Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 133: Chương trình địa phương - Trịnh Thị Minh Khương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Tiếp tục chương trình Ngữ văn địa phương ở lớp 6, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước.

 B. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Soạn bài.

 - Học sinh: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ địa phương.

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của từng học sinh.

 

doc 10 trang linhnguyen 06/10/2022 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 133: Chương trình địa phương - Trịnh Thị Minh Khương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 133: Chương trình địa phương - Trịnh Thị Minh Khương

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 133: Chương trình địa phương - Trịnh Thị Minh Khương
TUẦN 34.
Ngày dạy : /05/2009.
Tiết 133: Chương trình địa phương
 (Phần Văn và Tập Làm văn)
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	- Tiếp tục chương trình Ngữ văn địa phương ở lớp 6, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay, trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước.
	B. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Soạn bài.
	 - Học sinh: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ địa phương.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ.
	Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của từng học sinh.
	3. Bài mới.
- Giáo viên cho học sinh cả lớp nghe một số bài dân ca Việt Nam (đĩa nhạc - Ngữ văn)
+ Lý Hoài Nam (ca Huế)
+ Cây trúc xinh (dân ca quan họ).
+ Trống quân, Cò lả (dân ca Bắc bộ).
+ Hò ba lý (Dân ca Nam Trung bộ).
+ Bắc kim thang (dân ca Nam bộ).
- Chèo “Quan âm Thị Kính”.
- Mỗi học sinh sưu tầm từ 5 ® 10 câu, càng gần gũi nơi mình ở, càng cụ thể càng tốt. (HS chuẩn bị trước ở nhà).
- Giáo viên giao cho mỗi tổ trưởng thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
- Giáo viên phân công cho 1 số học sinh khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu), phân loại và sắp xếp theo vần chữ cái, viết bài giới thiệu, trình bày trước cả lớp.
- Học sinh cả lớp nghe.
- Học sinh hát 1 bài dân ca (nếu có thể)
1. Nghe 1 số loại hình dân ca Việt Nam.
2. Sưu tầm và giới thiêu ca dao, tục ngữ địa phương.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
4.Củng cố: 
 - Giáo viên xét ý thức chuẩn bị bài và thực hiện của học sinh.
5.Hướng dẫn về nhà:- Tiếp tục sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương.
	 - Chuẩn bị ý kiến nhận xét về kết quả sưu tầm.
 Ngày dạy : /05/2009.
Tiết 134: Chương trình địa phương
 (Phần Văn và Tập Làm văn).
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	- Giúp HS hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.
	- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước.
	B. CHUẨN BỊ.:- Giáo viên: Soạn bài.
	 - Học sinh:	+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
	+ Ý kiến nhận xét về ca dao, tục ngữ địa phương.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: không.
	3. Bài mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả và phương pháp sưu tầm ca dao, tục ngữ.
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm.
+ Mỗi nhóm chọn những câu ca dao, tục ngữ hay (đã sưu tầm), giảng, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm được.
+ Các nhóm thảo luận về những đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình, nhóm trưởng trình bày ý kiến thảo luận của tổ.
- Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ của học sinh.
- Biểu dương tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
- Nếu có điều kiện, thời gian giáo viên tổ chức cho học sinh thi sáng tác ca dao về địa phương.
- Mỗi 1 nhà văn, thơ hoặc nhà giáo có hiểu biết sâu rộng về địa phương (huyện, tỉnh) nói chuyện và giao lưu với học sinh
Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ.
1. Học sinh nhận xét phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm.
2. Tổng kết, rút kinh nghiệm.
4: Củng cố:
	- Giáo viên nhận xét ý thức tham gia các hoạt động của học sinh.
	- Mỗi 1 học sinh hát 1 bài dân ca kết thúc tiết học.
5.Hướng dẫn về nhà:
	- Tiếp tục sưu tầm ca dao, tục ngữ về địa phương.
	- Chuẩn bị cho giờ hoạt động ngữ văn đọc văn nghị luận.
Ngày dạy: /05/2009.
Tiết 135.
 Hoạt động ngữ văn
 (Đọc diễn cảm văn nghị luận)
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	- Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
	- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm chưa chuẩn chính tả....
	B. CHUẨN BỊ.
	- Giáo viên: Soạn bài.
	- Học sinh: Tìm hiểu cách đọc cả 4 văn bản 1 cách cụ thể, kĩ lưỡng và tập đọc nhiều lần, từng học sinh khắc phục nhược điểm riêng trong cách đọc của bản thân.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Bài mới.
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng từng văn bản.
- Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
1. Đoạn mở bài (đặt vấn đề).
- 2 câu đầu: nhấn mạnh các từ ngữ “nồng nàn” đó là giọng khẳng định chắc nịch.
- Câu 3: ngắt đúng về câu trạng ngữ (1,2) cụm CV chính, đọc nhanh dần, đúng mức ĐT và TT làm VN, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm...
- Câu 4, 5, 6: nghỉ giữa câu 3, 4.
+ Câu 4: Đọc chậm lại, rành mạnh, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.
+ Câu 5: giọng liệt kê.
+ Câu 6: Đọc nhỏ hơn, lưu ý các điệp ngữ, đảo.
- Giáo viên gọi 2, 3 HS đọc đoạn này.
- HS và GV nhận xét cách đọc.
2.Đoạn thân bài:
* Giọng đọc liền mạch, nhanh.
+ Câu “Đồng bào ta ngày nay....” đọc chậm, nhấn mạnh ngữ “cũng rất xứng đáng” tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
+ Câu “Những cử chỉ cao quý đó....” đọc nhấn mạnh các từ: giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
+ Chú ý các cặp quan hệ từ: từ đến, cho đến.
- Gọi từ 4 ® 6 HS đọc đoạn này. nhận xét.
3.Đoạn kết bài:
* Giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
+ 3 câu trên : nhấn mạnh các từ ngữ: cũng như, nhưng
+ 2 câu cuối: giọng giảng giải, chậm, khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ “nghĩa là phải” và các ĐT làm VN: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo...
- Gọi 3 – 4 học sinh đọc đoạn này. Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giọng chung toàn bài: chậm rãi, điềm đạm, tình cảm, tự hào.
- Đọc 2 câu đầu: chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
- Đoạn “TV có những đặc sắc..... thời kì LS” chú ý điệp từ “T.Việt”, ngữ mang tính chất giảng giải “nói thế cũng có ý nghĩa là nói rằng”.
- Đoạn “TV .... văn nghệ” đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay...
- Câu cuôi: giọng khẳng định vững chắc.
+ Giáo viên gọi 3 – 4 học sinh đọc từng đoạn ® hết bài.
+ Giáo viên nhận xét chung .
1. Giáo viên yêu cầu về cách đọc.
2. Hướng dẫn, tổ chức đọc.
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
* Đoạn mở bài
* Đoạn thân bài
* Đoạn kết
b. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4.Củng cố:
	 -Giáo viên nhận xét chung tiết học.
5.Hướng dẫn về nhà:
	 - Tự tập đọc ở nhà theo hướng dẫn trên.
	 - Chuẩn bị phần đọc cho 2 văn bản nghị luận còn lại.
 ..
Tiết 136. Ngày dạy : /05/2009.
 Hoạt động ngữ văn
 (Đọc diễn cảm văn nghị luận).
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
 - Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
 - Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lặp từ, lúng túng, phát âm chưa chuẩn chính tả....
	B. CHUẨN BỊ: 	
 - Giáo viên: Soạn bài.
	 - Học sinh: Tự tìm hiểu cách đọc và tập đọc nhiều lần ở nhà, dùng bút chì gạch dưới dấu ngắt, những về cần đọc nhấn mạnh, biểu cảm.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ
 Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới.	
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giọng chung: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
+ Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: “Sự nhất quán, lay trời chuyển đất”.
+ Câu 2: Cảm xúc ngợi ca: “rất lạ lùng, kì diệu”, nhịp điệu liệt kê “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
+ Đoạn 3, 4: “Con người Bác .... ngày nay” giọng tình cảm, ấm áp gần với giọng kể chuyện. Nhấn giọng ở các từ ngữ “càng, thực sự văn minh...”.
- Giọng đọc chung: chậm, trữ tình, giản gị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- 2 câu đầu: giọng kể chuyện làm li, buồn thương.
- Đoạn 3: giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn “Câu chuyện có lẽ chỉ là ..... gợi lòng vị tha” giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn: Vậy thị ® hết: giọng tâm tình, thủ thỉ.
- Câu cuối: giọng ngạc nhiện:
+ Giáo viên đọc trước 1 lần: Học sinh khá đọc tiếp 1 lần sau đó gọi lần lượt 4 ® 7 học sinh. đọc từng đoạn cho đến hết.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
d. ý nghĩa văn chương.
4: Củng cố:
	- Giáo viên tổng kết chung 2 tiết hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận.
	+ Số học sinh được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc, những hiện tường cần lưu ý khắc phục.
	+ Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận:
	Giọng rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
5: Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
	- Tìm đọc diễn cảm văn bản “Tuyên ngôn độc lập”.
	- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương” phần Tiếng Việt.
 .
TUẦN 35.
Ngày dạy : /05/2009.
	Tiết 137: Chương trình địa phương.
 (Phần Tiếng Việt).
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh khắc phục được 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Bài tập về các lỗi chính tả ở địa phương.
	- Học sinh: đọc bài SGK.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: không.
	3. Bài mới.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do cách phát âm ở địa phương.
- Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số cách phân biệt phụ âm đầu.
- Giáo viên hướng dẫn cách phân biệt.
- Học sinh nghe và viết lại những câu sau:
- Giáo viên kiểm tra sác xuất 1 số học sinh xem viết đúng chính tả chưa.
- Điền tr hoặc ch vào chỗ trống.
- Điền sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp 
- Điền S hoặc x vào chỗ trống
I.Nội dung luyện tập
1. Phân biệt tr/ch.
- tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. Do đó gặp những vần này ta cứ viết với ch: choáng mắt, áo choàng, chích choè, loắt choắt...
- Những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr:
Trịnh trọng, triệu phú, trụ sở, trạng nguyên, trượng phu, trị giá, trật tự, tương trợ, truyền thống, triều đại, trào lưu....
- tr và ch không láy âm cùng nhau.
+ Những từ điệp âm với “tr” rất hạn chế.
+ Một số từ điệp âm đầu với “ch” rất nhiều chập choạng, chấp chới, chăm chỉ, chắt chiu...
- Những đồ dùng trong nhà nông dân toàn là ch (tr các “trap”): chạn, chum, chén, chai, chiếu, chăn, chày, chảo, chão, chậu, chổi....
- Các công cụ ngữ pháp chỉ vị trí viết với tr (trên, trong, trước), chỉ phủ định viết với ch (chẳng, chăng, chưa, chớ) .....
2. Phân biệt s/x
- Về mặt kết hợp trong âm tiết: s không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe.
Do đó ta có: xuề xoà, xoay xở, xun xoe...
- Về mặt láy âm: X và S đều láy điệp âm đầu n s lại không láy với X hoặc là điệp S hoặc là điệp X.
+ Sung sướng, sắc sảo, san sát, sang sảng, sáng sủa, sừng sững....
+ Xôn xao, xào xạc, xấp xỉ...
- S không láy âm với những chữ âm với chữ âm đầu khác, X láy âm với 1 số âm đầu khác.
VD: lao xao, loà xoà, lộn xộn, xích mích...
II. Luyện tập:
1. Viết những câu có chứa các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
- Trời nắng chang chang, chú Trung vẫn trực chiến trên một mỏm đá.
- Chiều chiều, trên trảng cát, lũ trẻ con làng Trình vẫn chơi trò đánh trận giả không biết chán.
- Chú Trà chăm chút những chậu hoa trà với một thái độ trân trọng hiếm thấy.
- Ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
- Nghe xong câu chuyên của Xuân, Anh thấy lòng xót xa liền sốt sắng giúp Xuân sửa soạn ra xe về quê.
- Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm hồi sáng sớm, bé Xoan sốt ruột, cứ xa xôi giục mẹ đi xem xiếc.
- Sa vào đỏ đen cờ bạc, sớm muộn cũng khuynh gia bại sản, xơ xác thân tàn ma dại, xin sớm suy xé lợi hại xem sao?
2. Bài tập chính tả.
- ...... ân lí, ..... ân châu, .... ân trọng, .... ân thành; trống ..... ải, vợ .... ồng, .....ót vót, .... eo leo.
- liêm ......, dũng ....., ..... khí, ...... vả.
- Xoay .... ở, xì .... ào, sụt ..... ùi, sắc .... ảo.
4.Củng cố:
	- Giáo viên nhấn mạnh nội dung: những lỗi chính tả học sinh hay mắc, cách sửa.
5.Hướng dẫn về nhà:
	Xem lại bài và chuẩn bị tiếp nội dung phần còn lại, các lỗi chính tả, r/d/gi và l/n.
Tiết 138. Ngày dạy: /05/2009.
 Chương trình địa phương
 (Phần tiếng Việt).
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài.
	 - Học sinh: đọc bài ở nhà.
	C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Bài mới.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi mà HS hay mắc lỗi.
- Giáo viên đọc cho HS viết chính tả.
- Kiểm tra 1 số HS.
? Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống?
? Điền L hoạc N vào chỗ trống?
? Điền r/d/gi vào chỗ trống.
? Đặt câu với L – N trong lên – nên.
I.Nội dung luyện tập
1. Phân biệt r/d/gi
- Về mặt kết hợp trong chữ R không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oe, uy ® gặp những vần này cứ viết là D. (ngoại lệ: dây cu – roa).
- Về mặt từ Hán Việt: không có từ HV nào đi với R...
- Về mặt láy âm, R không láy với gi và D ® có 3 kiểu từ láy âm, điệp âm tiện cho việc phân biệt.
+ Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ sắc thái của ánh sáng: roi rói, rừng rực, rực rỡ...
+ Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ sự rung động: rung rẩy, rung rinh, rón rén...
+ Những từ láy điệp âm đầu với R mô phỏng tiếng động: ra rả, rả rích, rầm rập, rì rào, rền rĩ, răng rắc, rúc rích .....
2. Phân biệt l/n
- L đứng trước âm đệm, n không đứng trước âm đệm. N không bao giờ đứng trước 1 vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.... ® cái loa, cói loà, loá mắt, lí luận, luẩn quẩn, luyện tập, loắt choắt, lũ trẻ, luật lệ, lưu loát....
- L và N đối lập nhau. L láy âm rộng rãi nhất trong TV. N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu. Không có hiện tượng l láy âm với N.
- Những chữ có 1 từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng D thì chữ đó viết với N chữ không viết với L:
+ Các từ chỉ trở đều viết với N: này, nọ, nào...
+ Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với N: nép, nấp, nương, náu, né...
II. Luyện tập.
1. Viết những câu có chứa các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
- Thầy giáo giảng bài rõ ràng, dễ hiểu, thế mà vẫn có tiếng cười rúc ra rúc rích ở cuối lớp, thật vô duyêtn.
- Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng Giang vẫn học giỏi. Đó là phần thưởng dành cho những ai không dễ dàng dao động.
- Những chú chim ra giàng ríu rít giành nhau chỗ đậu trên cành bạch dương, dưới ánh nắng vàng rực rỡ.
- Liên thấy Liễu tô son loè loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm Liên nói là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan, Nam, Linh nói là Liễu nóng nảy quá. Lan, Nam, Linh cùng cười nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong gia đình mà ngừơi lớn đều là nam nữ diễn viên nên có thể là Liễu chỉ bắt chước thì sao?
Lan, Nam, Linh còn nói, nếu Liễu nóng nảy thì Liên phải chủ động làm lành như thế mới là bạn bè cùng lớp. Liên nghe lời khuyên, liền đến nói lời xin lỗi Liễu.
2. Bài tập chính tả.
a. Điền vào chỗ trống:
...... dụm, để ..., tranh..., ....... độc lập.
- ..... cắt choắt, ...... uật lệ, .... iên luỵ, ....ông nổi.
- .... ô nức, ........ ỗi niềm, ..... ò cò, ...... ênh đênh.....
- ....... ăm rắp, ....... ăng rắc, ...... ạng rỡ, theo ..... õi, bóng ...... âm, xanh ..... ờn, ...... a đình.
b.Đặt câu:
Ví dụ: - Tôi đã trèo lên đến đỉnh núi.
	- Nó quan tâm học tập để nên người.
4.Củng cố:
 -Giáo viên hệ thống lại kiến thức 2 tiết học.
5.Hướng dẫn về nhà.
	- Xem lại bài, tự luyện tập phân biệt các lỗi chính tả thường mắc theo hướng dẫn.
	- Luyện tập sổ tay chính tả.
	- Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn 7.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_133_chuong_trinh_dia_phuong_trinh_thi.doc