Giáo án Ngữ văn 11 - Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ

- Tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

- Sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, phong cách độc đáo của Hàn Mặc Tử.

2. Kĩ năng: + Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại

 + Cảm thụ, phân tích thơ

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và sự sẻ chia

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Đọc – hiểu bài thơ

- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, lắng nghe ý kiến của bạn để rút kinh nghiệm

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: sử dụng tiếng Việt trong quá trình đọc – hiểu văn bản

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: cảm nhận được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ, từ đó cảm nhận và sẻ chia tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như nhà thơ.

 

doc 12 trang linhnguyen 26240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"

Giáo án Ngữ văn 11 - Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"
CHỦ ĐỀ: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ
LỚP 11 THPT
Thời lượng dạy học: 2 tiết (84.85)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ
- Tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.
- Sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, phong cách độc đáo của Hàn Mặc Tử.
2. Kĩ năng: + Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại
 + Cảm thụ, phân tích thơ
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và sự sẻ chia
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Đọc – hiểu bài thơ
- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, lắng nghe ý kiến của bạn để rút kinh nghiệm
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: sử dụng tiếng Việt trong quá trình đọc – hiểu văn bản
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: cảm nhận được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ, từ đó cảm nhận và sẻ chia tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như nhà thơ.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật).
Vận dụng hiểu biết về tác giả để lí giải nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
2. Tác phẩm
- Nêu thông tin về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời.
- Nhận ra đề tài, cảm hứng, thể thơ.
- Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ.
Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng, thể thơ để lí giải nội dung, nghệ thuật bài thơ.
 Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ, tự xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung
Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian,) trong bài thơ.
- Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Khái quát hóa về đời sống tâm hồn, nhân cách của nhà thơ.
- So sánh cái tôi trữ tình của nhà thơ với các nhà thơ lãng mạn cùng thời.
- Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm.
- Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác tương tự.
2. Nghệ thuật
 Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhạc điệu,)
Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Khái quát giá trị, đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loại, nghệ thuật thơ.
- So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của thơ trung đại và của văn học hiện thực.
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tương tự trong chương trình.
3. Đọc – hiểu
Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm, thể hiện được cảm xúc của nhà thơ
- Đọc sáng tạo.
- Đọc nghệ thuật.
- Viết bài bình thơ.
- Sưu tầm thơ hay của HMT hay của trào lưu VHLM 1930 – 1945.
- Sáng tác thơ.
- Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
- Tham gia các CLB thơ.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Cho biết những nét chính về cuộc đời, đặc điểm hồn thơ và sự nghiệp văn học của HMT?
