Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

 GDMT:

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Phẩm chất:

 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.

 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu

 2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

 

docx 201 trang linhnguyen 14/10/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2
n tranh. Với sự viện trợ của Mĩ, Pháp thực hiện "Kế hoạch Rơve", mục tiêu cắt đứt các đường liên lạc của ta và chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần 2.
Trên cơ sở tình hình và phá âm mưu của địch, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Sau chiến dịch Biên giới, quân ta liên tiếp giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, đối phó
1. Hoàn cảnh lịch sử mới:
- Thế giới: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (nối liền với hậu phương các nước XHCN).
- Trong nước: Pháp liên tiếp thất bại.
- Pháp lệ thuộc Mĩ: Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
- Âm mưu của Pháp: khoá cửa biên giới Việt Trung chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
- Chủ trương của ta: 6.1950 ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm:
Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông đường biên giới, mở rộng và củng cố Việt Bắc.
- Diễn biến:
+ Ngày 16/9/1950 ta đánh Đông Khê.
+ Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê.
+ Địch cho quân từ Cao Bằng đánh xuống, từ Lạng Sơn đánh lên để ứng cứu cho Đông Khê.
+ Ta: mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4.
+ 22/10/1950 địch rút khỏi đường số 4.
- Kết quả:
+ Khai thông 750 km đường biên giới.
+ Giải phóng 35 vạn dân.
+ Hàng lang Đông Tây bị chọc thủng.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
- Ý nghĩa: Ta chuyển sang thế chủ động tiến công.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ - Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương.
b) Nội dung: Học sinh tự đọc và tìm hiểu
 c) Sản phẩm: HS đọc sgk
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Đọc sgk và trả lời câu hỏi:
- Sau khi thất bại ở chiến dịch biên giới Pháp lâm vào thế bị động Pháp đẩy mạnh âm mưu gì ?
- Để thực hiện âm mưu đó Pháp, Mĩ đã làm gì ?
- Em có nhận xét gì về sự cấu kết giữa Pháp + Mĩ ? 
- Sự cấu kết đó có ảnh hưởng gì cho kháng chiến ?
- Pháp: muốn giành lại quyền chủ động:
+ Mĩ tăng viên trợ.
+ Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23/12/1950).
+ Tháng 12/1950 đề ra kế hoạch Đờ-Lát-Đờ-Tát-Xi-Nhi
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ của Đảng (2/1951)
a) Mục tiêu: Trình bày được nội dung chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS khai thác thông tin thông qua làm việc cá nhân (hoặc cặp đôi) để tóm lược nội dung chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
GV tổ chức cho HS khai thác thông tin thông qua làm việc cá nhân (hoặc cặp đôi) để tóm lược nội dung chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Mở rộng kiến thức: GV giải thích cho HS tại sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được đánh giá là Đại hội của kháng chiến thắng lợi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
- B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm 1: Hoàn cảnh đưa đến Đai hội đai biểu toàn quốc lần 2.
- Nhóm 2, 3: Nội dung Đai hội.
- Nhóm 4: Ý nghĩa Đai hội.
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Cho học sinh thấy được vai trò to lớn của Bác, tinh thần không sợ huy sinh gian khổ tham gia trực tiếp chiến dịch và đã xây dựng được đường lối cách mạng Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ II
- 1. Hoàn cảnh:
- Tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần 2 họp tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang.
2. Nội dung:
- Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam.
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra công khai, đổi tên là Đảng lao động Việt Nam.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng.
3. Ý nghĩa: 
- Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời
Câu 1: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng.
B. Để đánh bại kế hoạch Rơve.
C. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới.
D. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
Câu 2: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) họp tại đâu?
A. Pác Bó (Cao Bằng).	B. Chiêm Hoá (Tuyên Quang).
C. Ma Cao (Trung Quốc),	D. Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 3: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đại hội kháng chiến thắng lợi.	B. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
C. Đại hội kháng chiến toàn dân.	D. Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu 4: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu?
A. Chợ Mới, Bắc Kạn.	B. Chợ Bến, Hòa Bình.
C. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.	D. Nghĩa Lộ, Yên Bái.
Câu 5: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?
A. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.
B. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
C. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân
D. Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình
Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH?
A. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
B. Khai thông biên giới Việt-Trung.
C. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
D. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 7: Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là
A. Địa hình tác chiến.	B. Đối tượng tác chiến.
C. Loại hình chiến dịch.	D. Lực lượng chủ yếu.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ở nhà
c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm
d) Cách thức tiến hành hoạt động
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
- Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến tháng Biên giới thu – đông 1950 của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?
Tại sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được đánh giá là Đại hội của kháng chiến thắng lợi.
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
- Bộ sưu tập về hình ảnh hoặc tư liệu liên quan đến tiết học sau. 
- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
*********************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết: 35, Bài 26 BƯỚC PHÁT TRIỂN MỞI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ năm 1951-1953. Ý nghĩa của sự kiện đó.
- Chủ động mở nhiều chiến dịch đánh địch 1951-1952 (chiến dịch Hòa Bình- Tây Bắc).
2. Năng lực:
- năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
- Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng lược đồ, bản đồ,
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết, nhân ái
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh... 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
(Linh hoạt kết hợp với giới thiệu bài mới thông qua trò chơi “Ngôi sao may mắn”) 
3. Bài mới:
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
a. Mục tiêu: 
- Kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của HS -> dẫn dắt vào bài mới.
b) Nội dung: GV mời HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn”. GV quy định rõ thể thức trò chơi. HS nắm thể thức trò chơi.
Mỗi tổ được chọn một ngôi sao may mắn. Có 5 ngôi sao, đằng sau mỗi ngôi sao là một câu hỏi tương ứng. Nếu trả lời đúng câu hỏi thì được 10 điểm , nếu trả lời sai không được điểm và tổ khác được quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ là 15 giây. 
c) Sản phẩm:
 d) Tổ chức thực hiện:
- GV chuẩn bị nội dung, thể thức trò chơi. 
