Giáo án Ngữ văn 10 - Văn bản "Hồi trống cổ thành" - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hạnh

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

- Nhận biết được các thông tin chính, nổi bật về tác giả (như tiểu sử, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật) và tác phẩm (như hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm) và cách thức trình bày các thông tin đó trong phần Tiểu dẫn.

- Diễn giải tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng, một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, cũng như tình cảm keo sơn giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

- Trình bày được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được không khí chiến trận vốn là đặc điểm của Tam quốc qua đoạn trích.

2. Kĩ năng.

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ

- Có ý thức tìm thông tin về tác giả, tác phẩm từ những nguồn tin cậy để sử dụng trong quá trình đọc hiểu văn bản.

- Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung.

- Nêu được những ấn tượng, suy cảm của cá nhân và tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm của bản thân, đặc biệt là tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội.

- Quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn bè.

4. Năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực giải quyết các tình huống đắt ra trong văn bản.

- Năng lực đọc – hiểu chuyện theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 

docx 14 trang linhnguyen 07/10/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Văn bản "Hồi trống cổ thành" - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 - Văn bản "Hồi trống cổ thành" - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án Ngữ văn 10 - Văn bản "Hồi trống cổ thành" - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hạnh
ật của văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, 
- Giáo án (bản word và bản trình chiếu)
- Máy chiếu
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn
- Các tư liệu khác theo yêu cầu của giáo viên:
+ Tìm hiểu về tiểu thuyết chương hồi Minh- Thanh
+ Soạn bài theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài
3. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng hướng dẫn HS trao đổi – thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Phương tiện: SGK, SGV, SBT Ngữ văn 10 tập 2, sách tham khảo, giáo án... 
4. Dự kiến hoạt động của học sinh
Trước khi đến lớp, học sinh tìm hiểu những tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thời Minh- Thanh; đọc Tiểu dẫn và tóm lược những ý chính về tác giả và tác phẩm; đọc kĩ tác phẩm; xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu văn bản; trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
Trên lớp, học sinh tiến hành các hoạt động đọc hiểu thông qua hình thức học cá nhân và nhóm.
Sau giờ học, học sinh tiếp tục tiến hành các hoạt động mở rộng tri thức và trải nghiệm sáng tạo.
Tổ chức hoạt động dạy - học.
Ổn định tổ chức lớp.
2. Bài mới.
- Lời vào bài: Nhắc đến nền văn học Trung Quốc ta không thể không nhắc tới thể loại tiểu thuyết với bốn tác phẩm được mệnh danh là “Tứ đại danh tác” bao gồm: “Thủy hử”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”. Những tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Và hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu, một đoạn trích tiêu biểu, đặc sắc của 1 trong số tứ đại đanh tác đó là bộ “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, và đoạn trích ta tìm hiểu ở đây đó là đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” trích từ hồi 28 của bộ tiểu thuyết
III. Tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt của học sinh
HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ ĐỌC
- GV tổ chức một cuộc thi nhỏ giữa 4 nhóm, lần lượt theo yêu cầu:
+ Trong vòng một phút, hãy ghép thật nhanh các nhân vật ở cột A với các tác phẩm tương ứng ở cột B:
A
B
- Chu Du
- Bồ tát
- Giả Bảo Ngọc
- Trương Phi
- Huyền Đức
- Lỗ Trí Thâm
- Nhiếp Tiểu Thiện
- Võ Tòng
- Thủy Hử
- Tây Du Kí
- Hồng Lâu Mộng
-Tam Quốc diễn nghĩa
- Liêu Trai chí dị
- Truyện làng Nho
+ GV treo các bức hình và yêu cầu: Hãy xem bức hình sau và cho biết bức hình đó nói về sự việc gì? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của anh (chị) về nhân vật, sự việc đó (Thời gian cho mỗi nhóm là 3 phút)
HS cần ghép được: 
- Thủy Hử: Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng
- Tây Du Kí: Bồ tát
- Hồng Lâu Mộng: Giả Bảo Ngọc
- Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du, Trương Phi, Huyền Đức
- Liêu Trai chí dị: Nhiếp tiểu thiện
- HS cần nhận ra được hình này là cảnh ba huynh đệ Lưu- Quan- Trương kết nghĩa vườn đào.Đây là một cảnh tượng thể hiện tình nghĩa sâu sắc của ba người, thề nguyền gắn bó, trợ giúp, yêu thương nhau.
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU TRI THỨC ĐỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tiểu dẫn.
Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả.
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn.
GV: Em hãy nêu những nét chính nhất về tác giả La Quán Trung?
HS trả lời. 
GV nhận xét và chốt lại ý chính.
GV mở rộng: Ông viết nhiều tiểu thuyết dã sử như: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sở diễn ca” và với “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa.
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm
- GV: Giới thiệu đôi nét về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- GV: Em hãy nêu những nét hiểu biết của em về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét, bổ sung
GV giảng:
- Tóm tắt lại lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy – Thục – Ngô và thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân
- Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa: Chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ.
Thao tác 3: Tìm hiểu vị trí đoạn trích
- GV: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của đoạn trích?
- HS: tóm tắt
- GV: nhận xét tóm tắt lại
+ Biết Quan Công đến, Trương Phi dẫn ngay quân ra cổng thành đòi đánh vì tưởng Quan Công đã hàng Tào Tháo.
+ Quan Công nhờ hai chị dâu giải thích nhưng Trương Phi không tin.
+ Tôn Càn khuyên Trương Phi nhưng Trương Phi vẫn không tin.
+ Lúc đó tướng Tào là Sái Dương đi đến, Trương Phi càng khẳng định Quan Công đã hàng Tào nên thách thức Quan Công.
+ Chỉ sau 1 hồi trống Quan Công đã giết chết Sái Dương và hai anh em đoàn tụ.
GV: Em hãy cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
- HS: trả lời
- GV kể lại một cách vắn tắt nguyên nhân dẫn đến sự thất lạc giữa 3 anh em kết nghĩa Trương Phi, Lưu Bị và Quan Công nên từ đó mới xuất hiện hồi thứ 28 này.
Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- La Quán Trung (1330 – 1400): tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh
- Quê: Thái Nguyên- Sơn Tây (Trung Quốc).
- Con người: Tính cách cô đơn, lẻ loi, thích ngao du.
2. Tác phẩm.
a. Thể loại tiểu thuyết Minh - Thanh
- Tên gọi: Cổ điển, Minh – Thanh, chương hồi
- Đặc điểm: 
+ Được chia làm nhiều hồi kể
+ Đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi
+ Mỗi hồi kể một hoặc vài sự việc. 
+ Kết thúc hồi thường ở cao trào và có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. “muốn biết thế nào hồi sau sẽ rõ”
+ Tính cách nhân vật: Được hình thành thông qua hành động và đối thoại
+ Ra đời và phát triển trong 2 triều đại (Minh– Thanh 1368- 1911) vào thế kỉ XIV- XX
b. Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”
- Kết cấu gồm 120 hồi.
- Tóm tắt chuyện đất nước Trung Quốc (Tk II- III) kể về những sự kiện có trước đó nhiều năm, 
- La Quán Trung đã căn cứ vào lịch sử, các chuyện kể dân gian, kịch dân gian để kể lại
 - Giá trị:
* Nội dung: 
+ Thể hiện khát vọng của người dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và có vua hiền tướng giỏi.
 + Phản ánh hiện thực của xã hội Trung Quốc.
* Nghệ thuật: Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả trận đấu.
3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”
Tóm tắt
- Quan Công đến Cổ thành
- Trương Phi kết tội Quan Công
- Sái Dương xuất hiện 	
- Trương Phi đánh trống– Quan Công chém đầu tướng giặc
- Và anh em đoàn tụ.
b. Vị trí đoạn trích 
- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm có tiêu đề:
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
- Tiêu đề “Hồi trống Cổ Thành” là do nhà xuất bản đặt.
HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU
- Đọc văn bản và tái hiện nhân vật trong bài thơ.
- GV gọi HS đọc một lượt tác phẩm. HS đọc truyền cảm, thể hiện được giọng điệu nóng nảy, giận dữ, căm thù Trương Phi, giọng ân tình, diễn giải, kiên nhẫn của Quan Công, giọng khuyên răn, bênh vực Quan Công của hai phu nhân, của Tôn Càn, giọng dẫn truyện khách quan của tác giả.
- GV gợi mở: Đọc tác phẩm, anh (chị) hình dung được điều gì về cốt truyện, nhân vật trong bài thơ?
- Đọc mạch lạc, khảng khái, giọng điệu Trương Phi, Quan Công cần thể hiện rõ khí phách hùng hồn, dứt khoát, tính quân tử.
- Hình dung, tưởng tượng được bối cảnh truyện, thời binh đao, toàn những anh hùng, gian hùng, tiểu nhân phức tạp, nghi kị, tranh đấu,
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu
Thao tác 1: Tìm hiểu nghệ thuật truyện
Giáo viên phân công học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời các thông tin sau từ đoạn trích:
Ngôi kể
Điểm nhìn
Trình tự kể
Giọng kể
Cốt truyện
Tình huống truyện
Nhân vật 
Chi tiết nổi bật
Quan điểm
Thao tác 2: Tìm hiểu bố cục văn bản
GV gọi 2 học sinh nêu cách chia bố cục văn bản:
- GV: Em thấy trong văn bản có sự xuất hiện của những nhân vật nào?
- HS: trả lời
- GV: Dẫn vào: (La Quán Trung đã xd được tứ tuyệt: Tào Tháo: tuyệt gian; Lưu Bị: tuyệt nhân; Quan Công tuyệt nghĩa và Gia Cát Lượng tuyệt trí.) Tuy Trương Phi không nằm trong tứ tuyệt nhưng lại là nhân vật thành công và được yêu thích nhất. Ta sẽ đi tìm hiểu nhân vật này đầu tiên.
Thao tác 3: Tìm hiểu nhân vật Trương Phi
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút:
+2 nhóm tìm những chi tiết chứng minh Trương Phi rất nóng tính.
+2 nhóm tìm những chi tiết chứng minh Trương Phi là người cương trực, trọng nghĩa.
(Gợi ý: phân tích hành động, lời nói nhân vật theo chuỗi:Khi nghe tin Quan Công đến; Khi giáp mặt Quan Công; Khi hai chị và Tôn Càn khuyên; Khi Sái Dương xuất hiện; Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương).
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày đáp án, 2 nhóm nhận xét, giáo viên chốt đáp án.
*Cụ thể:
- GV: Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi có những hành động gì? Những hành động đó diễn ra như thế nào?
- HS: trả lời
- GV nhận xét và chốt ý.
- GV: Khi giáp mặt với Quan Công Trương Phi có những hành động như thế nào? Điều đó thể hiện thái độ gì của Trương Phi? 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét và chốt lại ý chính.
- GV: Đi cùng với những hành động đó thì Trương Phi có những lời lẽ như thế nào? Thái độ ra sao?
- HS trả lời. 
- GV: Sự coi thường khinh bỉ đó xuất phát từ nguyên nhân nào? (câu hỏi 1 SGK, tại sao Trương Phi nổi giận đâm Quan Công)
- HS: Trả lời
- GV: Hành động đó của Trương Phi có đáng trách không?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét 
- GV: Những đối tượng khác cũng tham gia vào để giải oan cho Quan Công: khi hai chị dâu đứng ra giải thích cho Quan Công và Tôn Càn khuyên Trương Phi thì Trương Phi có thái độ như thế nào?
- HS: trả lời
- GV: Điều đó làm rõ thêm cho đặc điểm tính cách nào của Trương Phi?
HS: trả lời
- GV dẫn dắt: Giả sử nếu 2 chị dâu giải thích và Trương Phi tin và nhận anh thì tác phẩm sẽ như thế nào?
- HS: trả lời. GV nhận xét chốt ý
- GV: Chi tiết Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? 
HS trả lời.
GV nhận xét và diễn giảng: Sái Dương là tướng của Tào, mà Quan Công lại vừa từ chỗ Tào ra đi
=> Sái Dương là đầu mối giải quyết xung đột
(Chi tiết Trương Phi nói nếu là người có lòng trung nghĩa thì phải lấy đầu tên tướng giặc đó)
- GV: đây là một chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt của tác giả?
->Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá
- GV: Khi đầu Sái Dương đã rơi Trương Phi đã tin và chịu nhận anh chưa? 
- HS: Trả lời 
- GV: Nhận xét và chốt ý
- GV: Chi tiết cuối cùng của đoạn trích: Trương Phi khóc, thụp lạy Vân Trường có ý nghĩa gì?
- HS trả lời
- GV: Qua tất cả các tình huống em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi?
- HS: Trả lời
- GV nhận xét
- GV: mở rộng: Sau khi học xong nhân vật này em thấy mình rút ra được bài học gì?
- HS: trả lời
Thao tác 4: Tìm hiểu nhân vật Quan Công
- GV dẫn vào tìm hiểu nhân vật Quan Công: Qua phần vị trí đoạn trích chúng ta đã biết lí do vì sao Quan Công ở với Tào Tháo? Trương Phi có biết việc này không?
- GV: Quan Công có hiểu được tình thế khó sử của mình không?
- HS: trả lời
- GV:Khi gặp Trương Phi Quan Công có thái độ như thế nào?
- HS trả lời
- GV: Khi bị Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã có những lời lẽ và hành động ra sao?
- HS trả lời
- GV: Quan Công nhờ ai giải thích và khuyên Trương Phi giúp?
- HS: trả lời
- GV: Trước lời thách thức của Trương Phi thì Quan Công đã có hành động gì?
- HS: trả lời
GV: nhận xét 
GV: Qua việc phân tích nhân vật em thấy Quan Công là người như thế nào?
HS: Trả lời 
GV mở rộng: Một em hãy cho cô biết điểm khác biệt và tương đồng giữa Quan Công và Trương Phi?
HS: Trả lời:
GV chốt ý: Tóm lại: Đoạn trích đã góp phần làm nổi bật nên hai nhân vật TP và QC với hai nét tính cách trái ngược nhau. TP nóng nảy, bộc trực, QC điềm đạm, bình tĩnh. Nhưng cả hai đều thể hiện được nét đẹp của tấm lòng trung nghĩa. Đặc biệt hình tượng nhân vật TP đã được xây dựng hết sức sinh động. Qua đó nói lên tài xây dựng nhân vật của La Quán Trung.
Thao tác 5: Tìm hiểu ý nghĩa của “Hồi trống Cổ Thành”
GV:Em hãy tìm những chi tiết mà tác giả miêu tả về hồi trống? (Tác giả tả hồi trống bằng mấy câu?)
-HS: trả lời
GV: Vì sao lại đặt nhan đề cho đoạn trích là “Hồi trống Cổ Thành? (câu hỏi 2 SGK) 
HS: trả lời
GV nhận xét và chốt ý
GV: Dẫn dắt: Ở thời phong kiến, những cuộc chiến trận không thể nào thiếu được tiếng trống, và tiếng trống giữ một vai trò vô cùng quan trọng
+ Tiếng trống mệnh lệnh phát binh
+ Tiếng trống khích lệ quân sĩ
+ Tiếng trống thu hồi quân
Ở đây tiếng trống cũng là một lời thúc giục, một mệnh lệnh để Quan Công chém đầu Sái Dương.
GV: Theo em đoạn trích này có thể bỏ đi đoạn đánh trống không? Vì sao?
HS: trả lời
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tổng kết
GV hỏi: Sau khi tìm hiểu đoạn trích, em hãy trình bày vài nét về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HS trả lời. 
GV nhận xét và chốt lại ý chính.
Đọc – hiểu văn bản
1. Nghệ thuật truyện
- Ngôi kể + điểm nhìn: Vì người kể chuyện xuất hiện chủ yếu ở ngôi thứ ba, khiến điểm nhìn người kể đóng vai trò chi phối toàn bộ câu chuyện cũng như sự có mặt của các nhân vật. Sự chi phối đó đem lại cho tác phẩm một trường nhìn lúc nào cũng ở góc độ bao quát. 
- Trình tự kể:Thể hiện nghệ thuật kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi. Truyện được kể theo trình tự thời gian của sự việc, nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặc chuyển lời của nhân vật thì đều dùng lời chuyển. 
- Giọng kể:Gợi tính hào hùng, mạnh mẽ, gợi nét cá tính nhân vật; không lộ thái độ chủ quan của người kể
- Cốt truyện:Quan Công đến Cổ thành-> Trương Phi kết tội Quan Công-> Sái Dương xuất hiện -> Trương Phi đánh trống-> Quan Công chém đầu tướng giặc-> Và anh em đoàn tụ.
- Tình huống: Quan Công đưa hai chị đến đoàn tụ Trương Phi, nhưng do hiểu lầm nên Quan Công cần chém tướng giặc để minh oan
- Nhân vật:Nhân vật chính: Quan Công, Trương Phi. Nhân vật phụ: Châu Thương, Sái Dương, Tôn Càn, hai phu nhân.
- Chi tiết nổi bật: Hồi trống.
- Quan điểm:Phản ánh khách quan nhân vật, sự kiện, ca ngợi sự trí, dũng, trung nghĩa của Quan Công, tính cương trực, oai dũng của Trương Phi và tình cảm keo sơn của ba huynh đệ: Lưu- Quan- Trương.
2. Bố cục văn bản
–    Phần 1: (từ đầu đến “mời Trương Phi ra đón”): hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật
–    Phần 2: (tiếp đến chính “quân mã là gì kia?”): mâu thuẫn Quan- Trương
–    Phần 3: còn lại: hồi trống cổ thành và anh em đoàn tụ
3. Nhân vật Trương Phi
* Khi nghe tin Quan Công đến.
- Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
®Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
* Khi giáp mặt Quan Công.
- Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công(2 lần)”.
=> Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
-Ngôn ngữ
+ Xưng hô: mày (5 lần) tao (3 lần)
 thằng (1 lần) nó (3 lần) 
=>Cách xưng hô đầy khinh bỉ như với kẻ thù.
- Nguyên Nhân được lập luận:
+ Mày bỏ anh –> bất nghĩa.
+ Hàng Tào Tháo –> bất trung.
+ Được phong hầu tứ tước.
+ Lại đến lừa em –> bất nhân.
-Trương Phi kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa
=> Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung 
*Khi hai chị và Tôn Càn khuyên.
- Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa.
“Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”.
=> Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.
- Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”.
=> Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục.
- Tác phẩm không còn cao trào, kịch tích.
* Khi Sái Dương xuất hiện:
- Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công
- Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện
- Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm
- Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.
=> Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể.
* Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương
Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô ®vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
- Nghe lời kể của chị dâu ® khóc, thụp lạy Vân Trường.
-> Biết nhận sai và sửa lỗi
Æ Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện - là một hổ tướng của nước Thục sau này.
4. Nhân vật Quan Công
Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy: 
- Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
=> Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
- Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”	
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm:	
- Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ
- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để:
=> chứng tỏ lòng trung.	
 - Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
=> Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, Ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
5. Ý nghĩa “Hồi trống Cổ Thành”
-Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm xúc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể
- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa: 
+ Hồi trống thách thức
+ Hồi trống giải oan
+ Hồi trống đoàn tụ 
+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, long trung nghĩa của Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
=>Nếu bỏ qua chi tiết nhỏ này sẽ mất đi tất cả ý vị của tam quốc, tiểu thuyết sử thi anh hùng thời trung đại.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, VẬN DỤNG
1. Em chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cùng với Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêubiểu cho loại tiểu thuyết..ở Trung Quốc đời Minh”Bạn chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cùng với Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêubiểu cho loại tiểu thuyết..ở Trung Quốc đời Minh”
	
