Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 82+83: Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"

I. Mục tiêu cần đạt

Sau khi kết thúc bài học, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Xác định được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: câu hỏi tu từ, điệp từ ngữ, từ ngữ cực tả, phép so sánh, hình ảnh biểu tượng, trí tưởng tượng phong phú.

- Phân tích và cảm nhận được bức tranh phong cảnh cũng như bức tranh tâm trạng của tác giả trong bài thơ.

2. Về kĩ năng

- Nhận biết được các chi tiết biểu hiện cho đặc trưng thể loại thơ bảy chữ, chỉ ra được những hình ảnh, chi tiết đặc sắc, cách sử dụng ngôn ngữ để từ đó nhận định được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy trong việc thể hiện tâm tư tình cảm của bài th;

- Đánh giá được vị trí, giá trị của bài thơ nói riêng và của Hàn Mặc Tử nói chung trong phong trào Thơ mới;

- Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình

3. Về thái độ

- Tích cực, chủ động trong giờ học;

- Bày tỏ được những suy nghĩ, ấn tượng của bản thân về nội dung và ý nghĩa của bài thơ;

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống; có niềm tin, nghị lực ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV: SGK, sách GV, kế hoạch bài dạy, công cụ hỗ trợ giảng dạy, phiếu BT.

2. Chuẩn bị của HS: Trước khi đến lớp, HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm mà GV đã giao trước, cụ thể:

- Nhiệm vụ cá nhân:

+ Tìm hiểu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới

- Nhiệm vụ nhóm: Các nhóm chuẩn bị “Hồ sơ người nổi tiếng” tìm hiểu về tác giả.

 

docx 12 trang linhnguyen 07/10/2022 6580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 82+83: Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 82+83: Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 82+83: Văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"
Tuần 24 – Tiết 82, 83
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
-Hàn Mặc Tử-
Mục tiêu cần đạt
Sau khi kết thúc bài học, học sinh có khả năng: 
Về kiến thức
Xác định được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: câu hỏi tu từ, điệp từ ngữ, từ ngữ cực tả, phép so sánh, hình ảnh biểu tượng, trí tưởng tượng phong phú...
Phân tích và cảm nhận được bức tranh phong cảnh cũng như bức tranh tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
Về kĩ năng
Nhận biết được các chi tiết biểu hiện cho đặc trưng thể loại thơ bảy chữ, chỉ ra được những hình ảnh, chi tiết đặc sắc, cách sử dụng ngôn ngữ để từ đó nhận định được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy trong việc thể hiện tâm tư tình cảm của bài th;
Đánh giá được vị trí, giá trị của bài thơ nói riêng và của Hàn Mặc Tử nói chung trong phong trào Thơ mới;
Trau dồi kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình
Về thái độ
Tích cực, chủ động trong giờ học;
Bày tỏ được những suy nghĩ, ấn tượng của bản thân về nội dung và ý nghĩa của bài thơ; 
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống; có niềm tin, nghị lực ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. 
Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV: SGK, sách GV, kế hoạch bài dạy, công cụ hỗ trợ giảng dạy, phiếu BT.
Chuẩn bị của HS: Trước khi đến lớp, HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm mà GV đã giao trước, cụ thể:
Nhiệm vụ cá nhân:
+ Tìm hiểu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
 Nhiệm vụ nhóm: Các nhóm chuẩn bị “Hồ sơ người nổi tiếng” tìm hiểu về tác giả.
Phương pháp dạy học
Phương pháp đọc diễn cảm, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp,
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: Chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: “Người thông thái”
Luật chơi:
Trong vòng 3 phút, mỗi nhóm lần lượt kể tên các tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam. Yêu cầu: Nhóm sau không trả lời trùng nhóm đáp án nhóm trước.
Nhóm nào kể, trả lời đúng và nhanh hơn là nhóm chiến thắng.
GV: Qua trò chơi nhỏ vừa rồi, cô thấy rằng hầu hết các em đã tìm hiểu rất kĩ về văn học giai đoạn 1930-1945. Vậy, bạn nào cho cô biết: Nhắc đến nhà thơ Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến đặc trưng phong cách nghệ thuật như thế nào? 
HS: Trả lời: Nhắc đến nhà thơ Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến sự kì dị, điên cuồng, là nhà thơ “lạ nhất trong các nhà thơ mới”.
GV: Chốt lại những nội dung cơ bản
- Khơi gợi kiến thức nền của học sinh về các nhà thơ và những tác phẩm tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 
- Bước đầu nhận biết được phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ Hàn Mặc Tử
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU CHUNG
GV: Mời các nhóm dán sản phẩm “Hồ sơ người nổi tiếng” lên bảng và mời 1 trong 4 nhóm đại diện thuyết trình về tác giả Hàn Mặc Tử.
HS: 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại chú ý, nhận xét, bổ sung.
GV: Cuộc đời bi thương của Hàn Mặc Tử có tác động gì đến phong cách thơ của ông hay không? Thơ ông nổi bật vào giai đoạn nào? Có khuynh hướng viết thơ như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
1. Tiểu dẫn
a, Tác giả
- Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí
- Quê ở Đồng Hới nhưng lớn lên và sống chủ yếu tại Quy Nhơn: thiên nhiên ban tặng cho ông 1 hồn thơ rất nồng nàn và sâu lắng 
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với nhiều bút danh như: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử 
- Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Gái quê – tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống, Duyên kì ngộ, Thơ điên... 
- Là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới
- Hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời và quằn quại đau đớn.
=> Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa và bạc mệnh.
b, Tác phẩm
- Xuất xứ: viết năm 1938, rút từ tập Thơ điên. 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ một tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo.
GV: Yêu cầu HS đọc thầm toàn bộ tác phẩm, gọi 1 HS đọc diễn cảm trước lớp và cho biết giọng điệu của bài thơ
HS: Đọc và trả lời
GV đặt vấn đề: Có ý kiến cho rằng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có chủ đề về tình yêu thiên nhiên và đất nước, lại có ý kiến cho rằng đây là một bài thơ tình. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về chủ đề của bài thơ. 
HS: Suy nghĩ trả lời 
GV: Chốt lại
HS: Thảo luận nhóm đôi trong 5 phút, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
+ Hãy phân chia bố cục và xác định nội dung từng phần?
GV: Nhận xét, chốt
2. Đọc và tìm hiểu chung
- Giọng điệu thơ: Nhẹ nhàng, da diết, khắc khoải
- Chủ đề bài thơ: Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng buồn, hoài nghi, ẩn chứa nỗi niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời
- Thể thơ:Thất ngôn (bảy chữ).
- Nhân vật trữ tình: Hàn Mặc Tử
- Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và hình ảnh cô gái Huế
+ Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
+ Khổ 3: Tâm sự và nỗi trăn trở trong lòng thi sĩ.
HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
GV: Mời một HS đọc diễn cảm lại khổ thơ thứ nhất.
HS: Thảo luận theo bàn, hoàn thiện phiếu học tập (Mẫu phiếu ở phần phụ lục)
GV: Tổ chức cho tranh luận: Câu hỏi tu từ là lời của ai?
àCó nhiều ý kiến cho rằng, câu đầu tiên là lời trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi chân thành tha thiết của người con gái thôn Vĩ. Tuy nhiên, khi biết rằng người bạn của mình đang bệnh nặng thì cô tin là không ai nỡ buông một một lời trách móc dù nhẹ nhàng cả. Do đó, có thể nói, câu thơ này chính là lời của HMT. Lúc này, HMT đang thấy day dứt, buồn bã nên đã tự phân thân ra để hỏi, qua đó thể hiện khát khao muốn về chơi thôn Vĩ của tác giả.
GV: Đọc câu thơ thứ 2 và 3 hỏi, em có hình dung như thế nào về cảnh thôn Vĩ?
HS: Nêu cảm nhận, hình dung ban đầu của mình về cảnh thôn Vĩ.
GV: Chiếu một số hình ảnh về thôn Vĩ Dạ cùng định hướng câu hỏi:
+ Câu thơ thứ hai có đặc sắc gì về nghệ thuật?
+ Trong câu thứ ba, tại sao tác giả lại dùng từ “mướt quá” mà không dùng từ “mướt” thôi. Hai từ này có gì khác nhau?
+ Nêu tác dụng của phép so sánh ở câu thơ thứ ba
HS: Thảo luận theo nhóm, 2 bàn là một nhóm trong 5 phút. 
GV: Gọi bất kì 2-3 HS trong lớp trả lời, nhận xét, chốt.
GV: Từ những điều vừa phân tích, em hãy cho biết hình ảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào ở khổ thơ thứ nhất?
HS: Suy nghĩ trả lời 
GV: Chốt lại
GV đặt vấn đề: Có ý kiến cho rằng khuôn mặt chữ điền trong câu thơ là khuôn mặt của cô gái thôn Vĩ – người yêu của tác giả, có ý kiến cho rằng đó là khuôn mặt của người dân thôn Vĩ, lại có ý kiến khẳng định đó là khuôn mặt của nhà thơ. Em hãy cho biết ý kiến của mình về hình ảnh này.
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét và chốt lại: Khuôn mặt chữ điền ở đây không cần lí giải rõ ràng là khuôn mặt của ai vì nó mang ý nghĩa biểu trưng: khuôn mặt chữ điền đầy đặn, vuông vức, phản ánh vẻ đẹp trung thực phúc hậu của con người. Đó phải chăng chính là vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đôn hậu của người thôn Vĩ Dạ.
GV: Qua 4 câu thơ đầu, em có nhận xét gì về nỗi lòng của tác giả?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Chốt
3. Đọc hiểu văn bản
a, Khổ 1 
* Câu thơ thứ nhất
- Hình thức: câu hỏi tu từ, nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết.
- Câu hỏi tu từ:
+ Lời mời, lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái
+ Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử: Lời tự vấn, tự hỏi mình là ước ao thầm kín của nhà thơ .
- Không dùng “về thăm” (xã giao) mà dùng “về chơi” (tự nhiên, gần gũi như về nhà) 
Câu hỏi tu từ làm cho bài thơ bắt đầu rất tự nhiên, thể hiện niềm khát khao được về chơi thôn Vĩ của tác giả.
* Câu thơ thứ 2 và thứ 3:
- Điệp từ: “nắng”: làm sáng bừng không gian thôn Vĩ.
- Từ ngữ: 
 + “mướt”: gợi nên vẻ đẹp non tơ, mượt mà, đầy xuân xanh.
 + “mướt quá”: dùng từ ngữ cực tả, từ “quá” vừa gây ấn tượng vừa khiêm nhường: âm hưởng 1 tiếng reo thầm, sự ngỡ ngàng khi nhận ra vẻ đẹp của thôn Vĩ. 
Mướt – Mướt quá – xanh như ngọc à Tầng lớp, tăng tiến à Cực tả à Đặc điểm thơ lãng mạn, thơ điên Hàn Mặc Tử
- Phép so sánh: “xanh như ngọc”: màu xanh rạng rỡ nhưng không chói lóa, màu xanh mát dịu; vừa có màu xanh mướt lại vừa có ánh sáng long lanh.
Hình ảnh thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp lung linh, tinh khiết.
* Câu thứ 4:
+ Mặt chữ điền: Khuôn mặt chữ điền theo quan niệm truyền thống: khuôn mặt của người phúc hậu, thanh cao, ngay thẳng.
 Gương mặt ẩn hiện sau tre trúc rất kín đáo.
+ “lá trúc che ngang” gợi một hình ảnh e ấp, ngại ngùng, một vẻ đẹp kín đáo đậm chất Huế.
Con người Huế hiện lên mang một vẻ đẹp thanh cao, phúc hậu, lại kín đáo, dịu dàng, hòa hợp với thiên nhiên.
Bốn câu thơ đầu vẽ nên bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ với vẻ đẹp tinh khôi và non mướt, hòa hợp với con người. Qua đó bộc lộ tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử với cảnh và người thôn Vĩ.
GV: Mời 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ hai 
* 2 câu thơ đầu
HS: Thảo luận theo nhóm, 2 bàn là một nhóm, trả lời những câu hỏi sau:
+ Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp trong 2 câu thơ đầu của khổ 2.
+ Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong 2 câu thơ đầu của khổ 2.
GV: Gọi 2-3 bạn bất kì trả lời
HS: Lắng nghe và nhận xét
GV: Hình ảnh gió mây ngược chiều – tượng trưng cho sự chia lìa gợi cho em nghĩ tới hình ảnh nào trong bài thơ Tràng giang? 
HS: Suy nghĩ trả lời (củi một cành khô lạc mấy dòng)
GV: Cho HS xem hình ảnh Sông trăng; thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ cuối khổ 2? Nêu tác dụng của nó.
+ Theo các em tác giả mong chờ điều gì ở con thuyền chở trăng? Tại sao phải “kịp tối nay”? Theo em , “Tối nay” là tối nào ? Từ “kịp” có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ tâm trạng của nhà thơ?
+ Tại sao trong khổ thơ thứ hai tác giả lại chờ trăng về chứ không phải chờ đợi thứ gì khác?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Cung cấp cho HS một số bài thơ có hình ảnh trăng của nhà thơ Hàn Mặc Tử, sau đó chốt lại câu trả lời.
GV: Cảnh thiên nhiên trong khổ thơ thứ 2 bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và khổ thơ thứ 4 bài thơ “Tràng Giang” có những nét gì tương đồng và khác biệt?”
HS: 
+ Giống nhau:thể thơ thất ngôn kết hợp biện pháp ngụ tình, làm nổi bật tình yêu cuộc sống, quê hương, con người nơi tác giả đồng thời gợi lên cảm giác buồn man mác nơi người đọc.
+ Khác nhau: 
“Đây thôn Vĩ Dạ”: nỗi buồn của một người khao khát tình yêu và sự sống khi đang bị bệnh tật đọa đày cách biệt với cuộc đời. Đây là nỗi buồn cá nhân
“Tràng Giang”: nỗi buồn bắt nguồn từ ý thức về nỗi cô đơn, nhỏ nhoi, bất định của một kiếp người. Đây là nỗi buồn thế hệ
b, Khổ 2
* Hai câu thơ đầu
- Ngắt nhịp 4/3 à Sự chuyển động buồn tẻ, mây gió hững hờ chia hướng. Điều này là phi thực tế nhưng lại được sử dụng để gợi tả cảnh chia lìa. 
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ ở câu thơ thứ 1: “gió”, “mây” à gợi sự bất thường, vì gió và mây luôn đi kèm với nhau, gió thôi mây bay không thể tách đôi như vậy.
+ Nhân hóa “dòng nước buồn thiu” à Dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng của con người.
+ Thủ pháp dùng động để tả tĩnh, thể hiện ở từ “lay”: “lay” có tính động nhưng rất nhỏ, càng làm cho khung cảnh trở nên yên ắng, tĩnh lặng và buồn man mác.
 Nhà thơ ám ảnh về một cuộc chia ly vĩnh viễn với cuộc đời nên cảnh vật cũng nhuốm màu tan tác, chia xa. (“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”)
* 2 câu thơ sau
- Ẩn dụ trong hai câu thơ cuối: Hình ảnh “bến”, “sông”, “nước”
“Sông trăng”: lấp lánh ánh vàng như cõi mộng
“Bến sông trăng”: Sáng tạo đặc biệt của nhà thơ
“Bến”, “thuyền” “trăng”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi. Bến là bến bờ hạnh phúc. Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu. 
- Từ “kịp”: nỗi ám ảnh về thời gian của tác giả, khi mà quỹ thời gian của cuộc đời ông cứ vơi dần và cuộc chia ly vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. 
- “Tối nay”: thời gian phiếm định
- Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ cho thấy tâm trạng chờ đợi trong phấp phỏng, lo âu, khắc khoải của nhà thơ 
- Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử chính là tri kỷ của ông. Đặt trong hoàn cảnh mắc bệnh, sống cô đơn, chỉ còn trăng là người bạn để ông trút bầu tâm sự.
Khổ thơ thứ hai là cảnh xứ Huế ảm đạm đạm đau buồn, khiến người đọc liên tưởng tới giờ phút chia ly.
GV: Mời 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời những câu hỏi sau:
+ Nhận xét về cách ngắt nhịp của câu thơ thứ nhất? Mở đầu câu thơ bằng từ “mơ”, vậy từ “mơ” thể hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
+ Điệp ngữ “khách đường xa” được sử dụng trong câu có tác dụng gì?
+ Theo em, hình ảnh “áo em trắng quá” có ý nghĩa như thế nào?
+ Sự chuyển hóa đại từ “ai” sang “em” có ý nghĩa gì?
+ Từ phiếm chỉ “ai” trong câu thơ cuối nhằm chỉ ai? 