- HS được quyền chọn một ngôi sao bất kỳ, mỗi một ngôi sao là một kiến thức liên quan đến nội dung bài cũ và phải trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng thì ngôi sao lần lượt được mở, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền chơi cho bạn khác. HS trả lời -> GV chốt ý, quyết định điểm của các em thông qua trò chơi và dẫn vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
a) Mục tiêu: Những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ năm 1951-1953. Ý nghĩa của sự kiện đó.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
- B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm) thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
Nhóm 1 tìm hiểu về tình hình chính trị có những sự kiện gì
Nhóm 2 tìm hiểu tình hình kinh tế có những thành tựu gì?
Nhóm 3 Tìm hiểu tình hình giáo dục
Nhóm 4 tìm hiểu tình hình văn hóa
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
Các nhóm khác bổ sung
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
. 
1. Chính trị
- Ngày 3/3/1951 mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt.
- Ngày 11/3/1951 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời.
2. Kinh tế
- Năm 1952 đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Chấn chỉnh thuế khoá.
- Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.
- Tháng 4/1953 - 7/1954 thực hiện 5 đợt cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
- Cuối năm 1953 cấp 18 vạn ha đất cho nông dân.
3 Giáo dục:
- Tháng 7/1950 tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm.
4 Văn hoá:
+ Phong trào thi đua yêu nước lan rộng khắp ngành.
+ Ngày 1/5/1952 Đại hội thi đua toàn quốc lần I tại Việt Bắc. Tuyên dương 7 anh hùng.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những thắng lợi trên chiến trường.
b) Nội dung: Học sinh tự đọc và tìm hiểu
 c) Sản phẩm: HS đọc sgk ghi nhớ các sự kiện
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
1) Chiến dịch ở trung du và đồng bằng.
- Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám và Quang
Trung.
2)	Chiến	dịch	ở rừng núi.
-	11/10/1951->
23/2/1952	chiến dịch Hoà Bình.
Chiến	dịch	Tây Bắc.
1953: Chiến dịch Thượng Lào.
 C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức Những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ năm 1951-1953. Ý nghĩa của sự kiện đó.
 b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu HS chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghệm khách quan
1. Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì ?
A. Chấn chỉnh chế độ thuế khoá.
B. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
D. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
2. Từ năm 1951 đến 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất ?
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951).
B. Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt (3/3/1951).
C. Hội nghị thành lập “liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào”.
D. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952).
3. Trong kháng chiến chống Pháp (1951-1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất ?
A. Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951).
B. Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp (1951).
C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).
D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952).
4. Đảng và chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất vì nhiều lý do, lý do nào sau đây không đúng ?
A. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong Kiến đối với nông dân.
B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cuộc kháng chiến.
D. Vì giai cấp địa chủ là trở lực cho cuộc kháng chiến.
+ Phần tự luận
- Nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ?
 Dự kiến sản phẩm
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu
 1
 2
 3
 4
ĐA
 D
 A
 B
 D
 + Phần tự luận............................................
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện câu hỏi
- Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cảu quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước dông - xuân 1953 - 1954.
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
 Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 36, Bài 27
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953- 1954)
I- MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava
- Nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Năng lực :
 - Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
 - Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện ,đọc bản đồ chiến sự 
- Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào
3. Phâm chất : 
 Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Bản đồ Đông Xuân 1953-1954, tranh ảnh liên quan . 
 2. Học sinh
Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
a. Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem 1 bức ảnh tướng Na va..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời
c. Sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: tướng Na va.
d) Tổ chức thực hiện
 GV cho HS xem 1 bức ảnh tướng Na va..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên?
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Năm 1953 Đảng đã quyết định mở cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 nhằm phân tán lực lượng của địch ở Bắc Bộ, với thắng lợi đạt được ta chủ động mở chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định số phận của Pháp ở Đông Dương.
B.HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 I/ KẾ HOẠCH NA VA CỦA PHÁP MỸ.
a) Mục tiêu: Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của TD pháp và can thiệp Mĩ trong k/h Nava 
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
thời gian 10 phút
c) Sản phẩm: (phần nội dung chính)
d) Tổ chức thực hiện
HOAT ĐỘNG CỦA GV_HS
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Các em đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
+ Trình bày nội dung kế hoạch Na-va
GV: Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava?
Bước 2; Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc sách giáo khoa và quan sát trên lược đồ để trình bày. Trong quá trình thực hiện giáo viên hộ trợ hs bằng các câu hỏi gợi mở
-Vì sao, Kế hoạch Nava ra đời?
HS: HS suy nghĩ để trả lời
+Pháp gặp nhiều khó khăn ...
+ Dựa vào Mỹ để tìm thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự
- Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava chia làm mấy bước
Bước 3. HS báo cáo:
Bước 4- Kết luận, nhận định: 
Sau đó GV khắc sâu một lần nữa qua phân tích và trình bày trên lược đồ.
 GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
Như vậy kế hoạch Nava Pháp-Mĩ dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với mục đích “chuyển bại thành thắng” kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Âm mưu của Pháp Mĩ có thành công hay không chúng ta sang tiếp túc tìm hiểu phần II của bài...
7/5/1953 Na Va được cử sang làm tổng chỉ huy quân đội pháp ở Đông Dương và kế hoạch Nava nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Nội dung: Chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu - Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Pháp xin tăng thêm viện trợ, tăng thêm quân, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn.
II/ CUỘC CHIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
a) Mục tiêu: trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đ-Xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ được cuộc tiến côn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx