Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ.

2. Năng lực

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.

3. Phẩm chất

HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa.

- Hình minh hoạ cách kí hoạ.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới

c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu

d, Tổ chức thực hiện:

 Giới thiệu bài:

 Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí hoạ qua bài 18.

 

docx 80 trang linhnguyen 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
í
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Trang trí một đĩa tròn có đường kính khoảng 16cm, vẽ bằng màu tuỳ chọn.
- GV cho HS xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm.
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hành theo yêu cầu giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Thực hành:
- Trang trí một đĩa tròn có đường kính là 16cm.
- Dùng loại màu tùy chọn.
 3. Hoạt động luyện tập( 3’)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Chọn một số bài làm của hs đã hoàn thành, đạt kq tốt về hình thức, hoạ tiết, cách sx gợi ý để hs khác nhận xét, đánh giá kq về bài của bạn, từ đó nhận xét bài mình, rút kinh nghiệm.
- GV khen ngợi những HS tích cực làm bài, nhắc nhở HS chưa tập trung.
4. Hoạt động vận dụng:
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Quan sát hình dáng chiếc đĩa tròn, chất liệu , hoa văn ,họa tiết
Trang trí được chiếc đĩa theo ý thích
* Hướng dẫn về nhà
Em có thể trang trí nhiều chiếc đĩa có hình dáng khác nhau
Lựa chọn họa tiết hoa lá , chim thú,người sự vật, phong cảnh
- Hoàn thành bài nếu chưa xong, có thể làm bài khác bằng hình thức cắt dán nếu muốn.
- Chuẩn bị cho bài 11: Vẽ theo mẫu: "lọ , hoa và quả" (Vẽ hình).
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 11: VẼ THEO MẪU
LỌ, HOA VÀ QUẢ ( Vẽ bằng bút chì đen)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết qua so sánh tương quan tỉ lệ.
2. Năng lực
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, 
3. Phẩm chất
HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình minh hoạ các bước vẽ theo mẫu.
- Một số bài vẽ tiết trước của HS.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu vẽ: gồm lọ, hoa cúc ( đồng tiền), Cà chua, táo.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện:
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
 - Vàobài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS
 Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: (9') Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
a, Mục tiêu: giúp học sinh quan sát hình mẫu của GV và nhận xét
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS trình bày câu trả lời
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Nhắc lại thế nào là tranh tĩnh vật?
- Bài này khó hơn bài 6-7 vì có cắm hoa nên hình vẽ và độ đậm nhạt phức tạp hơn.
? Hãy cho biết khung hình chung có dạng hình gì?
? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì?
? Nêu vị trí của lọ và quả ?Tỉ lệ của quả so với lọ?
? ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào?
? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào?
? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất?
? Hoa màu sáng hơn lọ và quả hay tối hơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét:
+ HS bày mẫu theo yêu cầu của gv.
- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ những vật ở dạng tĩnh có thể là đồ vật hoặc quả.
- Khung hình chung có dạng hình chữ nhật đứng vì chiều cao của hoa lớn hơn chiều ngang giữa thành lọ và quả.... với tỉ lệ tùy thuộc vị trí quan sát. 
- Lọ hình chữ nhật đứng, quả hình cầu.
- Quả nằm trước lọ, chge khuất 1 phần cái lọ. Quả nhỏ hơn, thấp hơn lọ.
- Từ phải sang trái (hoặc ngược lại)
- Chuyển nhẹ nhàng vì lọ và quả có dạng cong tròn.
- Lọ đậm hơn quả.
- Hoa màu sáng hơn 2 vật mẫu đó.
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ:
a, Mục tiêu: giúp học sinh quan nắm được cách vẽ
b, Nội dung: HS tiến hành vẽ theo các bước.
c, Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm của mình
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Có mấy bước vẽ hình? 
B1: Phác khung hình chung.
B2: Vẽ phác khung hình riêng.
B3: Vẽ hình khái quát.
B4: Vẽ hình chi tiết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Cách vẽ:
- HS quan sát hình minh họa và dựa vào gợi ý trong SGK để trả lời.
- 4 bước:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung cho cân đối, phù hợp với tờ giấy.
+ Ước lượng, so sánh lọ, hoa và quả để vẽ khung hình riêng cho từng mẫu vật.
+ Xác định vị trí các bộ phận (miệng, vai, thân, đáy) của lọ, của quả. Sau đó dùng các đường kĩ hà thẳng, mờ để vẽ phác hình.
+ Quan sát mẫu, đối chiếu bài vẽ với mẫu, điều chỉnh lại nét vẽ để hoàn thiện hình. Tuy nhiên vẽ hoa không cần vẽ quá chi tiết vì còn vẽ màu.
Hoạt động 3: (23') Hướng dẫn thực hành:
a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ được tranh lọ, hoa và quả bằng bút chì
b, Nội dung: HS thực hành vẽ tranh.
c, Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm của mình
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
 + Khi quan sát thì lấy 1 bộ phận hoặc 1 vật mẫu làm chuẩn để so sánh, ước lượng .
 + Xác định khung hình chung, riêng để tìm hình dáng và tỉ lệ mẫu vật trong khung hình.
+ Nên quan sát 1 cách tổng thể cả cụm mẫu.
+ Thường xuyên so sánh, đối chiếu bài với mẫu vẽ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày tranh vẽ, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Thực hành:
Quan sát mẫu ở vị trí ngồi của mình rồi vẽ hình trong tiết này.
Học sinh vẽ bài.
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
4. Hoạt động vận dụng:
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 Em tự bày mẫu lọ hoa và quả để vẽ
Vẽ hình lọ hoa và quả
Sưu tầm bài vẽ của họa sĩ, học sinh về lọ hoa và quả vẽ bằng chì đen
* Hướng dẫn về nhà
- So sánh tỷ lệ , cấu trúc lọ hoa mà em nhìn thấy
- Sưu tầm các kiểu dáng lọ hoa và các chất liệu khác nhau
- Về nhà không được tự ý vẽ thêm vào bài khi không có mẫu. Chuẩn bị màu vẽ để tiết sau học bài 12: Vẽ theo mẫu: " Lọ, hoa và quả"(vẽ màu).
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 12: VẼ THEO MẪU
LỌ, HOA VÀ QUẢ (Vẽ màu)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu.
2. Năng lực
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, 
3. Phẩm chất
HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Một vài tranh tĩnh vật màu của hoạ sĩ , học sinh đã vẽ.
- Hình minh hoạ các bước vẽ màu.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu vẽ như ở bài 11.
- HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện:
- Kiểm tra bài cũ: (3')
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
- Vào bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét
a, Mục tiêu: giúp học sinh quan sát và nhận xét cách vẽ màu tranh tĩnh vật.
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi GV
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật màu đẹp bằng cách treo trên bảng nhằm tạo hứng thú cho HS trước khi vẽ.
? Hãy cho biết cảm nhận của em về màu sắc ở những bức tranh này?
- GV đặt lại mẫu vẽ giống tiết trước.
? Thế nào gọi là tranh tĩnh vật màu?
? Vị trí các vật mẫu?
? Gam màu chính của cụm mẫu?
? Màu sắc ở lọ, hoa và quả như thế nào?
? Màu sắc của mẫu có ảnh hưởng qua lại với nhau không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét:
- HS xem tranh và nêu những cảm nhận về màu qua những tranh đó.
- Tranh tĩnh vật màu là tranh tĩnh vật sử dụng màu sắc để thể hiện.
- Quả đặt trước lọ hoa.
- Gam màu nóng (hoặc lạnh, hài hòa nóng lạnh)
- HS quan sát trả lời.
- Dưới tác động của ánh sáng thì màu sắc của các mẫu vật có sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ:
a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách vẽ màu tranh tĩnh vật.
b, Nội dung: HS tiến hành vẽ màu theo các bước hướng dẫn.
c, Sản phẩm: HS trình bày tranh vẽ theo từng bước
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên bảng.
? Có mấy bước vẽ tĩnh vật màu? 
B1: Phác hình.
B2: vẽ mảng đậm, nhạt.
B3: Vẽ màu
B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Cách vẽ:
Học sinh quan sát.
- 4 bước:
+ Quan sát mẫu vẽ để phác hình sát đúng với mẫu. Có thể dùng màu để vẽ đường nét.
+ Quan sát chiều hướng ánh sáng trên mẫu vẽ để vẽ phác các mảng đậm nhạt, giới hạn giữa các mảng màu sẽ vẽ.
+ Vẽ màu vào các mảng, dùng các màu để thể hiện các sắc độ đậm nhạt. Thường xuyên so sánh các sắc độ đậm nhạt giữa các mẫu vật với nhau.
+ Quan sát, đối chiếu bài với mẫu. Chú ý thể hiện được sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật. Các mảng màu phải tạo được sự liên kết để làm cho bức tranh thêm hài hòa, sinh động. Vẽ màu nền, không gian, bóng đổ để hoàn thiện bài.
Hoạt động 3: (25')Hướng dẫn học sinh thực hành:
a, Mục tiêu: Giúp HS thực hành vẽ màu tranh tĩnh vật 
b, Nội dung: HS thực hành vẽ màu.
c, Sản phẩm: HS trình bày tranh hoàn chỉnh của mình
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem bài của học sinh khóa trước để rút kinh nghiệm.
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh.
- Chú ý:
 + Nên xác định vị trí các mảng màu trước.
 + Vẽ màu từ nhạt đến đậm.
 + Các sắc độ phải chuyển tiếp nhẹ nhàng.
 + Thể hiện sự tương quan màu sắc, ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau của các mẫu vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hành vẽ màu theo yêu cầu GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Thực hành:
- HS quan sát.
- HS vẽ bài.
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
4. Hoạt động vận dụng:
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 Em tự bày mẫu lọ hoa và quả để vẽ
Vẽ màu lọ hoa và quả
Sưu tầm bài vẽ của họa sĩ, học sinh về lọ hoa và quả vẽ màu
* Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- Em nghiên cưú cấu trúc, hình dáng lọ hoa và các loại quả
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
BÀI 26: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm hiểu một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kì Phục hưng ở Ý.
2. Năng lực
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, 
3. Phẩm chất
HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên:
- Tranh trong bộ đồ dùng mĩ thuật 6, sgk, sgv
2. Học sinh:
- Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh về những công trình mĩ thuật Ý thời PH.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện:
- Giới thiệu bài: (1')
 Nước Ý là cái nôi khởi nguồn của nền nghệ thuật Phục Hưng. Ở thời ì Phục hưng, bên cạnh kiến trúc và điêu khắc thì hội hoạ Ý phát triển rất mạnh mẽ. Trong thời kì này đã xuất hiện những hoạ sĩ thiên tài cùng với các tác phẩm bất hủ. Để hiểu rõ hơn về mĩ thuật Ý, hôm nay chúng ta cùng học bai 26.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: (12') Tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kì Phục Hưng ý:
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kì Phục Hưng ý
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS nêu khái quát được thời kì Phục Hưng ý
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Nhắc lại một vài nét về lịch sử của Hi Lạp cổ đại?
?Vài nét về lịch sử La Mã cổ đại?
=> Văn hoá Hi Lạp, La Mã phát triển đến đỉnh cao, đóng góp vào kho tàng văn hoá của nhân loại những kệt tác bất hủ.
? Hoàn cảnh ra đời của thời kì Phục Hưng ý?
? Theo em hiểu kì Phục hưng có ý nghĩa gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Một số nét khái quát về thời kì Phục Hưng ở ý:
- Hi Lạp nằm bên bờ Địa Trung Hải, có sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ từ rất sớm và điển hình. Là quốc gia hưng thịnh nhất về văn hoá trong thế giới cổ đại phương tây.
- La Mã là 1 công xã ở miền trung bán đảo ý, sau đó đã trở thành 1 quốc gia rộng lớn, 1 đế quốc hùng mạnh. La Mã đã từng đánh chiếm Hi Lạp song lại bị nền văn hoá của Hi Lạp chinh phục lại.
- Dưới sự thống trị hà khắc độc đoán của giáo hoàng và chế độ nhà thờ thiên chúa giáo trong gần 10 tkỉ( từ tkV-XV) , những giá trị văn hoá nhân văn bị cấm đoán triệt để , hình tượng con người ít được xhiện trong các tác phẩm mĩ thuật, hình vẽ trong tranh khô cứng vì những qui định ngặt nghèo của nhà thờ.
- Giai cấp tư sản ý mang tư tưởng nhân văn CN, thể hiện ở lòng yêu thương con người, đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người, muốn thoát khỏi sự thống trị hà khắc của nhà thờ thiên chúa giáo. Và họ bắt gặp tu tưởng này trong nghệ thuật Hi Lạp, La Mã cổ đại.
- Là khôi phục và là hưng thịnh hơn nền văn hoá Hi - La sau một thời gian dài bị sự thống trị hà khắc, độc đoán của nhà thờ thiên chúa giáo.
- Văn hoá PH, người ta say mê cái dẹp của con người, sự kì vĩ của thiên nhiên; say mê nghiên cứu, khám phá khoa học...con người sống lạc quan, yêu đời hơn.
Hoạt động 2: (18') Tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật Ý thời PH:
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Ý thời PH
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS nêu vài nét về mĩ thuật Ý thời PH
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Thời kì này mĩ thuật phát triển dựa trên cơ sở những phát minh khoa học, tìm ra luật xa gần, chất liệu mới là sơn dầu các ý tưởng sáng tạo được phát huy cao độ và triệt để.
? ND, tính chất của văn hoá PH?
? Sự phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng?
? Các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng?
* Giai đoạn đầu tiên:
* Giai đoạn thứ hai:
* Giai đoạn thứ ba: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật ý thời kì PH
- Là phong trào đấu tranh của nhân dân ý, các nước châu âu trên mặt trận văn hoá, tư tưởng chống lại chế độ nhà thờ thiên chúa giáo.
- Mục tiêu là giải phóng con người khỏi sự đói nghèo, dốt nát, hướng về một cuộc sống hạnh phúc, con người làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên vươn tới cái đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm.
- Mĩ thuạt phát triển mạnh, vươn tới cái đẹp vật chất và tinh thần.
- Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, tranh tuờng phát triển mạnh.
a. Giai đoạn đầu: TK XIV: 
- Mở đầu xu thế hiện thực.
- Hình thành 2 trung tâm mĩ thuật lớn nhất là : Fơ-lo-răng-xơ và Xiên –nơ , đào tạo những hoạ sĩ cho ý và các nước lân cận.
- nh thức sáng tác: vẽ theo xu hướng hiện thực: tả thực , lấy con người là trung tâm, là hình ảnh chính, với các bức bích hoạ lớn về kinh thánh.
- Hoạ sĩ tiêu biểu: Xi-ma-buy, giôttô...
b. Giai đoạn tiền PH:TK XV
- Trung tâm hội hoạ lớn là :Fơ- lô - răng-xơ, Vơ-ni-dơ
- Đặc điểm nổi bật ở gd này: Đề tài tôn giáo được khai thác triệt để, và đề tài lịch sử, nhân vật huyền thoại cũng được khai thác.
- Với các hoạ sĩ: Ma-dắc-xi-ô, Bôt-ti-xen-li.
c. Giai đoạn cực thịnh: TK XVI
- Đây là tk mà mĩ thuật ý đạt tới đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng, mẫu mực về hình ảnh.
- Trung tâm mĩ thuật lúc này là Rô-ma( thủ đô ý)
- Xuất hiện nhiều thiên tài hội hoạ, cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và mang gt nghệ thuật cao.
- Hoạ sĩ tiêu biểu: Lê-ô-na đơ vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en...
Hoạt động 3: (6') Đặc điểm chính của mĩ thuật ý thời kì PH:
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm chính của mĩ thuật ý thời kì PH
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS nêu đặc điểm chính của mĩ thuật ý thời kì PH
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
? Tóm lại những vấn đề trên hãy nhận xét về mĩ thuật thời kì này có đặc điểm gì nổi bật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì PH:
- Thường lấy đề tài sáng tác trong tôn giáo, thần thoại, nhân vật lịch sử, để tái tạo cuộc sốngvà khung cảnh con người đương thời
- Hình ảnh con người cân đối về tỉ lệ, thể hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực;. diễn tả được ánh sáng, chiêu sâu không gian trong tác phẩm.
- Các hoạ sĩ là những nhà khoa học, uyên bác, đa tài.
- Xu hướng hiện thực ra đời đạt tới đỉnh cao trong sáng, mẫu mực.
3. Hoạt động luyện tập( 3’)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Gv tóm tắt ý kiến của học sinh phát biểu và củng cố nội dung bài học.
4. Hoạt động vận dụng:
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu củ GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Sưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật ý thời kỳ phục hưng
Tìm thêm đặc điểm của mĩ thuật ý thời kỳ phục hưng 
 ? Theo em hiểu kì Phục hưng có ý nghĩa gì?
* Hướng dẫn về nhà
 - Chuẩn bị

File đính kèm:

  • docxgiao_an_my_thuat_lop_7_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx