Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Chương trình học cả năm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức:
- Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3
- Hình vẽ phóng to hình 1.1( hoặc 1 cái đèn pin để làm TN như hình)
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- sách giáo khoa, sách bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
c) Sản phẩm:
- Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu?
- Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Vật lí Lớp 7 - Chương trình học cả năm

g trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C5, C6, C7. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài học trả lời C5, C6, C7. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C5, C6, C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C5, C6, C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. III. VẬN DỤNG C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. C6: Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp tai nghe được âm rõ hơn. C7: Âm truyền từ tàu tới đáy biển mất ½ giây. Độ sâu của đáy biển: 1500. ½ = 750m Phụ lục : PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Câu nào sau đây không đúng? A. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm. B. Trong hang động nếu có nguồn âm thì sẽ có tiếng vang. C. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn dội lại gọi là âm phản xạ. D. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau 1/15 giây so với âm phát ra. Câu 2: Trong các câu phát biểu sau câu nào sai? A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt. B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt. C. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt. D. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt. Câu 3: Trong con dông ta nghe tiếng sấm rền. Chọn câu giải thích đúng nhất. A. Do nguồn âm phát ra từ rất xa. B. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra đến mặt đất lớn hơn 1 giây. C. Tia sét chuyển động nên khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền. D. Sấm rền là do sự phản xạ âm từ các đám may giông trên bầu trời xuống mặt đất. Câu 4: Những vật nào sau đây phản xạ âm tốt? A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, vải, bông. C. Sắt, thép, đá. D. Lụa, nhung, gốm. Câu 5: Những vật hấp thụ âm tốt là vật: A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém. C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. hấp thụ ánh sáng tốt. Tuần: 15 Ngày soạn: Tiết: 15 Ngày dạy: BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để nhận biết những tiếng ồn gây ô nhiễm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nêu được kết luận về ô nhiễm tiếng ồn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm, kể tên các tiếng ồn thường gặp ở nơi mình sinh sống gây ô nhiễm, đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất vấn đề các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. - Có ý thức về chống ô nhiễm tiếng ồn. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Hình vẽ phóng to hình 15.1; 15.2; 15.3 Học sinh: - Kẻ sẵn bảng trang 44/ C3 vào vở III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ a) Mục tiêu: Kiểm tra việc tiếp thu bài cũ và học bài ở nhà của HS b) Nội dung:* Câu hỏi: c) Sản phẩm: * Đáp án: d)Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS lên bảng trình bày. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Kiểm tra việc tiếp thu bài cũ và học bài ở nhà của HS *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Có tiếng vang khi nào? + Ta nghe được âm to hơn khi nào? + Ta nghe được âm rõ hơn khi nào? *Báo cáo kết quả + Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. + Ta nghe được âm to hơn khi âm phản xạ truyền đến tai cùng 1 lúc với âm phát ra. + Ta nghe được âm rõ hơn khi làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Đa số các em nắm bài và học bài đầy đủ * Câu hỏi:+ Có tiếng vang khi nào? + Ta nghe được âm to hơn khi nào? + Ta nghe được âm rõ hơn khi nào? * Đáp án:+ Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. + Ta nghe được âm to hơn khi âm phản xạ truyền đến tai cùng 1 lúc với âm phát ra. + Ta nghe được âm rõ hơn khi làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn 2. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu:Kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Các biện pháp thường được sử dụng để ô nhiễm do tiếng ồn. b) Nội dung:Giúp HSthấy đượchiện nay tiếng ồn gây ô nhiễm xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. c) Sản phẩm: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Xuất phát từ thực tế cuộc sống có nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Các tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu đến thần kinh của con người, ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm và phải làm thế nào hạn chế bớt những tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: Đứng tại chỗ trả lời. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. 3.Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu:Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. b) Nội dung:Biết được tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó không gây ô nhiễm tiếng ồn. Thống nhất lí do gây ô nhiễm tiếng ồn. c) Sản phẩm: Phân biệt được tiếngồn và tiếng ồn gây ô nhiễm. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Hãy tìm hiểu nhận xét và kết luận *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Quan sát vàtrả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn C1: - Hình 15.2.Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. - Hình 15.3.Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến học tập của học sinh) Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn tovà kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của conngười. Hoạt động 2.2: Dựa vào kết luận nêu trên, em hãy cho biết trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: C2.Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: đọc C2 suy nghĩtrả lời . - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: b, d. Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe → Ô nhiễm tiếng ồn. 3. Hoạt động 3: Một số biện pháp phòng chống ô nhiễm do tiếng ồn a) Mục tiêu:Tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. b) Nội dung:Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? c) Sản phẩm: Trả lời câu C3 và C4 theo nhóm ra bảng phụ d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 14 về phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành C4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Thảo luận làm ra bảng nhóm và trình bày ra bảng phụ. - GV:Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả:HS trả lời theo nhóm trên bảng phụ câu C3. Cá nhân HS trả lời C4. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: C3: + Cấm bóp còi inh ỏi. + Trồng cây xanh. + Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa,... C4: a. Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . . b. Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . . 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu:Kiểm tra sự hiểu bài của các em qua trả lời câu hỏi C5, C6. Giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và yêu thích môn học. b) Nội dung:HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và cá nhân trả lời. Vận dụng kiến thức vừa học giải quyết câu C5, C6 c) Sản phẩm: Câu trả lời C5, C6 d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Vận dụng kiến thức vừa học trả lời C5, C6. *Thực hiện nhiệm vụ học tậpHS: Làm việc cá nhân. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đứng tại chỗ trả lời *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3: + Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai. + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác; xây tường ngăn giữa chợ và lớp học bằng cách đóng các cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh ... C6: - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập. Phòng hát đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài. Câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng - Hãy nêu kết luận về ô nhiễm do tiếng ồn? - Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn . - Nắm được các biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn. - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. *Tích hợp môi trường : Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn : + Trồng cây : Trồng cây xung quanh trường học,bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn. + Lắp đặt thiết bị giảm âm : Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: Thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào. + Đề ra nguyên tắc : Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. + Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu. + Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như : Máy bay phản lực, các động cơ máy khoan cắt rèn kim loại , .. khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn xây dựng các thiết bị xây dựng các trường học bệnh viện khu dân cư xa các nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, học sinh cần thực hiện các nếp sống văn hoá tại trường học. Bước nhẹ khi lên cầu thang. Không nói chuyện trong lớp học không nô đùa ,mất trật tự trong trường học Tuần: 16 Ngày soạn: Tiết: 16 Ngày dạy: BÀI 16: ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh. - Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống - Hệ thống hoá lại kiến thức của chương II. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, ôn tập các vấn đề yêu cầu của kiến thức đã học về âm học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra sản phẩm thảo luận nhóm. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức: Xác định các vấn đề về âm thanh như nguồn phát (nguồn âm), môi trường truyền âm, vật phản xạ âm tốt và xấu, phản xạ âm và tiếng vang. - Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, các vấn đề thực tiễn giải thích về độ cao và độ to của âm, chống ô nhiễm tiếng ồn. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được các kiến thức về âm học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm. - Trung thực: Làm việc nghiêm túc, ghi nhận và đánh giá các sản phẩm học tập khách quan, có tiêu chí, trung thực trong kết quả của nhóm. - Trách nhiệm: Làm việc cá nhân tích cực, chuẩn bị đầy đủ cho nội dung bài học, thảo luận nhóm tích cực. - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt; cảm thông và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. - Yêu nước: Ý thức xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại chống ô nhiễm tiếng ồn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Powerpoint trò chơi ô chữ. - Phiếu học tập cho các nhóm. 2. Học sinh: -Xem nội dung của “Bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học”. - Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. - Công cụ hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức âm học. - Đồ dùng học tập cá nhân. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung:Nhận biết được vai trò của âm thanh trong cuộc sống thông qua trò chơi ô chữ hình 16.1 trang 46, SGK Vật Lí 7. c) Sản phẩm: Giải trò chơi ô chữ. d)Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Học sinh chia nhóm hoạt động theo tổ. + Mỗi tổ thực hiện giải mã các ô chữ theo thời gian quy định, hết thời gian các nhóm trình bày sản phẩm. + Giải mã ô chữ quan trọng cần tìm? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trình bày sản phẩm. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên chốt vấn đề cần tìm hiểu trong trò chơi ô chữ này. Trò chơi ô chữ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức trong chương II: Âm học b) Nội dung: Thiết kế sơ đồ tư duy ôn tập chương II: Âm học. c) Sản phẩm:Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy theo thiết kế mà nhóm đã chọn.Gợi ý: d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Mỗi nhóm nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy theo tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức của chương II. Âm học. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:Hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Hỗ trợ, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thiết kế. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ. Sơ đồ tư duy tổng kết chương II. Âm học 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung chương. b) Nội dung: Hệ thống BT của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 8 câu hỏi phần tự kiếm tra trang 45 SGK Vật Lí 7. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Phụ lục (Bài tập) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu 1 đến câu 7 phần Vận dụng d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức để giải thích câu C1 đến C6. - GV chốt lại kiến thức sau khi các thành viên lớp đã nhận xét. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C1 đến C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C1 đến C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. III. VẬN DỤNG Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: PHỤ LỤC TRÒ CHƠI Ô CHỮ Giải ô chữ Vật Lý 7 Bài 16 trang 46 Theo hàng ngang: 1. Môi trường không truyền âm. 2. Âm có tần số lớn hơn 20000Hz. 3. Số dao động trong một giây. 4. Hiện tượng âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn. 5. Đặc điểm của các nguồn phát âm. 6. Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. 7. Âm có tần số nhỏ hơn 20Hz. Từ hàng dọc là gì? Lời giải: Từ hàng dọc: ÂM THANH PHỤ LỤC BÀI TẬP Bài 1 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Viết đầy đủ các câu sau đây: a. Các nguồn âm phát ra đều ..... b. Số dao động trong 1 giây gọi là ...... Đơn vị tần số là .... c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ...... (dB). d. Vận tốc truyền âm trong không khí là ...... Lời giải: a. Các nguồn âm phát ra đều dao động. b. Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề xi ben (dB). d. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 2 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Đặt câu với các từ và cụm từ sau: a. tần số, lớn, bổng. b. tần số, nhỏ, trầm. c. dao động, biên độ lớn, to d. dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. Lời giải: a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (bổng). b. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (trầm). c. Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to. d. Dao động càng yếu, biền độ nhỏ, âm phát ra càng nhỏ. Bài 3 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy cho biết âm có thể truyền qua môi trường nào sau đây? a) Không khí b) Chân không c) Rắn d) Lỏng Lời giải: Âm có thể truyền qua môi trường: a) không khí; c) rắn; d) lỏng Bài 4 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Âm phản xạ là gì? Lời giải: Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn. Bài 5 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Tiếng vang là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Âm phản xạ. B. Âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra. C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai. D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. Lời giải: Chọn câu D: Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. Bài 6 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy chọn từ thích hợp: mềm, cứng, nhẵn, gồ ghề để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật...và có bề mặt ... b. Các vật phản xạ âm kém là các vật...và có bề mặt ... Lời giải: a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn. b. Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ
File đính kèm:
giao_an_mon_vat_li_lop_7_chuong_trinh_hoc_ca_nam.docx