Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 9: Văn bản "Thương vợ"

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức:

+ Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: Vất vả, đảm đang, giàu đức hi sinh, ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.

+ Nắm được phong cách thơ Tú Xương: chân thành, giản dị mà sâu sắc,sự kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.

- Kĩ năng:

+ Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

+ Phân tích bình giảng thơ.

- Thái độ: Trân trọng tài năng và nhân cách của nhà thơ Trần Tế Xương và cảm phục nhân cách của người phụ nữ qua sự tần tảo, chịu thương chịu khó của bà Tú.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:

1. Phương tiện

HS: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo.

GV: Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, tài liệu nâng cao, soạn giáo án.

2. Thiết bị

 

docx 5 trang linhnguyen 9020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 9: Văn bản "Thương vợ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 9: Văn bản "Thương vợ"

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 9: Văn bản "Thương vợ"
Ngày soạn:4/9/2017
Tiết 9- Đọc văn:
THƯƠNG VỢ
(Trần Tế Xương)
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: Vất vả, đảm đang, giàu đức hi sinh, ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.
+ Nắm được phong cách thơ Tú Xương: chân thành, giản dị mà sâu sắc,sự kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.
- Kĩ năng:
+ Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
+ Phân tích bình giảng thơ.
- Thái độ: Trân trọng tài năng và nhân cách của nhà thơ Trần Tế Xương và cảm phục nhân cách của người phụ nữ qua sự tần tảo, chịu thương chịu khó của bà Tú.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1. Phương tiện
HS: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo...
GV: Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK, tài liệu nâng cao, soạn giáo án...
2. Thiết bị
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tiết
Ghi chú
11A2
11A3
11A4
 2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phân tích cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến
Câu 2: Phân tích tình thu trong bài Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến
 3.Bài mới
Vào bài: Trần Tế Xương ở Nam Định, học giỏi, thơ hay nhưng thi mãi mà chỉ có đỗ tú tài. Ăn lương vợ, để vợ phải quanh năm tần tảo, kiếm sống nuôi con và nuôi chồng. Thương vợ, bực mình vô tích sự, giận đời bất công tất cả những điều đó được đưa vào Thương vợ- một trong những bài thơ hay nhất của Tú Xương của thơ Việt Nam viết về đề tài này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
GV gọi một HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Em hãy trình bày sơ lược về tác giả Trần Tế Xương?
+ Nêu đề tài và vị trí bài thơ?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV gọi một học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
HS đọc bài.
GV nhận xét cách đọc
GV: Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể loại gì? Dựa vào đặc điểm gì mà em biết được điều đó?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét và bổ sung.
GV: Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Đọc- hiểu văn bản
Thảo luận nhóm: chia lớp thành 4 nhóm
(1)Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhóm 1,3
+ Thời gian, địa điểm làm ăn của bà Tú có gì đặc biệt? Em hiểu nuôi đủ là thế nào? Tại sao không gộp cả 6 miệng ăn mà lại tách ra 5 con với 1 chồng? 
+ Người đàn ông là trụ cột của gia đình đáng lí ra phải nuôi vợ con thì lại được vợ nuôi như con. Qua đó em có suy nghĩ em có suy nghĩ như thế nào về bình đẳng giới? Liên hệ ngày nay?
Nhóm 2, 4
+ Nhận xét cảnh làm ăn, buôn bán của bàTú? Hình ảnh bà Tú hiện lên như thế nào? Em hiểu như thế nào về buổi đò đông?
2)Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, suy luận, phân tích.
GV theo dõi, gợi ý, định hướng kiến thức.
(3)Báo cáo kết quả và thảo luận
Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình trong 5 phút.
(4)Đánh giá và kết luận
GV nhận xét bài từng nhóm kết hợp với việc rút ra kết luận ở từng phần.
GV: phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú? Bà Tú vất vả như thế để làm gì?
GV: Em có suy nghĩ gì về hai câu luận?
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Nỗi lòng yêu thương, quý trọng, tri ân vợ của nhà thơ được thể hiện như thé nào?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Ca dao
Chồng gì anh, vợ gì tôi
 Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
GV: Lời chửi trong hai câu cuối là lời chửi của ai, có ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
GV bình: Tự chửi mình cũng là một cách để chuộc lỗi với vợ. từ hoàn cảnh riêng tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
 Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, Tú Xương là một nhà nho lại dám song phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám làm dám chịu tự nhận mình làm quan ăn lương vợ, tự nhận thấy thiếu xót , khuyết điểm của mình. Một con người như vậy là người có nhân cách cao đẹp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV: Gọi một HS đọc phần ghi 
nhớ SGK/30
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ?
HS suy thảo luận, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
I.Tìm hiểu chung
Tác giả
- Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là tú Xương.
- Quê làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định.
- Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử.
- Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
Đề tài và vị trí bài thơ
- Tác giả có hẳn một đề tài về bà Tú -> niềm thương yêu trân trọng.
- “ Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của tú Xương
Đọc
-Chú ý giọng điệu vừa hóm hỉnh, vừa thương xót, trân trọng và ngợi ca, vừa tự trào bực bội, cay đắng
Thể loại
-Thất ngôn bát cú Đường luật thể bằng
Bố cục: 2 phần
-Phần 1: (6 câu đầu) chân dung bà Tú
-Phần 2: (2 câu cuối) thái độ trực tiếp của ông Tú
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú
*Nỗi vất vả gian truân của bà Tú
-Câu thơ đầu giới thiệu về hoàn cảnh, công việc làm ăn:
+ Thời gian: quanh năm -> là một vòng thời gian tuần hoàn khép kín
+ Địa điểm: mom sông -> gợi sự chênh vênh, cheo leo và nguy hiểm.
+ Công việc: buôn bán -> công việc sinh nhai, nghề buôn thúng bán mẹt, vô cùng vất vả.
Câu thơ nêu lên hoàn cảnh vất vả, lam lũ, cả không gian và thời gian như làm nawgj thêm lên những khó khăn, gian khổ trong công việc của bà.
-Câu thơ thứ hai: mục đích công việc của bà
+ Khẳng định và ca ngợi vai trò trụ cột cảu bà tú trong việc đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cả gia đình.
+ 5 con với một chồng: Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt (Một mình ông = 5 người khác).
Cấu trúc năm con đặt cạnh một chồng gợi hình ảnh chiếc đòn gánh mà hai đầu đều trĩu nặng, ở giữa là đôi vai gầy và tấm lòng lo toan, tình thương của bà Tú.
- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.
+ Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
+Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm.
+Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
+ buổi đò đông:có 2 cách hiểu: nhiều người trên một chuyến đò/ nhiều đò trên một bến sông nước. -> chứa đựng nhiều nguy hiểm.
- Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội thân cò -> Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình
à Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
*Đức tính cao đẹp của bà Tú
2. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ
*Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ
- Hai câu đầu: lựa chọn chi tiết nói về không gian, thời gian buôn bán của bà Tú
-> thương vợ: nhận ra sự đảm đang, quán xuyến của người vợ
- Cách nói: năm con với một chồng ->đặt mình ngang hàng với năm đứa con, thành kẻ ăn bám vợ, là gánh nặng cho vợ nên cnagf tri ân vợ
- Hai câu luận: thương vợ, thấy được sự vất vả của vợ.
*Con người có nhân cách qua lười tự trách mình
- Một duyên hai nợ âu đành phận
-> Tự coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu, không đưa vào quan niệm duyên số để trút vô trách nhiệm
-Lời tự chửi mình: 
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
 Có chồng hờ hững cũng như không
->Sự hờ hững của ông đối với vợ cũng là một biểu hiện của thói đời ăn ở bạc.
=> Tự trách mình, nhận ra khuyết điểm của bản thân lại càng yêu thương, quý trọng vợ.
III. Tổng kết
-Ghi nhớ SGK/30
IV.Luyện tập
Gợi ý:
-Hình ảnh con cò trong ca dao nhiểu khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả chịu thương chịu khó con cò lặn lội bờ sông; thân phận người lao động con cò mà đi ăn đêm-> hình ảnh con cò trong bài thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao.
-Vận dụng thành ngữ năm nắng mười mưa vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả; năm, mười chỉ số lượng phiếm chỉ-> sự vất vả gian truân, vủa thể hiện sự chịu thương chịu khó, hét lòng vì chồng con của bà Tú
4. Củng cố:
Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương qua bài thơ.
 5. Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_9_van_ban_thuong_vo.docx