Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 - Khái niệm tục ngữ.

 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục

ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn:

 - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động

sản xuất vào đời sống.

b. Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Ra quyết định : vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc đúng chỗ.

3. Thái độ:

 - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc.

4. Năng lực, phẩm chất

* Năng lực

- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, thẩm mỹ

* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự

2. Thiết bị, phương tiện:

-Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan,

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học

 

docx 171 trang linhnguyen 06/10/2022 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
i đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm 
Câu 1. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
 A. Người ta là hoa đất. B. Rất nhiều người ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Anh trai tôi học đi đôi với hành.
Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? 
 A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. B. Hoa sim!
 C. Mưa rất to. D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu rất nhiều.
Câu 3. Câu nào là câu chủ động?
 A. Mười ba người thiệt mạng trong vụ thảm sát ở chợ An-kazi . B. An đã bị buộc phải thôi việc.
 C. Ba nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ. D. Lam đã giải được một bài toán khó.
Câu 4. Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ?
A. Tôi rất yêu mùa xuân C. Mùa xuân, trăm hoa đua nở.
B. Mùa xuân xinh đẹp đã về D. Hôm nay, lớp 7A học bài Mùa xuân của tôi
Câu 5. Trong các câu có từ “được” sau đây, câu nào là câu bị động?
A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con. B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
C. Bạn ấy được điểm 10. D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới. 
Câu 6 . Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì?
A. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai 
C. Để câu văn đó đa nghĩa
D. Để câu văn đó nổi bật hơn
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu chính xác công dụng của văn chương mà Hoài Thanh trình bày trong văn bản “ý nghĩa văn chương”
A. Làm giàu cho tình cảm của con người, giúp diễn đạt tốt hơn. 
B.Làm phong phú tình cảm con người, làm giàu đẹp cuộc sống. 
C.Giúp tình cảm được bộc lộ khéo léo hiệu quả
 D. Làm đẹp hơn hay hơn những thứ bình thường
Câu 8. Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó 
Phần II. Đọc –hiểu văn bản (2,0 điểm)
 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hai ngày nay, chiếc máy phát gạo tự động của Tuấn Anh, giám đốc một công ty về khóa điện tử trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú luôn hoạt động hết công suất. Chủ nhân của chiếc máy "ATM gạo" chia sẻ, từ đầu dịch đến nay, anh thấy nhiều cá nhân, tổ chức tặng quà, gạo, mì tôm... cho người nghèo nhưng kiểu cho và nhận trực tiếp có nhiều nguy cơ lây bệnh. Cùng với đó là tình trạng người dân tập trung ở một điểm để nhận quà dễ dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy, mất trật tự nên anh nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy phát gạo tự động. 
Ban đầu, công ty của anh Tuấn Anh dự định chỉ phát mỗi ngày 500 kg, tuy nhiên ngày đầu tiên đã lên đến một tấn. Ngày thứ hai, có nhiều cá nhân, tổ chức đã chở gạo đến tận nơi để góp thêm cho việc làm ý nghĩa của anh. Anh dự định sẽ phát gạo đến khi hết dịch. Với nguồn kinh phí của cá nhân và công ty, anh có nguyện vọng làm thêm 100 chiếc máy phát gạo tự động nữa để hỗ trợ người nghèo.
1. Lý do nào khiến anh Tuấn Anh nghĩ ra chiếc máy “ATM gạo”?( 0.75 điểm)
2. Việc làm của anh có nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ mọi người hay không? Câu văn nào thể hiện điều đó? (0. 5 điểm)
3. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid 19, vẫn có không ít người trốn cách ly, than phiền, đòi hỏi điều kiện ở các khu cách ly, khai báo không trung thực Em có suy nghĩ gì về những người đó. (0.75 điểm)
Phần III. Làm văn. (6,0 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm)
Từ câu chuyện của anh Tuấn Anh trong phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của việc làm tốt đối với cuộc sống hiện nay?Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 02 trạng ngữ làm thành phần câu? (Gạch chân dưới 02 trạng ngữ đó)
