Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 (Bản hay)

I. Mức độ cần đạt

- Hiểu khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

II. trọng tâm Kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Khỏi niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lớ và hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Thái độ

- Biết tích luỹ thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

* Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực sáng tạo,

- Năng lực hợp tác

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tiếp nhận văn bản

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

- Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản .

 

doc 209 trang linhnguyen 06/10/2022 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 (Bản hay)

Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình học kì 2 (Bản hay)
hình dung được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động. ® Từ sự nhận biết vẻ đẹp của động, suy nghĩ về một vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết, bảo vệ môi trướng thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch trong tương lai. Vì hiện nay, động Phong Nha được xem là kì quan của dất nước và hơn nữa là của thế giới ( Tháng 02/ 2004 vừa qua Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận vào hàng một trong những kì quan, một trong những di tích văn hóa du lịch nổi tiếng trên thế giới)
 HS THẢO LUẬN
Công dụng: Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Biết cái đep, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên, của lịch sử loài người. Nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về đời sống tinh thần, nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
à Theo quan niệm văn chương của Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người
àCòn theo Hoài Thanh:
Ý 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có à Tức là phẫn nộ trước cái xấu, cái ác. Vì con người ai cũng có tình cảm: tình cảm yêu thương hay căm ghét v.v
Dẫn chứng: Truyện cổ Thạch Sanh. Trong đó, nhân vật phản diện là Lý Thông – một con người tráo trở, mưu mô, xảo quyệt cuối cùng đã bị rạch mặt à người đọc sẽ có một cái nhìn không thiện cảm với thái độ căm ghét một nhân vật xấu xa cần phải bị trừng trị.
èPhẫn nộ trước cái xấu.
Ý 2; Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có.
Như ta đã biết, văn chương là xúc động trước cái đẹp, cái cao cả và lòng yêu thương con người, muôn vật v.v Ai cũng có tình cảm và thông qua đó, văn chương lại luyện cho ta những tình cảm này: xúc động, yêu thương xót xa, kính phục, tự hào trước hoàn cảnh và nhân vật.
Dẫn chứng: Bài “Lượm” của Tố Hữu.
Qua hình ảnh của chú bé thiếu niên nhỏ tuổi, vui tươi, hồn nhiên,nhanh nhẹn nhưng đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Đọc bài thơ này, chúng ta càng yêu thương, trân trọng, kính phục, xen lẫn tự hào đối với Lượm – một chú bé dũng cảm đã ngã xuống vì đất nước.
èXúc động trước cái đẹp, cái cao cả.
- Văn bản “ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận văn chương.
- Văn bản vừa có lí lẽ,vừa có cảm xúc hình ảnh
- Qua bài văn em cảm nhận được văn chương có ý nghĩa gì?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
 1.Tác giả: Hoài Thanh (1909 – 1982)
 2.Tác phẩm: Nghị luận văn chương
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
èQuan niệm đúng đắn.
2. Nhiệm vụ của văn chương 
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
èNhiệm vụ phản ánh cuộc sống.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống. 
èPhấn đấu xây dựng, biến những gì chưa có thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3. Công dụng của văn chương
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
èPhẫn nộ trước cái xấu, cái ác.
- Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
èXúc động trước cái đẹp, cái cao cả.
III. GHI NHỚ 
( SGK / 63 ).
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập 
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.
* Kĩ thuật: Động não, hợp tác.
* Thời gian: 7- 10 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GV cho HS đọc thêm phần đọc thêm SGK
- GV cho HS làm BT 3,4 trong vở BT NV7(trang64,65)
HS đọc thêm SGK
HS làm bài 
IV – LUYỆN TẬP
+ Hãy chọn 1 trong số tác phẩm văn chương đã học có tác động sâu sắc đến tình cảm của em? Nêu tác động đó để xác nhận quan điểm của Hoài Thanh về văn chương?
+ Tìm thêm dẫn chứng thơ văn đã học để chứng minh ý nghĩa, công dụng của văn chương theo quan điểm của Hoài Thanh.
 Đáp án nào sau đây đúng:
 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
2.Công dụng của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình:
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
B. Văn chương gơi tình cảm, gợi lòng vị tha.
C. Văn chương là loại hình giá trị của con người.
D. Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian:2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
GV giao bài tập
Bài tập 
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của văn chương sau khi học xong văn bản này?
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, viết bài, trình bày....
Bài tập 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án	
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
GV giao bài tập
Bài tập :
- Tìm thêm một số dẫn chứng thơ văn đã học để chứng minh ý nghĩa văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh. 
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, trình bày....
Bài tập 
Kiến thức trọng tâm của bài
Bước IV: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà 
1.Bài cũ :
Học bài và làm các bài tập còn lại trong vở bài tập
Phân tích tác phẩm để thấy được thành công trong nghệ thuật của tác giả.
- Tómtắt hệ thông luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong văn bản này ?
2.Bài mới : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp)
****************************************
Tuần 26
Tiết 100
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
(tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động đã học.
 - Biết cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM :
1. Kiến thức:
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kĩ năng:
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
-Đặt câu ( chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các loại câu, mở rộng/rút gọn/ chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu, mở rộng câu/rút gọn câu/dùng câu đạc biệt.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
Năng lực giải quyết vấn đề, 
Năng lực sáng tạo, 
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
III- CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, sưu tầm kiến thức về CCĐ, CBĐ.
2- Chuẩn bị của HS: Soạn bài, tìm hiểu về kiến thức trong bài.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ, ...
Bước II. Kiểm tra bài cũ: 5’.
HS 1- Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
HS2 –Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ.
Bước III. Tổ chức dạy học bài mới:
1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu :Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp
Kỹ thuật: động não
Thời gian: 1’.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
GV thuyết trifnh:
Từ 2 ví dụ của hs1 và hs2, Gv dẫn vào bài: 2 câu này tương ứng nhau về nội dung song như đã học ở tiết trước có khi lại chọn dùng làm câu chủ động hoặc ngược lại. Vậy làm thế nào để ta chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động khi cần dùng? Có phải câu nào có "bị", "được" đều là câu bị động.
Hôm nay các em sẽ đi tỡm hiểu bài mới
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
Hướng HS vào nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: 
- Học sinh hình thành được kiến thức về 
* Phương pháp: phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm,vấn đáp
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, chia sẻ.
* Thời gian: 15- 17 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài
1. Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
 a) Các kiểu câu bị động:
- GV đưa ví dụ 1 – SGK / 64 lên bảng
- Về nội dung, hai câu trên có miêu tả cùng một sự việc không ?
- Theo định nghĩa đã học ở tiết trước, 2 câu trên có phải là câu bị động không?
- Về hình thức 2 câu có gì khác nhau?
- GV kết luận: Có 2 kiểu câu bị động : Câu bị động có dùng từ được, bị ; Câu bị động không dùng từ được, bị 
b) Tìm hiểu qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:
GV đưa VD2 lên bảng 
- Đây là câu chủ động, hãy chuyển đổi thành câu bị động và rút ra qui tắc chuyển đổi ?
Câu chủ động: 
Lan
cất
sách vở vào tủ
1
2
3
Chủ thể hành động
Hành động
Đối tượng hành động
 Câu bị động:
Cách 1: 
Sách vở
được
Lan
cất vào tủ
1
2
3
4
Đối tượng hành động
Bị/ được
Chủ thể hành động
Hành động
Cách 2: 
Sách vở
cất vào tủ
1
2
3
4
Đối tượng hành động
X
X
Hành động
 GV cho HS tìm 1 VD khác:
a GV kết luận: Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động . Cho HS đọc ghi nhớ ý 1 – SGK / 64
c) Lưu ý:
- GV đưa VD3 lên bảng
Thảo luận:
Các câu này có phải là câu bị động không ? Vì sao ? Từ đó em rút ra một kết luận gì? 
HOẠT ĐỘNG 2: Tổng kết
a GV chốt lại: Tham gia cấu tạo câu bị động trong tiếng Việt thường có các từ được, bị. Tuy nhiên, cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ được, bị. Ở câu bị động thì phải có câu chủ động tương ứng (về mặt nội dung biểu thị, câu bị động và câu chủ động phải đồng nhất với nhau.) 
Cho HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ SGK / 64 
VD1:
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải / đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải / đã hạ xuống từ hôm hóa vàng.
- Miêu tả cùng một sự việc.
- Hai câu đều là câu bị động 