- Trình bày những điều mình biết về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Hành trình trở về của nhân vật trữ tình dừng lại ở khoảnh khắc nào, trong không gian nào?
- Dựa vào những tín hiệu nghệ thuật nào để cảm nhận được điều đó?
- Sự phân li của cảnh vật nói nội tâm gì ở nhân vật trữ tình?
- Tìm vào thế giới siêu thực để bớt cô đơn trước thực tại chia lìa nhưng nhân vật trữ tình có tìm thấy sự thanh thản không? Vì sao?
- Nhà thơ lo âu điều gì? Vì sao?
- Tuy đứt đoạn trong ý thơ nhưng vẫn có một mạch thơ thống nhất. Hãy gọi ra mạch ngầm xuyên suốt bài thơ?
- Những đặc điểm phong cách nào của thơ HMT giúp em hiểu rõ hơn về thế giới hình tượng và tâm trạng nhân vật trữ tình?
- Qua những nỗi niềm khắc khoải trong bài thơ, em nghĩ gì về những trăn trở của thi sĩ trước tình yêu, trước cuộc đời?
? Cảm nhận được tình yêu đời mãnh liệt nhưng đầy đau đớn của một người cận kề cái chết, em có suy nghĩ gì?
? Vậy qua cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ em có thể dựng được chân dung tâm hồn, tâm trạng Hàn Mặc Tử?
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, học liệu
Ghi chú
Đây thôn Vĩ Dạ
Tại lớp
2
Tiết 84, 85
Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy chiếu, giáo án, bảng phụ, băng đài
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Hoạt động 1: Khởi động/ mở bài
1. Mục tiêu: dẫn dắt, tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: huy động kiến thức đã học để giải quyết tình huống/ câu hỏi.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Gợi mở, dẫn dắt, giới thiệu bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV: Cho học sinh nghe ngâm bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để dẫn dắt vào bài học.
Ở tiết trước các em đã được học một tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam, đó chính là Xuân Diệu.Nếu Xuân Diệu góp vào nên thơ Mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng yêu đương thì Hàn Mặc Tử lại mở ra một thế giới lung linh, kì ảo với những cung tình u uẩn. Và có lẽ, Hàn Mặc Tử dường như sinh ra là để làm thơ, nhưng làm thơ trong một hoàn cảnh bất hạnh.Ông phải chống chọi với đau thương, bệnh tật để sáng tạo ra những vần thơ quằn quại nhưng thấm đẫm tình đời, tình người. Và “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ ra đời trong hoàn cảnh éo le ấy mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được kiến thức – kĩ năng mới
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giáo viên yêu cầu (đọc – hiểu, quan sát, lắng nghe, thảo luận, thực hành,).
3. Cách thức tiến hành hoạt động: hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, học liệu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi; quan sát, tư vấn, hỗ trợ HS; đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
SGK giới thiệu những gì về tác giả?
2. Tác phẩm
GV giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
II. Đọc hiểu văn bản
2 HS đọc bài thơ
GV đọc lại
- Em cảm nhận như thế nào về bài thơ?
- Nhìn tổng quát, bài thơ có dấu hiệu hình thức nào nổi bật?
- Những câu hỏi đó có khả năng chuyển tải điều gì về nội dung tác phẩm?( khi nào ta đặt câu hỏi)
1. Khổ thơ 1
- Câu hỏi tu từ mở đầu là lời của ai?
- hỏi về nội dung gì? có sắc thái ntn?
- Câu hỏi đó tác động đến người đọc ntn?
- Vậy thôn Vĩ có gì đặc biệt? Em hình dung ntn về thôn Vĩ?
Thứ nắng được miêu tả có đặc điểm gì, nó tạo nét gì cho bức tranh thôn Vĩ?
Khi nắng làm cho khu vườn bừng tỉnh, tg còn quan sát chi tiết nào nữa.
Em cảm nhận ntn về xanh mướt?
- Thái độ của tác giả trước cảnh đẹp thể hiện qua từ ngữ nào?
- Trong không gian thôn Vĩ, bên cạnh sự bừng tỉnh của nắng mới, cây lá còn có hình ảnh nào?
Em hiểu ntn về hình ảnh này?
- Nhận xét khái quát bức tranh thiên nhiên trong khổ 1?
- Từ hoàn cảnh ra đời của bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn thi sỹ?
Hết tiết 1, sang tiết 2
2. Khổ thơ 2
- Có tiếp tục tả cảnh không? cảnh ở đâu?
