Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

2. Năng lực:

- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ

-Năng lực cảm thụ văn học.

3. Phẩm chất: HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.

 

doc 432 trang linhnguyen 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
G cho h/s quan sát lại hệ thống luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 
 Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, thì luận điểm đó không đủ để là rõ vấn đề một cách toàn diện tinh thần yêu nước của đồng bào ta. 
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày xưa như thế nào ?)
2. Luận điểm trên cũng không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. Bởi vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được 
Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong bảng hệ thống ?
2. Qua việc tìm hiểu trên em rút ra nhận xét gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Bảng hệ thống 1 : đạt yêu cầu. Vì rất chính xác, các luận điểm có sự liên kết với nhau, không bị trùng lặp.
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí: Có luận điểm (a) là cơ sở, tiền đề cho các luận điểm khác.
- Luận điểm (b) kế thừa phát triển ýý của luận điểm (a), trả lời câu hỏi vì sao phải thay đổi phương pháp học tập cũ.
- Luận điểm (c) là kết luận, cái đích của bài đó là ưu điểm và hiệu qủa của phương pháp học tập mới so với phương pháp cũ.
G: Như vậy, bảng hệ thống (1) chỉ đưa ra ba luận điểm nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới làm sáng tỏ vấn đề, luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển luận điểm trước.
Bảng hệ thống 2:
- Luận điểm chưa chuẩn xác, chưa phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày lộn xộn vừa thiếu vừa thừa, các luận điểm chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau:
 + Có luận điểm không chính xác vì không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ dược nâng cao (lđa); cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyênđổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng (lđb).
 + Có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề: (lđc) vì chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập.
=> Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trước đó.
 Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc (bởi mạch văn không thông suốt), cac sý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo (ví dụ : ý  ‘cần đổi mới phương pháp học tập’ sẽ phải nói đi nói lại suốt bài. 
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Khái niệm luận điểm.
- Trong bài văn nghị luận, luận đểm là một hệ thống. Có luận điểm chính (cái đích hướng tới của bài viết), có luận điểm phụ (luận điểm xuất phát).
 II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: 
- Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: 
Các luận điểm cần:
 + Chính xác, phù hợp.
 + Liên kết với nhau.
 + Phân biệt rành mạch với nhau.
 + Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
3. Ghi nhớ: sgk/75
IV. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(23 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về Luận điểm, các mối quan hệ của luận điểm trong bài văn nghị luận giải quyết các bài tập. 
2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (bài 2).
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá HS
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 1,2
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Bài tập 1:
- Không phải là luận điểm. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, vì đoạn văn không giải thích, chứng minh và làm rõ ýý đó.
- Không phải luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên.” vì tác giả đã đưa ra lời bác bỏ. 
=> Luận điểm: “ Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”. 
 2. Bài tập 2:
a, Nếu phải viết bài tập làm văn giải thích vì sao có thể nói “Giáo dục là chìa khoá của tương lai” :
- Chọn luận điểm 1,2,3,4,6,7
- Bỏ luận điểm 5: “Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời” vì vấn đề nghị luận (luận điểm trung tâm) của bài văn là : Giáo dục mở ra tương lai của loài người trên Trái Đất mà luận đểm này không có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề trên.
b, Điều chỉnh và sắp xếp:
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh chế độ gia tăng dân số ; thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống ... trong tương lai.
- Do đó, giáo dục là chĩa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Bởi vậy giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: chuyển giao nhiệm vụ
 Tìm một số đoạn văn mang luận điểm trong các văn bản Nghị luận cổ mới học (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta).
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc cá nhân
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: (1 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 
3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Chuẩn bị bài viết đoạn văn trình bày luận điểm:
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 25:	 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
 Bài 24. Tiết : Tập làm văn
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Nhận thức được tàm quan trọng của việc trình bày luận điểmtrong một bài văn nghị luận. Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch, qui nạp. 
2.Năng lực:Rèn kĩ năng phân tích đoạn văn nghị luận, xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận, viết hai đoạn văn nghị luận: Diễn dịch, qui nạp.Năng lực viết đoạn văn trình bày luận điểm.
3. Phẩm chất: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài TLV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Kế hoạch bài học.
 - Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút)
1. Mục tiêu: 
- HS hiểu luận điểm, cách lập luận, bố cục), luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận 
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu 
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: chuyển giao nhiệm vị:
Câu 1: Luận điểm là gì? có mấy cách trình bày đoạn văn thường gặp?
Câu 2: Trong “ Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan điểm xác định chủ quyền của một quốc gia, một dân tộc như thế nào? Hãy phân tích làm rõ điều đó.
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm:
Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền (8 câu ).
- Xác định độc lập, chủ quyền:
+ Văn hiến: lâu dài
+ Cương vực lãnh thổ: Núi sông, bờ cõi ..
+ Phong tục tập quán: Phong tục Bắc - Nam 
+ Lịch sử, chế độ: Triệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên – phép đối xứng.
- Lập luận:
+ Từ ngữ: Từng nghe, như, vốn, đã lâu, từ, cùng, tuy, song; 
+ Dùng biện pháp so sánh đối chiếu tương ứng.
=> Bằng lập luận, phép đối chiếu tác giả vạch rõ thế nào là đất nước độc lập có chủ quyền.
* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