- Câu a có dùng từ được, câu b không dùng từ được 
VD2: Lan / cất sách vở vào tủ.
® Sách vở được Lan cất vào tủ.
a Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được cào sau từ (cụm từ) ấy.
® Sách vở cất vào tủ .
a Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Con mèo / bắt con chuột.
® Con chuột bị con mèo bắt.
® Con chuột bị bắt .
VD3:
a) Bạn em được giải nhất trong kì thi HS giỏi.
b) Tay em bị đau.
® Không phải là câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.
a Kết luận: Không phải câu nào có các từ được, bị cũng là câu bị động.
I. Tìm hiểu bài:
 1) Các kiểu câu bị động:
VD1:
a)Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải / đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
® Câu bị động có dùng từ được / bị 
b)Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải / đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
® Câu bị động không dùng từ được / bị
2) Qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
VD2: Con mèo / bắt con chuột.
® Con chuột bị con mèo bắt.
® Con chuột bị bắt.
II. Ghi nhớ:
SGK / 64 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập 
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác 
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.
* Kĩ thuật: Động não, hợp tác.
* Thời gian: 20- 22 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GVHDHS thực hiện luyện tập
GV cho HS thực hiện KT Khăn trải bàn, các nhóm chuyển đổi, sau 3’ báo cáo. Các nhóm đưa ra đối chiếu, nhận xét
Bµi 1:
1. Chuyển câu chủ động thành câu bị động 
2/ Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động có tứ “bị,được”
HS thực hiện luyện tập
HS chia nhóm trả lời và nhóm trưởng báo cáo kết quả.
HS suy nghĩ trả lời theo hướng dẫn của cô giáo.
II. Luyện tập
Bµi 1:
1. Chuyển câu chủ động thành câu bị động 
a. Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
 Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b.Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
 Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạch được chàng kỵ sĩ buộc bên gốc đào.
 Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
d.Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân
 Một lá cờ đại dựng ở giữa sân
2/ Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động có tứ “bị,được”
a.Em được thầy giáo phê bình
 Em bị thầy giáo phê bình
b.Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi
 Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
c.Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
 Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
àCác câu bị động chứa từ “được” có hàm ý đánh giá tích cực
àCác câu bị động chứa từ “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Gv giao bài tập
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu có sử dụng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
về chủ đề bảo vệ rừng.
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Gv giao bài tập
Bµi tËp:Sưu tầm trong cuộc sống hàng ngày những câu văn có sử dụng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động về chủ đề mái trường của em
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bài tập 
Kiến thức trọng tâm của bài
Bước IV: Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà 
1.Bài cũ :
-Học bài và thực hiện bài tập trên.
+ Lấy 3 VD về câu chủ động – chuyển thành câu bị động theo 2 cách.
+ Viết 1 đoạn vắn chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống. Trong đoạn văn dùng câu bị động.
-Học thuộc ghi nhớ.
2.Bài mới :Soạn bài “ý nghĩa văn chương”
******************************************
Tuần 27
Tiết 101
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
 - Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
II – TRỌNG TÂM :
1-Kiến thức :
- Phương pháp lập luận chứng minh .
- Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh .
2-Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn chứng minh . 
3. Thái độ: 
- Có ý thức luyện tập, rèn viết đoạn.
4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
Năng lực giải quyết vấn đề, 
Năng lực sáng tạo, 
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
III - CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: SGK . + SGV + giáo án 
2- Chuẩn bị của HS: Soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn,
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bước I. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ, ...
Bước II. Kiểm tra bài cũ: 5’.
Kiểm tra lồng ghép trong quá trình học bài.
Bước III. Tổ chức dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu :Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển 
năng lực giao tiếp
Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề
Kỹ thuật: động não
Thời gian: 1’.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
GV thuyết trỡnh:
