Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 95: Văn bản "Chiều tối"
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và ý chí vượt khó của người chiến sĩ cộng sản
- Phân tích được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại thông qua nghệ thuật của bài thơ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm thơ chữ Hán
- Nâng cao kỹ năng phân tích, cảm nhận thơ thể loại thất ngôn tứ tuyệt
3. Thái độ:
- Có ý thức đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại
- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, tích cực, lạc quan, phẩm chất yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái, bao dung
II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thuyết giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở
- Phương tiện: SGK, phấn bảng, máy chiếu
III. Chuẩn bị dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, bài giảng, tư liệu về tập Nhật ký trong tù, powerpoint
- Học sinh:
+ Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK
+ Tìm hiểu thêm về phong cách thơ Hồ Chí Minh, sưu tầm một số bài thơ của Hồ Chí Minh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 95: Văn bản "Chiều tối"
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Tiết 95: CHIỀU TỐI (Mộ) _Hồ Chí Minh_ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Chỉ ra được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và ý chí vượt khó của người chiến sĩ cộng sản - Phân tích được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại thông qua nghệ thuật của bài thơ 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm thơ chữ Hán - Nâng cao kỹ năng phân tích, cảm nhận thơ thể loại thất ngôn tứ tuyệt 3. Thái độ: - Có ý thức đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, tích cực, lạc quan, phẩm chất yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái, bao dung II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: thuyết giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, gợi mở - Phương tiện: SGK, phấn bảng, máy chiếu III. Chuẩn bị dạy học: - Giáo viên: SGK, SGV, bài giảng, tư liệu về tập Nhật ký trong tù, powerpoint - Học sinh: + Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK + Tìm hiểu thêm về phong cách thơ Hồ Chí Minh, sưu tầm một số bài thơ của Hồ Chí Minh IV. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời và những đề tài chính trong tập Nhật ký trong tù - Trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của tập thơ Nhật ký trong tù 3. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Vào chiều tối, sau khi kết thúc buổi học căng thẳng ở trường, các em thường cảm thấy như thế nào và muốn làm gì? - Trả lời theo cảm nhận của bản thân - Thấy được sự khác nhau giữa những mong muốn của bản thân sau một ngày làm việc mệt mỏi với mong muốn, tâm trạng của Bác. Từ đó nổi bật lên một tinh thần kiên cường, lạc quan của người chiến sĩ Cách mạng. Dù bị đày ải khổ cực, Bác vẫn cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và con người xung quanh HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CHUNG - Chúng ta sẽ tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ theo hai khía cạnh. Thứ nhất là hoàn cảnh rộng, chính là hoàn cảnh sáng tác của tập thơ Nhật ký trong tù; thứ hai là hoàn cảnh hẹp + Một bạn hãy nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của tập thơ Nhật ký trong tù? => Tháng 8/1942,sau khi trở về nước hoạt động sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài thì chủ tịch Hồ Chí Minh lúc này đổi tên từ Nguyễn Ái Quốc thành Hồ Chí Minh. Bác lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với Cách mạng Việt Nam. Và sau nửa tháng đi bộ, Bác đã đến Túc Vinh – Quảng Tây – Trung Quốc. Ở đây, Bác bị Hương Cảnh ( thời Tưởng Giới Thạch) nghi là Hán gian nên bị bắt và giam cầm ở 18 nhà lao ở 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Và trong thời gian ở tù, mặc dù bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Bác vẫn làm thơ. Bác đã sáng tác được 134 bài thơ chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ tay và đặt tên là “Ngục trung nhật ký”. + Vậy hoàn cảnh hẹp là gì? (gợi ý học sinh tham khảo tiểu dẫn sách giáo khoa) =>Bài thơ được sáng tác vào buổi chiều tối trên con đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo tromg khoảng thời gian tháng 9/1942. Đây là bài thơ thứ 31 trên tổng số 134 bài thơ của tập Nhật ký - Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung, em hãy xác định chủ đề của bài thơ? =>Mặc dù bị đày ải vô cùng cực khổ. Nhưng Bác vẫn làm thơ. Bác sáng tác đến 134 bài thơ bằng chữ Hán. Hẳn là Bác phải có một tâm hồn nghệ sĩ, một ý chí nghị lực phi thường. Vậy chủ đề của bài thơ chính là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ, người chiến sĩ Cộng sản Hồ Chí Minh - Bài thơ Chiều tối được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu truyền thống của thể thơ này thường có 4 phần: khai – thừa – chuyển – hợp. Tuy nhiên, cũng có những bài thơ không chia theo 4 phần như vậy mà sẽ dựa vào nội dung của bài thơ mà chia thành 2 phần, thông thường là cảnh và tình. Vậy theo em, bố cục bài thơ Chiều tối được chia theo cách nào?=> Dựa vào nội dung của bài thơ, ta sẽ chia bố cục thành hai phần: hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên núi rừng buổi chiều tối và hai câu thơ sau tập trung chủ yếu vào cảnh sinh hoạt của con người qua hàng động người con gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. - Chiều tối là một trong những bài thơ thể hiện được nét rất đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hô Chí Minh. Đó là sự chuyển mạch, chuyển ý, đi từ tối đến sáng, đi từ buồn đến vui, đi từ lạnh lẽo đến ấm nóng hạnh phúc. Cụ thể những nét đặc sắc này thể hiện như thế nào, chúng ta cùng đi phân tích bài thơ. - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lờ - Suy nghĩ, trả lời I. Tiểu dẫn: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Hoàn cảnh rộng: Hoàn cảnh sáng tác của tập Nhật ký trong tù. Tập thơ được Bác viết khi bị giam cầm ở Quảng Tây, Trung Quốc - Hoàn cảnh hẹp: + Sáng tác vào buổi chiều tối, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo khoảng tháng 9 năm 1942 + Là bài thơ thứ 31 trên tổng số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù 2. Chủ đề: - Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ý chí vượt khó của người chiến sĩ Cộng sản Hồ Chí Minh 3. Bố cục: 2 phần - Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước buổi chiều tối - Hai câu thơ sau: Bức tranh cuộc sống con người HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Đây là một bài thơ chữ Hán, mà ở lớp 10 chúng ta cũng biết, khi học thơ chữ Hán, bao giờ bản dịch thơ cũng có một vài sự khác biệt so với bản chữ Hán, hiếm khi bao quát được trọn vẹn nội dung ý nghĩa của phần phiên âm. Chính vì vậy, khi phân tích bài thơ Chiều tối, chúng ta cũng cần bám sát phân tích bản phiên âm và tham khảo thêm bản dịch nghĩa và dịch thơ. - Câu thơ thứ nhất:Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ gợi cho em hình dung ra cảnh gì? Ngôn ngữ ở bản phiên âm và bản dịch có sự khác nhau hay không? =>Câu thơ dịch khá sát so với nguyên tác. Nhưng chúng ta vẫn thấy rằng Bác vừa miêu tả cảnh thiên nhiên, vừa gửi gắm vào đó tâm hồn và tư tưởng của mình. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh, tín hiệu mà vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là tâm hồn của Hồ Chí Minh? => Ở câu thơ này, Bác đã sử dụng thi liệu vô cùng quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông nhưng lại gửi gắm vào đó những tư tưởng hết sức hiện đại. => Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Chim hôm thoi thót về rừng / Đóa trà my đã ngậm sương nửa vành”. Con chim đã rất mỏi mệt, đóa trà my ngậm sương chứng tỏ màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Hay trong bài thơ Độc tọa kính đình sơn của nhà thơ Lý Bạch cũng có câu: Chúng điểu cao phi tận / Cô vân độc khứ nhàn (Bầy chim bay đi hết / Chòm mây lẻ lững lờ trôi). Cánh chim trong thơ ca cổ thường gợi sự mệt mỏi, lẻ loi, cô độc. Thì cánh chim trong thơ Bác: quy lâm tầm túc thụ. Cũng là hình ảnh cánh chim bay về rừng. Nhưng cánh chim của Bác là quay về tìm chốn ngủ, tìm tổ ấm. Như vậy, một nửa vế đầu là sử dụng thi liệu của thơ ca cổ điển nhưng nửa vế sau chính là tinh thần hiện đại. Cánh chim trong thơ Bác không mất phương hướng mà vẫn có nơi để tìm về. Không chỉ bay theo bản năng mà còn vượt lên trên sự mỏi mệt để tìm về với tổ ấm. Nếu như nửa câu đầu gợi cảm giác mỏi mệt, lạnh lẽo, bơ vơ thì nửa câu sau cảm giác lạnh lẽo ấy đã tan biến và thay vào đó là cảm giác về sự sum vầy, ấm áp. Cánh chim của Bác đang hướng về sự sống. * Câu thơ thứ hai: Cô vân mạn mạn độ thiên không. - Giữa bản phiên âm và dịch nghĩa có điểm gì khác nhau? =>Phần dịch thơ bỏ mất từ “Cô vân” nghĩa là chòm mây cô đơn. Như vậy, nó đã làm giảm đi ý nghĩa biểu đạt của bài thơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thực chất đang nhìn thấy sự đồng cảm giữa cảnh và tình. Chòm mây thì cô đơn lẻ loi cũng giống như người đang một mình lê bước trên con đường chuyển lao. Ngoài ra còn từ “mạn mạn”, có nghĩa là trôi một cách chậm rãi, từ từ, mệt mỏi, uể oải. Thế nhưng bản dịch thơ lại dịch là “trôi nhẹ”. Chậm chậm, uể oải còn thể hiện được bản chất, thái độ của sự vật, hiện tượng; còn trôi nhẹ chỉ thể hiện được tính chất bên ngoài. - Ngoài miêu tả hình ảnh của chòm mây, theo em nhà thơ còn gửi gắm cảm xúc, nỗi niềm gì của mình vào câu thơ? =>Nhà thơ đã gửi gắm vào đó tâm trạng, cảm xúc của chính mình. Hình như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đang mệt mỏi, cũng đang rất uể oải trên con đường chuyển lao đầy vất vả, chông gai của mình. - Bút pháp mà nhà thơ đã sử dụng ở câu thơ này? => Câu thơ thứ hai cho thấy sự quan sát cảnh vô cùng tinh tế của nhà thơ. Và ở đây bắt đầu hé mở bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng quen thuộc trong thơ ca cổ. - Đọc kỹ hai câu thơ đầu, bên cạnh sự đồng nhất, giữa cảnh và tình còn có điều gì khác nhau? =>Sự đồng nhất giữa cảnh và tình, sự tinh tế của Hồ chủ tịch được thể hiện rất rõ ở hai câu thơ đầu với cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô đơn uể oải. Nhưng ngoài sự đồng nhất đó, hình như giữa cảnh và người vẫn có một sự khác biệt vô cùng sâu xa. Cho dù cánh chim kia mệt mỏi, cho dù chòm mây kia cô đơn, uể oải nhưng chúng vẫn được tự do bay lượn trên bầu trời. Còn người tù của chúng ta đang phải chịu cảnh gông cùm, mất tự do, cổ đeo gông, chân vẫn vướng xiềng. Đó chính là sự đối lập giữa cảnh và tình. Mặc dù Bác vẫn nhìn thấy sự đồng nhất nhưng ẩn sau cái hình ảnh ấy là cả một sự đối lập sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do của mình. => Hai câu thơ đầu đã thể hiện được những nét đặc sắc trong phong cách và nội dung thơ của người trong tập thơ Nhật ký trong tù. Phong cách vừa mang nét cổ điển, vừa có tinh thần hiện đại; nội dung thì luôn canh cánh tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do * Cũng giống như nhiều bài thơ khác của người, luôn luôn có sự chuyển mạch, chuyển ý rất đột ngột. Em hãy chỉ ra sự chuyển mạch trong bài thơ? =>Nếu như hai cầu đầu là bức tranh thiên nhiên chiều tối vùng sơn cước, thì hai câu thơ sau, tác giả đã di chuyển điểm nhìn đến bức tranh đời sống sinh hoạt của con người qua hình ảnh người con gái xóm núi xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. - Sự chuyển mạch linh hoạt. Nếu như hai câu thơ đầu, tác giả nhìn lên cao, nhìn lên bầu trời để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Thì đến hai câu sau, tác giả lại nhìn xuống, nhìn ra xa để cảm nhận cuộc sống. Và như thế, điểm hội tụ trong tình yêu cuộc sống của Bác không phải ở thiên nhiên mà ở cuộc sống con người. Hai câu đầu, nhà thơ khiến cho người đọc hình dung đến dáng dấp của một tù nhân, hai câu sau Bác đã trở thành một người nghệ sĩ tài hoa =>Sự chuyển đổi tâm thế từ một người tù thành một người nghệ sĩ tài hoa. - Ở nguyên tác là “Sơn thôn thiếu nữ” nhưng ở bản dịch lại là “cô em xóm núi”. Em thấy có điều gì khác nhau? + Cô em xóm núi chỉ diễn tả được đây là một cô gái xóm núi, nhưng Sơn thôn thiếu nữ còn làm bật lên được vẻ khỏe khắn, trẻ trung, giàu sức sống. - Em hãy chỉ ra điều đặc biệt về ngôn từ ở hai câu thơ này? =>“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” là hình ảnh tả thực một cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Nhưng vấn đề được nói đến là điệp ngữ từ câu số 3 sang câu số 4: ma bao túc – bao túc ma hoàn. - Việc sử dụng điệp ngữ vòng này có tác dụng gì? =>Nhờ vào biện pháp điệp vòng này đã gợi cho người đọc hình dung ra những vòng quay đều đều của cối xay ngô. Và vòng quay đều đều của cối xay ngô ấy giúp ta thấy được tính chất nặng nhọc của công việc lao động rất vất vả; đồng thời đó còn là sự cần mẫn, chăm chỉ của người con gái xóm núi. - Trong thơ cổ, người ta thường miêu tả hình ảnh người thiếu nữ như thế nào? Hãy so sánh với người thiếu nữ trong thơ Bác? =>Trong thơ xưa, hình ảnh người thiếu nữ thường là những con người sống trong nhung lụa, những thiếu nữ mảnh mai, e ấp, công dung ngôn hạnh, cầm kỳ thi họa như chị em Thúy Kiều, như người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm”sống trong cảnh trướng rủ màn che. Thế nhưng, người con gái trong thơ của Bác lại là người thiếu nữ lao động bình thường. Đây chính là điểm hiện đại của bài thơ. Bác gửi tình yêu thương của mình cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp. Hơn thế nữa, người con gái ấy lại là một thiếu nữ Trung Hoa, càng thể hiện rõ hơn tấm lòng nhân ái, yêu thương bao la của Bác, vượt qua biên giới. Bác quên đi cả những khó khăn của mình, để cảm nhận được vẻ đẹp con người giữa khung cảnh thiên nhiên. - Từ bức tranh thiên nhiên, bức tranh lao động của con người giữa vùng sơn cước rộng lớn, ta thấy được tinh thần như thế nào của Bác? =>Tinh thần của người tù Hồ Chí Minh: Trong nguyên tác, ta không thấy có sự xuất hiện của từ tối nhưng người đọc vẫn hiểu được Bác đang nói đến trời tối thông qua từ “hồng”. Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ. Lò than hồng lên, ta biết được trời đang chuyển tối. Xét về mặt nghệ thuật, đây là biện pháp lấy sáng tả tối, còn xét về mặt nội dung thì bài thơ có sự chuyển đổi trong tinh thần, trong tư tưởng của người tù Hồ Chí Minh, bài thơ mở ra vào lúc chiều tối nhưng kết thúc lại là ánh sáng của lò than. Bài thơ mở đầu bằng cánh chim, chòm mây mỏi mệt, lẻ loi nhưng lại kết thúc bằng niềm vui với cuộc sống bình yên của người dân lao động. Vậy là bài thơ có sự chuyển đổi từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo từ không gian núi rừng của buổi chiều tối đến sắc hồng của lò than gợi sự ấm nóng, ấm áp. Đó là sự chuyển đổi, sự vận động trong tinh thần của Hồ Chí Minh - Em hãy nêu ngắn gọn những nét chính nghệ thuật và nội dung của bài thơ? => Bài thơ là tiêu biểu cho bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí và cũng là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Bác trong tập “Nhật ký trong tù” - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời 1. Bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước buổi chiều tối: - Câu thơ thứ nhất xuất hiện hình ảnh cánh chim: + Hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông dùng để chỉ thời gianchiều tà, hoàng hôn buông xuống. + Dịch khá sát so với nguyên tác. + Cánh chim trong thơ ca cổ gợi sự lẻ loi, cô độc. Nhưng cánh chim trong thơ của Bác lại quay về rừng tìm chốn ngủ, tìm về với tổ ấm => Một nửa mang nét cổ điển, một nửa mang tinh thần hiện đại. Cánh chim của Bác vượt qua sự mỏi mệt để tìm về với tổ ấm, hướng tới sự sống. Nửa câu đầu là sự cô đơn, lẻ loi; nửa câu sau lại thể hiện sự sum vầy, ấm áp * Câu thơ thứ 2: - Giữa bản phiên âm và dịch nghĩa có sự khác nhau: + Phần dịch thơ bỏ mất từ “Cô vân” có nghĩa là chòm mây cô đơn + Tính từ “mạn mạn” – trôi một cách chậm rãi, uể oải =>Câu thơ dịch đã bỏ sót một số ý vì thế đã làm giảm đi sự đồng nhất giữa cảnh và người. - Nhà thơ gửi gắm tâm trạng cảm xúc của mình vào cảnh thiên nhiên. Chòm mây cô đơn, uể oải cũng giống như người tù đang mệt mỏi, uể oải trên đường chuyển lao đầy vất vả. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã giúp ta thấy được tâm trạng, cảm xúc của thi nhân thông qua hình ảnh cánh chim, chòm mây. - Bên cạnh sự đồng nhất trong tâm trạng, cảm xúc. Cảnh và tình còn có sự đối lập với nhau về tâm thế: Cánh chim, chòm mây tuy mệt mỏi, cô đơn nhưng vẫn được tự do bay lượn. Còn người tù đang phải chịu cảnh gông cùm, mất tự do. Từ đó thể hiện khát vọng tự do của Hồ chủ tịch. => Hai câu thơ mang nhiều nét cổ điển nhưng đồng thời cũng gửi gắm được tinh thần rất hiện đại. Từ bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước êm đềm, tác giả đã gửi gắm tình yêu tha thiết đối với sự sống và đau đáu khát vọng tự do. 2. Bức tranh cuộc sống con người: - Sự chuyển mạch cảm xúc linh hoạt: Từ bức tranh thiên nhiên chiều tối vùng sơn cước sang hình ảnh lao động của con người - Sự chuyển đổi tâm thế từ một người tù thành một người chiến sĩ, nghệ sĩ tài hoa - Cô em xóm núi chỉ diễn tả được đây là một cô gái xóm núi, nhưng Sơn thôn thiếu nữ còn làm bật lên được vẻ khỏe khắn, trẻ trung, giàu sức sống. - Điệp ngữ vòng: ma bao túc – bao túc ma hoàn - Có tác dụng giúp người đọc hình dung ra những vòng quay đều đều của cối xay ngô và tính chất nặng nhọc của công việc lao động. Đồng thời thấy được sự cần mẫn, chăm chỉ của người con gái xóm núi. - Hình ảnh người thiếu nữ trong thơ ca cổ thường là những thiếu nữ đài các, xinh đẹp, tài giỏi, cầm kỳ thi hoa. Nhưng người thiếu nữ trong thơ Bác lại là một cô gái lao động bình thường. => Tinh thần hiện đại của bài thơ. Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái của Bác dành cho mọi đối tượng, mọi con người, mọi tầng lớp * Tinh thần người tù Hồ Chí Minh: - Nguyên tác không có từ “tối” nhưng người đọc vẫn hình dung được hình ảnh thiên nhiên buổi chiều tà thông qua hình ảnh cánh chim, chòm mây và đặc biệt là hình ảnh lò than rực hồng - Chữ “hồng” – được xem như nhãn tự của bài thơ: + Về nghệ thuật: Lấy sáng tả tối + Về nội dung: Bài thơ có sự chuyển đổi trong tinh thần, tư tưởng của người tù, người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ mở ra vài lúc chiều tối nhưng kết thúc lại là ánh sáng của lò than; bắt đầu là hình ảnh cánh chim, chòm mây mỏi mệt, lẻ loi, kết thúc bằng niềm vui với cuộc sống bình yên của người dân lao động => Có sự chuyển đổi từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo đến ấm áp. =>Bên cạnh sự chia sẻ niềm vui với đời sống người lao động, Bác còn gửi gắm niềm tin vào tương lai. Bác bày tỏ khát vọng hạnh phúc, khát vọng sum vậy, đầm ấm. Đồng thời cũng là một niềm tin vào một tương lai tươi sáng => Thể hiện tinh thần thép của chủ tịch Hồ Chí Minh III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ vận động, bút pháp gợi tả chân thực, vừa mang nét cổ điển, vừa có tinh thần hiện đại => Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Bác 2. Nội dung: - Bài thơ là bức chân dung tự họa của chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp ta cảm nhận được tấm lòng nhân ái bao la cũng như tinh thần lạc quan, niềm tin luôn hướng tới ánh sáng, tương lai của Bác HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ GV nêu các bài tập thực hành và vận dụng: 1. GV cho HS tham gia trò chơi ô chữ: + Câu hỏi 1:Một trong những hình ảnh được nhắc đến ở hai câu đầu trong bài thơ, gồm 8 chữ cái? (Cánh chim) + Câu hỏi 2:Nhãn tự của bài thơ, gồm 4 chữ cái (Hồng) + Câu hỏi 3: Ai là tác giả của bài thơ, gồm 9 chữ cái? (Hồ Chí Minh) + Câu hỏi 4: “Chiều tối” được viết theo thể thơ nào, gồm 7 chữ cái? (Tuyệt cú) + Câu hỏi 5: Cụm từ nào trong nguyên tác được lặp lại hai lần, gồm 6 chữ cái? (Bao túc) + Câu hỏi 6: Điền từ còn thiếu gồm 4 chữ cái vào câu sau: (Thép) “Vần thơ của Bác vần thơ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” + Câu hỏi 7: Tên nguyên tác của bài thơ Chiều tối, gồm 2 chữ cái? (Mộ) + Câu hỏi 8: Chiều tối được trích trong tập thơ nào, gồm 13 chữ cái? (Nhật ký trong tù) => Chữ cái hàng dọc: Chiều tối C A N H C H I M H O N G H O C H I M I N H T U Y E T C U B A O T U C T H E P M O N H A T K I T R O N G T U 2. Hoàn thành phiếu học tập số 2 sau đây: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Chi tiết, hình ảnh Biện pháp nghệ thuật Tâm trạng nhân vật trữ tình Cảm xúc cá nhân Hai câu thơ đầu Hai câu thơ cuối 3. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân, hãy phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại của bài thơ? 4. Củng cố, dặn dò: 1. Học thuộc lòng bài thơ 2. Phân tích bức tranh thiên nhiên chiều tối, hình ảnh con người lao động từ đó cho thấy được tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. 3. Soạn bài Lai tân V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_tiet_95_van_ban_chieu_toi.docx