Luận điểm có thể nằm ở đầu hoặc ở những vị trí khác trong đoạn văn. Khi viết câu văn mang luận điểm ta thường sử dụng những cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn:
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được 
+ Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
+ Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1.Xác định câu chủ đề (câu nêu lđ) trong mỗi đoạn văn?
2. Nhận xét vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn (đầu đọan hay cuối đoạn)?
3. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn?
4. Từ hai VD trên, em hãy nhận xét có mấy cách trình bày đoạn văn ? Đó là những cách nào? 
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn:
a, Thật là chốn hội tụ .muôn đời.
b, Đồng bào ta ngày nay .ngày trước.
2. Vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn :
- Đ1: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
- Đ2: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. 
3. * - Đ1: được viết theo cách quy nạp.
- Đ2: được viết theo cách diễn dịch.
* Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn:
 + Để làm sáng tỏ luận điểm “Thành Đại La thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời”, tác giả đưa ra những luận cứ :
- Thành Đại La vốn là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Vị trí: trung tâm trời đất.
- Thế đất qúy hiếm: rồng cuộc, hổ ngồi.
- Dân cư: đông đúc, muôn vật phong phú tốt tươi.
- Nơi thắng địa (Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp).
+ Ở đoạn văn (b) để làm sáng tỏ cho luận điểm “Đồng bào ngày trước” tác giả đưa ra những luận cứ :
- Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng trẻ thơ.
- Theo không gian, vùng miền: kiều bào ở nước ngoài – vùng bị tạm chiến trong nước; miền xuôi – miền ngược.
- Theo vị trí công tác, ngành nghề: chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương – công nhân – nông dân - điều chủ.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận của đoạn văn?
2. Cách lập luận trên có tác dụng gì (Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyêt phục mạnh mẽ không?
3. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trên trong đoạn văn? Nếu tác giả đưa nhận xét về Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng ... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu qủa diễn đạt đoạn văn có thay đổi không ? Vì sao?
4. Trong đoạn văn những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được sắp xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có tác dụng gì (có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không)? Vì sao?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
- Luận điểm: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó.-> Đoạn quy nạp.
- Sử dụng tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, qúy chó, mua chó, sung sướng bù khú với chó/ bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu).
2. Cách lập luận trên làm rõ bản chất chó má của giai cấp địa chủ (vợ chồng Nghị Quế).
 3. - Cách đưa các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm rất đầy đủ, chặt chẽ, sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí -> Nếu thay đổi sẽ làm cho luận điểm bị mờ nhạt đi, đoạn văn rời rạc không liên kết.
 4.Cách viết ấy làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn. Vì nó chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn xoáy sâu vào luận điểm, vào vấn đề làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú hơn.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn: 
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
- Câu chủ đề của đoạn văn:
 + Diễn đạt ngắn gọn, rõ ý, chính xác nội dung luận điểm.
 + Vị trí: nằm ở đầu đoạn (cách diễn dich) hoặc cuối đoạn (cách quy nạp).
- Luận cứ phải đầy đủ, toàn diện. 
- Lập luận phải có sự liên kết chặt chẽ, theo một trật tự hợp lí.
- Lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục.
3. Ghi nhớ: sgk/ 81
II. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(23 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về Luận điểm, các mối quan hệ của luận điểm trong bài văn nghị luận giải quyết các bài tập. 
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân (bài 3,4), HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (b2).
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá HS
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 1, 2, 3, 4
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Bài tập 1:
N1: Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
N2: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
- Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. 
 2. Bài tập 2:
- Luận điểm: Tế Hanh là một người rất tinh tế (tinh lắm).
 - Luận cứ:
 + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
 + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần.
-> Nhận xét: các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ vậy, độc giả càng đọc càng thấy hứng thú.
 3. Bài tập 3:
* Luận điểm 1: Học phải kết hợp với làm ..
- Luận cứ: 
 + Làm bài tập là thực hành bài học lí thuyết -> Hiểu kiến thức sâu hơn.
 + Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
 + Làm bài tập là rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh 
-> Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì mới đầy đủ vững chắc.
* Luận điểm 2: Học vẹt không phát
- Luận cứ: 
 + Học vẹt là học thuộc lòng giống như con vẹt học nói tiếng người, không hiểu hoặc hiểu lơ mơ, chóng quên.
 + Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà không đem lại hiệu qủa gì.
 + Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học phải dựa trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức về vấn đề.
 4. Bài tập 4:
- Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu.
- Cac luận cứ được sắp xếp theo thứ tự sau :
 + Mục đích của văn giải thích: văn giải thích viết ra là nhằm làm cho người đọc hiểu.
 + Giải thích dễ hiểu thì người đọc dễ hiểu, giải thích khó hiểu thì người viết càng xa mục đích đề ra.
 + Bởi vậy văn giải thích phải viết cho dễ hiểu.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3,4
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: chuyển giao nhiệm vụ
 Hãy sắp xếp các luận cứ của bài 4 (Phần luyện tập) thành đ.văn hoàn chỉnh.
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc cá nhân
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: (1 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 
3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: ? Sưu tầm và pt về cách trình bày các luận điểm trong 1 bài văn nghị luận được coi là mẫu mực như" Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ"...
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26:	 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Bài 25 Tiết : Văn bản
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học pháp)
 -Nguyễn Thiếp-
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- T

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc