnh khuya” trăng rừng đẹp lung linh như một bức gấm thêu, Bác chưa ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Thì dưới ánh trăng rằm vời vợi này Bác đang làm gì? Với ai?
Bác đang làm việc quân sự với các đồng chí của mình.
? Hình ảnh chiếc thuyền chở các nhà cách mạng ra giữa dòng sông để bàn việc quân sự gợi cho ta hình dung 1 cảnh tượng ntn?
Con thuyền người kháng chiến lướt trên sông trăng vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa thi sỹ vừa chiến sỹ.
? Tại sao Bác lại bàn việc quân trên con thuyền dưới trăng khuya?
Hoạt động nhóm (phát phiếu học tập)
GV giao nhiệm vụ:
+ Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận
+ Hình thức: chia thành 5 nhóm
+ Thời gian: 5 phút
+Học sinh nhận phiếu học tập và đọc gói câu hỏi.
 Nội dung phiếu học tập
- Đoạn kết văn bản người mẹ nói "Bước qua mở ra" em hiểu thế giới kỳ diệu đó là những gì?
Nhóm trưởng giao nhiệm vụ: yêu cầu các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm hoàn thành sản phẩm vào bảng nhóm, thời gian 2 phút.
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân nghiên cứu câu hỏi, hoạt động nhóm thống nhất ý kiến.
- GV quan sát, phát hiện những hs còn gặp khó khăn vướng mắc hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ.
Gv quan sát, hs có ý kiến.
Gv bình và chốt.
Để đảm bảo bí mật của cách mạng. Trên sông giữa rừng núi Việt Bắc mà lại trong đêm khuya thật là bình yên, bí mật.
Bổ sung từ ngữ, hình ảnh cho ta nhận xét gì về con người và cảnh vật trong lời thơ cuối?
Con người ung dung, lạc quan cách mạng và rất yêu thiên nhiên. Cảnh vật hòa quyện gắn bó với con người→Bác Hồ là người có tâm hồn yêu nước luôn vì dân, vì nước mà luôn rộng mở với thiên nhiên.
HĐ3:Luyện tập.
 Theo em 2 bài thơ này có ý nghĩa nào chung.
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lộng lẫy. tràn ngập ánh trăng. Từ đó thể hiện tình yêu tha thiết của Bác dành cho thiên nhiên đặc biệt là trăng.
? Từ 2 câu thơ cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp nghệ thuật của thơ Bác?
Ngôn từ giàu sức gợi cảm, hình ảnh sinh động.
Kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm để tạo thành sự phong phú của nội dung thơ.
Tâm hồn lạc quan, ung dung, nhạy cảm, yêu đời giàu chất thi sĩ.
Tác giả - Tác phẩm.
Sgk/141/142.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Cảnh khuya: Viết 
→Tiếng việt.
→Tiếng Hán.
Rằm tháng giêng.
Vần: 1, 2, 4.
Nhịp:3/4, 4/3, 2/5.
Cấu trúc: Khai, thừa, chuyển hợp.
Tìm hiểu văn bản.
Hình ảnh: “Nguyệt chính viên”.
Điệp từ “Xuân”.
Cảnh trăng nguyên tiêu đẹp tràn ngập cả đất trời đang độ xuân về.
2 câu cuối.
Từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
Phong thái ung dung, lạc quan. Tâm hồn yêu nước luôn rộng mở với thiên nhiên của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
→ Ghi nhớ: Sgk/143.
HĐ 4: Vận dụng
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ
Hđ 5. Tìm tòi, mở rộng.
Tìm những bài thơ về bác, tìm đọc truyện Búp Sen Hồng.
Học thuộc long hai bài thơ.
Học thuộc phần tìm hiểu bài.
Chuẩn bị: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
TUẦN 12
Tiết 48: Tập làm văn:
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS biết được yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biết cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn ,bài văn biểu cảm vầ tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ
- HS có ý thức tìm hiểu kĩ các tác phẩm văn học, cảm thụ sâu sắc để biểu cảm về tác phẩm; khả năng biểu cảm bằng những tình cảm chân thực của mình.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, 
-Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Cả lớp hát một bài hát tập thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Gọi 2 Học sinh đọc bài văn.
? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
- Bài văn tác giả hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”.
? Bài ca dao đã gợi lên trong tác giả hình ảnh nào?
- Cảm xúc được gợi lên bắt đầu bằng hình ảnh người đội khăn, mặc áo dài chắp tay sau lưng quay mặt trông trời lấp lánh sao bên cái cầu ao tối mờ-> liên tưởng đó là người quen.
? Qua bài ca dao, đặc biệt qua câu 3,4, tác giả còn tưởng tượng cảnh gì?
- Tác giả tưởng tượng cảnh con nhện lơ lửng giữa khoảng không, cái mạng tơ rung rinh trước gió, nghe thấy tiếng gió, tiếng nấc, tiếng gọi trời, gọi sao, gọi nhện (đều là tưởng tượng) -> liên tưởng dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
? Cuối cùng tác giả liên tưởng tới cảnh gì?
- Con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình đang nói với sông.
? Lời của nhân vật trữ tình đang nói với sông chính là lời của ai?
- Lời của tác giả đối với bài ca dao. Những suy ngẫm của tác giả về bài ca dao.
? Để biểu thị tình cảm của mình đối với bài ca dao, tác giả đã dùng biện pháp gì?
- Tác giả đã dùng liên tưởng, suy ngẫm, tưởng tượng để biểu cảm.
GV: Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học tự do hơn nhiều so với bài phân tích, bình giảng văn học. Phân tích yêu cầu tính khoa học, còn bài cảm nghĩ cho phép người viết tưởng tượng, liên tưởng.
? Bài văn trên là một bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Là trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng về các hình ảnh, nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn học.
?HĐ cặp đôi: Theo em bài văn trên gồm có mấy phầnP1: P1: Nêu hai câu ca dao đầu và cảnh minh hoạ “mờ mờ”.
P2:tiếp -> “chung thuỷ của ta”: những suy nghĩ ngầm, liên tưởng, hồi tưởng liên tiếp.
P3: còn lại : ấn tượng chung của tác giả về bài ca dao.
* Ba phần trên tương ứng bố cục ba phần của bài văn biểu cảm.
? Theo em bài văn biểu cảm có bố cục như thế nào?
? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Luyện tập:
- Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh sửa chữa, bổ sung bài tập đã chuẩn bị ở nhà ( 4p).
- Trình bày, nhận xét. GV sửa lỗi, bổ sung.
- Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. 
- Thảo luận nhóm thời gian 5p.
- Đại diện trình bày -> nhận xét.
- GV sửa chữa, bổ sung.
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1. Ví dụ: Cảm nghĩ về một bài ca dao.
- Hồi tưởng cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao.
- Liên tưởng, suy ngẫm, tưởng tượng để biểu cảm.
* Bố cục: 3 phần
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
- Thân bài: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.
2. Bài học:
Ghi nhớ(SGK)
II.Luyện tập
Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”.
Gợi ý:
- Tưởng tượng hay, độc đáo: tiếng suối trong trẻo, cảnh đêm trăng ở rừng Việt Bắc.
- Liên tưởng Bác Hồ thao thức không ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.
Bài tập 2: Lập dàn ý bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ” Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
a.Mở bài: 
 Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
b.Thân bài:
- Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra.
- Thích thú, khâm phục tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
- Xót xa trước cảnh xa lạ, lạnh lùng của mọi người ở quê với tác giả.
c.Kết bài:
- Ấn tượng chung về tác phẩm.
Em thích tác phẩm vì nó để lại cho em một tình cảm đẹp, tình yêu quê hương da diết, mãnh liệt của tác giả.
3. Củng cố
GV: khái quát lại toàn bộ nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho HS.
- Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?
- Bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 4. Hướng dẫn tự học 
- Học ghi nhớ, làm bài tập. Tìm đọc các bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Viết bài tập 1 thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Ôn tập về văn biểu cảm về sự vật , con người chuẩn bị cho viết bài Tập làm văn số 3
- Soạn bài : “THÀNH NGỮ”.
5. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 13
Tiết 49: Tiếng Việt:
THÀNH NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS nhận biết được khái niệm và nghĩa của thành ngữ; chức năng của thành ngữ trong câu; đặc điểm diến đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ. Giải thích được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi,tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp, chọn lựa thành ngữ thích hợp để tăng giá trị diễn đạt.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, gợi tìm, 
-Kĩ thuật dạy học: Động não, hoạt động cá thể, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Em hãy nêu một số cụm từ ngữ mà nhân dân ta quen dùng để so sánh cái xấu, cái đẹp?
- Đẹp như tiên.
- Đẹp chim sa cá lặn
GV dẫn vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Thế nào là thành ngữ?
- GV treo bảng phụ. Học sinh đọc ví dụ.
? Có thể thay một vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng những từ khác được không?
- Không thể thay đổi được
? Vì sao không thể thay đổi được?
- Nếu thay đổi như vậy, ý nghĩa của thành ngữ không còn trọn vẹn nữa.
? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” không?
- Không thay đổi được
? Em nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh”? Ý nghĩa của nó?
? Từ việc tìm hiểu 2 câu hỏi trên em rút ra đặc điểm gì của cụm từ này ?
- Cấu tạo cố định, chặt chẽ về nội dung ý nghĩa.
? HĐ cặp đôi: Em hiểu nghĩa của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” và “nhanh như chớp” như thế nào? Tại sao nói như vậy ? Nghĩa của cụm từ này được hiểu trực tiếp hay gián tiếp?
- lên thác xuống ghềnh: trôi nổi, lênh đênh phiêu bạt -> Muốn chỉ cảnh gian truân, vất vả => Nghĩa bóng.
- nhanh như chớp: hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác. -> nghĩa đen 
? Từ hai ví dụ trên em hãy nhận xét về cách hiểu nghĩa của thành ngữ?
- Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu trực tiếp theo nghĩa đen hoặc suy ra từ nghĩa bóng bằng cách dùng ẩn dụ, so sánh
Bài tập nhanh:
? Thảo luận nhóm: Cho biết nghĩa của các thành ngữ và em hiểu các thành ngữ đó theo cách nào ?
Nhóm I - II
Nhóm III - IV
Tham sống sợ chết.
Bùn lầy nước đọng.
Mưa to gió lớn.
Mẹ goá con côi.
Năm châu bốn bể.
Thầy bói xem voi.
Con Rồng cháu Tiên.
Ruột để ngoài ra.
Lòng lang dạ thú.
Rán sành ra mỡ.
Khẩu phật tâm xà.
Ếch ngồi đáy giếng.
- Đại diện trình bày -> nhận xét.
- GV kết luận:
Nhóm I -II: thành ngữ có nghĩa được hiểu trực tiếp từ nghĩa đen.
Nhóm III -IV: thành ngữ có nghĩa được hiểu gián tiếp qua ẩn dụ, so sánh, thậm xưng.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
? Em có nhận xét gì về tính chất cố định của thành ngữ “đứng núi này trông núi nọ”? Thành ngữ này có cách nói khác không?
- Đây là thành ngữ có sự biến đổi.
Có thể nói:
“Đứng núi này trông núi kia”
“Đứng núi này trông núi khác”.
Hoạt động 2: Sử dụng thành ngữ.
HS đọc Ví dụ SGK.
? Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong 2 ví dụ đó ?
- Câu 1: thành ngữ làm vị ngữ
- Câu 2: thành ngữ làm phụ ngữ của DT.
? Hãy xác định ý nghĩa của mỗi thành ngữ trong 2 ví dụ đó ?
“bảy nổi ba chìm”: chỉ cuộc sống vất vả, lận đận, gian truân.
- “tắt lửa tối đèn”: lúc khó khăn hoạn nạn.
? Nếu thay thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” bằng cụm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_25_76.doc