- Câu thơ đầu có cấu trúc ntn? Cấu trúc đó chuyển tải nội dung gì?
- Câu 2, 3, 4 miêu tả cảnh ở đâu?
- Hãy hình dung cảnh được gợi lên trong câu 3, 4?
- Có nhận xét gì về từ kịp, nó thường được dùng trong trường hợp nào?
- hãy nhận xét khái quát bức tranh thiên nhiên trong khổ 2
3. Khổ thơ 3
- Em có nhận xét gì về ngôn từ trong khổ 3? Gợi cho em cảm giác gì?
- Cảnh vật có gì khác khổ 1, 2?
- Theo em, sương khói mờ nhân ảnh là ở đâu?
- Hiểu theo nghĩa này, thi nhân đang suy nghĩ gì?
Theo nghĩa này, thi nhân đang trong tâm trạng ntn?
III. Tổng kết
- Hãy nhận xét khái quát sắc thái mỗi khổ thơ và mạch liên kết giữa các khổ.
- Nguyễn Trọng Trí ( theo đạo thiên chúa)
- Số phận đầy bi thương
- Là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới với đặc điểm hồn thơ:
+ mãnh liệt, quằn quại trong đau đớn, vật vã
+ màu sắc tươi sáng, trong trẻo
- Hoàn cảnh ra đời: 
- Thôn Vĩ: làng ngoại vi xứ Huế, có cấu trúc nhà vườn xinh xắn
- bài thơ có nhiều quan điểm, nhận định, cách tiếp nhận khác nhau: bài thơ tả cảnh, bài thơ tả tình
Ta xem đó là bài thơ trữ tình
- Bài thơ có 3 khổ, mỗi khổ nghiêng về một cảnh sắc, một tâm tình.
- Mỗi khổ bài thơ đều chứa đựng câu hỏi tu từ với đại từ ai
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Ai biết tình ai có đậm đà?
à Nét chủ đạo, quán xuyến tâm trạng nhân vật trữ tình là nỗi băn khoăn, phân vân, khắc khoải, tự vấn lòng mình.
- Câu 1: Câu hỏi
Của người con gái gọi nhân vật trữ tình là anh
Của chính nhân vật trữ tình hỏi lòng mình
Vì sao không về thôn Vĩ: hỏi, nhắc nhở
Sao lại không về thôn Vĩ: trách nhẹ nhàng
Thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về: mời
Dù là lời của ai cũng được khúc xạ qua tâm trạng nhân vật tt, thành một lời tự vấn, tự hỏi mình: sao lại không về thôn Vĩ. Câu hỏi đó khiến người đọc băn khoăn, háo hức chờ đợi: thôn Vĩ có gì đặc biệt
- Cảnh thôn Vĩ: không gian vườn tược
+ Nắng hàng cau- nắng mới
Tác giả chọn chi tiết hàng cau bởi đó là chi tiết quen thuộc, nổi bật của vườn thôn vĩ
ánh nắng hàng cau là thứ nắng mới, nguyên sơ, tinh khiết, mới mẻà tạo nét tươi mới cho bài thơ, làm khu vườn như bừng tỉnh
+ Mướt- xanh như ngọc
Màu xanh non tơ mỡ màng
à vườn tược cây cối tràn đầy sức sống, xanh tươi
Quá: tiếng kêu ngỡ ngàng kinh ngạc như chợt nhận ra vẻ đẹp của khu vườn
Thiên nhiên tươi sáng, cảm xúc của thi nhân cũng tươi mới, thể hiện niềm vui, tình yêu thiên nhiên cuộc sống
+ mặt chữ điền: có nhiều cách lí giải
Đây là hình ảnh được dùng cách điệu hóa, có tính chất biểu trưng: ấn tượng về vẻ đẹp rất Huế của con người Vĩ Dạ
Nhận xét:
- Thiên nhiên thôn Vĩ đẹp tươi sáng, đầy sức sống, nét bút trong trẻo tươi sáng
- Thôn Vĩ ở xa nhưng thi nhân tái hiện rất nên thơ
à tình cảm sâu sắc với VD
Thôn Vĩ trong thơ HMT là không gian vườn tược, là không gian vườn địa đàng trong kinh thánh: cõi mơ, cõi đẹp của HMT.
- Câu 1: 
Tách 2 vế, 2 nhóm khép kín: gió- gió; mây- mây
Gió 1 đường, mây một nẻo
à trái quy luật tự nhiên
à là logic cảm xúc: yêu thôn V, muốn về thôn Vĩ nhưng hoàn cảnh éo le, khoảng cách xa xôi
Do vậy, thi nhân buồn vì xa cách chia li, nhìn cảnh vật thấy sự phân li cách biệt
- Câu 2, 3, 4: cảnh dòng sông
đây là cảnh thực: dòng sông Hương nước yên ả thanh bình, cồn Hến hoa ngô trổ cờ ( thơ Tố Hữu: mây núi hiu hiu chiều lặng lặng; thơ Trúc Thông: lá ngô lay ở bờ sông, bờ sông vẫn gió người không thấy về)
-Sông - sông trăng
Thuyền trăng
àHình ảnh lung linh huyền ảo, là kết quả của cái nhìn lãng mạn
à mang dấu ấn thơ HMT: trăng xuất hiện và phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của HMT.
- Kịp: có đủ thì giờ để làm một việc gì trước khi không còn điều kiện để làm hoặc hết thời hạn làm
à chịu sự chế ước, quy định, sự hối thúc của thời gian
Bài thơ viết năm 1939 ( tác giả mất năm 1940), khi tg đã lâm bệnh. Trước cái chết người ta khao khát sống. Có chở trăng về kịp tối nay như một nỗi lo định mện, chạy đua với thời gian để dành sự sống. ( điều này khác với cái vội vàng của XD: lo tuổi trẻ tàn phai, không hưởng thụ được cuộc sống)
Nhận xét:
- Cảnh vừa thực vừa ảo, vừa gần vừa xa. Cảnh Huyê nhưng cũng là tâm cảnh của tác giả
- Thôn vĩ luôn thường trực nhưng lại xa xôi, thi nhân đang trong cuộc chạy đua cùng định mệnh với niềm khao khát sống.
- Từ ngữ: mơ, đường xa, trắng quá, nhìn không ra, sương khói, mờ nhân ảnh
à cảnh vật mờ nhòe, hư ảo
Trong khổ 1, cảnh hiện lên rõ, có đường nét, màu sắc; khổ 2: cảnh mờ nhòa nhưng còn thấy nét lay động; khổ 3: hoàn toàn mờ ảo, nhìn không ra
- ở đây sương khói..
+ là thôn vĩ: thôn vĩ mờ mờ nhân ảnh, không biết tình ai có đậm đà
à nỗi buồn vì chia li, vì khoảng cách, lo lắng không biết vì sự xa xôi đó tình cảm sẽ ntn? Người ở thôn vĩ có biết rằng người ở nơi xa tình cảm vẫn đậm đà hay không.
+ là tình trạng hiện thời của tác giả: ốm đau, bệnh tật, bi kịch
à nỗi đau đớn đến vô vọng: người ốm đau, chẳng biết người thôn V sẽ có tình cảm ntn?
Bài thơ ĐTVD bị đứt gãy,nhảy cóc qua từng khổ
Cảnh:
K1: sáng rõ, chi tiết, trogn trẻo tươi nguyên
K2: vừa thực vừa ảo, buồn lặng
K3: hoàn toàn hư ảo, mơ hồ, cảnh của tâm tưởng
Tình ( tâm trạng)
K1: tìnhyêu cuộc sống, thiên nhiên, nhìn cuộc sống bằng cặp mắt trogn trẻo, yêu cuộc sống bằng tình yêu trong trẻo
K2: buồn vì chia li, nhưng vẫn khao khát cuộc sống
K3: day dứt đến vô vọng
à đây là diễn biến của cái tôi đầy bi kịch đau đớn
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa hình thành để giải quyết nhiệm vụ cụ thể.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Hoạt động các nhân/nhóm để hoàn thành câu hỏi/bài tập.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn HS làm các bài tập cụ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tổ chức làm bài tập trắc nghiệm
Giáo viên đọc câu hỏi tắc nghiệm cho học sinh 
Câu 1: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm nào?
A 1936
B 1937
C 1938
D 1939
Câu 2: Hàn Mặc Tử sống những năm cuối đời ở đâu?
A Quy Nhơn
B Huế
C Quãng Bình 
D Nam Định
Câu 3: Một trong những nỗi niềm mà thi nhân gửi gắm qua khổ 1 là gì?
A Nỗi nhớ người yêu da diết
B Khát nhao được trở về, tắm mình trong vẻ đẹp của thôn Vĩ
C Thể hiện tâm trạng nuối tiếc một thời đã qua
D Tất cả 3 ý trên 
Câu 4: Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ 2 với những hình ảnh nào?
A Gió, mây
B Sông, nước
C Trăng, hoa
D Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Bút pháp nghệ thuật ở khổ thơ thứ hai là gì?
A Bút pháp tả thực
B Bút pháp ảo hóa
C Búp pháp lãng mạn
D Bút pháp chấm phá
Câu 6: Đại từ phiếm chỉ “Ai” trong khổ 3 được lặp lại mấy lần, và “Ai” chỉ đối tượng nào?
A 1 lần, “Ai” là tác giả
B 1 lần, “Ai người xứ Huế
C 2 lần, “Ai” là tác giả và là người xứ Huế
D 3 lần, “Ai là tác giả và là người xứ Huế
 Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS sáng tạo, tìm ra cái mới, hình thành năng lực thực hành 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm tại lớp hoặc làm tại nhà.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân/nhóm
Bài tập: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý nhị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
a. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
b. Tìm các biện pháp tu từ có trong khổ 1.
c. Phát hiện một số điểm giống nhau của hai bài thơ Mùa xuân chín và Đây thôn Vĩ Dạ, từ đó khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
 Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Huy động kiến thức đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và trong cuộc sống.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: gợi mở, hướng dẫn HS hoạt động cá nhân/nhóm, tìm tòi, sáng tạo.
Bài tập 1: Giao 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ: Vẽ tranh về xứ Huế tương ứng với từng khổ thơ.
Bài tập 2: Em hãy phổ nhạc cho bài thơ này.


File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_van_ban_day_thon_vi_da.doc