HS: 1 nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét
GV: chốt lại nội dung chính
c, Khổ 3
- Câu thơ đầu:
+ Nhịp: thơ : 1/3/3
+ Từ “mơ” à  nhà thơ chìm sâu trong mộng tưởng với niềm mong đợi thiết tha.
+ Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với từ “mơ” nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết, khao khát được hòa mình với cuộc đời của nhà thơ
- Câu thơ 2: Từ ngữ cực tả: trắng – trắng quá – nhìn không ra: Hình ảnh của người giai nhân trong sáng, thanh khiết đang mờ xa dần trong sương khói. Có thể hiểu đó là những kỉ niệm xa xăm nhạt nhòa, những ảo ảnh mà bây giờ nhà thơ không thể với tới nữa. 
- 2 câu sau:
+ “ai” à “em”: Tình cảm yêu thương nồng thắm.
+ Bài thơ có 4 lần từ “ai” được lặp lại: “vườn ai”, “thuyền ai”, “ai biết tình ai”, góp phần làm sợi dây xuyên suốt gắn kết bài thơ.
“Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”:
 “ai” (1): chủ thể thi sĩ
 “ai” (2): tình người trong cõi nhân gian.
Câu hỏi tu từ nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai ® một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. ® HMT vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn.
Khổ thơ cuối cho thấy tâm trạng của tác giả đã tràn ra, thăng hoa che lấp cả lí trí. Hình ảnh thơ chuyển từ huyền ảo vào ảo ảnh của cõi hư vô. Đó là nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa, mong chờ trong vô vọng. Nhà thơ HMT vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương và chia sẻ vui buồn.
TỔNG KẾT
GV: Cho HS tiến hành tổng kết thông qua hoạt động “Cộng hưởng trí tuệ”. Cụ thể: Chia 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút về những gì đã học được trong bài hôm nay.
HS: Thảo luận, đại diện các nhóm lên bảng viết vào 2 cột nội dung và nghệ thuật, bạn sau không viết trùng ý với bạn trước
GV: Sàng lọc ý và chốt trên slide.
4. Tổng kết
- Nội dung: Bài thơ là bức tranh phong cảnh xứ Huế vừa trữ tình, tươi mới mà cũng vừa trầm buồn, heo hút. Bài thơ là sự bày tỏ nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử, một mối tình xa xăm vô vọng, một tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu người nhưng cũng đầy hoài nghi về tình đời, tình người. Bài thơ thể hiện khá rõ phong cách thơ của Hàn Mặc Tử: tha thiết, bí ẩn, phức tạp, đau đớn,
-Giá trị nghệ thuật: bài thơ sử dụng những hình ảnh gơi tả vô cùng tinh tế, kết hợp với các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, câu hỏi tu từ,giúp cho bức tranh xứ Huế hiện lên rõ nét hơn, tình cảm của thi nhân gửi gắm vào bài thơ thêm phần sâu lắng.
LUYỆN TẬP 
GV: Cho HS thảo luận nhanh trong 3 phút với đề bài: Mỗi khổ trong bài thơ đều chứa đựng 1 câu hỏi tu từ. Những câu hỏi đó có khả năng chuyển tải điều gì về nội dung tác phẩm?
HS: Thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời: Những câu hỏi tu từ là một sợi dây liên kết cả bài thơ, thể hiện nét chủ đạo, quán xuyến tâm trạng nhân vật trữ tình là nỗi băn khoăn, phân vân, khắc khoải, tự vấn lòng mình. 
5. Luyện tập, vận dụng
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
BTVN: Sưu tầm và đọc một số bài thơ của Hàn Mặc Tử như: “Mùa xuân chín”, “Điềm lạ”, “Rướm máu”. Viết 1 bài văn ngắn để làm nổi bật đặc điểm thơ Điên Hàn Mặc Tử - lớp ngôn từ cực tả.
HS: Làm bài và nộp vào tiết học sau.
Kiểm tra- Đánh giá
Trong quá trình học, những cá nhân tích cực và có kết quả thì cho điểm miệng, 15p hoặc cộng điểm 1 tiết. 
Đánh giá sản phẩm nhóm theo Mẫu phiếu đánh giá nhóm ở phụ lục
Đánh giá cải tiến
Phần tâm đắc
Tổ chức được các hoạt động học tập để thu hút học sinh;
Ứng dụng CNTT trong dạy học.
Những khó khăn và giải pháp
Khó khăn: Nhiều kiến thức cần truyền đạt trong thời gian ngắn;
Giải pháp: Kiểm soát thời gian và tập trung vào nội dung chính.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tên nhóm:
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
Đạt
Nội dung
Đầy đủ
2
Bố cục rõ ràng
1
Giải đáp được các câu hỏi
2
Hình thức
Bắt mắt
1
Truyền đạt (hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu.)
2
Phong cách thể hiện
2
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Nhận xét về hình thức và thanh điệu của câu thơ đầu.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Theo em, câu thơ đầu này là lời của ai, mang hàm nghĩa gì?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3:Có thể thay từ “về chơi” ở câu thơ đầu tiên thành “về thăm” được không? Vì sao?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_8283_van_ban_day_thon_vi_da.docx