a. Chiến tranh 
	
b. Chương hồi 
	
c. Tâm lí 
	
d. Thoại bản 
2. Phẩm chất nào dưới đây ứng với nhân vật Quan Vân Trường trong toàn bộ truyện Tam quốc diễn nghĩa?
	
a. Nhân 
	
b. Trí 
	
c. Đức 
	
d. Dũng 
3. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi bao nhiêu của Tam quốc diễn nghĩa?
	
a. Hồi 21 
	
b. Hồi 28 
	
c. Hồi 25 
	
d. Hồi 30 
4. Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành?
a.Vì ngày xưa trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục. 
b.Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công. 
c.Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi. 
d.Hồi trống là tăng tính kịch và sức hấp dẫn cho câu chuyện. 
5
Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, chi tiết “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại”miêu tả nhân vật nào?
	
a. Trương Phi 
	
b. Quan Công 
	
c. Sái Dương 
	
d. Tôn Càn 
6
Cho biết vì sao, sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp nhau, Trương Phi lại vô cùng nổi giận?
	
a.Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không hề liên lạc gì với Lưu Bị và Trương Phi. 
	
b.Vì quan Công không bảo vệ được hai chị dâu. 
	
c.Vì Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã theo Tào Tháo phản bội anh em. 
	
d.Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào xưa. 
7
Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của việc Quan Công nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào?
	
a.Làm cho Trương Phi thêm tức giận Quan Công. 
	
b.Làm cho Trương Phi bình tĩnh lại và bớt tức giận Quan Công. 
	
c.Làm cho Trương Phi thêm hiểu lầm Quan Công. 
	
d.Làm cho Trương Phi thêm ngờ vực Quan Công. 
8
“Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Sương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” Đoạn văn trên đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
	
a. So sánh 
	
b. Ẩn dụ 
	
c. Đối lập 
	
d. Nói quá 
9
“Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Sương cầm, tế ngựa lại đ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_van_ban_hoi_trong_co_thanh_nam_hoc_2018_2.docx