Em hiểu thế nào là một đoạn văn chứng minh (về nội dung, cm 1 vấn đề, 1 luận điểm thường được nêu ở đầu đoạn; về hình thức có các câu liên kết chặt chẽ, sắp xếp theo 1 thứ tự: ví dụ: Đoạn văn " Đồng bào talòng nồng nàn yêu nước" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta).Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn như thế.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
Hướng HS vào nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: 
- Học sinh hình thành được kiến thức về cách viết đoạn văn chứng minh
* Phương pháp: phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm,vấn đáp
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác, chia sẻ.
* Thời gian: 15- 17 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hướng dẫn hs tìm hiểu Những yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh
- Khi viết đoạn văn nghị luận chứng minh cần lưu ý gì về: nội dung, hình thức
*Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, nhóm
- Các tổ nhắc lại yêu cầu của đề của tổ, của nhóm mình.
- Gọi 1, 2 nhóm trình bày định hướng viết đoạn văn (ý, về câu)
*Thực hành trên lớp
 - Gv yêu cầu:
+ Thảo luận lại trên cơ sở đã chuẩn bị.
+ Tập trình bày để nhóm, tổ bạn nhận xét.
- Gv tổ chức cho hs tham khảo đoạn văn của mình chuẩn bị và nhận xét về nội dung và hình thức.
- Tổ chức cho hs thực hành trên lớp
- Trình bày trước lớp để lớp nhận xét, góp ý -> sửa chữa.
- Hoạt động trả lời cỏc nhõn.
+ ND: Làm rõ luận điểm trong đoạn (vì sao có thể nêu lên luận điểm)
+ HT: Câu mở đoạn (luận điểm – c/m câu mở đoạn bằng các câu 1,2,3,4 - câu kết đoạn (chốt lại luận điểm) - T-P-H. Các d/c phải được sắp xếp theo một thứ tự.
- HS nờu nhiệm vụ
- Tổ 1: Viết đoạn văn chứng minh, Văn chương “gây ra cho ta những tình cảm ta không có”.
- Tổ 2: chứng minh: Nói dối có hại cho bản thân.
- Tổ 3: chứng minh: Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
- Tổ 4: chứng minh: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
- Đại diện cỏc nhúm trỡnh bày nội dung đoạn văn.
- HS chỳ ý lắng nghe
I. Những yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh:
+ Đoạn văn không tồn tại độc lập, riờng biệt mà chỉ là bộ phận của bài văn. Vỡ vậy, khi viết 1 đoạn văn, cần cố hình dung đoạn đó nằm ở vị trớ nào của bài, cú thế mới viết được thành phần chuyển đoạn.
+ Cần cú cõu chủđề nờu rừ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn văn phải tập trung làm sỏng tỏ luận điểm.
+ Cỏc lớ lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quy trỡnh chứng minh được rừ ràng, mạch lạc.
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, nhóm.
- Tổ 1: Viết đoạn văn chứng minh, Văn chương “gây ra cho ta những tình cảm ta không có”.
- Tổ 2: chứng minh: Nói dối có hại cho bản thân.
- Tổ 3: chứng minh: Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.
- Tổ 4: chứng minh: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
III. Thực hành trên lớp:
 Mẫu 
+ Đoạn 1: Văn chương có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, nó gây cho ta những tình cảm chưa có.
Con người ta mới đầu không phải ai cũng có tình cảm yêu loài vật, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, yêu tổ quốc. Vì vậy đã có văn chương. Người ta bắt đầu yêu thế giới loài vật sau khi thưởng thức "Dế mèn phiêu lưu lý" của Tô Hoài hoặc những sáng tác của Võ Quảng. Những bài thơ trung đại Việt Nam như: Thiên trướng vãn vọng, Côn sơn ca, ít nhiều đã gây cho hs lớp 7 chúng ta tình yêu thiên nhiên,làng xóm, yêu c/sống hơn Quả thực văn chương có sức mạnh lớn lao trong việc gây tình cảm không có cho người đọc.
+ Đoạn 2: Nói dối là một thói xấu nó mang lại nhiều tác hại ảnh hưởng đến chính bản thân người nói dối. Nói dối nhiều lần sẽ thành thói quen xấu khó sửa. Người nói dối sẽ bị mất niềm tin của mọi người, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, nghi kị. Người nói dối sẽ không có ý thức vươn lên và luôn sống không thoải mái vì lương tâm dằn vặt, tinh thần lo sợ. Đúng là nói dối rất có hại.
Bài văn tham khảo:
* Mở bài: Con người ai cũng có tình cảm nhưng sự tinh tế nhạy cảm thì không phải ai cũng có. Văn chương sẽ giúp chúng ta có độ tinh tế, nhạy cảm đó. Như vậy ta có thể thấy "Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có.
* Thân bài:- Đoạn văn giới thiệu tình cảm ta đang có, tình cảm của con người là tình cảm vui, buồn, yêu thương, giận hờn, hoan hỉ, lo âu, hy vọng...(dẫn chứng).
- Đoạn văn chứng minh văn chương rèn nên tình cảm...Mặc dù mỗi người luôn thường trực những tình cảm yêu thương, giận hờn đó trong tâm hồn, nhưng mấy ai lại có nỗi nhớ nhung như bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua Đèo Ngang; Và cũng chẳng có mấy ai lại có nỗi thương cảm và khát vọng cao cả như nhà thơ Đỗ Phủ trong bài Bài ca..."; Và rồi tuy có những tình cảm vui buồn đó nhưng mấy ai có tình cảm sâu sắc và cao cả như Nguyễn Khuyến trong "

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_ban_hay.doc