Câu 2 (4.5 điểm)
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng: 
“Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
 Bằng sự hiểu biết của mình em hãy chứng minh làm sáng tỏ chân lí trong bài thơ trên.
ĐÁP ÁN
Phần I : Trắc nghiệm (2.0 điểm) 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
C
D
A
B
B
Phần II. Đọc –hiểu văn bản (2,0điểm)
1. Lý do khiến anh Tuấn Anh nghĩ ra chiếc máy “ATM gạo”
- Xuất phát từ lòng thương người, muốn giúp đỡ những người khó khăn trong lúc dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra. (0.25 điểm ) 
(Học sinh chỉ cần trả lời: Xuất phát từ lòng tốt/ lòng thương người cũng cho điểm)
- Kiểu cho và nhận trực tiếp có nhiều nguy cơ lây bệnh.(0.25 điểm )
- Người dân tập trung ở một điểm để nhận quà dễ dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy, mất trật tự. (0.25 điểm )
2.- Việc làm của anh đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ mọi người. (0.25 điểm )
 - Câu văn thể hiện điều đó: Ngày thứ hai, có nhiều cá nhân, tổ chức đã chở gạo đến tận nơi để góp thêm cho việc làm ý nghĩa của anh. (0.25 điểm )
3. Học sinh nêu được một số suy nghĩ của bản thân về những người trốn cách ly, than phiền, đòi hỏi điều kiện ở các khu cách ly, khai báo không trung thực (0.75 điểm )
Học sinh có thể nêu một số ý sau:
- Không đồng tình với những người đó.
- Đó là những người không suy nghĩ cho lợi ích của cộng đồng, họ sống ích kỷ
- Họ cần phải nhận ra được sai lầm của mình để rút kinh nghiệm không bao giờ được tái phạm.
(Học sinh nêu được 2 ý cho điểm tối đa. Học sinh có thể đưa ra các suy nghĩ khác, nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
Phần III. Làm văn. (6.0 điểm)
Câu 1. (1.5đ)
 * Yêu cầu về kĩ năng: (0, 5 điểm)
 - Viết đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu.
- Đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, gạch chân dưới trạng ngữ (thiếu 1 trong 2 ý đều không cho điểm phần này)
* Yêu cầu về kiến thức: (1,0 điểm)
- Học sinh nêu được ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống (0.75 điểm)
+Làm người với người xích lại gần nhau hơn.
+Làm cuộc sống tốt đẹp hơn
+Giúp những người khó khăn có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống. 
==>Tình yêu thương là quan trong và cần thiết đối với xã hội hiện nay. (0.25 điểm)
Câu 2. (4.5 điểm)
* Yêu cầu chung:
*Về kỹ năng: (0,5 điểm)
- Học sinh biết làm một bài văn nghị luận chứng minh có đầy đủ bố cục 3 phần.
- Xác định được chính xác luận điểm cần phải chứng minh.
- Tìm được hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, được sắp xếp hợp lý, có khả năng làm sáng tỏ luận điểm.
- Cách phân tích dẫn chứng rõ ràng, tránh lặp 
- Chữ viết đúng chính tả, lời văn cần rõ ý, đúng ngữ pháp.
*Về nội dung: (4,0 điểm) Cụ thể: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 
a. Mở bài: (0,25 điểm)
- Dẫn dắt, nêu vấn đề và trích dẫn hợp lí.
b. Thân bài: (3,5 điểm).
* Học sinh giải thích bài thơ để làm rõ nội dung luận đề, có thể theo một số ý sau:
- Lời thơ giản dị, dễ hiểu: không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. (0,25 điểm)
- Hình ảnh “đào núi và lấp biển” mang tính chất ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. (0,25 điểm)
-> Bài thơ đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm, sự nỗ lực của bản thân thì nhất định ta sẽ đạt được ước mơ và sẽ thành công. (0,25 điểm)
* Chứng minh: (2,5 điểm)
 Học sinh xây dựng luận điểm, chứng minh vấn đề để thấy rõ từ xưa tới nay những người có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm đều thành công (dẫn chứng chứng minh)
 Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện trong mọi lĩnh vực và hướng tới các ý sau: 
- Những tấm gương trong lĩnh vực đời sống 
- Những tấm gương trong học tập, nghiên cứu khoa học 
- Những tấm gương trong lao động, chiến đấu ...
( Lưu ý: Khi đưa dẫn chứng chứng minh HS phải biết sắp xếp theo trình tự nhất định, phải biết phân tích dẫn chứng hướng vào vấn đề. Nếu chỉ nêu dẫn chứng mà không phân tích thì chỉ cho một nửa số điểm)
 * Đánh giá vấn đề: (0,25 điểm)
 - Bài thơ cho bài học chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí con người mới có thể làm nên sự nghiệp. Để có ý chí, quyết tâm cho những hoài bão lớn lao thì chúng ta phải có ý thức rèn luyện ý chí bản lĩnh, quyết tâm từ những việc nhỏ nhất. 
3. Kết bài: (0,25đ)
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3,0 – 4,0: - Đảm bảo nội dung trên, phân tích dẫn chứng sâu sắc, thuyết phục cao, vận dụng các cách lập luận linh hoạt, phù hợp.
- Điểm 2,0 – 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, phân tích dẫn chứng khá sâu sắc, khá thuyết phục.
- Điểm 1,0 – 2,0: Nội dung sơ sài, phân tích dẫn chứng còn sơ sài, thiếu thuyết phục, lập luận đôi chỗ còn lủng củng, chưa hay. 
- Điểm: 0,5 – 1,0: Nội dung sơ sài, phân tích dẫn chứng còn hời hợt, chưa phát hiện được ý, mắc các lỗi khác: diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Hoạt động bổ sung
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
Ngày soạn: 24 / 2 / 2021
 Ngày dạy: / / 2021
 TIẾT 108
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC	
1. Kiến thức: - Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải 
thích
2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật
4. năng lực và phẩm chất được hình thành .
* Năng lực:- Năng lực chung : Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thẩm mĩ, tìm hiểu tự nhiên, xã hội
* Phẩm chất:- yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu: Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự
2. Thiết bị, phương tiện:- Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm
2. Kỹ thuật:- đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trình bày 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận chứng minh ?
* Bài mới: Từ trước đến nay , chúng ta đã học phép lập luận nào ? (chứng minh), vậy tiết này, chúng ta đi tìm hiểu tiếp 1 phép lập luận nữa trong văn nghị luận đó là phép lập luận giải thích
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu Mục đích và phương pháp giải thích:
 Hs: Đọc vd trong sgk ? Trong cuộc sống, em có hay gặp các vấn đề, các sự việc, hiện tượng mà em không giải thích được không ? Cho ví dụ - Hs : Trong cuộc sống gặp rất nhiều vấn đề khó hiểu - Vì sao lại có nguyệt thực, Vì sao nước biển lại mặn. ? Vậy muốn hiểu được vấn đề đó ta phải làm như thế nào ? ( giải thích )? Qua phân tích thì mục đích của giải thích là gì - Hs: Làm rõ những vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về vấn đề ấy HS đọc vb : Lòng khiêm tốn? Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ?đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?-Hs: Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích. ? Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ?đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?-Hs: Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích- HS đọc hai đoạn văn : Từ Người có tính khiêm tốn đến học mãi mãi ? Người khiêm tốn có những biểu hiện như thế nào ? Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải văn giải thích không ?- Hs: Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại - Giải thích có thể kết hợp với chứng minh ? Tại sao con người phải khiêm tốn ?đoạn văn tìm nguyên nhân cuả lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không ?- Hs: Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la ..
I. Mục đích và phương pháp giải thích
a. Mục đích của giải thích:
 - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật
b. Phương pháp giải thích:
+ Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn
+ Đoạn 1: từ điều quan trọng .người khác - Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích 
+ Đoạn 2 :- Tác giả định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích - Khiêm tốn là biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ, nhưng vẫn có hoài bão lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang tự đề cao mình + hai đoan văn tiếp: Những biểu hiện của người khiêm tốn:- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh 
- Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại ...- Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen nghĩa bóng - Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề - Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng lời diễn đạt chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo  của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích. 
* Ghi nhớ Sgk 
3. Hoạt động thực hành
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng
- Vấn đề giải thích : Lòng nhân đạo 
- Phương pháp giải thích : định nghĩa dùng thực tế mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề; kể ra các biêu hiện của lòng nhân đạo. Chỉ ra cái lợi và nguyên nhân của lòng nhân đạo.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
BT: Tìm những câu văn dùng định nghĩa để giải thích trong văn bản“ khiêm tốn” ?
- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật.- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. - Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. 
- Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời.
5. Hoạt động mở rộng, bổ sung
- Bài tập nâng cao ( dành cho hs khá - giỏi ) : Hãy viết một đoạn văn ngắn giải thích thế nào là sống đẹp?Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh , văn hóa . Sống đẹp là : sống có ý nghĩa , sống có ích cho cộng đồng , quốc gia dân tộc , sống khẳng định năng lực bản thân , giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục , yêu mến , kính trọng , noi theo ; sống với tâm hồn , tình cảm nhân cách , suy nghĩ khát vọng chính đáng , cao đẹp .Người sống đẹp là người aống có lý tưởng , mục đích đúng đắn , cao đẹp ; sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Soạn bài : Sống chết mặc bay
 TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
 Ngày soạn: 13 / 3 / 2021
 Ngày dạy: / / 2021
 TIẾT 109
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: - Các bước làm bài văn lập luận giải thích
 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
 3. Thái độ: - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 
4. năng lực và phẩm chất được hình thành .
* Năng lực- Năng lực chung : Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thẩm mĩ, tìm hiểu tự nhiên, xã hội
* Phẩm chất:- yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu: Giáo án,đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự
2. Thiết bị, phương tiện:-Bảng phụ, tranh ảnh có liên quan,- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:- Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm
2. Kỹ thuật:- đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trình bày 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập luận giải thích?
* Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Gọi hs đọc đề bài trong sgk
? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì ? - Hs: Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài 
? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?HS:Suy nghĩ,trả lời
GV:Nhận xét.? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý ? Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì ? ( lập dàn bài )- HS:Thảo luận nhóm (2p)
- GV: Chốt,ghi bảng.? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ?- Phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu cần được hiểu )? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp - Nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu 
? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người )? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? (đó là việc làm cần thiết )
- HS: Gọi hs đọc phần mở bài trong sách giáo khoa
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? ( có )? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy nhất hay không ? ( không ) ? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên ? ( hs tự tìm)
- Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài cách nói “ thật vậy ” còn có cách nói nào nữa không ? 
- HS: Suy nghĩ,trả lời- GV:Nhận xét.
I. TÌM HIỂU CHUNG:10 phút
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: 
* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy .
a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
- Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ 
- Vận dụng các phép lập luận giải thích - Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải thích 
b. Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết 
+ Thân bài - Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa 
+ Kết bài : nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 
c. Viết bài:- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bài 
d. Đọc lại và sửa bài: 
Ghi nhớ : sgk / 86 
3. Hoạt động thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Bài tập 1 : Viết các kết bài cho đề văn : đi một ngày đàng, học một sàng khôn
- HS: trình bày 
- GV nhận xét, Chốt ghi bảng
* Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên :
 KB1: Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì n

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.docx